duyanh
06-01-2015, 01:22 PM
Giới chức y tế Châu Á lo ngại vì vụ bộc phát bệnh MERS
http://gdb.voanews.com/0F0D70C0-F15B-475D-B54E-A6CFE86D9345_w640_r1_s_cx0_cy2_cw0.jpg
MERS là một chứng bệnh đường hô hấp mà trong giai đoạn đầu tạo ra những triệu chứng giống như bệnh cúm. Ca bệnh đầu tiên được xác định ở Ả rập Xê út năm 2012. Bệnh này hiện giờ không có cách chữa trị và không có vắc xin, tỉ lệ tử vong cao hơn 40%.
Giới hữu trách y tế ở Nam Triều Tiên, Trung Quốc và Hồng Kông đang lo ngại vì sự gia tăng của số ca bệnh MERS, tức Hội chứng Hô hấp Trung Đông, được xác nhận. Theo tường thuật của thông tín viên Brian Padden của đài VOA ở Seoul, Bộ Y tế Nam Triều Tiên xác nhận 18 ca bệnh ở Nam Triều Tiên, một ca ở Trung Quốc và giới hữu trách tại các khu vực bị ảnh hưởng đã cách ly hàng trăm người để tìm cách ngăn chận đà lây lan của dịch bệnh nguy hiểm này.
Vụ bộc phát bệnh MERS ở Nam Triều Tiên là vụ bộc phát lớn nhất trong số các nước nằm ngoài khu vực Trung Đông.
Để phòng ngừa, Bộ Y tế Nam Triều Tiên cho biết họ đã thực hiện những biện pháp cách ly kiểm dịch hoặc theo dõi đặc biệt đối với hơn 680 người bị phơi nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp với vi rút gây bệnh MERS, là loại vi rút ảnh hưởng tới hệ thống hô hấp và gây ra những triệu chứng như bệnh cúm.
Hồng Kông cũng cách ly kiểm dịch 18 người và cách ly 17 người khác.
Tại tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, nơi có một ca bệnh MERS được xác nhận, gần 80 người bị cách ly.
Ông Kwon Jun Wook, Giám đốc Chính sách Y tế Công cộng của Bộ y tế Nam Triều Tiên, đang lãnh đạo một toán chuyên viên quản lý bệnh MERS trên cả nước. Ông cho biết chưa có ca tử vong nào tính tới giờ này.
Ông Kwon nói rằng hiện có 5 bệnh nhân đang ở trong tình trạng bất ổn định và một bệnh nhân bất ổn định ở mức cao.
Giới hữu trách cho biết vụ bộc phát này bắt đầu ở Nam Triều Tiên với bệnh nhân số 1. Người đàn ông 68 tuổi này hồi tháng năm đã được chẩn đoán mắc bệnh MERS sau khi du hành tới Bahrain, Ả rập Xê út và Liên hiệp các Tiều Vương quốc Ả Rập. giới hữu trách không tiết lộ danh tánh của người đàn ông này.
Theo Bộ Y tế Nam Triều Tiên, tất cả các ca bệnh sau đó, tính tới giờ này, đều là hậu quả của sự phơi nhiễm cấp hai, có nghĩa là phơi nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân số 1.
Nam Triều Tiên đã bị một số người chỉ trích vì cách xử lý trong giai đoạn đầu.
Bệnh nhân số 1 đã tới tất cả 4 bệnh viện trước khi được chẩn đoán là mắc bệnh MERS.
Ông Kim Woo Joo, giáo sư bệnh truyền nhiễm của Đại học Hàn quốc, đang làm việc với Bộ Y tế để ngăn chận dịch MERS. Giáo sư Kim nói rằng ít nhất 10 người trong số những người Nam Triều Tiên nhiễm bệnh đã tiếp xúc với bệnh nhân số 1 tại bệnh viện thứ nhì mà ông này tới để được điều trị.
Ông Kim cho biết hầu hết những người bị phơi nhiễm là người ở cùng phòng hoặc cùng tầng lầu với bệnh nhân số 1, cho nên giới hữu trách cần tiến hành một cuộc điều tra cặn kẽ dựa theo thứ tự thời gian và phân tích việc quản lý tình hình lây nhiễm.
Ông cũng cho biết hai vị bác sĩ bị phơi nhiễm đã không mặc quần áo bảo hộ thích đáng.
Bên cạnh đó, Nam Triều Tiên cũng không áp dụng biện pháp cách ly kiểm dịch bắt buộc. Và có tin nói rằng một số người bị phơi nhiễm với vi rút bệnh MERS đã không chịu khép mình vào tình trạng cách ly tự nguyện.
Báo chí cho biết thương gia Nam Triều Tiên 44 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh MERS ở Quảng Đông đã bị phơi nhiễm với bệnh nhân số 1 tại Seoul. Ông này sau đó đã ngã bệnh, nhưng lại du hành sang Trung Quốc qua ngã Hồng Kông, bất chấp lời khuyên của bác sĩ là nên ở nhà.
Những vụ cách ly kiểm dịch ở Hồng Kông và Trung Quốc là để ứng phó với sự phơi nhiễm có thể có với bệnh nhân MERS ở Quảng Đông.
Giới hữu trách Nam Triều Tiên cho biết tuần này sẽ là một tuần vô cùng quan trọng để biết được họ có ngăn chận vụ bộc phát này hay không qua việc ngăn ngừa sự phơi nhiễm cấp ba, tức là sự lây lan cho một người không có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân số 1.
MERS là một chứng bệnh đường hô hấp mà trong giai đoạn đầu tạo ra những triệu chứng giống như bệnh cúm. Ca bệnh đầu tiên được xác định ở Ả rập Xê út năm 2012. Bệnh này hiện giờ không có cách chữa mà cũng không có vắc xin, và tỉ lệ tử vong cao hơn 40%.
