sophienguyen
04-23-2015, 02:22 AM
Nguy hại "chết người" không ngờ từ mướp đắng mà bạn chưa hề biết
Mướp đắng ngoài việc làm thực phẩm có thể coi là một loại dược liệu quý. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, mướp đắng vẫn có thể gây hại cho bạn.
http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2015/muopdang-1422243057089-5-0-235-450-crop-1429544003587.jpg
Mướp đắng thuộc loài cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới họ Bầu bí (Cucurbitaceae), quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.
Mướp đắng không chỉ là thực phẩm được ưa chuộng mà còn là loại quả có dược tính cao, được ứng dụng trong việc chữa bệnh rất nhiều.
Tuy nhiên, cũng như những loại thực phẩm khác, mướp đắng dù tốt đến mấy vẫn có cái hại nếu quá lạm dụng hoặc dùng không đúng cách. Hãy hiểu rõ cái lợi, hại của mướp đắng để sử dụng cho hợp lý.
1. Những tác dụng quý nhất của mướp đắng
Thanh nhiệt:
Mướp đắng tính hàn, có khả năng giải nhiệt rất tốt. Hơn nữa, mướp đắng không có nhiều năng lượng nên ăn vào không bị sinh thêm nhiệt trong cơ thể.
Giải độc:
Mướp đắng chứa rất nhiều nước, nước này có công dụng chuyển chất độc tới thận để thải ra ngoài. Ngoài ra, mướp đắng còn tác dụng mạnh lên gan, tăng khả năng thanh thải chất độc trong cơ thể.
Bổ gan:
Mướp đắng giàu chất xơ có tác dụng kích thích vận động đường mật nên tốt cho tiết mật, làm giảm các men viêm gan đồng thời giảm nồng độ bilirubin trong máu. Những tác động này là để đảm bảo cho gan mật hoạt động tốt hơn.
Vì thế, có thể coi là mướp đắng rất bổ gan.
Giảm cholesterol:
Trong mướp đắng chứa rất nhiều chất xơ có tác dụng trung hòa chất béo, giảm độ hòa ta của chất béo trong ruột nên có thể làm giảm hấp thu cholesterol vào trong máu.
Đồng thời, pectin trong mướp đắng có khả năng kết dính các phân tử cholesterol khiến cho chúng càng khó được hấp thu vào trong cơ thể hơn.
Phòng và chữa bệnh tiểu đường:
Mướp đắng có tác dụng làm hạ đường máu tương tự như insulin. Trong mướp đắng còn có 3 chất đáng quý: charantin, vicine và polypeptid P. Ba chất này có cấu trúc tương tự insulin và có công dụng tương tự insulin, đều làm hạ đường máu.
http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/muopdang1-1422243074231/nguy-hai-chet-nguoi-khong-ngo-tu-muop-dang-ma-ban-chua-he-biet.jpeg (http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/muopdang1-1422243074231/nguy-hai-chet-nguoi-khong-ngo-tu-muop-dang-ma-ban-chua-he-biet.jpeg)
2. Những tác hại không ngờ của mướp đắng:
Nếu bạn lạm dụng mướp đắng một cách vô tội vạ, bạn có thể gặp phải những vấn đề sau:
Nguy cơ hạ đường huyết:
Hạ đường huyết là một rối loạn bệnh lý xẩy ra khi nồng độ glucose huyết thanh giảm ở mức nghiêm trọng gây ra thiếu hụt năng lượng.
Khi ăn nhiều mướp đắng, charantin, Polypeptid-P và Vicine có thể khiến cho đường huyết hạ xuống. Vì thế, người bị huyết áp thấp không nên ăn nhiều mướp đắng rất nguy hiểm.
Nguy cơ chống thụ thai:
Những nghiên cứu ở trên động vật cho thấy mướp đắng có hoạt tính chống sinh sản.
Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch.
Quả chín của mướp đắng có tính sinh kinh nguyệt, vì thế chống thụ thai. Bởi vậy, những người đang có ý định sinh con tốt nhất nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Bên cạnh đó, mướp đắng có thể gây hại cho phụ nữ mang thai vì nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Gây hại cho tế bào gan:
Một số nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Thêm nữa, hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Tuy nhiên, người ta cũng xác định mướp đắng tương đối lành ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Vì vậy, khi dùng mướp đắng bạn không nên dùng trong thời gian quá dài để tránh gây hại.
Ngoài ra, khi ăn mướp đắng, nên chú ý tới nguồn gốc của thực phẩm. Vì loại cây này dễ trồng nên có thể được trồng ở vùng đất cằn, nhiễm kim loại.
Nếu trồng trên loại thổ nhưỡng này, mướp đắng có thể bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho gan và các bộ phận khác trong cơ thể.
Kích thích sảy thai:
Mướp đắng gây sảy thai không chỉ là quan niệm dân gian mà đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học.
Trong mướp đắng có chứa một số thành phần tương tự như thuốc gây sảy thai và thuốc điều kinh. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ có thai và người đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn.
Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.
Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!
theo Trí Thức Trẻ
Mướp đắng ngoài việc làm thực phẩm có thể coi là một loại dược liệu quý. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, mướp đắng vẫn có thể gây hại cho bạn.
http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2015/muopdang-1422243057089-5-0-235-450-crop-1429544003587.jpg
Mướp đắng thuộc loài cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới họ Bầu bí (Cucurbitaceae), quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.
Mướp đắng không chỉ là thực phẩm được ưa chuộng mà còn là loại quả có dược tính cao, được ứng dụng trong việc chữa bệnh rất nhiều.
Tuy nhiên, cũng như những loại thực phẩm khác, mướp đắng dù tốt đến mấy vẫn có cái hại nếu quá lạm dụng hoặc dùng không đúng cách. Hãy hiểu rõ cái lợi, hại của mướp đắng để sử dụng cho hợp lý.
1. Những tác dụng quý nhất của mướp đắng
Thanh nhiệt:
Mướp đắng tính hàn, có khả năng giải nhiệt rất tốt. Hơn nữa, mướp đắng không có nhiều năng lượng nên ăn vào không bị sinh thêm nhiệt trong cơ thể.
Giải độc:
Mướp đắng chứa rất nhiều nước, nước này có công dụng chuyển chất độc tới thận để thải ra ngoài. Ngoài ra, mướp đắng còn tác dụng mạnh lên gan, tăng khả năng thanh thải chất độc trong cơ thể.
Bổ gan:
Mướp đắng giàu chất xơ có tác dụng kích thích vận động đường mật nên tốt cho tiết mật, làm giảm các men viêm gan đồng thời giảm nồng độ bilirubin trong máu. Những tác động này là để đảm bảo cho gan mật hoạt động tốt hơn.
Vì thế, có thể coi là mướp đắng rất bổ gan.
Giảm cholesterol:
Trong mướp đắng chứa rất nhiều chất xơ có tác dụng trung hòa chất béo, giảm độ hòa ta của chất béo trong ruột nên có thể làm giảm hấp thu cholesterol vào trong máu.
Đồng thời, pectin trong mướp đắng có khả năng kết dính các phân tử cholesterol khiến cho chúng càng khó được hấp thu vào trong cơ thể hơn.
Phòng và chữa bệnh tiểu đường:
Mướp đắng có tác dụng làm hạ đường máu tương tự như insulin. Trong mướp đắng còn có 3 chất đáng quý: charantin, vicine và polypeptid P. Ba chất này có cấu trúc tương tự insulin và có công dụng tương tự insulin, đều làm hạ đường máu.
http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/muopdang1-1422243074231/nguy-hai-chet-nguoi-khong-ngo-tu-muop-dang-ma-ban-chua-he-biet.jpeg (http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/muopdang1-1422243074231/nguy-hai-chet-nguoi-khong-ngo-tu-muop-dang-ma-ban-chua-he-biet.jpeg)
2. Những tác hại không ngờ của mướp đắng:
Nếu bạn lạm dụng mướp đắng một cách vô tội vạ, bạn có thể gặp phải những vấn đề sau:
Nguy cơ hạ đường huyết:
Hạ đường huyết là một rối loạn bệnh lý xẩy ra khi nồng độ glucose huyết thanh giảm ở mức nghiêm trọng gây ra thiếu hụt năng lượng.
Khi ăn nhiều mướp đắng, charantin, Polypeptid-P và Vicine có thể khiến cho đường huyết hạ xuống. Vì thế, người bị huyết áp thấp không nên ăn nhiều mướp đắng rất nguy hiểm.
Nguy cơ chống thụ thai:
Những nghiên cứu ở trên động vật cho thấy mướp đắng có hoạt tính chống sinh sản.
Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch.
Quả chín của mướp đắng có tính sinh kinh nguyệt, vì thế chống thụ thai. Bởi vậy, những người đang có ý định sinh con tốt nhất nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Bên cạnh đó, mướp đắng có thể gây hại cho phụ nữ mang thai vì nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Gây hại cho tế bào gan:
Một số nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Thêm nữa, hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Tuy nhiên, người ta cũng xác định mướp đắng tương đối lành ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Vì vậy, khi dùng mướp đắng bạn không nên dùng trong thời gian quá dài để tránh gây hại.
Ngoài ra, khi ăn mướp đắng, nên chú ý tới nguồn gốc của thực phẩm. Vì loại cây này dễ trồng nên có thể được trồng ở vùng đất cằn, nhiễm kim loại.
Nếu trồng trên loại thổ nhưỡng này, mướp đắng có thể bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho gan và các bộ phận khác trong cơ thể.
Kích thích sảy thai:
Mướp đắng gây sảy thai không chỉ là quan niệm dân gian mà đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học.
Trong mướp đắng có chứa một số thành phần tương tự như thuốc gây sảy thai và thuốc điều kinh. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ có thai và người đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn.
Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.
Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!
theo Trí Thức Trẻ