khieman
05-08-2015, 12:06 AM
.
Ai biết thua, người đó sẽ thắng
Đặng Xương Hùng
https://farm6.staticflickr.com/5605/15626639198_8faf89b541_o.jpg (https://farm6.staticflickr.com/5605/15626639198_8faf89b541_o.jpg)
“…Họ đã từ chối bàn giao, họ từ chối quản lý đất nước và xã hội theo chiều hướng văn minh, mà họ đã chọn một hướng đi "càng đi càng tăm tối", đưa đất nước và dân tộc vào cuộc thử nghiệm điên rồ nhất trong lịch sử nhân loại…”
(https://farm9.staticflickr.com/8692/17259119971_9ef47b2cab.jpg)https://farm9.staticflickr.com/8692/17259119971_9ef47b2cab.jpg (https://farm9.staticflickr.com/8692/17259119971_9ef47b2cab.jpg)
Phương Tây có những triết lý thú vị, thí dụ như Qui Perd Gagne, dịch từng chữ là Người Thua Thắng. Bề ngoài thì quả đúng là có phần Chí Phèo, AQ. Nhưng trong sâu thẳm chứa đựng triết lý riêng của nó. Ở nhiều tình huống, đôi khi những bất lợi trở thành lợi thế. Vì thế tôi hay diễn giải triết lý này thành : Ai biết thua, người đó sẽ thắng.
Trong những ngày này, tôi lại hay nghĩ đến triết lý nói trên.Tôi xin được gọi ngày 30/4/1975 là ngày Việt Nam Cộng Hòa thua trận. Hãy ghi nhớ như vậy và hành động như người Nhật đã làm sau Thế chiến thứ hai. Những đối thủ nào tuyên bố sau trận đấu : hôm nay tôi thua, thì ắt hẳn trong họ ấp ủ một niềm tin chiến thắng.
"Khi cánh cửa mở ra, thấy chúng tôi bước vào phòng, không ai bảo ai nhưng tất cả đều đứng dậy, hơi cúi đầu xuống, có lẽ là chờ lệnh của chúng tôi. Một người cao lớn, mặt vuông chữ điền, dáng vạm vỡ, đeo kính cận, mặc quân phục màu rêu bước đến trước mặt tôi. Ông Nguyễn Hữu Hạnh chỉ vào người đó giới thiệu:
- "Báo cáo cấp chỉ huy, đây là Tổng thống Dương Văn Minh".
Sau đó tôi thấy một người thấp, đậm, mặc bộ đồ com-lê màu đen, đeo kính cận cũng đến trước mặt tôi, ông Hạnh giới thiệu:
- "Đây là Thủ tướng Vũ Văn Mẫu".
Mẫu hơi cúi đầu chào chúng tôi. Sau đó Dương Văn Minh lại bước thêm một bước nữa về phía chúng tôi nói:
"Báo cáo cấp chỉ huy, chúng tôi đã biết Quân giải phóng tiến công vào nội đô, chúng tôi đang chờ Quân giải phóng vào để bàn giao".
Nghe thấy vậy, tôi liền tuyên bố dứt khoát:
"Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả".
Thấy tôi nói vậy, cả phòng im lặng. Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu cùng số người trong phòng lùi về ngồi vào ghế. Dương Văn Minh có lẽ bị hẫng vì định giữ thế chủ động ra vẻ thiện chí bàn giao lại chính quyền, thành ra bị động, lúng túng đành cúi đầu chờ đợi".
Tôi cố ý trích lại toàn bộ đoạn văn miêu tả thời khắc đặc biệt của ngày 30/4 năm ấy. Đoạn văn được viết bởi người "bên thắng cuộc" và định miêu tả thế hiên ngang của người chiến thắng và thế thảm bại của người thua trận. Nhưng với tôi nó lại có tác dụng ngược lại. Chỉ bằng vài câu nói và hành động, mỗi bên đã thể hiện đúng bản chất của thể chế mình đại diện. Một bên chỉ biết đánh nhau, bên kia "ngây thơ" nghĩ rằng việc quản lý và điều hành một xã hội cần phải được tiếp nối và cần phải được bàn giao. (Không có bàn giao nên ông Thiệu bị oan nhiều năm về 16 tấn vàng.)
Nội các cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã xử sự đúng và văn minh khi biết mình là người thua cuộc.
Tôi đã từng nghĩ 30/4 đằng nào rồi nó cũng đến. Thà nó đến chỉ hai năm sau Hiệp định Paris như đã xảy ra còn hay hơn nó kéo dài thêm vài năm nữa. Càng kéo dài, máu đỏ da vàng càng đổ nhiều, đổ trên cả hai miền. Lật xác thù lên, toàn mặt người Việt Nam ta đó.
"Thà hy sinh tất cả, thà đốt sạch cả dãy Trường Sơn", một bên bằng mọi giá quyết đánh bại phía bên kia. Trận chiến Thành Quảng Trị, Mậu Thân 68 minh chứng rằng họ sẽ hành động như thế đấy.
