PDA

View Full Version : Them mot bai ve dao luat s-219.



khieman
05-03-2015, 03:45 PM
.


Thêm Một Bài về Đạo Luật S-219

TẠP CHÍ DÂN VĂN:

Hai nước đang có quan hệ ngoại giao, mỗi nước đều có Đại Sứ của nước kia, mà Canada đã biểu quyết Đạo Luật S-219, đọc bản văn của Đạo Luật chúng ta thấy rõ ràng đây là những lời kết tội chế độ Cộng Sản Hà Nội đã cưỡng chiếm Miền Nam, phá hủy Hiệp Định Paris, và Vi Phạm Nhân Quyền nên mới dẫn tới kết quả là người dân phải bỏ nước ra đi, bất chấp sóng gió, cướp biển ....

Đây là “sự hài tội” công khai, chúng tôi chưa hề thấy xảy ra trên thế giới.

Chúng tôi chỉ buồn cho đến giờ phút này, tại hải ngoại vẫn còn có kẻ “BƯNG BÔ MIỄN PHÍ” cho VC đang hành hạ dân ta trong nước.

Trước đây, TCDV đã đặt giả thiết là Đạo Luật S-219 không được biểu quyết thành luật, thì bọn Vẹm Hà Nội chắc chắn sung sướng rồi, và không biết chúng có bỏ tiền ra thưởng cho những người chông đối dự luật không nhỉ?

Toà soạn đã nhận được hàng chục email góp ý, là chẳng bao giờ bọn VC chịu xuất tiền ra cho cái đám chống cộng tiếp tay không công cho chúng. Chúng là loại người nổi tiếng “vắt chanh bỏ vỏ” mà! Thế thì ê chề và bẽ bàng cho những nhà khoa bảng chỉ vì suy nghĩ nông cạn mà mang tiếng xấu muôn đời.[

LTS: Bà Dương Thị Phương Hằng chỉ đưa ra các lý do vì sao bọn chống đối Dự Luật, riêng TCDV đã nhận định cái Đạo Luật S-219, là một “tuyệt chiêu” khiến bọn VC phải “ tối tăm mặt mày” mà 40 năm nay chúng ta, NVTNCS Hải ngoại mới “phản đòn” được, từ nhận định này, chúng ta thấy được tội lỗi của bọn chống đối, mang cái “mác” chống cộng mà lại đi tiếp tay cho bọn vẹm.

Cho đến hôm nay, những vị khoa bảng đã nhận ra, là mình bị “hố” nặng nên đã “im hơi lặng tiếng” trên các Diễn Đàn Internet.

**
Ngày 2 Tháng 5 Năm 2015

Đấu tranh cho nền Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ cho Dân Tộc Việt Nam và Tổ Quốc Việt Nam - Đạo Luật SJ 219 của
Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải ở quốc gia Gia Nã Đại (Canada).
Dương thị Phương Hằng và Đại tá Vũ Lăng (Vũ Trọng Khanh)

Nhân đọc bài viết về đao luật SJ 219 của Bs Trần văn Tích chúng tôi có những nhận xét sau đây.

Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì chỉ có một thiểu số người Việt có thể đếm trên đầu ngón tay tỏ thái độ chống báng Đạo Luật SJ 219 này bởi vì những người này chỉ muốn hiểu một cách lệch lạc nội dung của Đạo Luật theo ý của họ và xuyên tạc chủ đích của người làm nên Đạo Luật này. Những người đó là: Kim Âu, Paul Văn, Phan Văn Song, và một vài người nữa hoặc trong phe nhóm của họ hoặc những người chỉ biết a dua mà không có tư duy độc lập. Những người này đã và đang cố tình nhiễu loạn sự đoàn kết của chúng ta trong giai đoạn đấu tranh và đấu trí này.

Chúng ta phải nhìn ra những lý do mà những người thiểu số này đưa ra để chống báng một Dự Luật đã trở thành Đạo Luật của quốc gia Canada về Ngày Hành trình tới Tự Do ( Journey to Freedom Day ).

