PDA

View Full Version : Công an giết người lãnh án ra sao ?



duyanh
04-14-2015, 01:31 PM
Một nhóm công an bị cơ quan điều tra chỉ ra là đã gây ra cái chết của người vi phạm. Tuy nhiên luật sư vẫn yêu cầu tòa phải xét xử thêm và điều tra kĩ hơn để có hình phạt thích đáng cho những kẻ phạm tội.Luật sư và gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều còn kiến nghị khởi tố nguyên phó trưởng Công an TP Tuy Hòa tội bắt “bắt người trái pháp luật” và truy cứu hình sự nhiều cán bộ có liên quan khác.
Kết thúc phần tranh luận phiên tòa sơ thẩm xét xử các công an dùng nhục hình làm chết nghi can Ngô Thanh Kiều, chiều 13-4, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Phú Yên cho sáu bị cáo nói lời sau cùng.

Được chủ tọa yêu cầu phát biểu đầu tiên, bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (thiếu úy, nguyên trinh sát viên Công an TP Tuy Hòa) đã đưa ra đề nghị làm bất ngờ nhiều người.


http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=756668&stc=1&d=1429006897

“Sếp” xin giảm nhẹ, 1 thuộc cấp xin xử mức cao nhất

Bị cáo Thành nói rằng cảm thấy rất nhục nhã khi đứng trước vành móng ngựa cùng những người đồng đội trước đây, nhưng họ gây án mà không dám thẳng thắn nhận tội.Bị cáo này đề nghị hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét toàn bộ vụ án để tuyên án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh oan sai.

“Bị cáo xin khẳng định một lần nữa là không có đánh anh Ngô Thanh Kiều. Còn nếu HĐXX xét thấy rằng có đủ căn cứ, cơ sở để buộc bị cáo có tội thì xin hãy xử bị cáo ở mức hình phạt cao nhất” - bị cáo Thành phát biểu.
Trước đó, Thành là người bị đề nghị mức án cao nhất, 7-8 năm tù, trong số năm bị cáo bị truy tố ở khoản 3 Điều 298 Bộ luật hình sự (có khung hình phạt 5-12 năm tù), bởi được xác định là người cầm dùi cui cao su đánh vào đầu bị hại 2-3 cái, dẫn đến chấn thương sọ não làm ông này tử vong.

Ngược lại, bị cáo Lê Đức Hoàn (thượng tá, nguyên phó trưởng Công an TP Tuy Hòa, bị đề nghị 9-12 tháng tù cho hưởng án treo về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”), xin tòa xem xét cho bị cáo được hưởng mức án nhẹ.
Nhóm các bị cáo bị xử tội “dùng nhục hình” còn lại cũng xin tòa giảm nhẹ hình phạt hoặc cho hưởng án treo.

Đề nghị khởi tố thêm nhiều người liên quanTrước đó, trong phần tranh luận, luật sư Võ An Đôn - bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại Ngô Thanh Kiều - đề nghị tòa trả hồ sơ để điều tra lại vụ án. Ông Đôn đề nghị chuyển tội danh nhóm bị cáo “dùng nhục hình” thành tội “giết người”.

Luật sư tranh luận rằng vì nạn nhân Kiều không phải người bị tạm giam, bị can, bị cáo nên không phải là khách thể của tội “dùng nhục hình”, mà các bị cáo lại dùng dùi cui đánh vào vùng đầu, vùng bụng là những vùng nguy hiểm dẫn đến chết người.Hơn thế, luật sư Đôn cho rằng theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, thì dùng nhục hình làm chết người phải bị truy cứu tội “giết người”.
Ông Đôn cũng đề nghị tòa khởi tố ông Lê Đức Hoàn tội “bắt người trái pháp luật” vì ra lệnh cho thuộc cấp bắt ông Kiều không lệnh vào lúc nửa đêm; khởi tố phó ban chuyên án 312T, trưởng Công an TP Tuy Hòa, giám đốc Công an tỉnh Phú Yên lúc bấy giờ tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”;

Đề nghị khởi tố ông Lê Minh Chánh - viện trưởng Viện KSND TP Tuy Hòa và những người liên quan về tội “không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội”; giám định lại cơ chế hình thành thương tích ở vùng đầu, vùng bụng, tinh hoàn ông Kiều; làm rõ có hay không âm mưu dàn xếp “thí tốt” để bị cáo Thành nặng tội hơn các bị cáo khác.

