duyanh
06-02-2015, 01:41 PM
Truy nã tướng quân đội Thái Lan dính đến buôn người
Ngày 2-6, nhà chức trách Thái Lan ra lệnh truy nã một trung tướng vì tội dính líu đến hoạt động buôn người trái phép đang gây xôn xao toàn Đông Nam Á.
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2015/06/02/manas-1433236545.jpg
Trung tướng Manas Kongpan, kẻ bị truy nã vì tội tham gia buôn người - Ảnh: Bangkok Post
Theo AFP, ông Somyot Poompanmoug, lãnh đạo cảnh sát quốc gia Thái Lan, cho biết tòa án Bangkok đã phát lệnh truy nã trung tướng Manas Kongpan vì có dính líu đến các đường dây đưa người di cư từ Myanmar và Bangladesh tới Thái Lan.
“Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng. Tôi tin rằng ông ta sẽ không dám trốn” - ông Somyot tuyên bố.
Quân đội Thái Lan cũng xác nhận đã đình chỉ tướng Manas. Tư lệnh lục quân Udomdej Sitabutr khẳng định quân đội sẽ thẩm vấn Manas và trục xuất nếu phát hiện ông ta vi phạm các quy định của lưc lượng vũ trang.
Tướng Manas, 58 tuổi, là sĩ quan quân đội cấp cao ở khu vực miền nam Thái Lan, nơi nhà chức trách đang mở cuộc điều tra các đường dây đưa người di cư Myanmar và Bangladesh vào Thái Lan.
Tướng Manas từng là tư lệnh lực lượng tỉnh Chumpon năm 2013 trước khi đảm nhận nhiệm vụ ở Songkhla, gần biên giới Malaysia.
Tư lệnh lục quân Udomdej nhấn mạnh quân đội sẽ không bao che cho kẻ phạm tội, nhưng ông Manas sẽ có cơ hội được bào chữa. Tướng Manas là quan chức cấp cao đầu tiên trong quân đội Thái Lan bị tố cáo dính líu tới hoạt động buôn người.
Trước đó cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ 51 kẻ có liên quan đến bê bối buôn người, bao gồm một số sĩ quan cảnh sát cấp cao. Tòa án cũng ra lệnh bắt giữ 33 người khác.
Các tổ chức nhân quyền cho biết tại miền nam Thái Lan, các nhóm buôn người giam giữ người di cư, ép gia đình họ phải trả tiền chuộc hàng nghìn USD, hoặc bán họ sang các trang trại ở Malaysia.
Các tổ chức nhân quyền nhiều lần cáo buộc một số quan chức trong quân đội Thái Lan đã cố tình ngó lơ hoạt động buôn người, thậm chí nhận hối lộ của các băng đảng buôn người.
Đây là một đòn nặng giáng vào uy tín của chính quyền Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha, người mở cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân sự và lên giữ chức thủ tướng với lý do quyết tâm chống tham nhũng.
Trong vài tuần qua, khoảng 3.500 người di cư Hồi giáo Rohingya từ Myanmar và người Bangladesh đã được đưa đến Thái Lan, Malaysia và Indonesia sau nhiều ngày lênh đênh trên biển. Chính quyền các nước khu vực đang chật vật đối phó với cuộc khủng hoảng di cư.
Theo tuoitre.vn
Ngày 2-6, nhà chức trách Thái Lan ra lệnh truy nã một trung tướng vì tội dính líu đến hoạt động buôn người trái phép đang gây xôn xao toàn Đông Nam Á.
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2015/06/02/manas-1433236545.jpg
Trung tướng Manas Kongpan, kẻ bị truy nã vì tội tham gia buôn người - Ảnh: Bangkok Post
Theo AFP, ông Somyot Poompanmoug, lãnh đạo cảnh sát quốc gia Thái Lan, cho biết tòa án Bangkok đã phát lệnh truy nã trung tướng Manas Kongpan vì có dính líu đến các đường dây đưa người di cư từ Myanmar và Bangladesh tới Thái Lan.
“Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng. Tôi tin rằng ông ta sẽ không dám trốn” - ông Somyot tuyên bố.
Quân đội Thái Lan cũng xác nhận đã đình chỉ tướng Manas. Tư lệnh lục quân Udomdej Sitabutr khẳng định quân đội sẽ thẩm vấn Manas và trục xuất nếu phát hiện ông ta vi phạm các quy định của lưc lượng vũ trang.
Tướng Manas, 58 tuổi, là sĩ quan quân đội cấp cao ở khu vực miền nam Thái Lan, nơi nhà chức trách đang mở cuộc điều tra các đường dây đưa người di cư Myanmar và Bangladesh vào Thái Lan.
Tướng Manas từng là tư lệnh lực lượng tỉnh Chumpon năm 2013 trước khi đảm nhận nhiệm vụ ở Songkhla, gần biên giới Malaysia.
Tư lệnh lục quân Udomdej nhấn mạnh quân đội sẽ không bao che cho kẻ phạm tội, nhưng ông Manas sẽ có cơ hội được bào chữa. Tướng Manas là quan chức cấp cao đầu tiên trong quân đội Thái Lan bị tố cáo dính líu tới hoạt động buôn người.
Trước đó cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ 51 kẻ có liên quan đến bê bối buôn người, bao gồm một số sĩ quan cảnh sát cấp cao. Tòa án cũng ra lệnh bắt giữ 33 người khác.
Các tổ chức nhân quyền cho biết tại miền nam Thái Lan, các nhóm buôn người giam giữ người di cư, ép gia đình họ phải trả tiền chuộc hàng nghìn USD, hoặc bán họ sang các trang trại ở Malaysia.
Các tổ chức nhân quyền nhiều lần cáo buộc một số quan chức trong quân đội Thái Lan đã cố tình ngó lơ hoạt động buôn người, thậm chí nhận hối lộ của các băng đảng buôn người.
Đây là một đòn nặng giáng vào uy tín của chính quyền Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha, người mở cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân sự và lên giữ chức thủ tướng với lý do quyết tâm chống tham nhũng.
Trong vài tuần qua, khoảng 3.500 người di cư Hồi giáo Rohingya từ Myanmar và người Bangladesh đã được đưa đến Thái Lan, Malaysia và Indonesia sau nhiều ngày lênh đênh trên biển. Chính quyền các nước khu vực đang chật vật đối phó với cuộc khủng hoảng di cư.
Theo tuoitre.vn