duyanh
05-19-2015, 01:31 PM
Ít nhất 100 thuyền nhân Đông Nam Á chết vì đụng độ
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/35/60/2965/1675/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2015-05-16T125606Z_2081409085_GF10000096820_RTRMADP_3_THAI LAND-ASIA-MIGRANTS_0.JPG
Thuyền nhân Rohingya và Bangladesh trên đường vượt biên tới đảo Koh Lipe, Thái Lan - REUTERS /Olivia Harris
Hôm nay 19/05/2015, AFP loan tin ít nhất 100 người Rohingya và Bangladesh đã thiệt mạng trong một đụng độ dữ dội trên một chiếc thuyền chở người tị nạn vượt biển sang Indonesia. Những người sống sót, được dân đánh cá Indonesia vớt và đưa vào bờ, đã kể lại sự việc như trên.
Bạo lực bùng phát hôm thứ Năm tuần trước trên chiếc tàu chở hàng trăm người tỵ nạn, lênh đênh trên biển, cạn kiệt thực phẩm và nước uống. Theo các nhân chứng, hai nhóm người Rohingya và Bangladesh đã đánh nhau bằng dao, rìu hay gậy sắt.
Nhiều người buộc phải nhảy xuống biển để thoát thân. Một số người sống sót, mang nhiều vết thương trên mình, cho AFP biết thiệt hại nhân mạng có thể lên đến gần 200 người. Tranh giành thực phẩm giữa một số nhóm trên thuyền được cho là nguyên nhân chính đã dẫn đến xung đột đẫm máu.
Thảm nạn nói trên xảy ra trong bối cảnh hàng ngàn người tị nạn từ Bangladesh và từ Miến Điện đang ở trong tình trạng cùng quẫn, trên những con thuyền cạn kiệt thực phẩm dự trữ, nhưng không được chính quyền các nước ven bờ, như Indonesia và Malaysia, tiếp nhận.
Trong những ngày gần đây, tổng cộng có gần 3.000 người tỵ nạn đã được cứu hoặc bơi được vào bờ biển của các nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Hôm qua, theo AFP, ngư dân Miến Điện vớt được bảy người Bangladesh, bị vứt khỏi một chiếc tàu cá đang đi về hướng Bangladesh.
Đảng đối lập Miến Điện lên tiếng
Khủng hoảng người Rohingya tại Miến Điện – bị đàn áp buộc phải bỏ nước ra đi - đã biến thành một khủng hoảng khu vực và quốc tế. Hôm qua, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Miến Điện, do nhà đối lập giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã lên tiếng kêu gọi Miến Điện phải đối xử nhân đạo với cộng đồng thiểu số Rohingya, theo đạo Hồi.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ kêu gọi « chấp nhận » cộng đồng thiểu số 1,3 triệu dân, mà Liên Hiệp Quốc nhìn nhận như một trong những sắc tộc bị kỳ thị nhất thế giới. Đại diện đảng đối lập cũng yêu cầu giảm nhẹ các điều kiện cho phép người Rohingya nhập quốc tịch Miến Điện.
Theo các nhà quan sát, phát biểu nói trên của đối lập là một tuyên bố mạnh tại một quốc gia tuyệt đại đa số theo đạo Phật, nơi mà vấn đề người Rohingya được coi là hết sức nhạy cảm. Cũng hôm qua, chính quyền Miến Điện có cử chỉ được coi là xoa dịu, khi thừa nhận « nỗi lo ngại quốc tế » về số phận của các thuyền nhân tại vùng biển Đông Nam Á, nhưng không trực tiếp nói đến người Rohingya.
Thái Lan : một nghi phạm chỉ huy đường dây vượt biên bị bắt
Cũng liên quan đến vấn đề tị nạn Đông Nam Á, theo Reuters, hôm qua, chính quyền Thái Lan thông báo đã bắt được một người, bị tình nghi là lãnh đạo một mạng lưới buôn người. Theo cảnh sát hoàng gia Thái Lan, cựu viên chức hành chính tỉnh Satun, tên Patchuban Angchotipan, là đầu não của một đường dây đưa người vượt biên sang Malaysia.
Từ đầu tháng 5/2015, chính quyền Thái Lan tiến hành một chiến dịch rộng lớn nhắm vào các mạng lưới buôn người, sau biến cố 33 thi thể được phát hiện trong rừng sâu, sát biên giới Thái Lan-Miến Điện. Những người xấu số nói trên được thông báo đến từ Bangladesh và Miến Điện, muốn tìm đường vượt biên sang Malaysia. Đợt điều tra lớn tại vùng biên giới trên bộ này của chính quyền Thái Lan khiến số lượng người tị nạn vượt biên bằng thuyền gia tăng, làm bùng lên cuộc khủng hoảng thuyền nhân hiện nay.
Ngày 29/05 tới, một thượng đỉnh khu vực về thảm kịch thuyền nhân Đông Nam Á sẽ được tổ chức tại Thái Lan.
