duyanh
04-23-2015, 12:25 PM
Phó chủ tịch xã hai lần dùng bằng giả
Huyện ủy Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) vừa kết luận 3 cán bộ xã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp lệ, sau thời gian kiểm tra đối chiếu.
Chiều 22/4, ông Mai Xuân Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Phú Vang, cho biết 3 cán bộ sử dụng bẳng tốt nghiệp THPT giả là ông Lê Ngọc Kiên (Phó chủ tịch xã Phú Thượng), ông Đào Hữu Truyền (Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỹ) và ông Hoàng Công Phương (Phó chủ tịch HĐND xã Phú Mỹ).
Trước đó ngày 7/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh có văn bản xác minh gửi Công an huyện Phú Vang, khẳng định bằng tốt nghiệp THPT của ông Lê Ngọc Kiên được cấp năm 2014 là không hợp pháp. Kết quả kiểm tra cho thấy, ông Kiên không tham dự thi tốt nghiệp THPT khóa ngày 2/6/2014 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bằng tốt nghiệp THPT của ông Kiên sử dụng không phải do Sở này cấp.
Cũng theo xác minh của trường THPT Phan Đăng Lưu (huyện Phú Vang), trong số 136 học sinh dự thi vào tháng 6/1988 không hề có hồ sơ nào lưu tên Lê Ngọc Kiên từng tốt nghiệp loại khá. Ông Kiên từng bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và mặt chính quyền vào năm 2013 do sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả (số hiệu 3521306) ghi năm 1988.
http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/04/23/anh-Uy-ban-xa-1-2580-1429746450.jpg
UBND xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang), nơi có đến 2 cán bộ xã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả. Ảnh: Đắc Đức.
Giải thích về việc cấp dưới sử dụng bằng không hợp lệ, ông Nguyễn Tấn Lý, Chủ tịch UBND xã Phú Thượng, cho biết sau khi bị kỷ luật trước tập thể, chính quyền xã đã tạo điều kiện cho ông Kiên đi học một năm để thi tốt nghiệp, nhưng không hiểu vì lý do gì tấm bằng thứ hai lại là giả.
Ông Kiên sau đó viết bản kiểm điểm thừa nhận việc sau khi bị kỷ luật, ông không đi học mà tự mua tài liệu để ôn thi. Tháng 4/2013, ông này gặp lại một người bạn cũ trú ở đường Trần Nguyên Đán (TP Huế) tại một trung tâm luyện thi và kể về việc mình muốn thi tốt nghiệp.
Người này sau đó lấy của ông Kiên số tiền 3,2 triệu đồng, một giấy tốt nghiệp cấp THCS, giấy xét tuyển vào cấp 3, kèm ảnh và bảo ông Kiên không cần thi mà sẽ được xét đặc cách tốt nghiệp vì đã có quá trình đi bộ đội. Đến tháng 10/2014 ông Kiên nhận được bằng tốt nghiệp loại khá.
Theo ông Kiên, chính ông đã cùng bạn mình đến Sở Giáo dục và Đào tạo Huế để lấy bằng, nhưng khi đến trước cổng sở người bạn vào lấy còn mình ở ngoài uống cà phê.
Tương tự, bằng của ông Đào Hữu Truyền được cấp vào năm 1998 được xác nhận là giả. Ông Truyền thừa nhận tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm đó ông dự thi tại hội đồng thi huyện Phú Vang nhưng bị trượt. Sở Giáo dục Thừa Thiên - Huế cũng xác định bằng tốt nghiệp THPT của ông Hoàng Công Phương là bằng giả.
Theo ông Mai Xuân Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Phú Vang, những cán bộ trên đều do Thường vụ Huyện ủy Phú Vang quản lý nên việc xử lý kỷ luật sẽ do cơ quan này quyết định. Tuy nhiên, ông Hiền khẳng định sẽ xử lý theo quy định 181 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm.
Theo vnexpress
Huyện ủy Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) vừa kết luận 3 cán bộ xã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp lệ, sau thời gian kiểm tra đối chiếu.
Chiều 22/4, ông Mai Xuân Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Phú Vang, cho biết 3 cán bộ sử dụng bẳng tốt nghiệp THPT giả là ông Lê Ngọc Kiên (Phó chủ tịch xã Phú Thượng), ông Đào Hữu Truyền (Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỹ) và ông Hoàng Công Phương (Phó chủ tịch HĐND xã Phú Mỹ).
Trước đó ngày 7/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh có văn bản xác minh gửi Công an huyện Phú Vang, khẳng định bằng tốt nghiệp THPT của ông Lê Ngọc Kiên được cấp năm 2014 là không hợp pháp. Kết quả kiểm tra cho thấy, ông Kiên không tham dự thi tốt nghiệp THPT khóa ngày 2/6/2014 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bằng tốt nghiệp THPT của ông Kiên sử dụng không phải do Sở này cấp.
Cũng theo xác minh của trường THPT Phan Đăng Lưu (huyện Phú Vang), trong số 136 học sinh dự thi vào tháng 6/1988 không hề có hồ sơ nào lưu tên Lê Ngọc Kiên từng tốt nghiệp loại khá. Ông Kiên từng bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và mặt chính quyền vào năm 2013 do sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả (số hiệu 3521306) ghi năm 1988.
http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/04/23/anh-Uy-ban-xa-1-2580-1429746450.jpg
UBND xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang), nơi có đến 2 cán bộ xã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả. Ảnh: Đắc Đức.
Giải thích về việc cấp dưới sử dụng bằng không hợp lệ, ông Nguyễn Tấn Lý, Chủ tịch UBND xã Phú Thượng, cho biết sau khi bị kỷ luật trước tập thể, chính quyền xã đã tạo điều kiện cho ông Kiên đi học một năm để thi tốt nghiệp, nhưng không hiểu vì lý do gì tấm bằng thứ hai lại là giả.
Ông Kiên sau đó viết bản kiểm điểm thừa nhận việc sau khi bị kỷ luật, ông không đi học mà tự mua tài liệu để ôn thi. Tháng 4/2013, ông này gặp lại một người bạn cũ trú ở đường Trần Nguyên Đán (TP Huế) tại một trung tâm luyện thi và kể về việc mình muốn thi tốt nghiệp.
Người này sau đó lấy của ông Kiên số tiền 3,2 triệu đồng, một giấy tốt nghiệp cấp THCS, giấy xét tuyển vào cấp 3, kèm ảnh và bảo ông Kiên không cần thi mà sẽ được xét đặc cách tốt nghiệp vì đã có quá trình đi bộ đội. Đến tháng 10/2014 ông Kiên nhận được bằng tốt nghiệp loại khá.
Theo ông Kiên, chính ông đã cùng bạn mình đến Sở Giáo dục và Đào tạo Huế để lấy bằng, nhưng khi đến trước cổng sở người bạn vào lấy còn mình ở ngoài uống cà phê.
Tương tự, bằng của ông Đào Hữu Truyền được cấp vào năm 1998 được xác nhận là giả. Ông Truyền thừa nhận tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm đó ông dự thi tại hội đồng thi huyện Phú Vang nhưng bị trượt. Sở Giáo dục Thừa Thiên - Huế cũng xác định bằng tốt nghiệp THPT của ông Hoàng Công Phương là bằng giả.
Theo ông Mai Xuân Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Phú Vang, những cán bộ trên đều do Thường vụ Huyện ủy Phú Vang quản lý nên việc xử lý kỷ luật sẽ do cơ quan này quyết định. Tuy nhiên, ông Hiền khẳng định sẽ xử lý theo quy định 181 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm.
Theo vnexpress