duyanh
05-05-2015, 12:57 PM
CỘNG SẢN VÀ PHÁT XÍT, TUY 2 MÀ NHƯ 1
Xét cho đến cùng, có nhiều yếu tố khiến nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra phát xít và cộng sản tuy là 2 nhưng bản chất lại là một. Trải qua nhiều cuộc chiến, những hành động của 2 bên cho thấy sự khác biệt không đáng kể. Cứ thử nghĩ về những năm của thế chiến II, có bao nhiêu điều mờ ám chưa được giải đáp về mối quan hệ đồng minh giữa Cộng sản và Phát xít.
http://intermati.com/micro1405/5.15/52.1.jpg (http://intermati.com/micro1405/5.15/52.1.jpg)
Trong kho văn liệu khổng lồ về Stalin và Hitler trong suốt thời Thế chiến II, có rất ít điều được nói về mối quan hệ đồng minh của họ trong 22 tháng. Đó không chỉ là một chương lạ thường trong lịch sử cuộc chiến, mà ý nghĩa của nó xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý hơn lâu nay.
Có hai yếu tố liên quan đến sự thờ ơ này. Một là sau khi Hitler quyết định xâm chiếm Nga mà thực hiện không thành, Stalin nổi lên như một trong những kẻ chiến thắng uy quyền của Thế chiến II. Yếu tố còn lại là việc các Thế lực phương Tây không mấy lưu tâm đến Đông Âu. Tuy vậy cuộc chiến nổ ra vào năm 1939 lại là do Đông Âu, kết quả của quyết định của người Anh (và Pháp) trong việc chống lại việc Đức chinh phục Ba Lan. Cơn địa chấn chính trị của Hiệp ước Xô-Đức vào ngày 23 tháng 8 năm 1939, chín ngày trước khi nổ ra cuộc chiến vào ngày 1 tháng 9, đã không ngăn được Anh và Pháp tuyên bố chiến tranh chống lại Đức vì đã xâm lược Ba Lan. Đây là một trong số ít – rất ít – những quyết định có ích cho họ vào thời điểm đó. Việc họ miễn cưỡng không muốn tiến hành nghiêm túc cuộc chiến chống Đức trong nhiều tháng tiếp theo lại là một câu chuyện khác.
Ba phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ năm 1939. Khá nhiều điều được viết về Hiệp ước Xô-Đức kể từ lúc ấy, phần lớn là của các cây bút và sử gia Đông Âu. The Devil’s Alliance (Liên minh của quỷ) là bản tường trình tốt của sử gia người Anh Roger Moorhouse về việc hiệp ước có ý nghĩa gì đối với Hitler và Stalin – và tệ hơn là đối với nạn nhân của hiệp ước đó. Có lẽ phần giá trị nhất của cuốn sách là phần nói về những hậu quả tức thời của hiệp ước năm 1939. Trước đó, Chủ nghĩa Quốc xã và Chủ nghĩa cộng sản đã là kẻ thù công khai của nhau một cách hiển nhiên và dữ dội. Từ những ngày thăng tiến chính trị đầu tiên của mình, Hitler đã mô tả Do Thái giáo và Chủ nghĩa cộng sản là hai kẻ thủ chính yếu của mình. Vào thời điểm đó, Stalin không hẳn là một kẻ theo ý thức hệ. Cũng như Hitler, Stalin là một người theo chủ nghĩa dân tộc; ông gần như không lưu tâm đến chủ nghĩa cộng sản quốc tế.
http://intermati.com/micro1405/5.15/52.2.jpg (http://intermati.com/micro1405/5.15/52.2.jpg)
Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov ký Hiệp ước Xô-Đức, với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Joachim von Ribbentrop ngay đằng sau, kế bên Stalin, ngày 23 tháng 8 năm 1939
Tháng 5 năm 1939, Hitler nhận ra rằng trong cuộc chiến của người Đức với phương Tây, Nga có thể đứng trung lập. Nhưng việc thực hiện điều đó không đơn giản; Nga phải có gì đó đổi lại. Trong suốt mùa hè năm đó, nhóm đại biểu Anh-Pháp đã tìm kiếm một dạng thoả thuận quân sự với Nga và chuyện không đi được tới đâu. Có một số viên chức và nhà ngoại giao cao cấp của Đức, đứng đầu trong số đó là Bộ trưởng Ngoại giao Joachim von Ribbentrop của Hitler, có khuynh hướng thiên hẳn về thỏa thuận Đức-Nga. Trong lúc đó, tại Moskva, Stalin đã bắt đầu có động thái: đầu tháng 5, ông sa thải Bộ trưởng Ngoại giao người Do Thái của mình, Maxim Litvinov, và thay thế bằng Vyacheslav Molotov (người giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong suốt cuộc chiến và một thời gian dài sau đó). Hitler hiểu điều đó có nghĩa là gì. Vào tháng 8, Ribbentrop bay đến Moskva để ký Hiệp ước Bất tương xâm giữa Liên Xô và Đức; bức ảnh Ribbentrop với cây bút trong tay cho thấy ở hậu cảnh Stalin mãn nguyện thấy rõ. Hitler hi vọng sự kiện gần như tuyệt diệu này có thể ngăn người Anh và người Pháp can dự vào cuộc chiến giành Ba Lan với ông. Điều đó đã không xảy ra, mặc dù Stalin không thất vọng vì điều đó.