Những lý do đó là đố kỵ và hiềm khích cá nhân đối với TNS Ngô Thanh Hải nhiều hơn là vì lợi ích chung cho đại cuộc đấu tranh này.

Chúng tôi không cần biết TNS Ngô Thanh Hải thuộc lực lượng đấu tranh nào cho nền Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam và chúng tôi đã ủng hộ ông và Đạo Luật SJ 219 của ông vì lợi ích chung cho đại cuộc đấu tranh này ( tại hải ngoại có rất nhiều lực lượng đấu tranh cho cùng một mục đích trên ). Chúng tôi chỉ yêu cầu những người tự mệnh danh là chống cộng nêu trên ( chưa chắc những người này đã thực sự chống cộng bởi vì có muôn mặt để chống cộng chứ không nhất thiết chỉ có một mặt phẳng lì là phải la ó hô hào theo kiểu cách của những người này mới được gọi là chống cộng ) phải biết tự giác để có thái độ hành xử đứng đắn hơn là nhiễu loạn đại cuộc như thế. Chúng tôi phải lên tiếng bởi vì chúng tôi cũng là những người Tị Nạn Cộng Sản và chúng tôi cũng là một thành viên của đại cuộc cứu nước cứu dân tộc này.

Tất cả những người Tị Nạn Cộng Sản Độc Tài Toàn Trị trên thế giới nói chung và những người Việt Tị nạn Cộng Sản nói riêng đều là những người vượt biên vượt biển ra đi tìm Tự Do cả. Chỉ vì hai chữ Tự Do mà những người vượt biên vượt biển này đã liều chết bỏ lại tất cả để ra đi. Ý nghĩa của Sự Liều Chết Ra Đi đó tiếng Anh gọi là Journey và tiếng Pháp gọi là Parcours. Nhà tôi, Đại tá Vũ Lăng khi đến bến bờ tự do vào tháng 3 năm 1982 đã gặp một số Nghị sĩ Mỹ và các bác sĩ Mỹ trong phái đoàn nhân quyền cho những sĩ quan cao cấp của QLVNCH bị cộng sản Bắc Việt bắt và tra tấn từ cuối năm 1960 tại NY và họ đã thốt lên: What a journey you had to go through! Như vậy từ vựng Journey không có nghĩa là đi chơi, đi du lịch hay du hí một cách rất ư là vui sướng và hạnh phúc như những người chống báng Đạo Luật SJ 219 nêu trên đã hiểu một
cách rất là quái đản và bây giờ vẫn tiếp tục hiểu như thế.

Sự liều chết bỏ lại tất cả để ra đi tìm Tự Do là thực tế, một sự thật không thể chối cãi được của lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng.

Ngày ra đi tìm tự do không ai có khái niệm về ngày quốc hận cả. Hãy nhớ lại xem khi tất cả những người đến trại tị nạn và được các phái đoàn của các quốc gia trên thế giới phỏng vấn để cho đi định cư tại các quốc gia của họ. Câu đầu tiên mà họ hỏi:

"Why did you want to come to America, Canada, France, Germany, Australia etc...?" ( Tại sao ông, bà muốn đến Mỹ, Gia Nã Đại, Pháp, Đức, Úc....?) và câu trả lời của tất cả mọi người là : "seeking for freedom" dịch ra Việt ngữ có phải là đi tìm tự do không? Có người nào trả lời là: "black April" hay là "quốc hận" không nhỉ? Lúc bấy giờ chỉ một khái niệm nhỏ về hai chữ quốc hận cũng không hề có.

Như vậy khái niệm quốc hận chỉ bắt đầu có sau khi đã được đến định cư tại các quốc gia sở tại mà hồ sơ của những người tỵ nạn cộng sản là ra đi tìm tự do chứ không phải ra đi vì quốc hận. Như vậy ra đi tìm tự do là mục đích thực thế và thực nghiệm chứ không phải là một khái niệm có tính chất tình cảm. Ngày quốc hận không phải là mục đích thực tế và thực nghiệm mà chỉ là một khái niệm có tính chất tình cảm bởi vì nó phát sinh từ sự uất hận. Như vậy phải có Hành Trình Tới Tự Do rồi mới phát sinh ra Quốc Hận.

