sophienguyen
05-30-2015, 01:23 AM
Dê Trong Thành Ngữ và Tục Ngữ Việt Nam
Là con vật vừa quen thuộc, gần gũi, vừa ngộ nghĩnh, độc đáo và giàu ý nghĩa biểu tượng, dê (dương, mùi) được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ thâm thúy của người Việt Nam...
* Bán bò tậu ruộng mua dê về cày:
1. Làm ăn trái khoáy, không biết tính toán.
2. Bỏ vật tốt, hữu ích để chuốc lấy thứ không ra gì.
* Bịt mắt bắt dê: Làm một việc khó có thể thực hiện được, dễ bị nhầm lẫn và khó đạt kết quả. (Bịt mắt bắt dê vốn là trò chơi vui nhộn và dân dã thời xưa. Theo đó, một người bị bịt mắt phải đuổi bắt được một con dê trong khu vực nhất định; hoặc một người bịt mắt đuổi bắt một hay nhiều người giả làm dê vừa di chuyển vừa kêu be be)
* Cà kê dê ngỗng: Nói, kể dài dòng, tản mạn, lôi thôi, chuyện nọ xọ chuyện kia.
* Chăn dê uống tuyết: Hành động dũng cảm, kiên trì chịu đựng đói khổ, tủi nhục để giữ vững được bản tính và mục tiêu trung thành của chính mình. (Thành ngữ này xuất phát từ điển tích Tô Vũ đời Hán đi sứ Hung Nô không chịu khuất phục, bị giam trong hầm kín không được ăn uống nên phải uống tuyết cho đỡ đói khát, sau đó lại bị đưa lên vùng Bắc Hải bắt chăn dê, hẹn bao giờ dê đực đẻ con mới được tha về!...Vẫn kiên quyết một lòng thờ phụng chủ cũ, sau 19 năm, hai bên bình thường hóa quan hệ, Tô Vũ mới thoát khỏi cảnh đày đọa).
* Dê cỏn buồn sừng (Dê non ngứa sừng): Kẻ trẻ tuổi, non nớt nhưng hung hăng, ham đối chọi, hay khiêu khích.
* Dê già lại giả nai non: Chê bai, vạch mặt kẻ giả bộ rất ngây thơ, trong trắng nhưng thực sự thì quá đa tình, đa dâm và dày dạn, sành sỏi trong lĩnh vực tình yêu...
* Đánh như đánh dê tế đền: Đánh luôn tay, khiến cho kêu la to và giãy giụa mạnh. (Ngày xưa, trong những buổi tế lễ to, người ta giết ba con vật: Trâu, lợn và dê- gọi là lễ “tam sinh”. Để thịt dê khỏi hoi, họ treo ngược con dê lên rồi đánh thật nhiều, thật đau. Dê càng bị đánh đau, càng kêu to, càng giãy giụa mạnh và do đó càng xả ra hết được mùi hôi).
* Giàu giờ ngọ, khó giờ mùi: Nhiều việc trong cuộc sống, trong xã hội rất dễ thay đổi, ví như giàu sang rồi lại có thể nghèo túng, sa sút chỉ trong chốc lát. (Ngọ, mùi là hai giờ liền nhau trong ngày, giờ ngọ từ 11-13h, giờ mùi từ 13-15h).
* Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, vô nghề nuôi ngỗng:
1. Chăn nuôi những con vật hữu ích cho điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình.
2. Định hướng, lựa chọn những hoạt động cho phù hợp với khả năng, hoàn cảnh.
* Làm thân dê chó: Phải quỵ lụy, cung phụng, làm mồi hoặc đầy tớ, tay sai đắc lực cho kẻ khác, ví như thân phận dê chó sinh ra để phục vụ con người.
* Kêu như dê tế đền: Kêu la thảm thiết, liên tục, nghe sốt ruột, ví như dê kêu lúc bị đánh trước khi làm thịt để dùng cho lễ tam sinh.
* Không có trâu, bắt dê đi đầm:
1. Phải dùng một người không đúng, không phù hợp với năng lực, sở trường của người ta.
2. Vì thiếu thứ cần sử dụng nên phải dùng tạm, dùng gượng thứ khác, không hoặc ít thích hợp.
* Máu bò cũng như tiết dê: ý nói hai chuyện, hai sự vật, sự việc chẳng khác gì nhau mấy (cả về nội dung lẫn hình thức).
* Mất dê rồi mới sửa chuồng: Không biết lo liệu, để phòng trước, để việc đã hỏng rồi mới đối phó, sửa chữa, khắc phục.
* Treo (đầu) dê bán (thịt) chó:
1. Giả danh, giả hiệu cái tốt đẹp để bịp bợm, làm điều xấu xa, ví như nhà hàng treo (đầu hay biển hiệu) dê để lừa khách và mua ăn, trong khi thật ra lại bán (thịt và các món khác) của chó.