Nghị định thư Bí mật phân chia Đông Âu giữa Đức và Liên Xô
Điều quan trọng hơn Hiệp ước Bất tương xâm là phần phụ lục của hiệp ước, một Nghị định thư Bí mật, vốn yêu cầu không gì khác hơn là phân chia Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan, với một phần nước này sẽ bị Liên Xô thâu tóm. Ngoài ra, Đức công nhận “khu vực lợi ích” (“sphere of interest”) của Nga tại Estonia, Latvia, Phần Lan, một phần Litva và tỉnh Bessarabia ở Romania. Moskva phủ nhận chính sự tồn tại của Nghị định thư Bí mật này trong suốt thời gian dài, ngay cả khi Thế chiến II kết thúc đã lâu. Nhưng sự kiện đó vẫn tồn tại trong văn khố của Đức; và vào năm 1939 nó đã trở thành một hiện thực u ám và dễ sợ. Tận đến năm 1986, Molotov già nua (lúc đó đã hơn 90) vẫn phủ nhận chính sự tồn tại của sự kiện này trước một phóng viên Nga. Trên thực tế, nhiều hoàn cảnh của sự kiện này vẫn tiếp tục tồn tại xuyên qua cuộc thế chiến và cả những xung đột tiếp sau đó cho đến năm 1989.
Quân đội và nhân dân Ba Lan đã chiến đấu can trường chống lại người Đức trong suốt một tháng vào năm 1939 (gần lâu bằng Pháp với đội quân đáng kể của họ vào năm 1940). Nhưng 17 ngày sau khi Đức xâm lược, quân đội của Stalin đã xâm lăng Ba Lan từ phía đông. Vài ngày sau tại Brest, một điểm gặp gỡ lúc ấy nằm ngay trên phần do Liên Xô kiểm soát tại Ba Lan, có một cuộc duyệt binh chung nho nhỏ của binh lính và quân xa của Đức và Liên Xô. Chỉ hơn hai tháng sau, tức chưa đầy ba tháng sau khi Thế chiến II nổ ra, trận đánh duy nhất trên đất liền tại châu Âu là giữa Nga và Phần Lan, vốn là dân tộc không chấp nhận sự kiểm soát của Nga đối với đất nước họ. Người Anh thất kinh. Họ (và người Pháp) thậm chí suy xét, trong thoáng chốc, về việc can thiệp, nhưng việc này đã không xảy đến. Quân đội Hitler sớm xâm chiếm Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Bỉ – và sau đó là Pháp. Churchill và Anh quốc đã đứng một mình, trong suốt hơn một năm sau đó.
Cuối tháng 9 năm 1939, Ribbentrop bay tới Moskva lần nữa để thu xếp một số thoả thuận về đường biên giới, từ đó sẽ tiến hành Nghị định thư Bí mật kia. Xuyên suốt cuộc chiến, trong số những viên chức cấp cao của Đức, Ribbentrop là người mong muốn tìm kiếm và duy trì những thoả thuận Đức – Nga nhất. (Người đồng cấp của ông ở Liên Xô, Molotov, cũng thường có những mong muốn tương tự.) Ở khía cạnh này, chúng ta còn có thể chú ý đến những mong muốn hướng đến mối quan hệ song phương giữa Hitler và Stalin. Hitler cho rằng cần phải tiến hành những điều khoản trong mối quan hệ đồng minh với Stalin; về phần mình, Stalin thậm chí còn nhiệt tình hơn Hitler trong chuyện này. Một ví dụ là lời chúc tụng có lẽ không cần thiết của ông dành cho Hitler sau khi ký bản hiệp ước vào ngày 24 tháng 8 năm 1939: “Tôi biết dân tộc Đức yêu mến Führer (Quốc trưởng) của họ nhiều đến dường nào, do đó tôi nâng ly để chúc sức khoẻ cho ông ấy.” Đáng kể hơn đối với hồ sơ lịch sử và hệ trọng hơn đối với nhân dân Đông Âu là ý định của Liên Xô và hành vi xâm lăng của họ ngay sau khi ký Hiệp ước Xô-Đức.
Vào cái ngày diễn ra chuyến viếng thăm thứ hai của Ribbentrop đến Moskva, Nga bắt đầu gây áp lực lên các quốc gia Baltic. Nga đưa ra yêu sách đòi thay đổi những chính quyền tại Baltic, đầu tiên là tại Estonia, sau đó là những nước láng giềng Latvia và Litva. Quan trọng hơn, giờ đây Nga đã điều quân đến những nước đó, đặc biệt là đến các hải cảng của họ, làm suy giảm trầm trọng nền độc lập của những nước này. Chính quyền của những nước này chịu áp lực và đã phải tuân theo lệnh của Liên Xô, ngoại trừ Phần Lan. Hai tháng sau, Chiến tranh Mùa đông tại Phần Lan bắt đầu. Đội quân nhỏ bé của Phần Lan đã chiến đấu quật cường và dũng cảm, một thực tế mà ngay cả Stalin cũng phải thừa nhận; kết quả là xuất hiện một hiệp định trong đó Phần Lan từ bỏ một phần lãnh thổ cho Liên Xô nhưng vẫn duy trì nền độc lập cho phần lớn đất nước.