Ông Đôn cũng đề nghị tòa áp dụng “Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước” buộc Công an TP Tuy Hòa, Công an tỉnh Phú Yên bồi thường cho gia đình bị hại gần 1,5 tỉ đồng.

Bà Ngô Thị Tuyết, đại diện cho cha mẹ ông Kiều, thống nhất với các đề nghị của luật sư Đôn.
Bà Tuyết đề nghị khởi tố vụ án “bắt, giữ người trái pháp luật” đối với nhóm công an đã thực hiện việc bắt ông Kiều lúc 3g15 sáng 13-5-2012 và những người đã giữ ông Kiều tại Công an xã Hòa Đồng, Công an TP Tuy Hòa trong ngày 13-5-2012.“Nếu đủ cơ sở bắt thì tại sao tại tòa ông Lê Đức Hoàn là chỉ huy chuyên án nói là ông không hề ra lệnh bắt, chỉ yêu cầu thuộc cấp mời Kiều về làm việc?
Tại sao sau khi Kiều chết ông Hoàn phải chỉ đạo đi làm giả giấy triệu tập, giấy xác minh Kiều vắng nhà?...” - bà Tuyết đặt hàng loạt câu hỏi.
Bà Tuyết đề nghị giám định viên Trung tâm Giám định pháp y Phú Yên giải thích rõ vì sao lại có hai mẫu nội tạng ông Kiều đưa đi giám định lại bị hoại tử.
Bà cũng đề nghị HĐXX khởi tố vụ án “ra bản án trái pháp luật” đối với HĐXX sơ thẩm lần thứ nhất ở TAND TP Tuy Hòa.
Đối đáp lại, đại diện Viện KSND tỉnh Phú Yên cho rằng Viện KSND tối cao truy tố các bị cáo tội “dùng nhục hình” là có căn cứ, đúng pháp luật; quá trình điều tra, truy tố, xét xử không có cơ sở để khởi tố các tội khác.

Ông cũng nói không cần thiết phải thực hiện lại giám định pháp y.

Về khởi tố tội danh mới đối với ông Hoàn, đại diện Viện KSND Phú Yên nói ông Hoàn không ra lệnh bắt. Ông Hoàn cũng nhận là trực tiếp chỉ đạo chuyên án nên mới bị khởi tố, những người khác không trực tiếp nên không khởi tố tội “thiếu trách nhiệm…”.
Còn đối với ông Lê Minh Chánh, không có cơ sở để khởi tố vì ban đầu Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao xác định là ông Chánh có dấu hiệu phạm tội, nhưng chỉ cần xử lý hành chính là đủ răn đe.

Chủ tọa Nguyễn Phi Đô tuyên bố tòa nghị án, lúc 13g30 chiều 15-4-2015 sẽ tuyên án.

duyanh
04-14-2015, 01:33 PM
Chết người tại đồn, công an hưởng án treo




http://gdb.voanews.com/189B2184-18D8-47EC-B58E-97DE92043CAE_w640_r1_s.jpg


Hai công an Đắk Nông ngày 9/4 lãnh án tù treo trong cái chết của một nạn nhân ngay tại đồn sau khi bị bắt giữ trái pháp luật.

Ông Hoàng Văn Ngài một người dân tộc Hmong thiệt mạng ngày 17/3/2013 trong lúc bị giam tại đồn công an xã Gia Nghĩa vì bị nghi phạm tội ‘phá rừng.’

Công an nói ông Ngài tự đưa tay vào ổ điện tự tử chết, nhưng các hình ảnh chụp thi thể nạn nhân cho thấy ông có thể đã bị đánh đập tàn nhẫn trong đồn công an dẫn tới tử vong.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông trước đây kết luận rằng ông Ngài chết do tự tử và không khởi tố tội hình sự đối với hai công an liên can đến vụ việc là Lê Mạnh Nam và Trần Đăng Tùng.

