sophienguyen
04-13-2015, 02:44 AM
Tranh in từ… bột cà phê
Từ loại “mực in” hoàn toàn phi truyền thống như bột cà phê, họa sỹ Nguyễn Nghĩa Phương đã tạo nên các tác phẩm tranh in độc đáo trong triển lãm “Đối thoại tranh in Việt – Bỉ” khai mạc chiều 10/4, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. http://images.tienphong.vn/Uploaded/baogiay001/2015_04_12/IMG_6190_SKAF.jpg.ashx?w=440&h=250&crop=auto
Tranh in của họa sỹ Bỉ.
Có thể nói, các phương pháp tranh in phổ biến hiện nay tại Việt Nam và thế giới như tranh khắc gỗ độc bản, tranh khắc gỗ phá bản, tranh in đá, in lưới, in lõm, tranh khắc kim loại… đều được qui tụ trong triển lãm này qua bàn tay của 5 họa sỹ Việt Nam Lê Huy Tiếp, Nguyễn Nghĩa Phương, Ngô Anh Cơ, Phan Hải Bằng, Phạm Khắc Quang và 7 họa sỹ Bỉ Pol Authom, Michel Barzin, Marie-France Bonmariage, Virginie Faivre d’Arcier, Chantal Hardy, Habib Harem, Martine Monfort.
Phát biểu tại lễ khai mạc, nữ nghệ sỹ Chantal Hardy cho biết, thực ra nghệ thuật tranh in xuất phát từ châu Á và người châu Âu đã kế thừa và phát triển nó lên. Họa sỹ Nguyễn Nghĩa Phương nhận định: “Nét độc đáo nhất trong tranh in của các họa sỹ Bỉ là sự tự do, cách thể hiện cá tính của các họa sỹ khá rõ nét. Họ đã thoát ra khỏi khuôn mẫu, gò bó của tranh in trước kia và phát triển nó theo hướng đương đại, đem lại hình thức mới mẻ”.
Tại triển lãm, có thể thấy cách thể hiện tác phẩm của các họa sỹ Bỉ khá mở. Tranh in của họ không chỉ là những tấm giấy phẳng in họa tiết mà đã trở thành những tác phẩm sắp đặt khá thú vị. Đó là những miếng vải hoa với màu sắc và họa tiết được tạo ra từ phương pháp in lưới, sau đó được cuộn thành những hình khối vui mắt như hình thân cây, bàn tay, đầu thỏ, đầu hươu, châu chấu. Rồi những tấm tranh in được cắt tỉa thành con cú, con voi … tùy theo tưởng tượng của người xem. Tranh in đá của họa sỹ Chantal Hardy tạo thành hình giọt nước lớn, đính trên tường.
http://images.tienphong.vn/Uploaded/baogiay001/2015_04_12/IMG_6199_MFRB.jpg.ashx?width=600
“Không gian cà phê” của Nguyễn Nghĩa Phương.
Tranh in của các họa sỹ Việt Nam đa dạng về phương pháp, nhưng vẫn khuôn mẫu, chưa nhiều sự phá cách. Đó là tranh khắc gỗ cổng làng của Phạm Khắc Quang, tranh khắc gỗ in trên Trúc chỉ của Phan Hải Bằng, tranh khắc gỗ độc bản và phá bản của Lê Huy Tiếp. Tác phẩm “Không gian cà phê” của Nguyễn Nghĩa Phương độc đáo hơn cả khi anh sáng tạo các tác phẩm này từ bột cà phê. Để có thể tạo nên “Không gian cà phê”, Nguyễn Nghĩa Phương đã phải mày mò, thử nghiệm mấy tháng trời. Anh dùng phin để lọc bột cà phê, cho vào nồi đun, chắt ra nước cà phê đặc, rồi dùng nó giống như màu nước. Tất nhiên, để tạo ra tranh in từ bột cà phê không hề đơn giản bởi việc kiểm soát hình không được như ý, màu không bám được trên bề mặt kim loại để in ra. Bằng sự kiên trì thử nghiệm, cuối cùng anh đã thành công.
Trước khi được triển lãm tại Việt Nam, các tác phẩm này đã từng được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Verviers (tháng 9/2014) và tại thành phố Liege (tháng 12/2014) dưới sự hỗ trợ của Phái đoàn Wallonie- Bruxxels International của Bỉ. Triển lãm “Đối thoại tranh in Việt- Bỉ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam kéo dài từ 10/4 đến 20/4.
