duyanh
05-13-2015, 12:48 PM
Hoa Kỳ có thể đưa chiến đấu cơ và chiến hạm đến Biển Đông
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_Was8856505_0.jpg
Chiến đấu cơ F/A-18 trên tàu sân bay George Bush. Ảnh chụp ngày 8/8/ 2014.AFP PHOTO/US NAVY/Lorelei Vander GriendLầu Năm Góc đang xem xét phương án gởi chiến đấu cơ và chiến hạm của Mỹ đến vùng Biển Đông để bảo đảm quyền tự do lưu thông tại vùng này, trong bối cảnh Trung Quốc đẩy nhanh việc bồi đắp mở rộng các đảo đang tranh chấp.
Theo hãng tin Reuters, một quan chức Mỹ, xin được miễn nêu tên, hôm qua, 12/05/2015, cho biết là bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã đề nghị nghiên cứu nhiều phương án khác nhau, trong đó có phương án gửi các chiến hạm và chiến đấu cơ đến khu vực cách những bãi đá mà Trung Quốc đang bồi đắp ở Biển Đông chưa tới 12 hải lý ( 22 km ).
Quan chức này cho biết, Hoa Kỳ đang nghiên cứu cách thức bảo đảm tự do lưu thông trong một khu vực quan trọng đối với thương mại thế giới. Nhưng ông nói thêm là mọi phương án đều phải có sự chấp thuận của Nhà trắng.
Trước đó, tờ The Wal Street Journal cũng đã loan tin bộ trưởng Carter đã yêu cầu nghiên cứu các phương án khác nhau, trong đó có việc đưa chiến hạm và chiến đấu cơ đến Biển Đông. Nhưng hiện giờ cả Lầu năm góc lẫn Nhà trắng đều chưa bình luận về thông tin nói trên.
Theo nhận định của Reuters, việc triển khai chiến hạm và chiến đấu cơ sẽ là một hành động thách thức trực tiếp nỗ lực của Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng tại khu vực có tranh chấp.
Việc triển khai chiến hạm và chiến đấu cơ trên thực tế nằm trong khuôn khổ các chiến dịch thường xuyên của quân đội Mỹ nhằm bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải trên thế giới. Năm ngoái các chiến dịch đã được thực hiện đối với 19 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, nhưng chưa bao giờ được thực hiện đối với các đảo nhân tạo của quần đảo Trường Sa.
Phản ứng về thông tin nói trên, phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc ở Washington hôm qua tuyên bố Bắc Kinh có « chủ quyển không thể tranh cãi được » trên quần đảo « Nam Sa » ( tên Trung Quốc gọi Trường Sa ). Ông tuyên bố rằng công trình bồi đắp, cải tạo đảo của Trung Quốc là « hợp lý và hợp pháp ». Phát ngôn viên sứ quán Trung Quốc còn gián tiếp yêu cầu Hoa Kỳ « không đứng về phe nào » trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông và « không làm gia tăng căng thẳng » trong khu vực này.
RFI
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_Was8856505_0.jpg
Chiến đấu cơ F/A-18 trên tàu sân bay George Bush. Ảnh chụp ngày 8/8/ 2014.AFP PHOTO/US NAVY/Lorelei Vander GriendLầu Năm Góc đang xem xét phương án gởi chiến đấu cơ và chiến hạm của Mỹ đến vùng Biển Đông để bảo đảm quyền tự do lưu thông tại vùng này, trong bối cảnh Trung Quốc đẩy nhanh việc bồi đắp mở rộng các đảo đang tranh chấp.
Theo hãng tin Reuters, một quan chức Mỹ, xin được miễn nêu tên, hôm qua, 12/05/2015, cho biết là bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã đề nghị nghiên cứu nhiều phương án khác nhau, trong đó có phương án gửi các chiến hạm và chiến đấu cơ đến khu vực cách những bãi đá mà Trung Quốc đang bồi đắp ở Biển Đông chưa tới 12 hải lý ( 22 km ).
Quan chức này cho biết, Hoa Kỳ đang nghiên cứu cách thức bảo đảm tự do lưu thông trong một khu vực quan trọng đối với thương mại thế giới. Nhưng ông nói thêm là mọi phương án đều phải có sự chấp thuận của Nhà trắng.
Trước đó, tờ The Wal Street Journal cũng đã loan tin bộ trưởng Carter đã yêu cầu nghiên cứu các phương án khác nhau, trong đó có việc đưa chiến hạm và chiến đấu cơ đến Biển Đông. Nhưng hiện giờ cả Lầu năm góc lẫn Nhà trắng đều chưa bình luận về thông tin nói trên.
Theo nhận định của Reuters, việc triển khai chiến hạm và chiến đấu cơ sẽ là một hành động thách thức trực tiếp nỗ lực của Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng tại khu vực có tranh chấp.
Việc triển khai chiến hạm và chiến đấu cơ trên thực tế nằm trong khuôn khổ các chiến dịch thường xuyên của quân đội Mỹ nhằm bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải trên thế giới. Năm ngoái các chiến dịch đã được thực hiện đối với 19 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, nhưng chưa bao giờ được thực hiện đối với các đảo nhân tạo của quần đảo Trường Sa.
Phản ứng về thông tin nói trên, phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc ở Washington hôm qua tuyên bố Bắc Kinh có « chủ quyển không thể tranh cãi được » trên quần đảo « Nam Sa » ( tên Trung Quốc gọi Trường Sa ). Ông tuyên bố rằng công trình bồi đắp, cải tạo đảo của Trung Quốc là « hợp lý và hợp pháp ». Phát ngôn viên sứ quán Trung Quốc còn gián tiếp yêu cầu Hoa Kỳ « không đứng về phe nào » trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông và « không làm gia tăng căng thẳng » trong khu vực này.
RFI