duyanh
04-15-2015, 01:26 PM
Trung Quốc xây dựng trái phép ở Hoàng Sa ra sao?
Trung Quốc đang ráo riết xây dựng và mở rộng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, theo các hình ảnh chụp qua vệ tinh trang The Diplomat đưa tin ngày 14-4.
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2015/04/15/8HAL88fL.jpg
Hình ảnh Trung Quốc mở rộng đường băng và lấn biển ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa - Ảnh: thediplomat.com
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2015/04/15/5sT89Kv5.jpg
Trung Quốc lấn biển trái phép ở đảo Nam, quần đảo Hoàng Sa - Ảnh: AFP
Các hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao của DigitalGlobe chụp vào ngày 17-3 cho thấy tại đảo Phú Lâm và đảo Quang Hòa của Việt Nam (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép), Trung Quốc đã mở rộng đáng kể sau các hoạt động bồi lấp biển.
Trong 5 tháng qua, tại đảo Phú Lâm, Trung Quốc thay thế hoàn toàn đường băng dài 2.400 m bằng một đường băng bê tông dài 2.920 m cộng với một đường lăn mới, các thềm đế máy bay được mở rộng và đã xây một số tòa nhà lớn.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang tiếp tục bồi đắp đất để mở rộng diện tích đảo Phú Lâm.
Cũng theo hình ảnh từ vệ tinh, Trung Quốc đã bồi đắp đất để mở rộng diện tích đảo Quang Hòa gần 50% kể từ tháng 4-2014. Đảo Quang Hòa cách đảo Phú Lâm 80 km, bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1974. Trên đảo này hiện có một đơn vị đồn trú, bốn tòa nhà mái vòm chứa radar, một nhà máy sản xuất xi măng.
Trung Quốc cũng mới phá hủy hệ thống san hô tại đây để mở rộng một hải cảng trên đảo Quang Hòa. Một bức tường chắn sóng cũng đang được dựng lên. Các tòa nhà mới cũng đang mọc lên ở đảo Duy Mộng gần đó.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong tháng này từng nói các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp (trái phép) sẽ được sử dụng “cho mục đích quốc phòng” và hàng loạt mục đích dân sự.
Thế giới phản ứng
Hành vi lấn biển, xây đảo trái phép của Trung Quốc tại biển Đông đã bị báo chí quốc tế chỉ trích dữ dội. Tạp chí The Diplomat mô tả Trung Quốc “cướp đất” mà không bị ngăn chặn.
The Diplomat bình luận các nước khu vực đang tìm cách tăng cường an ninh để đề phòng Trung Quốc, nhưng tất cả những phản ứng đó là quá chậm chạp so với tốc độ Trung Quốc triển khai máy nạo vét, máy ủi và nhà máy sản xuất xi măng khắp biển Đông.
Báo Mỹ Boston Herald cũng đăng bài của chuyên gia Peter Brookes thuộc tổ chức Heritage Foundation chỉ trích hành vi của Trung Quốc là “cướp đất”, nhưng không làm ai ngạc nhiên.
Tạp chí Foreign Policy cảnh báo Trung Quốc đang làm leo thang căng thẳng và tranh chấp trên biển Đông. Báo Nhật Japan Times khẳng định luật pháp quốc tế không công nhận các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng.
Ngày 14-4, Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc theo đuổi các giải pháp hòa bình với những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. “Chúng tôi không tin rằng việc bồi đắp đất quy mô lớn với mục tiêu xây dựng các tiền đồn quân sự ở những vùng đất tranh chấp là phù hợp với mong muốn hòa bình và ổn định của khu vực”, một người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ nói.
Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói tuần trước rằng Trung Quốc “có thể không tuân thủ luật pháp quốc tế và đang dùng sức mạnh để ép buộc các nước khác vào những vị trí bất lợi”.
“Chỉ vì Philippines hay Việt Nam không lớn như Trung Quốc không có nghĩa là họ có thể dùng sức mạnh với các nước đó”, ông Obama nói tuần trước.
Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Harry Harris, tháng trước gọi chương trình lấn biển của Trung Quốc ở biển Đông là “Vạn lý trường thành bằng cát”, cho biết Trung Quốc đã tạo ra 4 km vuông đất nhân tạo ở vùng biển tranh chấp.
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2015/04/15/u8L8up5F.jpg
Đảo Quang Hòa đã thay đổi đáng kể chỉ trong thời gian qua, ảnh chụp ngày 2-4-2014 và ngày 17-3-2015 - Ảnh: thediplomat.com
Đầu tuần, chính quyền Philippines nói chương trình lấn biển của Trung Quốc có thể gây thiệt hại 100 triệu USD cho các nước khác trong vùng vì phá hủy hệ sinh thái và làm giảm nguồn lợi từ ngư nghiệp.
“Liệu điều đó (những hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông) có nhằm tạo ra sự sợ hãi? Có, tôi cho rằng điều đó tạo ra sự sợ hãi cho cả thế giới”, Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói trong một cuộc phỏng vấn với AFP.
“Câu hỏi về việc Trung Quốc leo thang tới mức ngoài tầm kiểm soát nên là quan tâm của tất cả những nhà lãnh đạo thế giới”.