Đến đây tôi lại nhớ lại những câu hát trong Quê hương đau nặng của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn :
"Bao nhiêu năm còn nô lệ
Anh em ta nhận vũ khí
Quê ta bãi hoang chiến trường diệt nhau như thú
Trôi bao nhiêu dòng máu đỏ
Bao yêu thương lùi trong quá khứ
Ôi giấc mơ thanh bình còn quá xa.
Ôi gian nan đời nước nhỏ
Sao đau thương nhiều lắm thế
Quê hương bây giờ những ngày điêu tàn còn đó
Cùng ghi nhớ
Những phố phường kia đã lên mộ bia
Dân ta chết trong ngẩn ngơ.
Quê hương ta giờ đau nặng
Bao hy sinh thật quá lớn
Tôi đi giữa những căm hờn đành không lên tiếng.
Trong tim đau từng vết đạn
Câu than van nhiều khi dấu kín
Ai khoe khoang dân mình đã chết oan".
Ai biết thua, người đó sẽ thắng miễn là đừng bỏ cuộc.
Những mầm mống dân chủ, những chồi non tự do, những tiềm năng phát triển đã ra đi cùng với sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Đành rằng lúc đó, Việt Nam Cộng Hòa chưa phải là một chế độ dân chủ hoàn chỉnh, nhưng điều không thể bác bỏ đó là một chế độ đang trên đường tiến tới một xã hội văn minh hơn, nhân bản hơn.
Lúc này đây, không chỉ những người phía "bên kia" cỗ vũ và ủng hộ nó mà còn cả những thanh niên trẻ ở phía "bên này", những người sinh sau cái mốc 30/4 đó. Dũng Phi Hổ, quê Nghệ An, quê của Nguyễn Ái Quốc, quê hương cách mạng nhé, chứ không phải ở xứ đạo nào đó để dễ bị chuốc lấy cái tội bị mua chuộc.
Bất lợi của Việt Nam Cộng Hòa đang trở nên lợi thế, không hẳn hoàn toàn là do Việt Nam Cộng Hòa đã gìn giữ và giành lấy được mà một phần lớn là do sự "tiếp sức" từ những yếu kém của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ đã từ chối bàn giao, họ từ chối quản lý đất nước và xã hội theo chiều hướng văn minh, mà họ đã chọn một hướng đi "càng đi càng tăm tối", đưa đất nước và dân tộc vào cuộc thử nghiệm điên rồ nhất trong lịch sử nhân loại.
Đến đây và cuối cùng, tôi lại nghĩ đến ra một triết lý tương tự khác : kẻ nào huyênh hoang trong chiến thắng, sẽ có lúc chuốc lấy thất bại thảm hại.
Đặng Xương Hùng
24/4/2015
Ai biết thua, người đó sẽ thắng
Đặng Xương Hùng
https://farm6.staticflickr.com/5605/15626639198_8faf89b541_o.jpg (https://farm6.staticflickr.com/5605/15626639198_8faf89b541_o.jpg)
“…Họ đã từ chối bàn giao, họ từ chối quản lý đất nước và xã hội theo chiều hướng văn minh, mà họ đã chọn một hướng đi "càng đi càng tăm tối", đưa đất nước và dân tộc vào cuộc thử nghiệm điên rồ nhất trong lịch sử nhân loại…”
(https://farm9.staticflickr.com/8692/17259119971_9ef47b2cab.jpg)https://farm9.staticflickr.com/8692/17259119971_9ef47b2cab.jpg (https://farm9.staticflickr.com/8692/17259119971_9ef47b2cab.jpg)
Phương Tây có những triết lý thú vị, thí dụ như Qui Perd Gagne, dịch từng chữ là Người Thua Thắng. Bề ngoài thì quả đúng là có phần Chí Phèo, AQ. Nhưng trong sâu thẳm chứa đựng triết lý riêng của nó. Ở nhiều tình huống, đôi khi những bất lợi trở thành lợi thế. Vì thế tôi hay diễn giải triết lý này thành : Ai biết thua, người đó sẽ thắng.
Trong những ngày này, tôi lại hay nghĩ đến triết lý nói trên.Tôi xin được gọi ngày 30/4/1975 là ngày Việt Nam Cộng Hòa thua trận. Hãy ghi nhớ như vậy và hành động như người Nhật đã làm sau Thế chiến thứ hai. Những đối thủ nào tuyên bố sau trận đấu : hôm nay tôi thua, thì ắt hẳn trong họ ấp ủ một niềm tin chiến thắng.
"Khi cánh cửa mở ra, thấy chúng tôi bước vào phòng, không ai bảo ai nhưng tất cả đều đứng dậy, hơi cúi đầu xuống, có lẽ là chờ lệnh của chúng tôi. Một người cao lớn, mặt vuông chữ điền, dáng vạm vỡ, đeo kính cận, mặc quân phục màu rêu bước đến trước mặt tôi. Ông Nguyễn Hữu Hạnh chỉ vào người đó giới thiệu:
- "Báo cáo cấp chỉ huy, đây là Tổng thống Dương Văn Minh".
Sau đó tôi thấy một người thấp, đậm, mặc bộ đồ com-lê màu đen, đeo kính cận cũng đến trước mặt tôi, ông Hạnh giới thiệu:
- "Đây là Thủ tướng Vũ Văn Mẫu".
