khieman
04-08-2015, 11:37 PM
.
Giới thiệu sách:
"Những người tù cuối cùng"
của Phạm Gia Ðại
“Những người tù cuối cùng” là một cuốn hồi ký của người tù “học tập cải tạo” cuối cùng Phạm Gia Ðại, sẽ được tác giả cho ra mắt vào ngày Chủ Nhật, 15 tháng 5, lúc 11 giờ sáng tại nhà hàng Seafood Palace #2, số 420 S. Brookhurst St., Anaheim, CA 92804.
Ðây là một cuốn hồi ký mà người viết đã phải bỏ ra 2 năm để thu nhặt những chứng liệu từ ký ức của mình và những nhân chứng cũng như ký ức của anh em bạn tù khác mà tác giả còn được gặp lại hay liên lạc được tại hải ngoại. Theo tác giả thì “đây là cuốn sách của một đời người.”
Nội dung cuốn hồi ký, tác giả đã ghi lại chặng đường muôn vàn gian khổ bi hùng nhưng đầy hào khí của các tầng lớp quân dân cán chính chế độ VNCH trong đó có những người tù cuối cùng với 17 năm bị lưu đầy sau khi miền Nam VN bị rơi vào tay CSBV ngày 30 tháng 4, 1975.
Hồi ký kể lại những gương anh dũng tay không oai hùng đứng lên chống lại cả một hệ thống bạo quyền trại giam gọi là Tập Trung Cải Tạo của cộng sản tại VN.
Cuốn hồi ký cũng cho ta biết nhờ đâu mà những người tù cải tạo, đặc biệt là những người cuối cùng có thể sống sót được qua nhiều năm tháng bị đọa đày và người đọc cũng sẽ thấy được lý do tại sao người dân miền Bắc và ngay cả các cán bộ trại giam đã tỏ ra thương mến và nể phục những người tù chính trị thuộc chế độ cũ.
Hồi ký dầy gần 500 trang chia làm 17 chương lần lượt kể từ “Saigon, những ngày cuối” qua những “Cánh cửa địa ngục” qua đó nổi lên những “Những người tù bất khuất,” “Huyền thoại về một vị sư,” những “Tấm lòng người vợ”... để người tù còn sống thoát được mà có ngày tới được “Bến bờ tự do” để hồi tưởng mà ghi lại cho hậu thế biết đến tội ác của những con người đã mất hết nhân tính mà lại nhân danh nhân tính đi giải phóng con người !!!
Chỉ sau một thời gian năm ba năm sau 30 tháng 4, 1975 cho đến nay đã không có biết bao nhiêu hồi ký về “tù cải tạo.” Sớm nhất là những cuốn của Duyên Anh, của Hà Thúc Sinh. Ðó là những nhà văn viết ra nên người đọc có thể ngộ nhận là hồi ký đã bị “hư cấu hóa.” Nhưng tiếp đó sau những đợt vượt biên và nhất là sau những đợt H.O., những người tù chưa từng là một nhà văn, cũng chưa từng cầm bút, đã thi nhau kể lại “đoạn đường chịu nạn” chỉ vì đã đứng trong hàng ngũ bảo vệ tự do, bảo vệ quyền sống của con người. Tính ra số hồi ký này đã có đến con số trăm.
Người viết từng theo dõi tìm đọc được một phần lớn số hồi ký này thấy nổi bật lên một nét chung là tác giả nào cũng phải ghi nhận sự chịu đựng rất hào hùng của những người tù chính trị thuộc chế độ cũ. Năm năm, mười năm hay hai mươi năm số người bị kẻ thù khuất phục chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong khi đó số người anh dũng, oai hùng chống lại tập đoàn kẻ giam giữ mình coi nhẹ cái chết thì vượt trội hơn nhiều.
Ðiều này không thể không nhắc đi nhắc lại để thế hệ sau hiểu rằng những con người thuộc chế độ cũ là những con người của đất nước của dân tộc. Họ đã từng sống và phục vụ cho đất nước, cho dân tộc. Họ không phải là những “ngụy quân, ngụy quyền” mà hệ thống tuyên truyền của cộng sản đã đầu độc người dân miến Bắc suốt bao nhiêu năm cho đến sau 30 tháng 4, 1975 mới bàng hoàng nhận ra rằng mình đã bị lừa dối, bị bịp bợm bao nhiêu năm trường.
Ðó là lý do tại sao người dân miền Bắc và cả một số cán bộ coi tù chính trị thuộc chế độ cũ đã tỏ ra rất thương mến và nể phục mà cuốn hồi ký “Những người tù cuối cùng” của Phạm Gia Ðại có đề cập đến.
Hồi ký “Những người tù cuối cùng” của Phạm Gia Ðại là một hồ sơ tội ác của cộng sản VN được góp thêm vào chồng hồ sơ tội ác của CSVN mà toàn dân Việt cả trong và ngoài nước đang kiện toàn để đưa ra trước tòa án lương tâm nhân loại.