Hãy lương thiện một chút đi đừng có nhiễu loạn bởi sự ngốc nghếch ( không thông hiểu ) về chữ nghĩa như thế.

Tự cái nguồn gốc của ý nghĩa của từ vựng ''Journey to Freedom'' như thế người ta đã dịch rất chính xác ra Việt ngữ là Hành Trình tới Tự Do.

Như vậy tại sao phải thắc mắc rồi bới bèo ra bọ? Chỉ có hiềm khích và đố kỵ cá nhân hay phe nhóm mới có thái độ hành xử như thế. Nói một cách nôm na hơn đó là thái độ ghen ăn tức ở. Mình làm không được thấy người khác làm được thì khó chịu rồi nhao nhao lên phỉ báng, thế là có một số con rối khác không biết gì cũng hùa theo để nói láo. Đối với chúng tôi những ai nói không đúng và chính xác sự thật đều là nói láo.

Thông thường những kẻ nói láo thường hay ăn cắp ( ăn cắp thời giờ quý báu của người khác, ăn cắp công trình của người
khác, ăn cắp lòng tin của người khác ). Như vậy nói láo là một trọng tội bởi vì nói láo có thể đưa đến những hậu quả
tồi tệ để ám hại người khác.

Sau khi một Dự Luật đã trở thành Đạo Luật đương nhiên chính quyền Canada phải biết hành xử như thế nào cho đúng và hợp với nội dung đã được soạn thảo. Tại sao chúng ta cần phải thắc mắc một cách quắt quay như thế nhỉ? Chúng ta lấy quyền gì hay tư cách gì để thắc mắc về một đạo luật mà chính phủ của một quốc gia đã ban hành khi đạo luật đó không vi hiến cũng như không vi phạm quyền lợi của những người dân trong quốc gia đó nhỉ?

Ngôn ngữ Việt rất trong sáng và hiền hòa nếu những người sử dụng ngôn ngữ Việt có trí tuệ và tấm lòng trong sáng nhưng ngược lại ngôn ngữ Việt cũng rất ngóc ngách mờ ám nếu những người sử dụng ngôn ngữ Việt có tâm trí hẹp hòi, nông cạn và xấu xa.

Chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ sự hiểu biết và thái độ hành xử của chúng tôi trước đại cuộc cứu nước cứu dân này. Chúng tôi quan niệm muốn tiêu diệt tà ma thì phải sử dụng trí tuệ và tấm lòng trong sáng. Câu nói để đời của chúng tôi là: tâm trong trí sáng , tâm đục trí đoản.

Trân trọng cám ơn.
Dương Thị Phương Hằng và Vũ Lăng ( VTK )

***

Kính Bác Sĩ Trần Văn Tích,

Ngày 01.05.1980 là ngày con tàu CAP ANAMUR đã cứu sống gia đình tôi ngoài Biển Đông, tôi tự mua ghe, mua máy tổ chức vượt biển tìm tư do ngay tại Saigon, tôi xin chuyển đến BS bài Bút Ký của con gái tôi để BS hiểu thêm về chuyến đi gian nan này, tôi không được may mắn chạy trốn bọn vẹm bằng máy bay như BS.

Bác Sĩ viết:

"Cân nhắc giá trị thực dụng và thực tế của SJ-215, cá nhân tôi, với sự hiểu biết hạn hẹp và với cách nhìn chủ quan, chỉ biết kết luận là SJ-215 tuy là một văn bản lập pháp chống cộng nhưng rất tiếc và đáng buồn là nó có side effects, collateral damages không nhẹ, không nhỏ."

BS là người chống cộng thì side effects, collarteral damages không dành cho BS mà chỉ dành cho bọn tiếp tay với VC mà thôi.

BS đã thấy bọn cầm quyền CSVN phản ứng như điên như cuồng khi Đạo Luật S-219 (SJ-215 như BS viết, tôi không biết) được biểu quyết thành Đạo Luật.

