sophienguyen
05-20-2015, 02:43 AM
Tạ Quảng - nghị lực của chàng họa sĩ bị liệt tay phải
Từng tuyệt vọng đốt hết tranh để đoạn tuyệt đam mê hội họa, Tạ Quảng học vẽ trở lại bằng tay trái nhờ sự động viên, tình yêu thương của mẹ và người thân.
Tạ Quảng là nghệ danh của họa sĩ Tạ Minh Quảng, sinh năm 1979 tại Phú Thọ. Hiện anh sống và làm việc cùng gia đình ở quê nhà. Giới họa sĩ cũng như khán giả yêu mỹ thuật miền Bắc biết đến Tạ Quảng như một họa sĩ vượt lên số phận, vẽ tranh bằng tay trái và trưởng thành nhờ quá trình tự học.
Từ nhỏ, cậu bé Quảng có niềm đam mê hội họa. Khi mới học cấp hai anh đã làm chủ bố cục và màu vẽ với tranh chân dung và tranh tĩnh vật. "Những bức vẽ của Quảng vượt xa tuổi học trò về độ già dặn trong biểu đạt, trong kỹ thuật tạo hình", nhà báo Bình Nguyên Trang nhận xét.
Tạ Quảng có thể đã là một sinh viên mỹ thuật nhiều triển vọng nếu không có một biến cố xảy ra vào năm anh 20 tuổi. Họa sĩ trẻ từng ở ranh giới giữa sự sống và cái chết khi đột ngột bị giãn mạch máu não. Từ một chàng trai cao to, vạm vỡ, sau 18 ngày hôn mê, Tạ Quảng thành một người nằm liệt giường, toàn thân bên phải bất động. "Tôi nhớ những tháng ngày đó, bố ở nhà chăm sóc hoặc đưa tôi đi viện trị liệu, mẹ và chị gái làm thêm ca đêm, còn anh trai phải bỏ dở công việc, sang Đài Loan làm thuê lấy tiền chữa bệnh cho tôi", họa sĩ kể lại quãng thời gian khó khăn mà với anh không thể nào quên.
Mẹ họa sĩ cho biết, khi đó chỉ cần anh tự xúc được một thìa cơm, bà sẵn sàng bán ngôi nhà cả gia đình đang sinh sống ở thành phố Việt Trì để lấy tiền chữa trị.
http://c1.f9.img.vnecdn.net/2015/05/19/lo-hoa-ngay-tet-5494-1432010387.jpg
Tác phẩm "Lọ hoa ngày Tết" được Tạ Quảng vẽ năm anh học lớp 8. Đây là một trong số những bức tranh hiếm hoi được mẹ anh giữ làm kỷ niệm.
Trong gần một năm nằm một chỗ, Tạ Quảng tuyệt vọng cùng cực. "Tôi thậm chí từng muốn chết nhưng nghĩ đến tình yêu thương của gia đình, tôi lại tự vực mình dậy". Chăm chỉ châm cứu, trị liệu vật lý và luyện tập một thời gian dài, họa sĩ có thể tự đi lại được nhưng tay phải vẫn bị liệt hoàn toàn. Bất lực trước đam mê cầm cọ, Tạ Quảng đã đốt gần hết số tranh vẽ trước đó.
"Trong ánh sáng của ngọn lửa, tôi thấy bóng mẹ lặng lẽ hắt lên tường. Bà âm thầm giấu đi rất nhiều tranh để giữ lại cho tôi. Việc làm của bà khiến tôi quyết tâm học vẽ bằng bàn tay còn lại", họa sĩ chia sẻ.
Do không có điều kiện học tập trong môi trường chuyên nghiệp, Tạ Quảng đọc sách, tự tìm thầy để học. "Ngày đầu tiên cầm cọ vẽ bằng tay trái, tôi cảm thấy đau nhức như có ai lấy búa đập vào. Nhưng chỉ cần nghĩ đến mẹ, tôi bất chấp đau đớn, luyện tập để mình không trở thành người vô dụng", anh nhớ lại. Ban đầu, anh tập cầm cọ vẽ trong 5 phút, rồi đến 10 phút, sau đó tăng dần thời gian.
Nỗ lực của chàng họa sĩ được ghi nhận khi tác phẩm của anh được trưng bày trong nhiều triển lãm nhóm. Lần đầu tiên được mang tranh đi triển lãm, Tạ Quảng nhớ như in: "Hôm đó trời Vĩnh Yên đầy gió và mưa. Tôi đã bật khóc khi nhìn thấy tác phẩm Phố của mình được treo cùng tranh của các họa sĩ 14 tỉnh trong khu vực Tây Bắc - Việt Bắc". Phố là tác phẩm đầu tiên của anh sau khi học vẽ trở lại bằng tay trái. Anh mất ba năm để hoàn thành tác phẩm này.
http://c1.f9.img.vnecdn.net/2015/05/19/pho-son-dau-7110-1432010387.jpg
Tác phẩm "Phố" được họa sĩ hoàn thành trong ba năm sau khi phục hồi sức khỏe.