VOA
http://gdb.voanews.com/0F0D70C0-F15B-475D-B54E-A6CFE86D9345_w640_r1_s_cx0_cy2_cw0.jpg
MERS là một chứng bệnh đường hô hấp mà trong giai đoạn đầu tạo ra những triệu chứng giống như bệnh cúm. Ca bệnh đầu tiên được xác định ở Ả rập Xê út năm 2012. Bệnh này hiện giờ không có cách chữa trị và không có vắc xin, tỉ lệ tử vong cao hơn 40%.
Giới hữu trách y tế ở Nam Triều Tiên, Trung Quốc và Hồng Kông đang lo ngại vì sự gia tăng của số ca bệnh MERS, tức Hội chứng Hô hấp Trung Đông, được xác nhận. Theo tường thuật của thông tín viên Brian Padden của đài VOA ở Seoul, Bộ Y tế Nam Triều Tiên xác nhận 18 ca bệnh ở Nam Triều Tiên, một ca ở Trung Quốc và giới hữu trách tại các khu vực bị ảnh hưởng đã cách ly hàng trăm người để tìm cách ngăn chận đà lây lan của dịch bệnh nguy hiểm này.
Vụ bộc phát bệnh MERS ở Nam Triều Tiên là vụ bộc phát lớn nhất trong số các nước nằm ngoài khu vực Trung Đông.
Để phòng ngừa, Bộ Y tế Nam Triều Tiên cho biết họ đã thực hiện những biện pháp cách ly kiểm dịch hoặc theo dõi đặc biệt đối với hơn 680 người bị phơi nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp với vi rút gây bệnh MERS, là loại vi rút ảnh hưởng tới hệ thống hô hấp và gây ra những triệu chứng như bệnh cúm.
Hồng Kông cũng cách ly kiểm dịch 18 người và cách ly 17 người khác.
Tại tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, nơi có một ca bệnh MERS được xác nhận, gần 80 người bị cách ly.
Ông Kwon Jun Wook, Giám đốc Chính sách Y tế Công cộng của Bộ y tế Nam Triều Tiên, đang lãnh đạo một toán chuyên viên quản lý bệnh MERS trên cả nước. Ông cho biết chưa có ca tử vong nào tính tới giờ này.
Ông Kwon nói rằng hiện có 5 bệnh nhân đang ở trong tình trạng bất ổn định và một bệnh nhân bất ổn định ở mức cao.
Giới hữu trách cho biết vụ bộc phát này bắt đầu ở Nam Triều Tiên với bệnh nhân số 1. Người đàn ông 68 tuổi này hồi tháng năm đã được chẩn đoán mắc bệnh MERS sau khi du hành tới Bahrain, Ả rập Xê út và Liên hiệp các Tiều Vương quốc Ả Rập. giới hữu trách không tiết lộ danh tánh của người đàn ông này.
Theo Bộ Y tế Nam Triều Tiên, tất cả các ca bệnh sau đó, tính tới giờ này, đều là hậu quả của sự phơi nhiễm cấp hai, có nghĩa là phơi nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân số 1.
Nam Triều Tiên đã bị một số người chỉ trích vì cách xử lý trong giai đoạn đầu.
Bệnh nhân số 1 đã tới tất cả 4 bệnh viện trước khi được chẩn đoán là mắc bệnh MERS.
Ông Kim Woo Joo, giáo sư bệnh truyền nhiễm của Đại học Hàn quốc, đang làm việc với Bộ Y tế để ngăn chận dịch MERS. Giáo sư Kim nói rằng ít nhất 10 người trong số những người Nam Triều Tiên nhiễm bệnh đã tiếp xúc với bệnh nhân số 1 tại bệnh viện thứ nhì mà ông này tới để được điều trị.
Ông Kim cho biết hầu hết những người bị phơi nhiễm là người ở cùng phòng hoặc cùng tầng lầu với bệnh nhân số 1, cho nên giới hữu trách cần tiến hành một cuộc điều tra cặn kẽ dựa theo thứ tự thời gian và phân tích việc quản lý tình hình lây nhiễm.
Ông cũng cho biết hai vị bác sĩ bị phơi nhiễm đã không mặc quần áo bảo hộ thích đáng.
Bên cạnh đó, Nam Triều Tiên cũng không áp dụng biện pháp cách ly kiểm dịch bắt buộc. Và có tin nói rằng một số người bị phơi nhiễm với vi rút bệnh MERS đã không chịu khép mình vào tình trạng cách ly tự nguyện.
Báo chí cho biết thương gia Nam Triều Tiên 44 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh MERS ở Quảng Đông đã bị phơi nhiễm với bệnh nhân số 1 tại Seoul. Ông này sau đó đã ngã bệnh, nhưng lại du hành sang Trung Quốc qua ngã Hồng Kông, bất chấp lời khuyên của bác sĩ là nên ở nhà.
Những vụ cách ly kiểm dịch ở Hồng Kông và Trung Quốc là để ứng phó với sự phơi nhiễm có thể có với bệnh nhân MERS ở Quảng Đông.
Giới hữu trách Nam Triều Tiên cho biết tuần này sẽ là một tuần vô cùng quan trọng để biết được họ có ngăn chận vụ bộc phát này hay không qua việc ngăn ngừa sự phơi nhiễm cấp ba, tức là sự lây lan cho một người không có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân số 1.
MERS là một chứng bệnh đường hô hấp mà trong giai đoạn đầu tạo ra những triệu chứng giống như bệnh cúm. Ca bệnh đầu tiên được xác định ở Ả rập Xê út năm 2012. Bệnh này hiện giờ không có cách chữa mà cũng không có vắc xin, và tỉ lệ tử vong cao hơn 40%.
VOA