Theo tuoitre
Trung Quốc đang ráo riết xây dựng và mở rộng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, theo các hình ảnh chụp qua vệ tinh trang The Diplomat đưa tin ngày 14-4.
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2015/04/15/8HAL88fL.jpg
Hình ảnh Trung Quốc mở rộng đường băng và lấn biển ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa - Ảnh: thediplomat.com
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2015/04/15/5sT89Kv5.jpg
Trung Quốc lấn biển trái phép ở đảo Nam, quần đảo Hoàng Sa - Ảnh: AFP
Các hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao của DigitalGlobe chụp vào ngày 17-3 cho thấy tại đảo Phú Lâm và đảo Quang Hòa của Việt Nam (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép), Trung Quốc đã mở rộng đáng kể sau các hoạt động bồi lấp biển.
Trong 5 tháng qua, tại đảo Phú Lâm, Trung Quốc thay thế hoàn toàn đường băng dài 2.400 m bằng một đường băng bê tông dài 2.920 m cộng với một đường lăn mới, các thềm đế máy bay được mở rộng và đã xây một số tòa nhà lớn.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang tiếp tục bồi đắp đất để mở rộng diện tích đảo Phú Lâm.
Cũng theo hình ảnh từ vệ tinh, Trung Quốc đã bồi đắp đất để mở rộng diện tích đảo Quang Hòa gần 50% kể từ tháng 4-2014. Đảo Quang Hòa cách đảo Phú Lâm 80 km, bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1974. Trên đảo này hiện có một đơn vị đồn trú, bốn tòa nhà mái vòm chứa radar, một nhà máy sản xuất xi măng.
Trung Quốc cũng mới phá hủy hệ thống san hô tại đây để mở rộng một hải cảng trên đảo Quang Hòa. Một bức tường chắn sóng cũng đang được dựng lên. Các tòa nhà mới cũng đang mọc lên ở đảo Duy Mộng gần đó.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong tháng này từng nói các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp (trái phép) sẽ được sử dụng “cho mục đích quốc phòng” và hàng loạt mục đích dân sự.
Thế giới phản ứng
Hành vi lấn biển, xây đảo trái phép của Trung Quốc tại biển Đông đã bị báo chí quốc tế chỉ trích dữ dội. Tạp chí The Diplomat mô tả Trung Quốc “cướp đất” mà không bị ngăn chặn.
The Diplomat bình luận các nước khu vực đang tìm cách tăng cường an ninh để đề phòng Trung Quốc, nhưng tất cả những phản ứng đó là quá chậm chạp so với tốc độ Trung Quốc triển khai máy nạo vét, máy ủi và nhà máy sản xuất xi măng khắp biển Đông.
Báo Mỹ Boston Herald cũng đăng bài của chuyên gia Peter Brookes thuộc tổ chức Heritage Foundation chỉ trích hành vi của Trung Quốc là “cướp đất”, nhưng không làm ai ngạc nhiên.
Tạp chí Foreign Policy cảnh báo Trung Quốc đang làm leo thang căng thẳng và tranh chấp trên biển Đông. Báo Nhật Japan Times khẳng định luật pháp quốc tế không công nhận các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng.
Ngày 14-4, Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc theo đuổi các giải pháp hòa bình với những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. “Chúng tôi không tin rằng việc bồi đắp đất quy mô lớn với mục tiêu xây dựng các tiền đồn quân sự ở những vùng đất tranh chấp là phù hợp với mong muốn hòa bình và ổn định của khu vực”, một người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ nói.
Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói tuần trước rằng Trung Quốc “có thể không tuân thủ luật pháp quốc tế và đang dùng sức mạnh để ép buộc các nước khác vào những vị trí bất lợi”.
“Chỉ vì Philippines hay Việt Nam không lớn như Trung Quốc không có nghĩa là họ có thể dùng sức mạnh với các nước đó”, ông Obama nói tuần trước.
Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Harry Harris, tháng trước gọi chương trình lấn biển của Trung Quốc ở biển Đông là “Vạn lý trường thành bằng cát”, cho biết Trung Quốc đã tạo ra 4 km vuông đất nhân tạo ở vùng biển tranh chấp.
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2015/04/15/u8L8up5F.jpg
Đảo Quang Hòa đã thay đổi đáng kể chỉ trong thời gian qua, ảnh chụp ngày 2-4-2014 và ngày 17-3-2015 - Ảnh: thediplomat.com
Đầu tuần, chính quyền Philippines nói chương trình lấn biển của Trung Quốc có thể gây thiệt hại 100 triệu USD cho các nước khác trong vùng vì phá hủy hệ sinh thái và làm giảm nguồn lợi từ ngư nghiệp.
“Liệu điều đó (những hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông) có nhằm tạo ra sự sợ hãi? Có, tôi cho rằng điều đó tạo ra sự sợ hãi cho cả thế giới”, Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói trong một cuộc phỏng vấn với AFP.
“Câu hỏi về việc Trung Quốc leo thang tới mức ngoài tầm kiểm soát nên là quan tâm của tất cả những nhà lãnh đạo thế giới”.
Theo tuoitre