duyanh
04-19-2015, 12:55 PM
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/australie%20170415.jpg
Tàu HMAS Choules của Úc đậu ngoài khơi bờ biển Việt Nam trong khuôn khổ chiến dịch trao trả thuyền nhân Việt Nam về nước.
@wikimedia
Báo chí Úc hôm nay, 17/04/2015, loan tin chính quyền Úc vừa cho một chiến hạm đưa thẳng hàng chục thuyền nhân Việt Nam về nước. Theo The West Australian, toàn bộ chiến dịch đưa người Việt Nam trở về tốn kém khoảng 1,4 tỷ đô la Úc (tương đương 1 triệu đô la Mỹ).
Những thuyền nhân Việt Nam nói trên đã được hải quan và hải quân Úc tìm thấy hồi tháng trước tại ngoài khơi phía bắc nước Úc. Trả lời AFP, người phát ngôn của cơ quan nhập cư Úc, Peter Dutton, nói có biết về thông tin này, nhưng từ chối bình luận về « các hoạt động đang diễn ra ».
Báo The West Australian không nói rõ những người được đưa về đã được trao lại cho chính quyền địa phương Việt Nam hay chưa.
Kể từ tháng 9/2013, Canberra đã có 15 đợt trả người xin tỵ nạn về nước « với những hình thức khác nhau », ttheo một thông báo của chính quyền hồi tháng 01/2015. Chính phủ Úc từ chối cho biết chi tiết về các chiến dịch do bộ Quốc phòng chỉ huy, ngăn chặn tàu thuyền chở người xin tỵ nạn nhập cư bất hợp pháp vào Úc.
Việc tàu hải quân Úc xâm nhập lãnh hải Indonesia để đưa người nhập cư bất hợp pháp về nước hồi năm ngoái đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Jakarta và Canberra.
Liên Hiệp Quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã nhiều lần chỉ trích chủ trương của chính quyền Úc giam giữ các thuyền nhân tại một số đảo ngoài nước Úc, trong những điều kiện hết sức tồi tệ. Kể từ tháng 7/2013, Úc đưa rất nhiều thuyền nhân bị bắt tới một số trại tại đảo Manus của Papua New Guinea và Nauru. Những người này bị từ chối quyền nhập cư vào Úc, cho dù họ là những người tỵ nạn thực sự.
Tòa án tối cao Úc cách nay ít tháng đã ra phán quyết khẳng định việc Caberra giam giữ 157 thuyền nhân Sri Lanka trong nhiều tuần hồi tháng 6/2014 là hợp pháp. Đề nghị tỵ nạn của 157 thuyền nhân nói trên có thể đã được đưa đến Nauru.
Theo chính quyền Úc, chính sách ngăn cản người tỵ nạn bằng thuyền gần đây là cần thiết. Trước khi có chính sách này, gần như ngày nào cũng có thuyền nhập cư lậu đưa người vào Úc. Thuyền bè được sử dụng thường bằng gỗ và không bảo đảm an toàn. Hàng trăm người tỵ nạn đã bỏ mạng trên đường vượt biển.
RFI
Tàu HMAS Choules của Úc đậu ngoài khơi bờ biển Việt Nam trong khuôn khổ chiến dịch trao trả thuyền nhân Việt Nam về nước.
@wikimedia
Báo chí Úc hôm nay, 17/04/2015, loan tin chính quyền Úc vừa cho một chiến hạm đưa thẳng hàng chục thuyền nhân Việt Nam về nước. Theo The West Australian, toàn bộ chiến dịch đưa người Việt Nam trở về tốn kém khoảng 1,4 tỷ đô la Úc (tương đương 1 triệu đô la Mỹ).
Những thuyền nhân Việt Nam nói trên đã được hải quan và hải quân Úc tìm thấy hồi tháng trước tại ngoài khơi phía bắc nước Úc. Trả lời AFP, người phát ngôn của cơ quan nhập cư Úc, Peter Dutton, nói có biết về thông tin này, nhưng từ chối bình luận về « các hoạt động đang diễn ra ».
Báo The West Australian không nói rõ những người được đưa về đã được trao lại cho chính quyền địa phương Việt Nam hay chưa.
Kể từ tháng 9/2013, Canberra đã có 15 đợt trả người xin tỵ nạn về nước « với những hình thức khác nhau », ttheo một thông báo của chính quyền hồi tháng 01/2015. Chính phủ Úc từ chối cho biết chi tiết về các chiến dịch do bộ Quốc phòng chỉ huy, ngăn chặn tàu thuyền chở người xin tỵ nạn nhập cư bất hợp pháp vào Úc.
Việc tàu hải quân Úc xâm nhập lãnh hải Indonesia để đưa người nhập cư bất hợp pháp về nước hồi năm ngoái đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Jakarta và Canberra.
Liên Hiệp Quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã nhiều lần chỉ trích chủ trương của chính quyền Úc giam giữ các thuyền nhân tại một số đảo ngoài nước Úc, trong những điều kiện hết sức tồi tệ. Kể từ tháng 7/2013, Úc đưa rất nhiều thuyền nhân bị bắt tới một số trại tại đảo Manus của Papua New Guinea và Nauru. Những người này bị từ chối quyền nhập cư vào Úc, cho dù họ là những người tỵ nạn thực sự.
Tòa án tối cao Úc cách nay ít tháng đã ra phán quyết khẳng định việc Caberra giam giữ 157 thuyền nhân Sri Lanka trong nhiều tuần hồi tháng 6/2014 là hợp pháp. Đề nghị tỵ nạn của 157 thuyền nhân nói trên có thể đã được đưa đến Nauru.
Theo chính quyền Úc, chính sách ngăn cản người tỵ nạn bằng thuyền gần đây là cần thiết. Trước khi có chính sách này, gần như ngày nào cũng có thuyền nhập cư lậu đưa người vào Úc. Thuyền bè được sử dụng thường bằng gỗ và không bảo đảm an toàn. Hàng trăm người tỵ nạn đã bỏ mạng trên đường vượt biển.
RFI