Tình hình tại Ba Lan còn xui rủi và kinh khủng hơn nhiều. Ở đó sự chiếm đóng của Liên Xô chí ít cũng tàn bạo và thảm khốc – nếu không muốn nói nhiều hơn – so với những phần đất Ba Lan bị Đức khuất phục. Nga trục xuất ít nhất một triệu người – bao gồm nhiều gia đình, mà không cho họ mang theo tài sản – tới Siberia, Kazakhstan và miền Bắc xa xôi của nước Nga, và gần như không ai có thể thăm lại quê nhà của mình lần nữa. Vào tháng 4 và tháng 5 năm 1940, khoảng 22.000 sĩ quan Ba Lan bị bắn chết gần Katyn. Hơn một triệu tù nhân và công nhân Ba Lan bị trục xuất tới Đức để chịu lao động cưỡng bức trong suốt thời chiến.
Đáng nói là nhiều việc làm thế này đã bắt đầu ngay sau khi Liên Xô chiếm được miền Đông Ba Lan vào tháng Chín năm 1939. Một số người Ba Lan, bao gồm người Do Thái, đã chào mừng binh lính Liên Xô, những tưởng rằng binh lính Liên Xô đến để giải phóng họ khỏi Đức Quốc xã. (Sau đó họ thất vọng với người Nga đến mức một số người Do Thái ở miền Đông Ba Lan đã nghĩ rằng tốt hơn là họ nên trốn sang khu vực của Đức Quốc xã, cho dù họ đã biết người Đức đối xử với dân Do Thái ra sao.) Từ năm 1939 đến 1941, có lẽ đa số dân Do Thái trên thế giới sống tại Đông Âu, hầu hết họ sống tại miền Đông Ba Lan, miền Tây Nga, Ukraina, và Belarus. Cuộc thanh trừng chung quyết của người Đức chưa được Hitler quyết định cho đến tháng 9 năm 1941 và trước tháng 1 năm 1942 vẫn chưa được thực hiện, nhưng theo nhiều cách khác nhau, số phận của họ đã được tiên đoán từ Hiệp ước Xô-Đức.
Stalin tìm cách ngăn Hitler xâm lược Liên Xô
Vào ngày 14 tháng 6 năm 1940, ngay cái ngày quân Đức diễu hành vào Paris, Moskva cuối cùng đã quyết định thi hành Nghị định thư Bí mật. Trong vòng một hai ngày, Nga tuyên bố tổng sáp nhập Estonia, Latvia và Litva vào Liên Xô. Thành viên chính phủ của những nước này hoặc bị cầm tù hoặc bị đày ải. Nhiều cựu viên chức ở đó bị xử tử, và ít nhất 25.000 người Baltic đã bị trục xuất tới Liên Xô. Hitler chở những người thuộc sắc tộc thiểu số Đức ở vùng Baltic đến Đức bằng tàu thuỷ của Đức.
Vào tháng 11 năm 1940, Molotov sang Berlin. Đây không phải là chuyến đi thành công của ông. Cung cách ngoại giao của ông cứng đờ như tính cách ông vậy. Nhìn thấy Đức chinh phục gần hết châu Âu, ông đề xuất việc gộp Bulgaria vào khu vực của Nga. Theo đó Liên Xô sẽ có sự hiện diện gần Bosphorus, với cái giá phải trả là Thổ Nhĩ Kỳ. Người Đức không đáp lại lời đề xuất này. Vào một ngày tháng 12 năm 1940, Hitler bắt đầu hoạch định một cuộc chiến chung cuộc với Nga.
Stalin phần nào chỉ trích hành vi của Molotov tại Berlin; ông cho là Bộ trưởng Ngoại giao của mình có lẽ đã quá cứng nhắc. Đây là lối cư xử điển hình của Stalin trong suốt sáu tháng tiếp theo. Ông không thể và sẽ không tin Hitler sẽ khởi sự một cuộc chiến chống lại mình trong khi Đức vẫn còn Anh quốc để xử lý.
Stalin đã thực hiện một số động thái để cải thiện tình hình của Nga. Ông thương thảo một hiệp ước giao hảo với Nam Tư, vốn chẳng được gì, vì Hitler đã xâm lược Nam Tư vào cái ngày ký hiệp ước này. Ông mời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Matsuoka Yōsuke đến Moskva khi ông này trên đường quay trở về Nhật sau chuyến viếng thăm Berlin. Đáng ngạc nhiên là sau đó ông ký một Hiệp ước Bất tương xâm với Nhật. (Ngay sau khi Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, Matsuoka khi trở về Tokyo đã đề nghị Nhật nên xâm lược Nga từ phía Đông. Giá trị của những bản Hiệp ước Bất tương xâm năm 1941 quả là nhỏ bé. Nhưng Matsuoka không được như ý, vì kẻ thù chính của Nhật lúc bấy giờ là Hoa Kỳ.)
Stalin ra lệnh phải có những cử chỉ thân thiện đối với Đức, bao gồm cả việc đẩy nhanh khâu vận chuyển các sản phẩm Liên Xô đến đó. Ông không một chút mảy may phản ứng lại lời cảnh báo của Churchill về viễn cảnh Đức sẽ tấn công Liên Xô. Trong suốt mười ngày trước cuộc xâm lăng của Đức Quốc xã – mặc cho mọi loại thông tin về mối đe doạ của Đức – Stalin đã cố gắng thực hiện những điều tốt nhất, hay có lẽ là những điều tệ nhất, để xác nhận lòng tin của mình vào Hitler và nước Đức. Tôi không biết một trường hợp đơn lẻ nào có hành vi thấp hèn đến thế (vì bản chất của nó là thế) mà xuất phát từ một chính khách của một đại cường quốc.
