PDA

View Full Version : Điều gì xảy ra khi chúng ta cho thức ăn vào miệng?



sophienguyen
05-02-2015, 01:17 AM
Điều gì xảy ra khi chúng ta cho thức ăn vào miệng?

Lần đầu tiên, quá trình cho thức ăn vào miệng và những hình ảnh lưỡi tiếp nhận vị giác được công bố.

Từ trước đến nay, ai cũng biết rằng: Lưỡi được chia thành nhiều “vùng” để cảm nhận các hương vị khác nhau. Đến bây giờ, lần đầu tiên, các nhà khoa học sẽ tạo ra một bản đồ hình ảnh trực tiếp quá trình lưỡi tiếp nhận vị giác, từ đó xác định những gì sẽ xảy khi chúng ta cho thức ăn vào trong miệng.

Những hình ảnh cho thấy, các tế bào khác nhau sẽ được dùng để phân biệt năm nhóm vị giác cơ bản khác nhau.

Nghiên cứu được tiến hành bởi đội ngũ các giáo sư quốc tế từ các trường đại học quốc gia Australia và trường y khoa Harvard.


http://afamily1.vcmedia.vn/UserUpload/10778229/2015/04/huongvi-1201504272214326111.jpg

Hình ảnh cảm nhận vị giác lần đầu tiên được công bố. Màu xanh là những nhóm vị giác cảm nhận, màu đỏ là các mạch máu còn màu xanh dương là các collagen xung quanh.



Các nhà khoa học đã sử dụng một hệ thống kính hiển vi đặc biệt để chụp lại hình ảnh trên lưỡi của một con chuột. Bằng cách chiếu một tia laser hồng ngoài trên lưỡi chuột để kích thích các bộ phận cảm thụ khác trên lưỡi, các nhà khoa học có thể xác định được “các phân tử hương vị” phát sáng. Đồng thời, nó cho phép xác định các điểm mạch máu chi tiết đến 240 micron (bằng 1/240 triệu mét) bên dưới bề mặt lưỡi.

Hiện có hơn 2000 nhóm vị giác trên lưỡi con người, có thể phân biệt được ít nhất năm vị: Mặn, ngọt, chua, đắng và umami – một từ để mô tả độ mặn nhẹ.


http://afamily1.vcmedia.vn/UserUpload/10778229/2015/04/huongvi-2201504272214335942.jpg

Hình ảnh đầu lưỡi dùng để cảm nhận hương vị với nhiều nhóm tế bào.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các tế bào vị giác trong một nhóm cũng như nguyên nhân chúng ta có thể cảm nhận được hương vị vẫn là một bí ẩn.


http://afamily1.vcmedia.vn/UserUpload/10778229/2015/04/huongvi-3201504272214330932.jpg

Chiếc kính hiển vi đặc biệt được các nhà khoa học dùng để nghiên cứu.

“Với công cụ chụp ảnh này, chúng tôi đã xác định được những nhóm vị giác có chứa các tế bào vị giác cảm thụ mùi vị khác nhau” – Giáo sư Seok-Hyun Yun, đến từ trường Y Harvard cho biết.

Bước đột phá cũng giúp nhóm nghiên cứu xác định khu vực não tiếp nhận tín hiệu về mùi vị. Kết quả cho thấy, các tế bào vị giác không chỉ tương tác với bề mặt lưỡi mà còn có tác dụng trong lưu thông máu.

Điều này cho thấy, có sự liên quan giữa ăn uống với sự hình thành các chất trong máu. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu phản ứng của lưỡi trong quá trình cảm nhận thức ăn. Đó sẽ là một quá trình không hề ngắn.


(Nguồn: Dailymail)