duyanh
06-04-2015, 12:27 PM
Biểu tình xung quanh vụ lật tàu ở TQ
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/04/150604052853_1_640x360_ap_nocredit.jpg
Các nhân viên cứu hộ dành một phút mặc niệm cho các nạn nhânThân nhân của gần 400 hành khách mất tích trong vụ lật tàu trên sông Dương Tử đã tổ chức biểu tình gần hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Hàng chục người đã xông qua rào chắn cảnh sát bên bờ sông ở địa phận Kiến Lý, tỉnh Hồ Bắc, yêu cầu được cung cấp thêm thông tin.
Truyền thông nhà nước nói 65 người bị xác nhận đã thiệt mạng khi tàu Ngôi sao Phương Đông bị lật trong một cơn giông hôm thứ Hai.
Các nhân viên cứu hộ đã bắt đầu cắt phần khoang tàu bị lật úp để các thợ lặn tìm kiếm bên trong.
Tuy nhiên công tác cứu hộ đang gặp khó khăn do mưa lớn. Bên cạnh đó cũng có quan ngại rằng việc cắt thân tàu có thể làm khí bên trong thoát ra ngoài khiến con tàu chìm hoàn toàn.
Số người chết tăng vọt sáng thứ Năm ngày 4/6, sau khi các thợ lặn trục vớt 39 thi thể trong đêm.
Cho đến nay chỉ có 14 trong số 456 người được xác nhận sống sót.
'Chưa hết hy vọng'
Không có thêm người sống sót được tìm thấy, nhưng nhà chức trách nói họ vẫn chưa hết hy vọng.
"Tàu chìm rất nhanh, do đó có thể vẫn còn không khí bên trong thân tàu," một chuyên gia ở Đại học Kỹ thuật Hải quân nói với Tân Hoa xã.
Miễn là còn chút hy vọng, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tìm kiếm những người mất tích.Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Thủ tướng Lý Khắc Cường, người đang có mặt tại chỗ để giám sát công tác cứu hộ, được Tân Hoa xã dẫn lời nói: "Miễn là còn chút hy vọng, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tìm kiếm những người mất tích".
Nhiều thân nhân các hành khách đã có mặt tại Kiến Lý, gần nơi xảy ra vụ lật tàu.
Nhiều người trong số này đến từ Nam Kinh, nơi con tàu khởi hành hồi cuối tháng Năm.
Tối thứ Tư, hàng chục người đã vượt qua rào chắn của cảnh sát và tiến về phía con sông.
Tuy nhiên, người tổ chức biểu tình, ông Vương Phùng, nói với Reuters: "Điều này chẳng giúp ích gì nhiều, chúng tôi làm như vậy để chính phủ thấy".
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/04/150604052915_1_640x360_reuters_nocredit.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/04/150604052915_1_640x360_reuters_nocredit.jpg)Gia đình các hành khách nói họ có rất ít thông tin về người thân của mìnhPhóng viên BBC Celia Hatton tại Bắc Kinh nói gia đình các hành khách có nhiều câu hỏi cần được trả lời, ví dụ vì sao một con tàu lớn có thể chìm nhanh như vậy, và vì sao không có báo động nào.
Họ cũng yêu cầu một danh sách đầy đủ các hành khách trên tàu.
Một nhóm thân nhân khác cũng đã tổ chức biểu tình tại THượng Hải, nơi đặt trụ sở công ty du lịch Xiehe Travel, đơn vị bán vé cho hầu hết các hành khách đi trên tàu.
Các video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy những người này xô đẩy với cảnh sát trước Quảng trường Nhân dân và yêu cầu được cung cấp thêm thông tin.
Từng bị điều tra về an toàn
Ông Cát Quốc Hưng, người có bố mẹ bị mất tích, nói Xiehe Travel chỉ cho họ số đường dây nóng và nói họ phải tự đi Kiến Lý.
"Trong tình hình hiện nay, nếu chúng tôi tự đi mà không có tổ chức sẽ gây nguy hại cho hoạt động cứu hộ. Tôi vẫn hy vọng bố mẹ mình còn sống, nhưng nếu chúng tôi quấy nhiễu ở đó, có thể sẽ không còn hy vọng nào nữa".
Một người biểu tình nói với các phóng viên: "Chúng tôi muốn được chính quyền địa phương tiếp và thông báo với các thân nhân về những gì chúng tôi cần làm".
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/04/150604052828_1_640x360_afp_nocredit.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/04/150604052828_1_640x360_afp_nocredit.jpg)Những người tổ chức biểu tình nói họ muốn chính phủ phải để tâm tới nguyện vọng của họNguyên nhân chìm tàu vẫn chưa được làm rõ, nhưng những người sống sót nói một cơn giông lớn đã khiến chiếc tàu bị lật chỉ trong vài phút.
Thuyền trưởng và kỹ sư trưởng nằm trong số những người sống sót. Cả hai đều đang bị tạm giữ.
Hồ sơ được cơ quan an toàn hàng hải công bố hôm 3/6 cho thấy con tàu này đã từng bị điều tra hai năm trước vì vi phạm quy tắc an toàn.
Các tài liệu đăng trên trang mạng của Cơ quan An toàn Hàng hải Nam Kinh cho thấy tàu Ngôi sao Đông phương từng bị tạm giữ cùng 5 tàu khác hồi năm 2013 do vấn đề an toàn, dù không có thêm chi tiết.