Từ loại “mực in” hoàn toàn phi truyền thống như bột cà phê, họa sỹ Nguyễn Nghĩa Phương đã tạo nên các tác phẩm tranh in độc đáo trong triển lãm “Đối thoại tranh in Việt – Bỉ” khai mạc chiều 10/4, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. http://images.tienphong.vn/Uploaded/baogiay001/2015_04_12/IMG_6190_SKAF.jpg.ashx?w=440&h=250&crop=auto
Tranh in của họa sỹ Bỉ.
Có thể nói, các phương pháp tranh in phổ biến hiện nay tại Việt Nam và thế giới như tranh khắc gỗ độc bản, tranh khắc gỗ phá bản, tranh in đá, in lưới, in lõm, tranh khắc kim loại… đều được qui tụ trong triển lãm này qua bàn tay của 5 họa sỹ Việt Nam Lê Huy Tiếp, Nguyễn Nghĩa Phương, Ngô Anh Cơ, Phan Hải Bằng, Phạm Khắc Quang và 7 họa sỹ Bỉ Pol Authom, Michel Barzin, Marie-France Bonmariage, Virginie Faivre d’Arcier, Chantal Hardy, Habib Harem, Martine Monfort.
Phát biểu tại lễ khai mạc, nữ nghệ sỹ Chantal Hardy cho biết, thực ra nghệ thuật tranh in xuất phát từ châu Á và người châu Âu đã kế thừa và phát triển nó lên. Họa sỹ Nguyễn Nghĩa Phương nhận định: “Nét độc đáo nhất trong tranh in của các họa sỹ Bỉ là sự tự do, cách thể hiện cá tính của các họa sỹ khá rõ nét. Họ đã thoát ra khỏi khuôn mẫu, gò bó của tranh in trước kia và phát triển nó theo hướng đương đại, đem lại hình thức mới mẻ”.
Tại triển lãm, có thể thấy cách thể hiện tác phẩm của các họa sỹ Bỉ khá mở. Tranh in của họ không chỉ là những tấm giấy phẳng in họa tiết mà đã trở thành những tác phẩm sắp đặt khá thú vị. Đó là những miếng vải hoa với màu sắc và họa tiết được tạo ra từ phương pháp in lưới, sau đó được cuộn thành những hình khối vui mắt như hình thân cây, bàn tay, đầu thỏ, đầu hươu, châu chấu. Rồi những tấm tranh in được cắt tỉa thành con cú, con voi … tùy theo tưởng tượng của người xem. Tranh in đá của họa sỹ Chantal Hardy tạo thành hình giọt nước lớn, đính trên tường.
http://images.tienphong.vn/Uploaded/baogiay001/2015_04_12/IMG_6199_MFRB.jpg.ashx?width=600
“Không gian cà phê” của Nguyễn Nghĩa Phương.
Tranh in của các họa sỹ Việt Nam đa dạng về phương pháp, nhưng vẫn khuôn mẫu, chưa nhiều sự phá cách. Đó là tranh khắc gỗ cổng làng của Phạm Khắc Quang, tranh khắc gỗ in trên Trúc chỉ của Phan Hải Bằng, tranh khắc gỗ độc bản và phá bản của Lê Huy Tiếp. Tác phẩm “Không gian cà phê” của Nguyễn Nghĩa Phương độc đáo hơn cả khi anh sáng tạo các tác phẩm này từ bột cà phê. Để có thể tạo nên “Không gian cà phê”, Nguyễn Nghĩa Phương đã phải mày mò, thử nghiệm mấy tháng trời. Anh dùng phin để lọc bột cà phê, cho vào nồi đun, chắt ra nước cà phê đặc, rồi dùng nó giống như màu nước. Tất nhiên, để tạo ra tranh in từ bột cà phê không hề đơn giản bởi việc kiểm soát hình không được như ý, màu không bám được trên bề mặt kim loại để in ra. Bằng sự kiên trì thử nghiệm, cuối cùng anh đã thành công.
Trước khi được triển lãm tại Việt Nam, các tác phẩm này đã từng được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Verviers (tháng 9/2014) và tại thành phố Liege (tháng 12/2014) dưới sự hỗ trợ của Phái đoàn Wallonie- Bruxxels International của Bỉ. Triển lãm “Đối thoại tranh in Việt- Bỉ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam kéo dài từ 10/4 đến 20/4.