Các nhận định của TCDV đã phổ biến công khai và rộng rãi trên khắp thế giới.

Toà soạn TCDV nhận được các ý kiến góp ý với BS về bài viết trước của BS, chúng tôi mạn phép chuyển đến BS để tường:

Thành Viên DĐ Ngôn Ngữ Việt góp ý với BS Trần Văn Tích:

...''...không có ai...đi du lịch cả. Họ cũng chẳng hề đi...chơi xa, họ cũng chẳng hề làm một chuyến journey, họ cũng chẳng hề làm một chuyến voyage....''...

Buồn nhỉ! Nếu một người có uy tín như anh Tích mà còn phải dùng lập luận dựa trên lối chẻ chữ ra làm tư - semantics - để bảo vệ lối suy nghĩ của mình thì làm sao mà cộng đồng người Việt ly hương không mãi chia rẽ?

journey (n.) (http://www.etymonline.com/index.php?term=journey&allowed_in_frame=0)
c. 1200, "a defined course of traveling; one's path in life," from Old French journee "day's work or travel" (12c.), from Vulgar Latin diurnum"day," noun use of neuter of Latin diurnus "of one day" (see diurnal (http://www.etymonline.com/index.php?term=diurnal&allowed_in_frame=0)). Meaning "act of traveling by land or sea" is c. 1300. In Middle English it also meant "a day" (c. 1400); a day's work (mid-14c.); "distance traveled in one day" (mid-13c.), and as recently as Johnson (1755) the primary sense was still "the travel of a day."

Nếu anh Tích căn cứ trên ngữ nguyên của journey thì anh vin vào nơi nào để bảo rằng journey là một chuyến du dịch hay đi chơi xa?

Ngay chính hai chữ công luận (chỉ vì không gọi Ngày Quốc Hận là Ngày Quốc Hận mà công luận đã bất bình rầm rộ lên tiếng) nghe cũng không xuôi. Bao nhiêu người lên tiếng giống ta thì ta có thể mạnh dạn tuyên bố rằng ta có công luận ủng hộ? Đại đa số người Việt ly hương đã và đang sống như bao giờ, như một đám đông thầm lặng. Vài trăm, ngàn người thường xuyên lên tiếng trên các diễn đàn hay biểu tình ủng hộ khi được kêu gọi có thể đủ đại diện cho công luận? Có phải chăng anh Tích muốn đổi định nghĩa của công luận thành tiếng nói ồn ào của một thiểu số chỉ biết cả vú lấp miệng em?

Góp ý của Độc giả TCDV:

Mấy ngày qua theo dõi cuộc tranh luận đang ( trên đà ) trở thành xung đột về đạo luật S-219 do TNS Ngô Thanh Hải đề xướng và đã được quốc hội Canada chấp thuận ngày 23.04.2015, tôi xin có một bài viết đóng góp bên dưới và ý kiến sau đây với bác sĩ Trần Văn Tích:

Chữ Journey không có nghĩa là đi du lịch. Chữ Journey chỉ có nghĩa là một cuộc hành trình đi xa, từ nơi này đến nơi khác, không hẳn là đi chơi, đi từ chỗ biết đến chỗ chưa biết...

Ép nghĩa du lịch vào từ Journey là cưỡng từ, đoạt lý mà một người khoa bảng như bác sĩ Tích không nên làm.

: an act of traveling from one place to another : trip (http://www.learnersdictionary.com/definition/trip)
 a long journey across the country
 a journey by train/bus
 She's on the last leg of a six-month journey through Europe.
 We wished her a safe and pleasant journey.
— often used figuratively
 the journey from innocence to experience
 a journey through time
 a spiritual journey


Tôi và BS cùng sống tại Đức, dù gì đi nữa tôi vẫn giữ cái sự giao tình tốt đẹp giữa chúng ta.
Germany, 02.05.2015
- Điều Hợp Viên DĐ Ngôn Ngữ Việt,
- Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN