sophienguyen
04-13-2015, 02:48 AM
Họa sĩ đầu tiên của Việt Nam vẽ tranh trong… chai
Không chỉ vẽ tranh trên toan, trên lụa, trên giấy, anh Lê Công Tuân còn có sở thích kỳ lạ là vẽ tranh trong chai. Do một lần đọc một mảnh báo thấy có một người nước ngoài vẽ tranh trong lọ, anh đâm mê, rồi về nhà tỷ mẩn mày mò vẽ thử. Và anh đã trở thành họa sĩ đầu tiên của Việt Nam vẽ tranh trong… chai.
Nghề vẽ… ngược
Trong căn nhà tập thể nhỏ bé, chật chội của những công nhân khu tập thể nhà máy xay xát cũ tỉnh Hải Dương có một “họa sĩ kỳ lạ”. Người công nhân và người họa sĩ “đặc biệt” ấy chính là anh Lê Công Tuân (SN 1968, trú tại khu tập thể Nhà máy Xay, TP Hải Dương).
Nói về cái duyên nghệ thuật anh kể rằng, từ hồi bé anh đã có năng khiếu vẽ rất đẹp. Hồi đấy anh thường vẽ trên giấy, những bức tranh phong cảnh thắm đượm tình quê hương, làng xóm với con trâu, cái cuốc, cánh đồng. Rồi anh nhập ngũ, ra chiến trường chiến đấu. Giữa mưa bom khói lửa, anh vẫn không hề mất đi tình yêu nghệ thuật. Nhất là khi được chỉ huy của anh, người cũng có năng khiếu vẽ truyền thần rất đẹp chỉ dạy thêm nhiều điều. Cái nghiệp “vẽ vời”, nó cứ từ từ ngấm vào anh như vậy.
Xuất ngũ, anh xin vào làm việc cho nhà máy xay xát tỉnh Hải Dương. Ngoài thời gian làm công nhân cho nhà máy, buổi tối anh dành rất nhiều thời gian để vẽ. Những bức tranh của anh chủ yếu là vẽ truyền thần. Hình ảnh con người, những khuôn mặt nét hình hài, hiện lên qua đôi bàn tay của anh rất có hồn, có sắc. Hồi đấy còn nghèo và khan hiếm chất liệu để vẽ, anh chủ yếu vẽ lên giấy, hoặc vẽ cho những người hàng xóm láng giềng. Anh Tuân cho biết, hồi đó, cái nghề vẽ cũng chỉ là để thỏa mãn thú vui của mình thôi, anh vẽ chủ yếu là tặng cho cô bác láng giềng, hoặc bạn bè quen thân chứ không phải vẽ tranh để bán.
http://static.anninhthudo.vn/uploaded/77/2015_04_11/mot-so-tac-pham.jpg?width=500
Một số tác phẩm của họa sĩ Công Tuân
Dần dần theo thời gian, “máu họa sĩ” như một “cơn nghiện” làm anh mất ăn mất ngủ. Ngoài việc vẽ trên giấy, anh vẽ lên vải toan bằng chất liệu sơn dầu, một chất liệu được các họa sĩ yêu thích bởi sự lâu bền và lên màu rất chuẩn. Anh vẽ nhiều cũng cất đi nhiều: “Bởi nhà quá chật chội, không có điều kiện treo tranh, nên anh thường vẽ rồi lại cuộn tròn lại và cất đi chứ không có chỗ để trưng bày.
Đến với tranh vẽ trong lọ thủy tinh cũng là bước ngoặt, giúp anh gặt hái được nhiều thành công hơn trên con đường theo đuổi niềm đam mê. Anh cho biết, trong lần đọc một bài báo ở mục “chuyện lạ đó đây” có một mẩu tin về người họa sĩ nước ngoài có tài vẽ tranh trong chai. Từ ngạc nhiên đến thắc mắc, không hiểu sao người ta lại có thể làm được điều kì lạ ấy. Về nhà mất ăn mất ngủ mấy hôm liền, anh mày mò tự vẽ, nhưng đều thất bại.