Vượt qua số phận, Tạ Quảng dần định hình phong cách riêng, được giới chuyên môn đánh giá cao. Anh không bán tranh của mình bởi mỗi tác phẩm cất giữ một khoảnh khắc quý giá của cuộc đời.
Tạ Quảng làm hội họa ở nhiều thể loại, từ đồ họa đến sơn dầu rồi màu nước. Trong đồ họa, anh có những thành công đáng kể và là một họa sĩ trẻ được chú ý. Nhiều người nói tranh của Tạ Quảng lạ và mang phong cách phương Tây ở ý tưởng và cách bố cục các mảng màu. Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo nhận xét: "Tư duy tạo hình của Tạ Quảng là tư duy triết học bằng hình và bằng màu nhằm khắc họa những triết lý nhân sinh có tính khái quát cao. Hơn thế, anh biết khai thác yếu tố tạo hình của các chủ nghĩa hiện đại như siêu thực, lập thể, biểu hiện...".
Từ năm 2005 đến nay, Tạ Quảng đều đặn tham gia các triển lãm nhóm, triển lãm khu vực và triển lãm dành cho họa sĩ trẻ. Anh là họa sĩ duy nhất của tỉnh Phú Thọ giành được giải thưởng trong các triển lãm mỹ thuật khu vực Tây Bắc - Việt Bắc với các tác phẩm sơn dầu mang tên Ngõ và Em tôi. Mới đây, anh có tên trong danh sách họa sĩ Việt Nam được mời dự triển lãm hội họa tại Hàn Quốc.
Năm 2012, Tạ Quảng tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ nhất tại Hà Nội với 12 bức tranh in độc bản. "Miệt mài hàng chục ngày trong xưởng vẽ giá lạnh, bên chiếc máy in cùng những ý tưởng cuộn trào, Quảng gần như không ngủ. Quảng nói, anh cần phải làm việc gấp nhiều lần các họa sĩ khác, vì anh chỉ có cánh tay trái để cầm cọ, pha màu và làm mọi việc cho hội họa", nhà báo Bình Nguyên Trang kể lại quá trình chuẩn bị triển lãm của họa sĩ Tạ Quảng.
http://c1.f9.img.vnecdn.net/2015/05/19/10464312-557867730985043-51874-9277-5004-1432010387.jpg
Họa sĩ Tạ Quảng (trái) cùng đồng nghiệp bên tác phẩm "Em tôi". Tranh đoạt giải ba Triển lãm mỹ thuật vùng Tây Bắc - Việt Bắc năm 2014.
Tranh của Tạ Quảng được giao dịch khá nhiều, có những bức màu nước vừa ráo mực đã được hỏi mua. Nhiều tác phẩm được trả giá cao nhưng anh không bán vì chúng lưu giữ những khoảnh khắc quý giá của cuộc đời. Sống lặng lẽ tại một tỉnh lẻ, họa sĩ chọn cho mình hướng đi riêng. Trong giới, nhiều người nói anh khá cực đoan. Từ chối nhiều lời mời hấp dẫn từ các Gallery, Tạ Quảng chỉ trao gửi những đứa con tinh thần của mình vào nơi xứng đáng với giá trị tác phẩm.
"Chỉ có ai trải qua bi kịch và nỗi đau mới thấy cuộc sống quý giá nhường nào. Tôi sợ không vẽ hết được những gì tôi nghĩ, những gì nhức nhối ở trong lòng mình. Vậy, hà cớ gì tôi phải đi theo lối mòn của người khác. Với tôi sáng tạo nghệ thuật phải là duy nhất, thậm chí mỗi tác phẩm là một cái ngưỡng để tôi vượt qua", họa sĩ tâm sự.
Tạ Quảng không muốn người xung quanh coi mình là một người khuyết tật. Anh muốn bình đẳng với những họa sĩ khác trong sáng tạo nghệ thuật. Theo nhiều đồng nghiệp, những trải nghiệm cuộc sống giúp Tạ Quảng có tư duy nghệ thuật đặc biệt khiến phong cách của anh khó trộn lẫn giữa đời sống mỹ thuật bát nháo hiện nay.
"Chúng tôi không đánh giá tác phẩm của Quảng dựa trên hoàn cảnh đặc biệt của anh. Quảng là một nghệ sĩ làm việt cần mẫn, miệt mài và sáng tạo nghiêm túc", họa sĩ Đỗ Ngọc Dũng, nguyên chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Phú Thọ nói.