Cuộc tấn công của Đức thoạt đầu đã làm Stalin sốc đến câm lặng.
(Những lời của Molotov sau khi Đức tuyên bố chiến tranh cũng đáng nói: “Chúng ta đáng bị điều này sao?”) Những mệnh lệnh đầu tiên của Stalin cho quân đội Liên Xô là đừng phản ứng gì cả. Phải mất nhiều giờ đồng hồ sau cuộc xâm lăng – cho đến trưa – thì ông mới ra lệnh cho quân đội phản kháng.
Việc Stalin đã run sợ ra sao trong suốt những ngày công kích đầu tiên của Đức Quốc xã vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Cuối cùng ông đã xốc lại được tinh thần của mình. Vào ngày 3 tháng 7 năm 1941 mười một ngày sau cuộc xâm lăng của Đức – ông gọi nhân dân Liên Xô là một tập thể ái quốc. Tới thời điểm đó, một số binh lính Đức Quốc xã đã xâm nhập miền Tây Liên Xô được hơn một trăm dặm (hơn 160 km) và đang tiến đến Moskva. Roger Moorhouse kết lại phần dẫn nhập khiêm tốn của mình: lịch sử của Hiệp ước Xô-Đức “xứng đáng được giải cứu ra khỏi những dòng cước chú (tức ít được chú ý – NBT) và khôi phục lại vị trí đúng đắn của nó… Tôi chỉ có thể hi vọng rằng cuốn sách này sẽ góp được một phần nho nhỏ cho tiến trình đó.” Quả thật nó đã làm được điều đó.
Ý đồ của Hitler và Stalin
Dĩ nhiên vẫn còn đó những nghi vấn dành cho các sử gia. Một vấn đề là nhiều văn khố Liên Xô vẫn còn đóng cửa, và văn bản của họ thường là không đáng tin cậy trong mọi trường hợp. Một nghi vấn sâu xa hơn vẫn chưa giải quyết được nằm ở chỗ mục đích chính của Hitler vào năm 1941 là gì. Trước nhân dân và đồng minh của mình, ông đã có những giải thích rõ ràng và đơn giản. Ông chưa bao giờ thoải mái trong việc liên kết với Liên Xô. Ông kinh tởm chủ nghĩa cộng sản. Nhưng còn có một yếu tố khác, có lẽ mang tính quyết định, trong tâm trí của ông. Ở đâu đó ông đã buông lời nhận xét về điều này trước một số tướng lĩnh của mình. Những lời đó liên quan đến Anh quốc – và đằng sau đó là Hoa Kỳ. Một khi đã chinh phục Nga, buộc Stalin quy hàng hay phải rút đi những gì còn lại của quyền lực Liên Xô đằng sau vùng Ural để chạy sang Siberia, thì khi đó Churchill (và Roosevelt) có thể làm được gì? Họ phải đối diện với một kẻ khổng lồ Nazi-Á-Âu, với đội quân Đức lớn mạnh không còn phải chiến đấu trên hai mặt trận nữa.
Vấn đề của Stalin nghiêm trọng hơn nhưng lại đơn giản hơn. Vào đầu tháng 9 năm 1941, ông viết cho Churchill rằng Liên Xô đang “chịu mối đe doạ chết người.” Chuyện đó không xảy ra; và đến năm 1942, ông nhận ra là mình sẽ nhận được nhiều thứ từ mối quan hệ đồng minh với Anh và Hoa Kỳ hơn là với Đức. Nhưng chí ít cho tới tháng 6 năm 1941, Stalin và Molotov vẫn còn chuộng Đức của Hitler hơn là phương Tây.
Ở phương diện này có một chỗ dành cho một bản tiểu sử, hay một bản phác thảo tiểu sử, của một viên chức nham hiểm của Liên Xô mang tên Vladimir Dekanozov, người thân cận với Molotov trong suốt thời gian dài, một trong những kẻ thân Đức quan trọng trong hàng ngũ viên chức cao cấp của Liên Xô (và vào năm 1941 còn là Đại sứ tại Berlin). Có chứng cứ cho rằng khoảng cuối mùa xuân năm 1943, Molotov đã điều Dekanozov đến Stockholm với mục tiêu thiết lập mối liên hệ với Đức Quốc xã. Ribbentrop đã sẵn sàng gặp Dekanozov nhưng bị Hitler cấm không cho gặp. Vào cuối năm 1953, Khruschev đã ra lệnh xử tử Dekanozov.
Hai tuyên bố lịch sử đã xuất hiện bằng văn bản sau khi cuộc chiến kết thúc được một thời gian. Vào tháng 12 năm 1941, Churchill điều Bộ trưởng Ngoại giao Anthony Eden đến Moskva. Các lực lượng tiến công của Đức chưa tới được Moskva nhưng vẫn có thể nghe thấy tiếng súng ở bên ngoài bức tường của điện Kremlin. Stalin nói với Eden: “Vấn đề của Hitler là ông ta không biết nên dừng lại chỗ nào.” Eden: “Thế có ai biết không?” Stalin: “Tôi biết.” Hai từ này không hoàn toàn xa rời sự thật. Vào tháng 11 năm 1944, Churchill đến gặp De Gaulle tại Paris. De Gaulle nghiêm trách người Mỹ vì đã để Nga chiếm toàn bộ Đông Âu. Churchill bảo, vâng, Nga giờ đây là con sói đói khát. “Nhưng sau bữa ăn là đến giai đoạn tiêu hoá.”[1] Nga sẽ không thể tiêu hoá được phần lớn Đông Âu. Và quả đúng vậy.