Để vẽ được những bức tranh trong chai là cả môt kỳ công, trải qua quá trình tập luyện lâu dài. Để vẽ được anh phải dùng loại bút vẽ đặc biệt làm bằng tre. Vẽ cũng không phải là vẽ trực tiếp như người ta vẽ trên giấy mà phải tưởng tượng vẽ ngược thì khi nhìn từ bên ngoài mới thành được. Có những khi loay hoay cả mấy ngày mới vẽ xong nhưng nhìn lại chẳng thành cái gì anh bực đập vỡ cả đống chai. Nhưng rồi anh lại mày mò làm lại vì nó luôn nung nấu trong đầu là “phải làm bằng được”. Rồi qua thời gian tìm tòi nghiên cứu. Cuối cùng, anh cũng vẽ được bức tranh trong chai thủy tinh đầu tiên của mình.
Bức tranh đầu tiên của họa sĩ Lê Công Tuân trong chai thủy tinh, đấy chính là bức đàn lợn âm dương, rồi dần dần anh vẽ tranh truyền thần với những hình ảnh của các vị vua, vị lãnh tụ, những người nổi tiếng hoặc những người chiến sĩ bình thường. Anh cho hay, với mỗi loại bình thủy tinh, tùy thuộc vào hình dáng và kích thước mà lựa chọn những hình ảnh và đề tài để vẽ, không thể bốc đồng muốn vẽ gì cũng được. Người nghệ sĩ phải có mắt nhìn và hiểu cái nào là phù hợp nhất với chất liệu của mình.
“Chế” được màu vẽ cũng không hề đơn giản
Khi vẽ thành công trong chai rồi, nhưng tranh không đẹp lắm vì loại màu này không bám vào không khô được ngay mà thường chảy dẫn đến những tác phẩm rất xấu. Anh lại phải mày mò, hì hụi pha chế để làm sao cái màu vẽ bám được vào chất liệu trơn lỳ sáng bóng của thủy tinh. Màu để vẽ được tranh trên chất liệu kính, thủy tinh, phải là chất liệu màu đặc biệt, ngoài màu nước, còn phải có một loại keo kết dính đặc biệt. Phải làm thế nào để vào tranh màu bám luôn vào thành chai một cách chắc chắn, chứ không sẽ bị chảy hay lem màu. Cuối cùng sau nhiều đợt pha chế, anh cũng cho ra được một loại mực có thể vẽ trong chai không bị nhòe, bám rất tốt. Màu vẽ anh chọn chủ yếu là màu nóng với những mảng màu tươi sáng. Tranh của anh dù là trên vải toan, trên giấy hay lọ thủy tinh cũng nổi bật lên những màu sắc tươi sáng rực rỡ. Mặc dù chưa qua bất cứ trường lớp nào đào tạo, nhưng họa sĩ Lê Công Tuân đã tham dự rất nhiều cuộc trưng bày triển lãm trong và ngoài tỉnh. Anh vinh dự được giới hội họa gọi với cái tên thân mật là “người thổi hồn vào chai”.
http://static.anninhthudo.vn/uploaded/77/2015_04_11/hoa-sy.jpg?width=500
Họa sĩ Công Tuân trong căn phòng vẽ tranh của mình
Ngoài ra cách vẽ và mực màu, bút để vẽ cũng là một loại bút đặc biệt. Sau này anh chế tạo thêm loại bút bằng kim loại, đầu bút được uốn cong. Có nhiều ngòi bút với độ lớn bé khác nhau, phục vụ cho các nét vẽ khác nhau. Ngòi to, ngòi bé, ngòi vừa, phù hợp với tranh phong cảnh, tranh truyền thần…
Ước mơ mở một bảo tàng
Để theo được nghề là một quá trình gian khổ. Tiền không có, cuộc sống eo hẹp nên vợ anh phải mở thêm một ki - ốt bán hàng ngoài chợ. Có đồng ra đồng vào, anh chị lại tích cóp tiền nuôi con, tiền sinh hoạt phí và tiền để nuôi nghề vẽ của anh. Cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng chị vẫn luôn ủng hộ và giúp đỡ anh rất nhiều. Anh Tuân cho biết: “Hồi đầu, thấy chồng bỏ bao nhiêu thời gian, sức lực, nhất là khi đi làm cả ngày ở công ty tối về lại đâm đầu vào vẽ chị không bằng lòng. Nhưng rồi, thấy anh hứng thú với việc này, chị cũng đành thuận theo anh. Đến khi truyền hình, báo chí biết đến anh, tung hô và ca ngợi, nhất là khi đạt giải thưởng của chuyện lạ Việt Nam, người họa sĩ đầu tiên vẽ tranh trong chai, thì chị lại càng ủng hộ anh.
Ngoài niềm đam mê vẽ, họa sĩ Lê Công Tuân còn có một niềm đam mê khác là sưu tập đồ cổ. Anh đã có cho mình rất nhiều đồ cổ, hiện vật có giá trị. Trong gian tủ kính của anh những chiếc lọ, chiếc bình, những cái thìa cái bát có niên đại hàng trăm năm, có cái có từ thời Hai Bà Trưng, đến thời Lê Hoàn, thời Lý, thời Trần và cả thời Nguyễn…
Gian nhà nhỏ, trông giống như một bảo tàng thu nhỏ với những đồ cổ quý giá, những bức tranh bằng vải toan rực rỡ. Tất cả làm nên một kho tàng rất có giá trị của người họa sĩ nghèo. Mặc dù nhiều lần, phải mất cả tháng lương để mua được những thứ ấy, nhưng anh vẫn không hề tiếc. Chia sẻ về điều này, họa sĩ Lê Công Tuân cho biết: sưu tập đồ cổ cũng giống như vẽ tranh, tất cả đều là niềm đam mê.
Họa sĩ Lê Công Tuân còn hiến tặng rất nhiều hiện vật cho viện Bảo tàng tỉnh Hải Dương. Đã có rất nhiều Giấy khen, Bằng khen để ghi nhận tấm lòng của anh. Người họa sĩ nghèo chỉ mơ ước xây dựng được cho mình một bảo tàng nhỏ, để có thể cất giữ và bảo quản những hiện vật cổ mà anh dày công sưu tầm, những bức tranh mà anh đã mất nhiều thời gian để vẽ.
Hiện nay, anh đang hướng cho hai cậu con trai của mình đi theo nghiệp vẽ bởi chúng cũng có khả năng, và anh còn mong muốn chúng sẽ kế nghiệp vẽ vời của mình. Chia sẻ về dự định sắp tới anh nói rằng: “Chờ cho các con lớn hơn một chút, anh sẽ về quê, có chút tiền dành dụm anh mở xưởng, dạy vẽ tranh trong chai lọ thủy tinh cho những bạn trẻ có niềm đam mê và yêu thích hội họa”.
Không chỉ vẽ tranh trên toan, trên lụa, trên giấy, anh Lê Công Tuân còn có sở thích kỳ lạ là vẽ tranh trong chai. Do một lần đọc một mảnh báo thấy có một người nước ngoài vẽ tranh trong lọ, anh đâm mê, rồi về nhà tỷ mẩn mày mò vẽ thử. Và anh đã trở thành họa sĩ đầu tiên của Việt Nam vẽ tranh trong… chai.
Nghề vẽ… ngược
Trong căn nhà tập thể nhỏ bé, chật chội của những công nhân khu tập thể nhà máy xay xát cũ tỉnh Hải Dương có một “họa sĩ kỳ lạ”. Người công nhân và người họa sĩ “đặc biệt” ấy chính là anh Lê Công Tuân (SN 1968, trú tại khu tập thể Nhà máy Xay, TP Hải Dương).
Nói về cái duyên nghệ thuật anh kể rằng, từ hồi bé anh đã có năng khiếu vẽ rất đẹp. Hồi đấy anh thường vẽ trên giấy, những bức tranh phong cảnh thắm đượm tình quê hương, làng xóm với con trâu, cái cuốc, cánh đồng. Rồi anh nhập ngũ, ra chiến trường chiến đấu. Giữa mưa bom khói lửa, anh vẫn không hề mất đi tình yêu nghệ thuật. Nhất là khi được chỉ huy của anh, người cũng có năng khiếu vẽ truyền thần rất đẹp chỉ dạy thêm nhiều điều. Cái nghiệp “vẽ vời”, nó cứ từ từ ngấm vào anh như vậy.