Châu Mỹ
Từng tuyệt vọng đốt hết tranh để đoạn tuyệt đam mê hội họa, Tạ Quảng học vẽ trở lại bằng tay trái nhờ sự động viên, tình yêu thương của mẹ và người thân.
Tạ Quảng là nghệ danh của họa sĩ Tạ Minh Quảng, sinh năm 1979 tại Phú Thọ. Hiện anh sống và làm việc cùng gia đình ở quê nhà. Giới họa sĩ cũng như khán giả yêu mỹ thuật miền Bắc biết đến Tạ Quảng như một họa sĩ vượt lên số phận, vẽ tranh bằng tay trái và trưởng thành nhờ quá trình tự học.
Từ nhỏ, cậu bé Quảng có niềm đam mê hội họa. Khi mới học cấp hai anh đã làm chủ bố cục và màu vẽ với tranh chân dung và tranh tĩnh vật. "Những bức vẽ của Quảng vượt xa tuổi học trò về độ già dặn trong biểu đạt, trong kỹ thuật tạo hình", nhà báo Bình Nguyên Trang nhận xét.
Tạ Quảng có thể đã là một sinh viên mỹ thuật nhiều triển vọng nếu không có một biến cố xảy ra vào năm anh 20 tuổi. Họa sĩ trẻ từng ở ranh giới giữa sự sống và cái chết khi đột ngột bị giãn mạch máu não. Từ một chàng trai cao to, vạm vỡ, sau 18 ngày hôn mê, Tạ Quảng thành một người nằm liệt giường, toàn thân bên phải bất động. "Tôi nhớ những tháng ngày đó, bố ở nhà chăm sóc hoặc đưa tôi đi viện trị liệu, mẹ và chị gái làm thêm ca đêm, còn anh trai phải bỏ dở công việc, sang Đài Loan làm thuê lấy tiền chữa bệnh cho tôi", họa sĩ kể lại quãng thời gian khó khăn mà với anh không thể nào quên.
Mẹ họa sĩ cho biết, khi đó chỉ cần anh tự xúc được một thìa cơm, bà sẵn sàng bán ngôi nhà cả gia đình đang sinh sống ở thành phố Việt Trì để lấy tiền chữa trị.
http://c1.f9.img.vnecdn.net/2015/05/19/lo-hoa-ngay-tet-5494-1432010387.jpg
Tác phẩm "Lọ hoa ngày Tết" được Tạ Quảng vẽ năm anh học lớp 8. Đây là một trong số những bức tranh hiếm hoi được mẹ anh giữ làm kỷ niệm.
Trong gần một năm nằm một chỗ, Tạ Quảng tuyệt vọng cùng cực. "Tôi thậm chí từng muốn chết nhưng nghĩ đến tình yêu thương của gia đình, tôi lại tự vực mình dậy". Chăm chỉ châm cứu, trị liệu vật lý và luyện tập một thời gian dài, họa sĩ có thể tự đi lại được nhưng tay phải vẫn bị liệt hoàn toàn. Bất lực trước đam mê cầm cọ, Tạ Quảng đã đốt gần hết số tranh vẽ trước đó.
"Trong ánh sáng của ngọn lửa, tôi thấy bóng mẹ lặng lẽ hắt lên tường. Bà âm thầm giấu đi rất nhiều tranh để giữ lại cho tôi. Việc làm của bà khiến tôi quyết tâm học vẽ bằng bàn tay còn lại", họa sĩ chia sẻ.
Do không có điều kiện học tập trong môi trường chuyên nghiệp, Tạ Quảng đọc sách, tự tìm thầy để học. "Ngày đầu tiên cầm cọ vẽ bằng tay trái, tôi cảm thấy đau nhức như có ai lấy búa đập vào. Nhưng chỉ cần nghĩ đến mẹ, tôi bất chấp đau đớn, luyện tập để mình không trở thành người vô dụng", anh nhớ lại. Ban đầu, anh tập cầm cọ vẽ trong 5 phút, rồi đến 10 phút, sau đó tăng dần thời gian.
Nỗ lực của chàng họa sĩ được ghi nhận khi tác phẩm của anh được trưng bày trong nhiều triển lãm nhóm. Lần đầu tiên được mang tranh đi triển lãm, Tạ Quảng nhớ như in: "Hôm đó trời Vĩnh Yên đầy gió và mưa. Tôi đã bật khóc khi nhìn thấy tác phẩm Phố của mình được treo cùng tranh của các họa sĩ 14 tỉnh trong khu vực Tây Bắc - Việt Bắc". Phố là tác phẩm đầu tiên của anh sau khi học vẽ trở lại bằng tay trái. Anh mất ba năm để hoàn thành tác phẩm này.
http://c1.f9.img.vnecdn.net/2015/05/19/pho-son-dau-7110-1432010387.jpg
Tác phẩm "Phố" được họa sĩ hoàn thành trong ba năm sau khi phục hồi sức khỏe.