RFI
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/35/60/2965/1675/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2015-05-16T125606Z_2081409085_GF10000096820_RTRMADP_3_THAI LAND-ASIA-MIGRANTS_0.JPG
Thuyền nhân Rohingya và Bangladesh trên đường vượt biên tới đảo Koh Lipe, Thái Lan - REUTERS /Olivia Harris
Hôm nay 19/05/2015, AFP loan tin ít nhất 100 người Rohingya và Bangladesh đã thiệt mạng trong một đụng độ dữ dội trên một chiếc thuyền chở người tị nạn vượt biển sang Indonesia. Những người sống sót, được dân đánh cá Indonesia vớt và đưa vào bờ, đã kể lại sự việc như trên.
Bạo lực bùng phát hôm thứ Năm tuần trước trên chiếc tàu chở hàng trăm người tỵ nạn, lênh đênh trên biển, cạn kiệt thực phẩm và nước uống. Theo các nhân chứng, hai nhóm người Rohingya và Bangladesh đã đánh nhau bằng dao, rìu hay gậy sắt.
Nhiều người buộc phải nhảy xuống biển để thoát thân. Một số người sống sót, mang nhiều vết thương trên mình, cho AFP biết thiệt hại nhân mạng có thể lên đến gần 200 người. Tranh giành thực phẩm giữa một số nhóm trên thuyền được cho là nguyên nhân chính đã dẫn đến xung đột đẫm máu.
Thảm nạn nói trên xảy ra trong bối cảnh hàng ngàn người tị nạn từ Bangladesh và từ Miến Điện đang ở trong tình trạng cùng quẫn, trên những con thuyền cạn kiệt thực phẩm dự trữ, nhưng không được chính quyền các nước ven bờ, như Indonesia và Malaysia, tiếp nhận.
Trong những ngày gần đây, tổng cộng có gần 3.000 người tỵ nạn đã được cứu hoặc bơi được vào bờ biển của các nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Hôm qua, theo AFP, ngư dân Miến Điện vớt được bảy người Bangladesh, bị vứt khỏi một chiếc tàu cá đang đi về hướng Bangladesh.
Đảng đối lập Miến Điện lên tiếng
Khủng hoảng người Rohingya tại Miến Điện – bị đàn áp buộc phải bỏ nước ra đi - đã biến thành một khủng hoảng khu vực và quốc tế. Hôm qua, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Miến Điện, do nhà đối lập giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã lên tiếng kêu gọi Miến Điện phải đối xử nhân đạo với cộng đồng thiểu số Rohingya, theo đạo Hồi.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ kêu gọi « chấp nhận » cộng đồng thiểu số 1,3 triệu dân, mà Liên Hiệp Quốc nhìn nhận như một trong những sắc tộc bị kỳ thị nhất thế giới. Đại diện đảng đối lập cũng yêu cầu giảm nhẹ các điều kiện cho phép người Rohingya nhập quốc tịch Miến Điện.
Theo các nhà quan sát, phát biểu nói trên của đối lập là một tuyên bố mạnh tại một quốc gia tuyệt đại đa số theo đạo Phật, nơi mà vấn đề người Rohingya được coi là hết sức nhạy cảm. Cũng hôm qua, chính quyền Miến Điện có cử chỉ được coi là xoa dịu, khi thừa nhận « nỗi lo ngại quốc tế » về số phận của các thuyền nhân tại vùng biển Đông Nam Á, nhưng không trực tiếp nói đến người Rohingya.
Thái Lan : một nghi phạm chỉ huy đường dây vượt biên bị bắt
Cũng liên quan đến vấn đề tị nạn Đông Nam Á, theo Reuters, hôm qua, chính quyền Thái Lan thông báo đã bắt được một người, bị tình nghi là lãnh đạo một mạng lưới buôn người. Theo cảnh sát hoàng gia Thái Lan, cựu viên chức hành chính tỉnh Satun, tên Patchuban Angchotipan, là đầu não của một đường dây đưa người vượt biên sang Malaysia.
Từ đầu tháng 5/2015, chính quyền Thái Lan tiến hành một chiến dịch rộng lớn nhắm vào các mạng lưới buôn người, sau biến cố 33 thi thể được phát hiện trong rừng sâu, sát biên giới Thái Lan-Miến Điện. Những người xấu số nói trên được thông báo đến từ Bangladesh và Miến Điện, muốn tìm đường vượt biên sang Malaysia. Đợt điều tra lớn tại vùng biên giới trên bộ này của chính quyền Thái Lan khiến số lượng người tị nạn vượt biên bằng thuyền gia tăng, làm bùng lên cuộc khủng hoảng thuyền nhân hiện nay.
Ngày 29/05 tới, một thượng đỉnh khu vực về thảm kịch thuyền nhân Đông Nam Á sẽ được tổ chức tại Thái Lan.
RFI