ST
Xét cho đến cùng, có nhiều yếu tố khiến nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra phát xít và cộng sản tuy là 2 nhưng bản chất lại là một. Trải qua nhiều cuộc chiến, những hành động của 2 bên cho thấy sự khác biệt không đáng kể. Cứ thử nghĩ về những năm của thế chiến II, có bao nhiêu điều mờ ám chưa được giải đáp về mối quan hệ đồng minh giữa Cộng sản và Phát xít.
http://intermati.com/micro1405/5.15/52.1.jpg (http://intermati.com/micro1405/5.15/52.1.jpg)
Trong kho văn liệu khổng lồ về Stalin và Hitler trong suốt thời Thế chiến II, có rất ít điều được nói về mối quan hệ đồng minh của họ trong 22 tháng. Đó không chỉ là một chương lạ thường trong lịch sử cuộc chiến, mà ý nghĩa của nó xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý hơn lâu nay.
Có hai yếu tố liên quan đến sự thờ ơ này. Một là sau khi Hitler quyết định xâm chiếm Nga mà thực hiện không thành, Stalin nổi lên như một trong những kẻ chiến thắng uy quyền của Thế chiến II. Yếu tố còn lại là việc các Thế lực phương Tây không mấy lưu tâm đến Đông Âu. Tuy vậy cuộc chiến nổ ra vào năm 1939 lại là do Đông Âu, kết quả của quyết định của người Anh (và Pháp) trong việc chống lại việc Đức chinh phục Ba Lan. Cơn địa chấn chính trị của Hiệp ước Xô-Đức vào ngày 23 tháng 8 năm 1939, chín ngày trước khi nổ ra cuộc chiến vào ngày 1 tháng 9, đã không ngăn được Anh và Pháp tuyên bố chiến tranh chống lại Đức vì đã xâm lược Ba Lan. Đây là một trong số ít – rất ít – những quyết định có ích cho họ vào thời điểm đó. Việc họ miễn cưỡng không muốn tiến hành nghiêm túc cuộc chiến chống Đức trong nhiều tháng tiếp theo lại là một câu chuyện khác.
Ba phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ năm 1939. Khá nhiều điều được viết về Hiệp ước Xô-Đức kể từ lúc ấy, phần lớn là của các cây bút và sử gia Đông Âu. The Devil’s Alliance (Liên minh của quỷ) là bản tường trình tốt của sử gia người Anh Roger Moorhouse về việc hiệp ước có ý nghĩa gì đối với Hitler và Stalin – và tệ hơn là đối với nạn nhân của hiệp ước đó. Có lẽ phần giá trị nhất của cuốn sách là phần nói về những hậu quả tức thời của hiệp ước năm 1939. Trước đó, Chủ nghĩa Quốc xã và Chủ nghĩa cộng sản đã là kẻ thù công khai của nhau một cách hiển nhiên và dữ dội. Từ những ngày thăng tiến chính trị đầu tiên của mình, Hitler đã mô tả Do Thái giáo và Chủ nghĩa cộng sản là hai kẻ thủ chính yếu của mình. Vào thời điểm đó, Stalin không hẳn là một kẻ theo ý thức hệ. Cũng như Hitler, Stalin là một người theo chủ nghĩa dân tộc; ông gần như không lưu tâm đến chủ nghĩa cộng sản quốc tế.
http://intermati.com/micro1405/5.15/52.2.jpg (http://intermati.com/micro1405/5.15/52.2.jpg)
Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov ký Hiệp ước Xô-Đức, với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Joachim von Ribbentrop ngay đằng sau, kế bên Stalin, ngày 23 tháng 8 năm 1939
Tháng 5 năm 1939, Hitler nhận ra rằng trong cuộc chiến của người Đức với phương Tây, Nga có thể đứng trung lập. Nhưng việc thực hiện điều đó không đơn giản; Nga phải có gì đó đổi lại. Trong suốt mùa hè năm đó, nhóm đại biểu Anh-Pháp đã tìm kiếm một dạng thoả thuận quân sự với Nga và chuyện không đi được tới đâu. Có một số viên chức và nhà ngoại giao cao cấp của Đức, đứng đầu trong số đó là Bộ trưởng Ngoại giao Joachim von Ribbentrop của Hitler, có khuynh hướng thiên hẳn về thỏa thuận Đức-Nga. Trong lúc đó, tại Moskva, Stalin đã bắt đầu có động thái: đầu tháng 5, ông sa thải Bộ trưởng Ngoại giao người Do Thái của mình, Maxim Litvinov, và thay thế bằng Vyacheslav Molotov (người giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong suốt cuộc chiến và một thời gian dài sau đó). Hitler hiểu điều đó có nghĩa là gì. Vào tháng 8, Ribbentrop bay đến Moskva để ký Hiệp ước Bất tương xâm giữa Liên Xô và Đức; bức ảnh Ribbentrop với cây bút trong tay cho thấy ở hậu cảnh Stalin mãn nguyện thấy rõ. Hitler hi vọng sự kiện gần như tuyệt diệu này có thể ngăn người Anh và người Pháp can dự vào cuộc chiến giành Ba Lan với ông. Điều đó đã không xảy ra, mặc dù Stalin không thất vọng vì điều đó.