Mẫu hơi cúi đầu chào chúng tôi. Sau đó Dương Văn Minh lại bước thêm một bước nữa về phía chúng tôi nói:
"Báo cáo cấp chỉ huy, chúng tôi đã biết Quân giải phóng tiến công vào nội đô, chúng tôi đang chờ Quân giải phóng vào để bàn giao".
Nghe thấy vậy, tôi liền tuyên bố dứt khoát:
"Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả".
Thấy tôi nói vậy, cả phòng im lặng. Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu cùng số người trong phòng lùi về ngồi vào ghế. Dương Văn Minh có lẽ bị hẫng vì định giữ thế chủ động ra vẻ thiện chí bàn giao lại chính quyền, thành ra bị động, lúng túng đành cúi đầu chờ đợi".
Tôi cố ý trích lại toàn bộ đoạn văn miêu tả thời khắc đặc biệt của ngày 30/4 năm ấy. Đoạn văn được viết bởi người "bên thắng cuộc" và định miêu tả thế hiên ngang của người chiến thắng và thế thảm bại của người thua trận. Nhưng với tôi nó lại có tác dụng ngược lại. Chỉ bằng vài câu nói và hành động, mỗi bên đã thể hiện đúng bản chất của thể chế mình đại diện. Một bên chỉ biết đánh nhau, bên kia "ngây thơ" nghĩ rằng việc quản lý và điều hành một xã hội cần phải được tiếp nối và cần phải được bàn giao. (Không có bàn giao nên ông Thiệu bị oan nhiều năm về 16 tấn vàng.)
Nội các cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã xử sự đúng và văn minh khi biết mình là người thua cuộc.
Tôi đã từng nghĩ 30/4 đằng nào rồi nó cũng đến. Thà nó đến chỉ hai năm sau Hiệp định Paris như đã xảy ra còn hay hơn nó kéo dài thêm vài năm nữa. Càng kéo dài, máu đỏ da vàng càng đổ nhiều, đổ trên cả hai miền. Lật xác thù lên, toàn mặt người Việt Nam ta đó.
"Thà hy sinh tất cả, thà đốt sạch cả dãy Trường Sơn", một bên bằng mọi giá quyết đánh bại phía bên kia. Trận chiến Thành Quảng Trị, Mậu Thân 68 minh chứng rằng họ sẽ hành động như thế đấy.
Đến đây tôi lại nhớ lại những câu hát trong Quê hương đau nặng của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn :
"Bao nhiêu năm còn nô lệ
Anh em ta nhận vũ khí
Quê ta bãi hoang chiến trường diệt nhau như thú
Trôi bao nhiêu dòng máu đỏ
Bao yêu thương lùi trong quá khứ
Ôi giấc mơ thanh bình còn quá xa.
Ôi gian nan đời nước nhỏ
Sao đau thương nhiều lắm thế
Quê hương bây giờ những ngày điêu tàn còn đó
Cùng ghi nhớ
Những phố phường kia đã lên mộ bia
Dân ta chết trong ngẩn ngơ.
Quê hương ta giờ đau nặng
Bao hy sinh thật quá lớn
Tôi đi giữa những căm hờn đành không lên tiếng.
Trong tim đau từng vết đạn
Câu than van nhiều khi dấu kín
Ai khoe khoang dân mình đã chết oan".
Ai biết thua, người đó sẽ thắng miễn là đừng bỏ cuộc.
Những mầm mống dân chủ, những chồi non tự do, những tiềm năng phát triển đã ra đi cùng với sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Đành rằng lúc đó, Việt Nam Cộng Hòa chưa phải là một chế độ dân chủ hoàn chỉnh, nhưng điều không thể bác bỏ đó là một chế độ đang trên đường tiến tới một xã hội văn minh hơn, nhân bản hơn.
Lúc này đây, không chỉ những người phía "bên kia" cỗ vũ và ủng hộ nó mà còn cả những thanh niên trẻ ở phía "bên này", những người sinh sau cái mốc 30/4 đó. Dũng Phi Hổ, quê Nghệ An, quê của Nguyễn Ái Quốc, quê hương cách mạng nhé, chứ không phải ở xứ đạo nào đó để dễ bị chuốc lấy cái tội bị mua chuộc.
Bất lợi của Việt Nam Cộng Hòa đang trở nên lợi thế, không hẳn hoàn toàn là do Việt Nam Cộng Hòa đã gìn giữ và giành lấy được mà một phần lớn là do sự "tiếp sức" từ những yếu kém của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ đã từ chối bàn giao, họ từ chối quản lý đất nước và xã hội theo chiều hướng văn minh, mà họ đã chọn một hướng đi "càng đi càng tăm tối", đưa đất nước và dân tộc vào cuộc thử nghiệm điên rồ nhất trong lịch sử nhân loại.
Đến đây và cuối cùng, tôi lại nghĩ đến ra một triết lý tương tự khác : kẻ nào huyênh hoang trong chiến thắng, sẽ có lúc chuốc lấy thất bại thảm hại.
Đặng Xương Hùng
24/4/2015