khieman
05-09-2015, 03:45 AM
.
Uncle Tom’s Cabin
Harriet Beecher Stowe
Dịch giả: Đỗ Đức Hiểu
http://readingcafe.files.wordpress.com/2011/09/uncle-toms-cabin-copy.jpg?w=291&h=300 (http://readingcafe.files.wordpress.com/2011/09/uncle-toms-cabin-copy.jpg?w=291&h=300)
Tôi đã bỏ lỡ cuốn sách này trong suốt thời kỳ niên thiếu và gần đây mới có dịp đọc nó. Câu chuyện hiện lên chân thực và gây xúc động mạnh mẽ cho bất cứ ai yêu tự do và yêu thương nhân loại. Quả thật nhà văn không cần phải nhọc sức miêu tả hoa mỹ mà bản thân cuộc sống của người dân da đen Mỹ thời kỳ đó đã đủ làm cho người đọc hình dung qua những câu văn giản dị. Sự đau khổ của họ khi bị bán đi như một món hàng, phải xa những người thân yêu, thậm chí không có quyền được quyết định cuộc sống của mình thật đau đớn!
Về nhân vật chính, bác Tom trong truyện xuất hiện không phải là nhiều. Bác là đại diện của một tầng lớp nô lệ được đối xử tử tế, biết cách xử sự lịch thiệp và rất chu đáo đối với người chủ của mình. Bất hạnh thay, bác phải đổi chủ những hai lần và rồi cuối cùng chết sau làn roi tàn bạo của người chủ cuối. Thật ra cuốn sách không chỉ gói gọn trong cuộc đời của bác Tom mà còn mở ra rất nhiều cảnh đời của nô lệ Mỹ thời đó. Lời viết của tác giả gần gũi mà chân thực khiến người đọc rất dễ hình dung và đồng cảm với nhân vật trong truyện. Nỗi đau rất gần, như da thịt, như hiển hiện qua từng câu chữ:
Từ trên boong tàu cao, bác nhìn thấy phong cảnh trôi qua trước mắt. Bác nhận ra những người nô lệ đang làm việc xa xa và làng mạc gồm những túp lều của họ ở cách xa những ngôi nhà tráng lệ của những người chủ nô. Bức tranh sống động này cứ trải ra, thì trái tim bác lại trở về với trang trại cũ nấp dưới tán lá của những cây dẻ gai già, ở bang Kentucky. Bác nhớ đến ngôi nhà của ông bà Shelby, đến căn lều nhỏ của bác, đầy hoa thu hải đường.
Bác như trông thấy bác gái đang sửa soạn bữa tối, nghe thấy tiếng cười của những đứa con, tiếng líu lô của đứa bé út ngồi trên đầu gối bác…
Rồi tất cả tan biến.
Bác chỉ còn nhìn thấy những cây mía và những cây trắc bá của các đồn điền sáng rực. Bác chỉ còn nghe thấy tiếng máy tàu chạy ầm ầm rào rạo, nhắc bác rằng toàn bộ phần đời tươi sáng kia của bác đã vĩnh viễn mất đi rồi.
Câu chuyện không chỉ có những nô lệ trưởng thành mà còn đề cập đến những em bé da đen ở đồn điền nữa. Ta sẽ bắt gặp hai luồng tư tưởng của những người chủ đồn điền thời bấy giờ: một là đối xử tử tế và giải phóng nô lệ, số còn lại suy nghĩ phân biệt chủ-tớ, hành hạ và đối xử với nô lệ như súc vật.
Trong số những người theo xu hướng cấp tiến, cô bé Eva có lẽ là người nhỏ tuổi nhất, trong trắng và thánh thiện nhất mà chẳng người lớn nào bằng. Cách nghĩ của Eva tràn ngập tình thương, cao thượng vì thế không chỉ có bác Tom mà tất cả các gia nô khác trong nhà Saint Claire và kể cả con bé Topsy khó bảo đều yêu thương em:
Hai đứa trẻ đang ngồi bệt xuống đất. Đôi mắt to của Eva đầy lệ.
- Tại sao em không thử ngoan xem, Topsy? Em không yêu ai cả ư?
- Tôi yêu kẹo lắm.
- Nhưng em cũng yêu bố mẹ nữa chứ?
– Tôi có biết họ đâu.
- Thế em không có ai khác nữa à?
- Không, chẳng anh chị, chẳng cô dì, chẳng ai hết.
- Chúa ơi, làm gì bây giờ? – Eva hỏi.
- Giá mà tôi là người da trắng…
- Nhưng không phải vì em là người da đen mà người ta không thể yêu em! Nếu em ngoan ngoãn, cô Ophélia sẽ yêu em!
- Không, bà ấy không chịu được tôi vì tôi là người da đen. Bà ấy thà đụng vào một con cóc, còn hơn là chạm vào tôi. Chả ai yêu người da đen cả.