Nghị định thư Bí mật phân chia Đông Âu giữa Đức và Liên Xô
Điều quan trọng hơn Hiệp ước Bất tương xâm là phần phụ lục của hiệp ước, một Nghị định thư Bí mật, vốn yêu cầu không gì khác hơn là phân chia Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan, với một phần nước này sẽ bị Liên Xô thâu tóm. Ngoài ra, Đức công nhận “khu vực lợi ích” (“sphere of interest”) của Nga tại Estonia, Latvia, Phần Lan, một phần Litva và tỉnh Bessarabia ở Romania. Moskva phủ nhận chính sự tồn tại của Nghị định thư Bí mật này trong suốt thời gian dài, ngay cả khi Thế chiến II kết thúc đã lâu. Nhưng sự kiện đó vẫn tồn tại trong văn khố của Đức; và vào năm 1939 nó đã trở thành một hiện thực u ám và dễ sợ. Tận đến năm 1986, Molotov già nua (lúc đó đã hơn 90) vẫn phủ nhận chính sự tồn tại của sự kiện này trước một phóng viên Nga. Trên thực tế, nhiều hoàn cảnh của sự kiện này vẫn tiếp tục tồn tại xuyên qua cuộc thế chiến và cả những xung đột tiếp sau đó cho đến năm 1989.
Quân đội và nhân dân Ba Lan đã chiến đấu can trường chống lại người Đức trong suốt một tháng vào năm 1939 (gần lâu bằng Pháp với đội quân đáng kể của họ vào năm 1940). Nhưng 17 ngày sau khi Đức xâm lược, quân đội của Stalin đã xâm lăng Ba Lan từ phía đông. Vài ngày sau tại Brest, một điểm gặp gỡ lúc ấy nằm ngay trên phần do Liên Xô kiểm soát tại Ba Lan, có một cuộc duyệt binh chung nho nhỏ của binh lính và quân xa của Đức và Liên Xô. Chỉ hơn hai tháng sau, tức chưa đầy ba tháng sau khi Thế chiến II nổ ra, trận đánh duy nhất trên đất liền tại châu Âu là giữa Nga và Phần Lan, vốn là dân tộc không chấp nhận sự kiểm soát của Nga đối với đất nước họ. Người Anh thất kinh. Họ (và người Pháp) thậm chí suy xét, trong thoáng chốc, về việc can thiệp, nhưng việc này đã không xảy đến. Quân đội Hitler sớm xâm chiếm Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Bỉ – và sau đó là Pháp. Churchill và Anh quốc đã đứng một mình, trong suốt hơn một năm sau đó.
Cuối tháng 9 năm 1939, Ribbentrop bay tới Moskva lần nữa để thu xếp một số thoả thuận về đường biên giới, từ đó sẽ tiến hành Nghị định thư Bí mật kia. Xuyên suốt cuộc chiến, trong số những viên chức cấp cao của Đức, Ribbentrop là người mong muốn tìm kiếm và duy trì những thoả thuận Đức – Nga nhất. (Người đồng cấp của ông ở Liên Xô, Molotov, cũng thường có những mong muốn tương tự.) Ở khía cạnh này, chúng ta còn có thể chú ý đến những mong muốn hướng đến mối quan hệ song phương giữa Hitler và Stalin. Hitler cho rằng cần phải tiến hành những điều khoản trong mối quan hệ đồng minh với Stalin; về phần mình, Stalin thậm chí còn nhiệt tình hơn Hitler trong chuyện này. Một ví dụ là lời chúc tụng có lẽ không cần thiết của ông dành cho Hitler sau khi ký bản hiệp ước vào ngày 24 tháng 8 năm 1939: “Tôi biết dân tộc Đức yêu mến Führer (Quốc trưởng) của họ nhiều đến dường nào, do đó tôi nâng ly để chúc sức khoẻ cho ông ấy.” Đáng kể hơn đối với hồ sơ lịch sử và hệ trọng hơn đối với nhân dân Đông Âu là ý định của Liên Xô và hành vi xâm lăng của họ ngay sau khi ký Hiệp ước Xô-Đức.
Vào cái ngày diễn ra chuyến viếng thăm thứ hai của Ribbentrop đến Moskva, Nga bắt đầu gây áp lực lên các quốc gia Baltic. Nga đưa ra yêu sách đòi thay đổi những chính quyền tại Baltic, đầu tiên là tại Estonia, sau đó là những nước láng giềng Latvia và Litva. Quan trọng hơn, giờ đây Nga đã điều quân đến những nước đó, đặc biệt là đến các hải cảng của họ, làm suy giảm trầm trọng nền độc lập của những nước này. Chính quyền của những nước này chịu áp lực và đã phải tuân theo lệnh của Liên Xô, ngoại trừ Phần Lan. Hai tháng sau, Chiến tranh Mùa đông tại Phần Lan bắt đầu. Đội quân nhỏ bé của Phần Lan đã chiến đấu quật cường và dũng cảm, một thực tế mà ngay cả Stalin cũng phải thừa nhận; kết quả là xuất hiện một hiệp định trong đó Phần Lan từ bỏ một phần lãnh thổ cho Liên Xô nhưng vẫn duy trì nền độc lập cho phần lớn đất nước.