2. Hành vi nói và làm không phù hợp, không ăn khớp với nhau.
(ST)
Là con vật vừa quen thuộc, gần gũi, vừa ngộ nghĩnh, độc đáo và giàu ý nghĩa biểu tượng, dê (dương, mùi) được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ thâm thúy của người Việt Nam...
* Bán bò tậu ruộng mua dê về cày:
1. Làm ăn trái khoáy, không biết tính toán.
2. Bỏ vật tốt, hữu ích để chuốc lấy thứ không ra gì.
* Bịt mắt bắt dê: Làm một việc khó có thể thực hiện được, dễ bị nhầm lẫn và khó đạt kết quả. (Bịt mắt bắt dê vốn là trò chơi vui nhộn và dân dã thời xưa. Theo đó, một người bị bịt mắt phải đuổi bắt được một con dê trong khu vực nhất định; hoặc một người bịt mắt đuổi bắt một hay nhiều người giả làm dê vừa di chuyển vừa kêu be be)
* Cà kê dê ngỗng: Nói, kể dài dòng, tản mạn, lôi thôi, chuyện nọ xọ chuyện kia.
* Chăn dê uống tuyết: Hành động dũng cảm, kiên trì chịu đựng đói khổ, tủi nhục để giữ vững được bản tính và mục tiêu trung thành của chính mình. (Thành ngữ này xuất phát từ điển tích Tô Vũ đời Hán đi sứ Hung Nô không chịu khuất phục, bị giam trong hầm kín không được ăn uống nên phải uống tuyết cho đỡ đói khát, sau đó lại bị đưa lên vùng Bắc Hải bắt chăn dê, hẹn bao giờ dê đực đẻ con mới được tha về!...Vẫn kiên quyết một lòng thờ phụng chủ cũ, sau 19 năm, hai bên bình thường hóa quan hệ, Tô Vũ mới thoát khỏi cảnh đày đọa).
* Dê cỏn buồn sừng (Dê non ngứa sừng): Kẻ trẻ tuổi, non nớt nhưng hung hăng, ham đối chọi, hay khiêu khích.
* Dê già lại giả nai non: Chê bai, vạch mặt kẻ giả bộ rất ngây thơ, trong trắng nhưng thực sự thì quá đa tình, đa dâm và dày dạn, sành sỏi trong lĩnh vực tình yêu...
* Đánh như đánh dê tế đền: Đánh luôn tay, khiến cho kêu la to và giãy giụa mạnh. (Ngày xưa, trong những buổi tế lễ to, người ta giết ba con vật: Trâu, lợn và dê- gọi là lễ “tam sinh”. Để thịt dê khỏi hoi, họ treo ngược con dê lên rồi đánh thật nhiều, thật đau. Dê càng bị đánh đau, càng kêu to, càng giãy giụa mạnh và do đó càng xả ra hết được mùi hôi).
* Giàu giờ ngọ, khó giờ mùi: Nhiều việc trong cuộc sống, trong xã hội rất dễ thay đổi, ví như giàu sang rồi lại có thể nghèo túng, sa sút chỉ trong chốc lát. (Ngọ, mùi là hai giờ liền nhau trong ngày, giờ ngọ từ 11-13h, giờ mùi từ 13-15h).
* Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, vô nghề nuôi ngỗng:
1. Chăn nuôi những con vật hữu ích cho điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình.
2. Định hướng, lựa chọn những hoạt động cho phù hợp với khả năng, hoàn cảnh.
* Làm thân dê chó: Phải quỵ lụy, cung phụng, làm mồi hoặc đầy tớ, tay sai đắc lực cho kẻ khác, ví như thân phận dê chó sinh ra để phục vụ con người.
* Kêu như dê tế đền: Kêu la thảm thiết, liên tục, nghe sốt ruột, ví như dê kêu lúc bị đánh trước khi làm thịt để dùng cho lễ tam sinh.
* Không có trâu, bắt dê đi đầm:
1. Phải dùng một người không đúng, không phù hợp với năng lực, sở trường của người ta.
2. Vì thiếu thứ cần sử dụng nên phải dùng tạm, dùng gượng thứ khác, không hoặc ít thích hợp.
* Máu bò cũng như tiết dê: ý nói hai chuyện, hai sự vật, sự việc chẳng khác gì nhau mấy (cả về nội dung lẫn hình thức).
* Mất dê rồi mới sửa chuồng: Không biết lo liệu, để phòng trước, để việc đã hỏng rồi mới đối phó, sửa chữa, khắc phục.
* Treo (đầu) dê bán (thịt) chó:
1. Giả danh, giả hiệu cái tốt đẹp để bịp bợm, làm điều xấu xa, ví như nhà hàng treo (đầu hay biển hiệu) dê để lừa khách và mua ăn, trong khi thật ra lại bán (thịt và các món khác) của chó.
2. Hành vi nói và làm không phù hợp, không ăn khớp với nhau.
(ST)