Và Topsy bèn huýt sáo.
- Topsy, nhưng ta, ta yêu em! Và ta muốn em trở lên ngoan. Topsy à, ta sắp chết đây, ta không còn ở với em bao lâu nữa. Thế nên, vì tình yêu đối với ta, ta muốn em cố gắng ngoan lên nhé.
Những giọt nước mắt chứa chan đôi mắt của con bé nô lệ da đen. Từng giọt từng giọt rơi lên bàn tay nhỏ trắng ngần của Eva.
Saint-Clare buông tấm rèm xuống.
Thật đáng tiếc là những điều tốt không kéo dài lâu. Tai họa ập đến và bất hạnh lại trút lên đầu những người da đen khiến họ buộc phải đổi chủ, người từng đối xử tốt với họ để rồi bị bán, bị mua ở chợ như một món hàng qua tay. Bác Tom cũng như bao người khác. Với một người đàn ông giàu lòng tự trọng, biết cách cư xử như bác, ở xã hội hiện đại sẽ gặp nhiều điều tốt lành.
Nhưng lúc đó, bác đang sống trong chế độ nô lệ Bắc Mỹ và bác đã phải trả giá cho những gì bác tin. Đó là lẽ phải và tự do. Bác đã chịu những đòn roi của gã chủ và chết đi trong nỗi tiếc thương của cậu chủ cũ George Shelby.
Cho đến chương cuối, bác Tom đã bỏ mình ở đồn điền Sông Đỏ. Ai biết bác đều tiếc thương cho một người như vậy. Với một cuộc sống khốn khổ ở đồn điền đó, có lẽ kết cục như vậy lại là sự giải thoát cho bác Tom. Câu chuyện cuối cùng đã khép lại với những tin vui hơn từ cặp nô lệ chạy trốn ở phần đầu. Có vẻ như mọi việc đều đã sang trang mới, cuộc sống của họ sẽ suôn sẻ hơn. Hình như điều bác Tom tin tưởng đã bắt đầu thành hiện thực và sự hy sinh của bác cũng không vô ích!
…Khi biết điều đó, biết đâu trên thiên đàng cùng với Eva, bác Tom đang mỉm cười.
Dịch giả: Đỗ Đức Hiểu
http://readingcafe.wordpress.com/2011/09/14/uncle-toms-cabin-harriet-beecher-towe/
Vankey
Uncle Tom’s Cabin
Harriet Beecher Stowe
Dịch giả: Đỗ Đức Hiểu
http://readingcafe.files.wordpress.com/2011/09/uncle-toms-cabin-copy.jpg?w=291&h=300 (http://readingcafe.files.wordpress.com/2011/09/uncle-toms-cabin-copy.jpg?w=291&h=300)
Tôi đã bỏ lỡ cuốn sách này trong suốt thời kỳ niên thiếu và gần đây mới có dịp đọc nó. Câu chuyện hiện lên chân thực và gây xúc động mạnh mẽ cho bất cứ ai yêu tự do và yêu thương nhân loại. Quả thật nhà văn không cần phải nhọc sức miêu tả hoa mỹ mà bản thân cuộc sống của người dân da đen Mỹ thời kỳ đó đã đủ làm cho người đọc hình dung qua những câu văn giản dị. Sự đau khổ của họ khi bị bán đi như một món hàng, phải xa những người thân yêu, thậm chí không có quyền được quyết định cuộc sống của mình thật đau đớn!
Về nhân vật chính, bác Tom trong truyện xuất hiện không phải là nhiều. Bác là đại diện của một tầng lớp nô lệ được đối xử tử tế, biết cách xử sự lịch thiệp và rất chu đáo đối với người chủ của mình. Bất hạnh thay, bác phải đổi chủ những hai lần và rồi cuối cùng chết sau làn roi tàn bạo của người chủ cuối. Thật ra cuốn sách không chỉ gói gọn trong cuộc đời của bác Tom mà còn mở ra rất nhiều cảnh đời của nô lệ Mỹ thời đó. Lời viết của tác giả gần gũi mà chân thực khiến người đọc rất dễ hình dung và đồng cảm với nhân vật trong truyện. Nỗi đau rất gần, như da thịt, như hiển hiện qua từng câu chữ:
Từ trên boong tàu cao, bác nhìn thấy phong cảnh trôi qua trước mắt. Bác nhận ra những người nô lệ đang làm việc xa xa và làng mạc gồm những túp lều của họ ở cách xa những ngôi nhà tráng lệ của những người chủ nô. Bức tranh sống động này cứ trải ra, thì trái tim bác lại trở về với trang trại cũ nấp dưới tán lá của những cây dẻ gai già, ở bang Kentucky. Bác nhớ đến ngôi nhà của ông bà Shelby, đến căn lều nhỏ của bác, đầy hoa thu hải đường.
