PDA

View Full Version : Ngư dân Indonesia 'không được cứu người'



duyanh
05-18-2015, 12:07 PM
Ngư dân Indonesia 'không được cứu người'



http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/05/17/150517112206_migrants_is_smuggling_640x360_bbc_noc redit.jpg

Chính những người dân địa phương tại Aceh đã cứu 700 người từ một con thuyền sắp đắm.

Ngư dân ở tỉnh Aceh của Indonesia cho biết các quan chức nói với họ rằng không được cứu những người di cư từ các tàu thuyền ngoài khơi, ngay cả khi họ đang bị chết đuối.

Ít nhất 700 người Bangladesh và người Rohingya từ Miến Điện đã được người dân địa phương cứu vớt ngoài khơi Aceh vào tuần trước, đưa con số người trong các trại tại đây lên ít nhất là 1.500 người.

Một quan chức quân đội cho biết sẽ là bất hợp pháp nếu có thêm bất kỳ người di cư nào lên bờ.

Tất cả các nước trong khu vực đã đóng cửa biên giới của họ đối với những người di cư.

Hàng ngàn người - chủ yếu là người Hồi giáo Rohingya đang bỏ trốn trước tình trạng đàn áp và đói nghèo ở Myanmar, nhưng cả những người Bangladesh đi tìm công ăn việc làm - được cho là cũng bị mắc kẹt ngoài biển.

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/05/18/150518043749_bbc_rohingya_aceh_anak_3_640x360_bbc_ nocredit.jpg

Nhiều trong số những người được cứu vots đang rất cần được trợ giúp sau nhiều tuần đói khát ngoài khơi. Các cơ quan cứu trợ cho biết những người trên các tàu thuyền này bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, và cần được hỗ trợ ngay lập tức. Những người sống sót vào được bờ cho biết đã xảy ra đánh nhau chết người trên thuyền tranh giành thực phẩm.
Phân tích: Jonathan Head, BBC News, miền Nam Thái Lanhttp://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/05/17/150517080643_migrant_boat_624x351_afp.jpg

Thật khó có thể tưởng tượng bất kỳ chính phủ nào có một lập trường cứng rắn hơn các chính phủ tại khu vực Đông Nam Á đối với các tàu thuyền chở người di cư ngoài khơi bờ biển của họ.
Malaysia đã phong toả biên giới biển phía tây bắc của họ để ngăn chặn họ vào đây. Thái Lan vội vã sửa chữa động cơ tàu thuyền và đuổi họ qua vùng biên giới của mình, bất chấp tình trạng bệnh tật và gần như chết đói trên tàu. Nay ngư dân Indonesia nói họ được lệnh không được nhận đón bất cứ ai lên tàu, ngay cả khi những người đó có đang chết đuối. Tại sao vậy? Chắc chắn là họ sợ làn sóng khổng lồ người di cư đổ vào nếu họ mở cửa.
Họ đổ lỗi cho Myanmar đã gây ra cuộc khủng hoảng này do đã đối xử tồi tệ với người Rohingya. Myanmar từ chối chấp nhận trách nhiệm.
Nhưng ngay lúc này không phải lúc tranh cãi về việc ai phải chịu trách nhiệm về những người nhập cư mà là cần phải cứu sống sinh mạng con người.
Liên Hiệp Quốc cảnh báo người di cư có thể chết ngoài biển nếu các nước

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/05/17/150517155735_migrants_640x360_reuters.jpg


Liên Hiệp Quốc cảnh báo người di cư có thể chết ngoài biển nếu các nước không cho họ lên đất liền. Hôm thứ Hai, một số người dân Aceh tham gia cứu hộ tuần trước cho biết các công ty khai thác tàu đánh cá nay đang các quan chức quân sự chỉ thị không được thực hiện thêm bất kỳ cuộc giải cứu nào.
Không ai muốn trả lời chính thức vì sợ họ sẽ bị chính phủ trừng phạt, theo phóng viên BBC Martin Patience, người hiện đang có mặt tại Langsa, nơi những người di cư đang được chăm sóc.
Nhưng một ngư dân nói với BBC rằng bất chấp cảnh báo đó thì họ sẽ tiếp tục cứu vớt người nếu thấy họ đang chết đuối.
"Họ là những con người, chúng ta cần phải cứu vớt họ," ông nói.
Phát ngôn viên quân sự Fuad Basya nói ngư dân có thể cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và nước cho tàu thuyền, hoặc giúp sửa chữa, nhưng đưa họ vào bờ sẽ có nghĩa là đưa người bất hợp pháp vào Indonesia.
Trong khi đó, thị trưởng thành phố Langsa cho biết thành phố không có ngân sách để cứu trợ trên quy mô này, và rằng đã không nhận được sự giúp đỡ từ Jakarta.
"Tóm lại, có, chúng tôi cần được giúp đỡ, ngay lập tức, từ chính phủ quốc gia của chúng tôi hoặc bất kỳ tổ chức nào khác, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ (NGO), để chăm sóc người Rohingya đang bị kẹt tại chỗ của chúng tôi", ông Usman Abdullah cho biết.

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/05/18/150518111948_rohingya_crisis_640x360_epa.jpg

Giới chức trách cung cấp thực phẩm nhưng không cho tị nạn chính thức
Liên Hiệp Quốc kêu gọi tất cả các quốc gia trong vùng hãy cung cấp viện trợ và chỗ ở cho những người dân đang tuyệt vọng trên biển.
Tại sao cuộc khủng hoảng này bùng nổ

Người Rohingya theo đạo Hồi sống chủ yếu ở Myanmar – phần lớn ở bang Rakhine - nơi họ không được coi là công dân và đã phải chịu nhiều thập kỷ bị ngược đãi.
Các nhóm nhân quyền nói rằng những người di cư cảm thấy họ có "không có sự lựa chọn nào khác" là ra đi, và trả tiền cho người kẻ buôn lậu người để giúp đỡ. Liên Hiệp Quốc ước tính hơn 120.000 người Rohingya đã bỏ trốn trong ba năm qua.
Những kẻ buôn người thường đưa người di cư đi bằng đường biển đến Thái Lan sau đó đi bằng đường bộ đến Malaysia, thường giữ họ làm con tin cho đến khi thân nhân của họ trả tiền chuộc.
Nhưng Thái Lan gần đây bắt đầu phá các tuyến di cư lậu, có nghĩa là những kẻ buôn lậu người sử dụng các tuyến đường biển thay vào đó, và thường bỏ rơi hành khách của họ dọc đường.


BBC