Tình hình tại Ba Lan còn xui rủi và kinh khủng hơn nhiều. Ở đó sự chiếm đóng của Liên Xô chí ít cũng tàn bạo và thảm khốc – nếu không muốn nói nhiều hơn – so với những phần đất Ba Lan bị Đức khuất phục. Nga trục xuất ít nhất một triệu người – bao gồm nhiều gia đình, mà không cho họ mang theo tài sản – tới Siberia, Kazakhstan và miền Bắc xa xôi của nước Nga, và gần như không ai có thể thăm lại quê nhà của mình lần nữa. Vào tháng 4 và tháng 5 năm 1940, khoảng 22.000 sĩ quan Ba Lan bị bắn chết gần Katyn. Hơn một triệu tù nhân và công nhân Ba Lan bị trục xuất tới Đức để chịu lao động cưỡng bức trong suốt thời chiến.
Đáng nói là nhiều việc làm thế này đã bắt đầu ngay sau khi Liên Xô chiếm được miền Đông Ba Lan vào tháng Chín năm 1939. Một số người Ba Lan, bao gồm người Do Thái, đã chào mừng binh lính Liên Xô, những tưởng rằng binh lính Liên Xô đến để giải phóng họ khỏi Đức Quốc xã. (Sau đó họ thất vọng với người Nga đến mức một số người Do Thái ở miền Đông Ba Lan đã nghĩ rằng tốt hơn là họ nên trốn sang khu vực của Đức Quốc xã, cho dù họ đã biết người Đức đối xử với dân Do Thái ra sao.) Từ năm 1939 đến 1941, có lẽ đa số dân Do Thái trên thế giới sống tại Đông Âu, hầu hết họ sống tại miền Đông Ba Lan, miền Tây Nga, Ukraina, và Belarus. Cuộc thanh trừng chung quyết của người Đức chưa được Hitler quyết định cho đến tháng 9 năm 1941 và trước tháng 1 năm 1942 vẫn chưa được thực hiện, nhưng theo nhiều cách khác nhau, số phận của họ đã được tiên đoán từ Hiệp ước Xô-Đức.
Stalin tìm cách ngăn Hitler xâm lược Liên Xô
Vào ngày 14 tháng 6 năm 1940, ngay cái ngày quân Đức diễu hành vào Paris, Moskva cuối cùng đã quyết định thi hành Nghị định thư Bí mật. Trong vòng một hai ngày, Nga tuyên bố tổng sáp nhập Estonia, Latvia và Litva vào Liên Xô. Thành viên chính phủ của những nước này hoặc bị cầm tù hoặc bị đày ải. Nhiều cựu viên chức ở đó bị xử tử, và ít nhất 25.000 người Baltic đã bị trục xuất tới Liên Xô. Hitler chở những người thuộc sắc tộc thiểu số Đức ở vùng Baltic đến Đức bằng tàu thuỷ của Đức.
Vào tháng 11 năm 1940, Molotov sang Berlin. Đây không phải là chuyến đi thành công của ông. Cung cách ngoại giao của ông cứng đờ như tính cách ông vậy. Nhìn thấy Đức chinh phục gần hết châu Âu, ông đề xuất việc gộp Bulgaria vào khu vực của Nga. Theo đó Liên Xô sẽ có sự hiện diện gần Bosphorus, với cái giá phải trả là Thổ Nhĩ Kỳ. Người Đức không đáp lại lời đề xuất này. Vào một ngày tháng 12 năm 1940, Hitler bắt đầu hoạch định một cuộc chiến chung cuộc với Nga.
Stalin phần nào chỉ trích hành vi của Molotov tại Berlin; ông cho là Bộ trưởng Ngoại giao của mình có lẽ đã quá cứng nhắc. Đây là lối cư xử điển hình của Stalin trong suốt sáu tháng tiếp theo. Ông không thể và sẽ không tin Hitler sẽ khởi sự một cuộc chiến chống lại mình trong khi Đức vẫn còn Anh quốc để xử lý.
Stalin đã thực hiện một số động thái để cải thiện tình hình của Nga. Ông thương thảo một hiệp ước giao hảo với Nam Tư, vốn chẳng được gì, vì Hitler đã xâm lược Nam Tư vào cái ngày ký hiệp ước này. Ông mời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Matsuoka Yōsuke đến Moskva khi ông này trên đường quay trở về Nhật sau chuyến viếng thăm Berlin. Đáng ngạc nhiên là sau đó ông ký một Hiệp ước Bất tương xâm với Nhật. (Ngay sau khi Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, Matsuoka khi trở về Tokyo đã đề nghị Nhật nên xâm lược Nga từ phía Đông. Giá trị của những bản Hiệp ước Bất tương xâm năm 1941 quả là nhỏ bé. Nhưng Matsuoka không được như ý, vì kẻ thù chính của Nhật lúc bấy giờ là Hoa Kỳ.)
Stalin ra lệnh phải có những cử chỉ thân thiện đối với Đức, bao gồm cả việc đẩy nhanh khâu vận chuyển các sản phẩm Liên Xô đến đó. Ông không một chút mảy may phản ứng lại lời cảnh báo của Churchill về viễn cảnh Đức sẽ tấn công Liên Xô. Trong suốt mười ngày trước cuộc xâm lăng của Đức Quốc xã – mặc cho mọi loại thông tin về mối đe doạ của Đức – Stalin đã cố gắng thực hiện những điều tốt nhất, hay có lẽ là những điều tệ nhất, để xác nhận lòng tin của mình vào Hitler và nước Đức. Tôi không biết một trường hợp đơn lẻ nào có hành vi thấp hèn đến thế (vì bản chất của nó là thế) mà xuất phát từ một chính khách của một đại cường quốc.
Cuộc tấn công của Đức thoạt đầu đã làm Stalin sốc đến câm lặng.