Bác như trông thấy bác gái đang sửa soạn bữa tối, nghe thấy tiếng cười của những đứa con, tiếng líu lô của đứa bé út ngồi trên đầu gối bác…
Rồi tất cả tan biến.
Bác chỉ còn nhìn thấy những cây mía và những cây trắc bá của các đồn điền sáng rực. Bác chỉ còn nghe thấy tiếng máy tàu chạy ầm ầm rào rạo, nhắc bác rằng toàn bộ phần đời tươi sáng kia của bác đã vĩnh viễn mất đi rồi.
Câu chuyện không chỉ có những nô lệ trưởng thành mà còn đề cập đến những em bé da đen ở đồn điền nữa. Ta sẽ bắt gặp hai luồng tư tưởng của những người chủ đồn điền thời bấy giờ: một là đối xử tử tế và giải phóng nô lệ, số còn lại suy nghĩ phân biệt chủ-tớ, hành hạ và đối xử với nô lệ như súc vật.
Trong số những người theo xu hướng cấp tiến, cô bé Eva có lẽ là người nhỏ tuổi nhất, trong trắng và thánh thiện nhất mà chẳng người lớn nào bằng. Cách nghĩ của Eva tràn ngập tình thương, cao thượng vì thế không chỉ có bác Tom mà tất cả các gia nô khác trong nhà Saint Claire và kể cả con bé Topsy khó bảo đều yêu thương em:
Hai đứa trẻ đang ngồi bệt xuống đất. Đôi mắt to của Eva đầy lệ.
- Tại sao em không thử ngoan xem, Topsy? Em không yêu ai cả ư?
- Tôi yêu kẹo lắm.
- Nhưng em cũng yêu bố mẹ nữa chứ?
– Tôi có biết họ đâu.
- Thế em không có ai khác nữa à?
- Không, chẳng anh chị, chẳng cô dì, chẳng ai hết.
- Chúa ơi, làm gì bây giờ? – Eva hỏi.
- Giá mà tôi là người da trắng…
- Nhưng không phải vì em là người da đen mà người ta không thể yêu em! Nếu em ngoan ngoãn, cô Ophélia sẽ yêu em!
- Không, bà ấy không chịu được tôi vì tôi là người da đen. Bà ấy thà đụng vào một con cóc, còn hơn là chạm vào tôi. Chả ai yêu người da đen cả.
Và Topsy bèn huýt sáo.
- Topsy, nhưng ta, ta yêu em! Và ta muốn em trở lên ngoan. Topsy à, ta sắp chết đây, ta không còn ở với em bao lâu nữa. Thế nên, vì tình yêu đối với ta, ta muốn em cố gắng ngoan lên nhé.
Những giọt nước mắt chứa chan đôi mắt của con bé nô lệ da đen. Từng giọt từng giọt rơi lên bàn tay nhỏ trắng ngần của Eva.
Saint-Clare buông tấm rèm xuống.
Thật đáng tiếc là những điều tốt không kéo dài lâu. Tai họa ập đến và bất hạnh lại trút lên đầu những người da đen khiến họ buộc phải đổi chủ, người từng đối xử tốt với họ để rồi bị bán, bị mua ở chợ như một món hàng qua tay. Bác Tom cũng như bao người khác. Với một người đàn ông giàu lòng tự trọng, biết cách cư xử như bác, ở xã hội hiện đại sẽ gặp nhiều điều tốt lành.
Nhưng lúc đó, bác đang sống trong chế độ nô lệ Bắc Mỹ và bác đã phải trả giá cho những gì bác tin. Đó là lẽ phải và tự do. Bác đã chịu những đòn roi của gã chủ và chết đi trong nỗi tiếc thương của cậu chủ cũ George Shelby.
Cho đến chương cuối, bác Tom đã bỏ mình ở đồn điền Sông Đỏ. Ai biết bác đều tiếc thương cho một người như vậy. Với một cuộc sống khốn khổ ở đồn điền đó, có lẽ kết cục như vậy lại là sự giải thoát cho bác Tom. Câu chuyện cuối cùng đã khép lại với những tin vui hơn từ cặp nô lệ chạy trốn ở phần đầu. Có vẻ như mọi việc đều đã sang trang mới, cuộc sống của họ sẽ suôn sẻ hơn. Hình như điều bác Tom tin tưởng đã bắt đầu thành hiện thực và sự hy sinh của bác cũng không vô ích!
…Khi biết điều đó, biết đâu trên thiên đàng cùng với Eva, bác Tom đang mỉm cười.
Dịch giả: Đỗ Đức Hiểu
http://readingcafe.wordpress.com/2011/09/14/uncle-toms-cabin-harriet-beecher-towe/
Vankey