Xuất ngũ, anh xin vào làm việc cho nhà máy xay xát tỉnh Hải Dương. Ngoài thời gian làm công nhân cho nhà máy, buổi tối anh dành rất nhiều thời gian để vẽ. Những bức tranh của anh chủ yếu là vẽ truyền thần. Hình ảnh con người, những khuôn mặt nét hình hài, hiện lên qua đôi bàn tay của anh rất có hồn, có sắc. Hồi đấy còn nghèo và khan hiếm chất liệu để vẽ, anh chủ yếu vẽ lên giấy, hoặc vẽ cho những người hàng xóm láng giềng. Anh Tuân cho biết, hồi đó, cái nghề vẽ cũng chỉ là để thỏa mãn thú vui của mình thôi, anh vẽ chủ yếu là tặng cho cô bác láng giềng, hoặc bạn bè quen thân chứ không phải vẽ tranh để bán.
http://static.anninhthudo.vn/uploaded/77/2015_04_11/mot-so-tac-pham.jpg?width=500
Một số tác phẩm của họa sĩ Công Tuân
Dần dần theo thời gian, “máu họa sĩ” như một “cơn nghiện” làm anh mất ăn mất ngủ. Ngoài việc vẽ trên giấy, anh vẽ lên vải toan bằng chất liệu sơn dầu, một chất liệu được các họa sĩ yêu thích bởi sự lâu bền và lên màu rất chuẩn. Anh vẽ nhiều cũng cất đi nhiều: “Bởi nhà quá chật chội, không có điều kiện treo tranh, nên anh thường vẽ rồi lại cuộn tròn lại và cất đi chứ không có chỗ để trưng bày.
Đến với tranh vẽ trong lọ thủy tinh cũng là bước ngoặt, giúp anh gặt hái được nhiều thành công hơn trên con đường theo đuổi niềm đam mê. Anh cho biết, trong lần đọc một bài báo ở mục “chuyện lạ đó đây” có một mẩu tin về người họa sĩ nước ngoài có tài vẽ tranh trong chai. Từ ngạc nhiên đến thắc mắc, không hiểu sao người ta lại có thể làm được điều kì lạ ấy. Về nhà mất ăn mất ngủ mấy hôm liền, anh mày mò tự vẽ, nhưng đều thất bại.
Để vẽ được những bức tranh trong chai là cả môt kỳ công, trải qua quá trình tập luyện lâu dài. Để vẽ được anh phải dùng loại bút vẽ đặc biệt làm bằng tre. Vẽ cũng không phải là vẽ trực tiếp như người ta vẽ trên giấy mà phải tưởng tượng vẽ ngược thì khi nhìn từ bên ngoài mới thành được. Có những khi loay hoay cả mấy ngày mới vẽ xong nhưng nhìn lại chẳng thành cái gì anh bực đập vỡ cả đống chai. Nhưng rồi anh lại mày mò làm lại vì nó luôn nung nấu trong đầu là “phải làm bằng được”. Rồi qua thời gian tìm tòi nghiên cứu. Cuối cùng, anh cũng vẽ được bức tranh trong chai thủy tinh đầu tiên của mình.
Bức tranh đầu tiên của họa sĩ Lê Công Tuân trong chai thủy tinh, đấy chính là bức đàn lợn âm dương, rồi dần dần anh vẽ tranh truyền thần với những hình ảnh của các vị vua, vị lãnh tụ, những người nổi tiếng hoặc những người chiến sĩ bình thường. Anh cho hay, với mỗi loại bình thủy tinh, tùy thuộc vào hình dáng và kích thước mà lựa chọn những hình ảnh và đề tài để vẽ, không thể bốc đồng muốn vẽ gì cũng được. Người nghệ sĩ phải có mắt nhìn và hiểu cái nào là phù hợp nhất với chất liệu của mình.
“Chế” được màu vẽ cũng không hề đơn giản
Khi vẽ thành công trong chai rồi, nhưng tranh không đẹp lắm vì loại màu này không bám vào không khô được ngay mà thường chảy dẫn đến những tác phẩm rất xấu. Anh lại phải mày mò, hì hụi pha chế để làm sao cái màu vẽ bám được vào chất liệu trơn lỳ sáng bóng của thủy tinh. Màu để vẽ được tranh trên chất liệu kính, thủy tinh, phải là chất liệu màu đặc biệt, ngoài màu nước, còn phải có một loại keo kết dính đặc biệt. Phải làm thế nào để vào tranh màu bám luôn vào thành chai một cách chắc chắn, chứ không sẽ bị chảy hay lem màu. Cuối cùng sau nhiều đợt pha chế, anh cũng cho ra được một loại mực có thể vẽ trong chai không bị nhòe, bám rất tốt. Màu vẽ anh chọn chủ yếu là màu nóng với những mảng màu tươi sáng. Tranh của anh dù là trên vải toan, trên giấy hay lọ thủy tinh cũng nổi bật lên những màu sắc tươi sáng rực rỡ. Mặc dù chưa qua bất cứ trường lớp nào đào tạo, nhưng họa sĩ Lê Công Tuân đã tham dự rất nhiều cuộc trưng bày triển lãm trong và ngoài tỉnh. Anh vinh dự được giới hội họa gọi với cái tên thân mật là “người thổi hồn vào chai”.