BBC
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/04/150604052853_1_640x360_ap_nocredit.jpg
Các nhân viên cứu hộ dành một phút mặc niệm cho các nạn nhânThân nhân của gần 400 hành khách mất tích trong vụ lật tàu trên sông Dương Tử đã tổ chức biểu tình gần hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Hàng chục người đã xông qua rào chắn cảnh sát bên bờ sông ở địa phận Kiến Lý, tỉnh Hồ Bắc, yêu cầu được cung cấp thêm thông tin.
Truyền thông nhà nước nói 65 người bị xác nhận đã thiệt mạng khi tàu Ngôi sao Phương Đông bị lật trong một cơn giông hôm thứ Hai.
Các nhân viên cứu hộ đã bắt đầu cắt phần khoang tàu bị lật úp để các thợ lặn tìm kiếm bên trong.
Tuy nhiên công tác cứu hộ đang gặp khó khăn do mưa lớn. Bên cạnh đó cũng có quan ngại rằng việc cắt thân tàu có thể làm khí bên trong thoát ra ngoài khiến con tàu chìm hoàn toàn.
Số người chết tăng vọt sáng thứ Năm ngày 4/6, sau khi các thợ lặn trục vớt 39 thi thể trong đêm.
Cho đến nay chỉ có 14 trong số 456 người được xác nhận sống sót.
'Chưa hết hy vọng'
Không có thêm người sống sót được tìm thấy, nhưng nhà chức trách nói họ vẫn chưa hết hy vọng.
"Tàu chìm rất nhanh, do đó có thể vẫn còn không khí bên trong thân tàu," một chuyên gia ở Đại học Kỹ thuật Hải quân nói với Tân Hoa xã.
Miễn là còn chút hy vọng, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tìm kiếm những người mất tích.Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Thủ tướng Lý Khắc Cường, người đang có mặt tại chỗ để giám sát công tác cứu hộ, được Tân Hoa xã dẫn lời nói: "Miễn là còn chút hy vọng, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tìm kiếm những người mất tích".
Nhiều thân nhân các hành khách đã có mặt tại Kiến Lý, gần nơi xảy ra vụ lật tàu.
Nhiều người trong số này đến từ Nam Kinh, nơi con tàu khởi hành hồi cuối tháng Năm.
Tối thứ Tư, hàng chục người đã vượt qua rào chắn của cảnh sát và tiến về phía con sông.
Tuy nhiên, người tổ chức biểu tình, ông Vương Phùng, nói với Reuters: "Điều này chẳng giúp ích gì nhiều, chúng tôi làm như vậy để chính phủ thấy".
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/04/150604052915_1_640x360_reuters_nocredit.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/04/150604052915_1_640x360_reuters_nocredit.jpg)Gia đình các hành khách nói họ có rất ít thông tin về người thân của mìnhPhóng viên BBC Celia Hatton tại Bắc Kinh nói gia đình các hành khách có nhiều câu hỏi cần được trả lời, ví dụ vì sao một con tàu lớn có thể chìm nhanh như vậy, và vì sao không có báo động nào.
Họ cũng yêu cầu một danh sách đầy đủ các hành khách trên tàu.
Một nhóm thân nhân khác cũng đã tổ chức biểu tình tại THượng Hải, nơi đặt trụ sở công ty du lịch Xiehe Travel, đơn vị bán vé cho hầu hết các hành khách đi trên tàu.
Các video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy những người này xô đẩy với cảnh sát trước Quảng trường Nhân dân và yêu cầu được cung cấp thêm thông tin.
Từng bị điều tra về an toàn
Ông Cát Quốc Hưng, người có bố mẹ bị mất tích, nói Xiehe Travel chỉ cho họ số đường dây nóng và nói họ phải tự đi Kiến Lý.
"Trong tình hình hiện nay, nếu chúng tôi tự đi mà không có tổ chức sẽ gây nguy hại cho hoạt động cứu hộ. Tôi vẫn hy vọng bố mẹ mình còn sống, nhưng nếu chúng tôi quấy nhiễu ở đó, có thể sẽ không còn hy vọng nào nữa".
Một người biểu tình nói với các phóng viên: "Chúng tôi muốn được chính quyền địa phương tiếp và thông báo với các thân nhân về những gì chúng tôi cần làm".
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/04/150604052828_1_640x360_afp_nocredit.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/04/150604052828_1_640x360_afp_nocredit.jpg)Những người tổ chức biểu tình nói họ muốn chính phủ phải để tâm tới nguyện vọng của họNguyên nhân chìm tàu vẫn chưa được làm rõ, nhưng những người sống sót nói một cơn giông lớn đã khiến chiếc tàu bị lật chỉ trong vài phút.
Thuyền trưởng và kỹ sư trưởng nằm trong số những người sống sót. Cả hai đều đang bị tạm giữ.
Hồ sơ được cơ quan an toàn hàng hải công bố hôm 3/6 cho thấy con tàu này đã từng bị điều tra hai năm trước vì vi phạm quy tắc an toàn.
Các tài liệu đăng trên trang mạng của Cơ quan An toàn Hàng hải Nam Kinh cho thấy tàu Ngôi sao Đông phương từng bị tạm giữ cùng 5 tàu khác hồi năm 2013 do vấn đề an toàn, dù không có thêm chi tiết.
BBC