Sau khi gia đình nạn nhân tiếp tục khiếu nại đòi làm rõ những bất thường trong cái chết của ông Ngài, đến tháng 7 năm ngoái, cơ quan điều tra của Bộ Công an mới khởi tố vụ án hình sự và bắt hai bị cáo Nam và Tùng về tội danh ‘bắt giữ người trái pháp luật.’
Tình trạng bạo hành trong ngành công an thứ nhất là do ngành công an được giao quá nhiều quyền lực mà không có sự giám sát, dẫn tới lạm quyền. Thứ hai là do trình độ, năng lực của cán bộ công an còn thấp, không dùng lý lẽ thuyết phục người ta nhận tội mà dùng bạo lực, đánh đập để lấy lời khai. Nhiều khi do cấp trên giao nhiệm vụ phải lấy bằng được lời khai, do áp lực công việc mà người ta dùng nhục hình.
Luật sư Võ An Đôn.

Tại tòa sơ thẩm hôm nay (9/4), hai bị cáo thừa nhận hành vi ‘bắt giữ người trái pháp luật’ nhưng phủ nhận trách nhiệm về cái chết của ông Ngài.

Tòa tuyên phạt ông Nam 2 năm rưỡi tù treo và ông Tùng 2 năm tù treo, khiến gia đình nạn nhân bức xúc, quyết định tiếp tục kháng cáo bản án mà họ cho là quá nhẹ trước cái chết của một mạng người.

Bản án được đưa ra trong bối cảnh báo động về hàng loạt những cái chết bí ẩn tại đồn công an và sự phẫn nộ dâng cao trong công luận vì nạn tra tấn, nhục hình, bạo hành trong ngành nghề có nhiệm vụ bảo vệ an bình cho người dân giữa lúc Việt Nam đã ký kết Công ước Liên hiệp quốc về Chống tra tấn.

Luật sư Võ An Đôn, người đang bảo vệ pháp lý miễn phí cho gia đình hai nạn nhân bị công an đánh chết là ông Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên và em Tu Ngọc Thạch, 14 tuổi, ở Khánh Hòa, cho rằng tình trạng chết vì tay công an phổ biến là hậu quả tất yếu của hệ thống pháp luật thiếu độc lập tại Việt Nam. Luật sư Đôn phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Tình trạng bạo hành trong ngành công an thứ nhất là do ngành công an được giao quá nhiều quyền lực mà không có sự giám sát, dẫn tới lạm quyền. Thứ hai là do trình độ, năng lực của cán bộ công an còn thấp, không dùng lý lẽ thuyết phục người ta nhận tội mà dùng bạo lực, đánh đập để lấy lời khai. Nhiều khi do cấp trên giao nhiệm vụ phải lấy bằng được lời khai, do áp lực công việc mà người ta dùng nhục hình. Để khắc phục tình trạng này, công tác giam giữ phải tách riêng, không giao công an nữa thì sẽ giảm được nhiều. Bạo hành trong ngành công an mà xử lý nghiêm, nặng thì sẽ giảm ngay thôi. Nhưng ngược lại, bên tòa án, các cơ quan tiến hành tố tụng lại không dám xử nghiêm vì áp lực từ nhiều phía. Họ bảo vệ cán bộ lẫn nhau, nhiều khi xử mức án rất nhẹ. Để xử lý nghiêm, đòi hỏi toàn hệ thống các cơ quan, trong đó có cơ quan tiến hành tố tụng, phải độc lập. Xử nghiêm, mức án nặng mang tính răn đe cao, thì lực lượng công an sẽ bớt dùng bạo hành đối với người dân.”

Ông Tu Ngọc Hoài, bố của học sinh lớp 9 Tu Ngọc Thạch bị công an đánh chết ở Khánh Hòa, mong muốn giới hữu trách Việt Nam sớm có biện pháp giải quyết tình trạng chết oan vì tay công an:

“Tôi mong muốn, yêu cầu pháp luật, chính quyền Việt Nam, những nhà lãnh đạo làm sao phải minh chính, minh bạch, công minh, công lý.”
Chết người tại đồn, công an hưởng án treo

VOA