(Những lời của Molotov sau khi Đức tuyên bố chiến tranh cũng đáng nói: “Chúng ta đáng bị điều này sao?”) Những mệnh lệnh đầu tiên của Stalin cho quân đội Liên Xô là đừng phản ứng gì cả. Phải mất nhiều giờ đồng hồ sau cuộc xâm lăng – cho đến trưa – thì ông mới ra lệnh cho quân đội phản kháng.
Việc Stalin đã run sợ ra sao trong suốt những ngày công kích đầu tiên của Đức Quốc xã vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Cuối cùng ông đã xốc lại được tinh thần của mình. Vào ngày 3 tháng 7 năm 1941 mười một ngày sau cuộc xâm lăng của Đức – ông gọi nhân dân Liên Xô là một tập thể ái quốc. Tới thời điểm đó, một số binh lính Đức Quốc xã đã xâm nhập miền Tây Liên Xô được hơn một trăm dặm (hơn 160 km) và đang tiến đến Moskva. Roger Moorhouse kết lại phần dẫn nhập khiêm tốn của mình: lịch sử của Hiệp ước Xô-Đức “xứng đáng được giải cứu ra khỏi những dòng cước chú (tức ít được chú ý – NBT) và khôi phục lại vị trí đúng đắn của nó… Tôi chỉ có thể hi vọng rằng cuốn sách này sẽ góp được một phần nho nhỏ cho tiến trình đó.” Quả thật nó đã làm được điều đó.
Ý đồ của Hitler và Stalin
Dĩ nhiên vẫn còn đó những nghi vấn dành cho các sử gia. Một vấn đề là nhiều văn khố Liên Xô vẫn còn đóng cửa, và văn bản của họ thường là không đáng tin cậy trong mọi trường hợp. Một nghi vấn sâu xa hơn vẫn chưa giải quyết được nằm ở chỗ mục đích chính của Hitler vào năm 1941 là gì. Trước nhân dân và đồng minh của mình, ông đã có những giải thích rõ ràng và đơn giản. Ông chưa bao giờ thoải mái trong việc liên kết với Liên Xô. Ông kinh tởm chủ nghĩa cộng sản. Nhưng còn có một yếu tố khác, có lẽ mang tính quyết định, trong tâm trí của ông. Ở đâu đó ông đã buông lời nhận xét về điều này trước một số tướng lĩnh của mình. Những lời đó liên quan đến Anh quốc – và đằng sau đó là Hoa Kỳ. Một khi đã chinh phục Nga, buộc Stalin quy hàng hay phải rút đi những gì còn lại của quyền lực Liên Xô đằng sau vùng Ural để chạy sang Siberia, thì khi đó Churchill (và Roosevelt) có thể làm được gì? Họ phải đối diện với một kẻ khổng lồ Nazi-Á-Âu, với đội quân Đức lớn mạnh không còn phải chiến đấu trên hai mặt trận nữa.
Vấn đề của Stalin nghiêm trọng hơn nhưng lại đơn giản hơn. Vào đầu tháng 9 năm 1941, ông viết cho Churchill rằng Liên Xô đang “chịu mối đe doạ chết người.” Chuyện đó không xảy ra; và đến năm 1942, ông nhận ra là mình sẽ nhận được nhiều thứ từ mối quan hệ đồng minh với Anh và Hoa Kỳ hơn là với Đức. Nhưng chí ít cho tới tháng 6 năm 1941, Stalin và Molotov vẫn còn chuộng Đức của Hitler hơn là phương Tây.
Ở phương diện này có một chỗ dành cho một bản tiểu sử, hay một bản phác thảo tiểu sử, của một viên chức nham hiểm của Liên Xô mang tên Vladimir Dekanozov, người thân cận với Molotov trong suốt thời gian dài, một trong những kẻ thân Đức quan trọng trong hàng ngũ viên chức cao cấp của Liên Xô (và vào năm 1941 còn là Đại sứ tại Berlin). Có chứng cứ cho rằng khoảng cuối mùa xuân năm 1943, Molotov đã điều Dekanozov đến Stockholm với mục tiêu thiết lập mối liên hệ với Đức Quốc xã. Ribbentrop đã sẵn sàng gặp Dekanozov nhưng bị Hitler cấm không cho gặp. Vào cuối năm 1953, Khruschev đã ra lệnh xử tử Dekanozov.
Hai tuyên bố lịch sử đã xuất hiện bằng văn bản sau khi cuộc chiến kết thúc được một thời gian. Vào tháng 12 năm 1941, Churchill điều Bộ trưởng Ngoại giao Anthony Eden đến Moskva. Các lực lượng tiến công của Đức chưa tới được Moskva nhưng vẫn có thể nghe thấy tiếng súng ở bên ngoài bức tường của điện Kremlin. Stalin nói với Eden: “Vấn đề của Hitler là ông ta không biết nên dừng lại chỗ nào.” Eden: “Thế có ai biết không?” Stalin: “Tôi biết.” Hai từ này không hoàn toàn xa rời sự thật. Vào tháng 11 năm 1944, Churchill đến gặp De Gaulle tại Paris. De Gaulle nghiêm trách người Mỹ vì đã để Nga chiếm toàn bộ Đông Âu. Churchill bảo, vâng, Nga giờ đây là con sói đói khát. “Nhưng sau bữa ăn là đến giai đoạn tiêu hoá.”[1] Nga sẽ không thể tiêu hoá được phần lớn Đông Âu. Và quả đúng vậy.
ST