http://static.anninhthudo.vn/uploaded/77/2015_04_11/hoa-sy.jpg?width=500
Họa sĩ Công Tuân trong căn phòng vẽ tranh của mình
Ngoài ra cách vẽ và mực màu, bút để vẽ cũng là một loại bút đặc biệt. Sau này anh chế tạo thêm loại bút bằng kim loại, đầu bút được uốn cong. Có nhiều ngòi bút với độ lớn bé khác nhau, phục vụ cho các nét vẽ khác nhau. Ngòi to, ngòi bé, ngòi vừa, phù hợp với tranh phong cảnh, tranh truyền thần…
Ước mơ mở một bảo tàng
Để theo được nghề là một quá trình gian khổ. Tiền không có, cuộc sống eo hẹp nên vợ anh phải mở thêm một ki - ốt bán hàng ngoài chợ. Có đồng ra đồng vào, anh chị lại tích cóp tiền nuôi con, tiền sinh hoạt phí và tiền để nuôi nghề vẽ của anh. Cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng chị vẫn luôn ủng hộ và giúp đỡ anh rất nhiều. Anh Tuân cho biết: “Hồi đầu, thấy chồng bỏ bao nhiêu thời gian, sức lực, nhất là khi đi làm cả ngày ở công ty tối về lại đâm đầu vào vẽ chị không bằng lòng. Nhưng rồi, thấy anh hứng thú với việc này, chị cũng đành thuận theo anh. Đến khi truyền hình, báo chí biết đến anh, tung hô và ca ngợi, nhất là khi đạt giải thưởng của chuyện lạ Việt Nam, người họa sĩ đầu tiên vẽ tranh trong chai, thì chị lại càng ủng hộ anh.
Ngoài niềm đam mê vẽ, họa sĩ Lê Công Tuân còn có một niềm đam mê khác là sưu tập đồ cổ. Anh đã có cho mình rất nhiều đồ cổ, hiện vật có giá trị. Trong gian tủ kính của anh những chiếc lọ, chiếc bình, những cái thìa cái bát có niên đại hàng trăm năm, có cái có từ thời Hai Bà Trưng, đến thời Lê Hoàn, thời Lý, thời Trần và cả thời Nguyễn…
Gian nhà nhỏ, trông giống như một bảo tàng thu nhỏ với những đồ cổ quý giá, những bức tranh bằng vải toan rực rỡ. Tất cả làm nên một kho tàng rất có giá trị của người họa sĩ nghèo. Mặc dù nhiều lần, phải mất cả tháng lương để mua được những thứ ấy, nhưng anh vẫn không hề tiếc. Chia sẻ về điều này, họa sĩ Lê Công Tuân cho biết: sưu tập đồ cổ cũng giống như vẽ tranh, tất cả đều là niềm đam mê.
Họa sĩ Lê Công Tuân còn hiến tặng rất nhiều hiện vật cho viện Bảo tàng tỉnh Hải Dương. Đã có rất nhiều Giấy khen, Bằng khen để ghi nhận tấm lòng của anh. Người họa sĩ nghèo chỉ mơ ước xây dựng được cho mình một bảo tàng nhỏ, để có thể cất giữ và bảo quản những hiện vật cổ mà anh dày công sưu tầm, những bức tranh mà anh đã mất nhiều thời gian để vẽ.
Hiện nay, anh đang hướng cho hai cậu con trai của mình đi theo nghiệp vẽ bởi chúng cũng có khả năng, và anh còn mong muốn chúng sẽ kế nghiệp vẽ vời của mình. Chia sẻ về dự định sắp tới anh nói rằng: “Chờ cho các con lớn hơn một chút, anh sẽ về quê, có chút tiền dành dụm anh mở xưởng, dạy vẽ tranh trong chai lọ thủy tinh cho những bạn trẻ có niềm đam mê và yêu thích hội họa”.