Chính Biên http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=130920&zoneid=36#.VSW5gvnF_wo
(http://vulep-books-links.blogspot.com/2013/06/hoi-ky-nhung-nguoi-tu-cuoi-cung-cua.html)
***
Mời click vào link để đọc cuốn sách:
http://vulep-books-links.blogspot.com/2013/06/hoi-ky-nhung-nguoi-tu-cuoi-cung-cua.html
Giới thiệu sách:
"Những người tù cuối cùng"
của Phạm Gia Ðại
“Những người tù cuối cùng” là một cuốn hồi ký của người tù “học tập cải tạo” cuối cùng Phạm Gia Ðại, sẽ được tác giả cho ra mắt vào ngày Chủ Nhật, 15 tháng 5, lúc 11 giờ sáng tại nhà hàng Seafood Palace #2, số 420 S. Brookhurst St., Anaheim, CA 92804.
Ðây là một cuốn hồi ký mà người viết đã phải bỏ ra 2 năm để thu nhặt những chứng liệu từ ký ức của mình và những nhân chứng cũng như ký ức của anh em bạn tù khác mà tác giả còn được gặp lại hay liên lạc được tại hải ngoại. Theo tác giả thì “đây là cuốn sách của một đời người.”
Nội dung cuốn hồi ký, tác giả đã ghi lại chặng đường muôn vàn gian khổ bi hùng nhưng đầy hào khí của các tầng lớp quân dân cán chính chế độ VNCH trong đó có những người tù cuối cùng với 17 năm bị lưu đầy sau khi miền Nam VN bị rơi vào tay CSBV ngày 30 tháng 4, 1975.
Hồi ký kể lại những gương anh dũng tay không oai hùng đứng lên chống lại cả một hệ thống bạo quyền trại giam gọi là Tập Trung Cải Tạo của cộng sản tại VN.
Cuốn hồi ký cũng cho ta biết nhờ đâu mà những người tù cải tạo, đặc biệt là những người cuối cùng có thể sống sót được qua nhiều năm tháng bị đọa đày và người đọc cũng sẽ thấy được lý do tại sao người dân miền Bắc và ngay cả các cán bộ trại giam đã tỏ ra thương mến và nể phục những người tù chính trị thuộc chế độ cũ.
Hồi ký dầy gần 500 trang chia làm 17 chương lần lượt kể từ “Saigon, những ngày cuối” qua những “Cánh cửa địa ngục” qua đó nổi lên những “Những người tù bất khuất,” “Huyền thoại về một vị sư,” những “Tấm lòng người vợ”... để người tù còn sống thoát được mà có ngày tới được “Bến bờ tự do” để hồi tưởng mà ghi lại cho hậu thế biết đến tội ác của những con người đã mất hết nhân tính mà lại nhân danh nhân tính đi giải phóng con người !!!
Chỉ sau một thời gian năm ba năm sau 30 tháng 4, 1975 cho đến nay đã không có biết bao nhiêu hồi ký về “tù cải tạo.” Sớm nhất là những cuốn của Duyên Anh, của Hà Thúc Sinh. Ðó là những nhà văn viết ra nên người đọc có thể ngộ nhận là hồi ký đã bị “hư cấu hóa.” Nhưng tiếp đó sau những đợt vượt biên và nhất là sau những đợt H.O., những người tù chưa từng là một nhà văn, cũng chưa từng cầm bút, đã thi nhau kể lại “đoạn đường chịu nạn” chỉ vì đã đứng trong hàng ngũ bảo vệ tự do, bảo vệ quyền sống của con người. Tính ra số hồi ký này đã có đến con số trăm.
Người viết từng theo dõi tìm đọc được một phần lớn số hồi ký này thấy nổi bật lên một nét chung là tác giả nào cũng phải ghi nhận sự chịu đựng rất hào hùng của những người tù chính trị thuộc chế độ cũ. Năm năm, mười năm hay hai mươi năm số người bị kẻ thù khuất phục chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong khi đó số người anh dũng, oai hùng chống lại tập đoàn kẻ giam giữ mình coi nhẹ cái chết thì vượt trội hơn nhiều.
Ðiều này không thể không nhắc đi nhắc lại để thế hệ sau hiểu rằng những con người thuộc chế độ cũ là những con người của đất nước của dân tộc. Họ đã từng sống và phục vụ cho đất nước, cho dân tộc. Họ không phải là những “ngụy quân, ngụy quyền” mà hệ thống tuyên truyền của cộng sản đã đầu độc người dân miến Bắc suốt bao nhiêu năm cho đến sau 30 tháng 4, 1975 mới bàng hoàng nhận ra rằng mình đã bị lừa dối, bị bịp bợm bao nhiêu năm trường.
Ðó là lý do tại sao người dân miền Bắc và cả một số cán bộ coi tù chính trị thuộc chế độ cũ đã tỏ ra rất thương mến và nể phục mà cuốn hồi ký “Những người tù cuối cùng” của Phạm Gia Ðại có đề cập đến.
Hồi ký “Những người tù cuối cùng” của Phạm Gia Ðại là một hồ sơ tội ác của cộng sản VN được góp thêm vào chồng hồ sơ tội ác của CSVN mà toàn dân Việt cả trong và ngoài nước đang kiện toàn để đưa ra trước tòa án lương tâm nhân loại.
Chính Biên http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=130920&zoneid=36#.VSW5gvnF_wo
(http://vulep-books-links.blogspot.com/2013/06/hoi-ky-nhung-nguoi-tu-cuoi-cung-cua.html)
***
Mời click vào link để đọc cuốn sách:
http://vulep-books-links.blogspot.com/2013/06/hoi-ky-nhung-nguoi-tu-cuoi-cung-cua.html