Vượt qua số phận, Tạ Quảng dần định hình phong cách riêng, được giới chuyên môn đánh giá cao. Anh không bán tranh của mình bởi mỗi tác phẩm cất giữ một khoảnh khắc quý giá của cuộc đời.
Tạ Quảng làm hội họa ở nhiều thể loại, từ đồ họa đến sơn dầu rồi màu nước. Trong đồ họa, anh có những thành công đáng kể và là một họa sĩ trẻ được chú ý. Nhiều người nói tranh của Tạ Quảng lạ và mang phong cách phương Tây ở ý tưởng và cách bố cục các mảng màu. Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo nhận xét: "Tư duy tạo hình của Tạ Quảng là tư duy triết học bằng hình và bằng màu nhằm khắc họa những triết lý nhân sinh có tính khái quát cao. Hơn thế, anh biết khai thác yếu tố tạo hình của các chủ nghĩa hiện đại như siêu thực, lập thể, biểu hiện...".
Từ năm 2005 đến nay, Tạ Quảng đều đặn tham gia các triển lãm nhóm, triển lãm khu vực và triển lãm dành cho họa sĩ trẻ. Anh là họa sĩ duy nhất của tỉnh Phú Thọ giành được giải thưởng trong các triển lãm mỹ thuật khu vực Tây Bắc - Việt Bắc với các tác phẩm sơn dầu mang tên Ngõ và Em tôi. Mới đây, anh có tên trong danh sách họa sĩ Việt Nam được mời dự triển lãm hội họa tại Hàn Quốc.
Năm 2012, Tạ Quảng tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ nhất tại Hà Nội với 12 bức tranh in độc bản. "Miệt mài hàng chục ngày trong xưởng vẽ giá lạnh, bên chiếc máy in cùng những ý tưởng cuộn trào, Quảng gần như không ngủ. Quảng nói, anh cần phải làm việc gấp nhiều lần các họa sĩ khác, vì anh chỉ có cánh tay trái để cầm cọ, pha màu và làm mọi việc cho hội họa", nhà báo Bình Nguyên Trang kể lại quá trình chuẩn bị triển lãm của họa sĩ Tạ Quảng.
http://c1.f9.img.vnecdn.net/2015/05/19/10464312-557867730985043-51874-9277-5004-1432010387.jpg
Họa sĩ Tạ Quảng (trái) cùng đồng nghiệp bên tác phẩm "Em tôi". Tranh đoạt giải ba Triển lãm mỹ thuật vùng Tây Bắc - Việt Bắc năm 2014.
Tranh của Tạ Quảng được giao dịch khá nhiều, có những bức màu nước vừa ráo mực đã được hỏi mua. Nhiều tác phẩm được trả giá cao nhưng anh không bán vì chúng lưu giữ những khoảnh khắc quý giá của cuộc đời. Sống lặng lẽ tại một tỉnh lẻ, họa sĩ chọn cho mình hướng đi riêng. Trong giới, nhiều người nói anh khá cực đoan. Từ chối nhiều lời mời hấp dẫn từ các Gallery, Tạ Quảng chỉ trao gửi những đứa con tinh thần của mình vào nơi xứng đáng với giá trị tác phẩm.
"Chỉ có ai trải qua bi kịch và nỗi đau mới thấy cuộc sống quý giá nhường nào. Tôi sợ không vẽ hết được những gì tôi nghĩ, những gì nhức nhối ở trong lòng mình. Vậy, hà cớ gì tôi phải đi theo lối mòn của người khác. Với tôi sáng tạo nghệ thuật phải là duy nhất, thậm chí mỗi tác phẩm là một cái ngưỡng để tôi vượt qua", họa sĩ tâm sự.
Tạ Quảng không muốn người xung quanh coi mình là một người khuyết tật. Anh muốn bình đẳng với những họa sĩ khác trong sáng tạo nghệ thuật. Theo nhiều đồng nghiệp, những trải nghiệm cuộc sống giúp Tạ Quảng có tư duy nghệ thuật đặc biệt khiến phong cách của anh khó trộn lẫn giữa đời sống mỹ thuật bát nháo hiện nay.
"Chúng tôi không đánh giá tác phẩm của Quảng dựa trên hoàn cảnh đặc biệt của anh. Quảng là một nghệ sĩ làm việt cần mẫn, miệt mài và sáng tạo nghiêm túc", họa sĩ Đỗ Ngọc Dũng, nguyên chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Phú Thọ nói.
Châu Mỹ