PDA

View Full Version : Ngoại trưởng Iran: Tehran dọa nối lại các hoạt động hạt nhân



duyanh
04-05-2015, 01:09 PM
Ngoại trưởng Iran: Tehran dọa nối lại các hoạt động hạt nhân



http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/qfsqy/2015_04_05/ttxvn_05042015_Javad_Zarif.jpg

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (giữa) tại vòng đàm phán hạt nhân ở Lausanne, Thụy Sĩ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

AP đưa tin, ngày 4/4, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif tuyên bố Tehran có thể nối lại các hoạt động hạt nhân của nước này nếu Phương Tây rút khỏi thỏa thuận hạt nhân dự kiến hoàn tất vào tháng Sáu tới.

Phát biểu trên Đài truyền hình quốc gia Iran, ông Zarif cho biết nước này có đủ năng lực để triển khai "hành động đáp trả" và "có thể sẽ quay lại" chương trình hạt nhân của mình ở mức độ tương tự nếu bên ngoài không tôn trọng thỏa thuận.

Ông chỉ rõ: "Tất cả các bên tham gia thỏa thuận có thể chấm dứt hành động của mình (thực hiện cam kết) trong trường hợp một bên khác vi phạm thỏa thuận."

Ông Zarif - Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran, khẳng định thỏa thuận khung do Iran và Nhóm P5+1 (gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức) công bố hôm 1/4 vừa qua tại Thụy Sĩ không mang tính ràng buộc cho đến khi đạt được một thỏa thuận cuối cùng trước thời hạn chót ngày 30/6 tới.

Giới phân tích nhận định những phát biểu của ông Zarif dường như nhằm trấn an những nhân vật cứng rắn đang cực lực phản đối thỏa thuận khung vì cho rằng việc này có lợi cho Phương Tây và là một thảm họa đối với Iran./.


Vietnam+

duyanh
04-05-2015, 01:12 PM
Thảm cảnh những người sống sót sau nổ bom hạt nhân



Sau khi bom nguyên tử nổ ở thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945, một bác sĩ Nhật Bản cố gắng chạy ra khỏi nhà. Lúc bước ra vườn, ông thấy quần, áo trên cơ thể đã biến mất.



http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/bpmoqwq1/2015_03_25/hiroshima.jpg


Một nạn nhân của vụ nổ bom nguyên tử Hiroshima. Ảnh: Hải quân Mỹ


Bầu trời trong xanh hôm 6/8/1945 báo hiệu một ngày đẹp ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Người dân không hề phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy hôm đó sẽ khác hoàn toàn so với những ngày trước. Nhưng 6/8/1945 là ngày mà thế giới thay đổi, bởi máy bay Mỹ thả một quả bom nguyên tử xuống Hiroshima. Vụ nổ khủng khiếp phá hủy thành phố, đoạt mạng hàng vạn người vô tội, dẫn tới sự kết thúc của Chiến tranh Thế giới thứ hai và đưa nhân loại vào thời đại nguyên tử.
Michihiko Hachiya, giám đốc Bệnh viện Thông tin liên lạc Hiroshima, là một trong những người may mắn sống sót trong vụ nổ. Ngôi nhà của ông gần bệnh viện và cách tâm của vụ nổ khoảng 1,6 km. Cuốn nhật ký mà ông xuất bản vào năm 1955 cho thấy thảm cảnh tại Hiroshima trong ngày bom nguyên tử tàn phá thành phố.

"Sáng sớm, ánh nắng ấm áp xuyên qua kẽ lá. Bầu trời quang đãng. Tôi nhìn lơ đãng qua cửa sổ về bầu trời phía nam xa xôi. Vứt dụng cụ vào ngăn kéo, tôi nằm trên sàn phòng khách vì kiệt sức sau ca trực đêm ở bệnh viện. Đột nhiên, một ánh chớp sáng lóa khiến tôi giật mình. Nó như ánh sáng từ ngọn lửa magie hay tia sáng do ma sát của bánh xe với đường ray. Ánh nắng biến mất. Bụi mù mịt và ngôi nhà của tôi dường như đang sập", Japan Times trích một đoạn trong nhật ký của Hachiya.
Vị bác sĩ vùng dậy để thoát khỏi ngôi nhà. Trong lúc ông chạy, gỗ và những thứ khác liên tục rơi ở phía trước. Hachiya cố gắng chạy tới hiên rồi bước ra vườn. Đột nhiên sức lực biến mất và ông phải dừng lại một lát để nghỉ.
"Tôi cảm thấy sửng sốt vì quần, áo trên cơ thể tôi biến mất. Cơ thể tôi trần như nhộng. Chuyện quái gì đã xảy ra?", bác sĩ tự hỏi.
Máu chảy từ những vết thương bên phần cơ thể bên phải của Hachiya. Một mẩu gỗ lớn đâm vào bắp vế và thứ gì đó khá ấm lọt vào miệng ông. Má của ông rách, còn môi dưới toác ra. Ông gỡ một mảnh kính ra khỏi cổ và thấy máu phủ kín bàn tay. Cảm giác sợ hãi xâm chiếm tâm trí bác sĩ khi ông nghĩ tới vợ.
"Yaeko-san, em đang ở đâu? Một quả bom 500 kg đã nổ", Hachiya hét lên. Đúng lúc ấy máu bắt đầu phun ra.
"Chẳng nhẽ động mạch cảnh của tôi đứt? Lẽ nào tôi sẽ chết vì mất máu?", Hachiya nghĩ thầm.
May mắn thay, vài giây sau, Yaeko-san bước ra từ đống đổ nát của ngôi nhà với khuôn mặt thất thần. Quần, áo của cô rách nát. Thấy vợ, cảm giác sợ hãi của Hachiya biến mất. Ông trấn an vợ: "Chúng ta sẽ ổn. Giờ chúng ta phải ra khỏi đây thật nhanh". Yaeko-san gật đầu.
Sau khi thoát khỏi ngôi nhà đổ nát, cặp vợ chồng cố gắng đến bệnh viện. Hachiya hoàn toàn khỏa thân, những lúc đó ông chẳng còn tâm trí để xấu hổ. Họ gặp một binh sĩ. Anh ta dùng khăn tắm để bao bọc vết thương trên vai. Người lính tự nguyện cho bác sĩ chiếc khăn để quấn quanh cơ thể", vị bác sĩ tiếp tục câu chuyện.
Cứ sau khoảng 20 - 30 bước, hai người phải dừng lại một lần. Cơ thể bỏng rát và tình trạng khó thở khiến Hachiya cảm thấy rất khát, song Yaeko-san không thể tìm nước cho chồng uống. Những vết thương bắt đầu đau hơn khiến Hachiya không thể bước. Ông bảo Yaeko-san chạy tới bệnh viện để tìm người rồi nhờ họ giúp. Đó là cách duy nhất.
"Yaeko-san nhìn tôi một lát nhưng chẳng thốt ra từ nào trước khi chạy về phía bệnh viện. Cô ấy ngoái về phía sau để nhìn tôi một lần, vẫy tay rồi tiếp tục chạy. Trời rất tối", Hachiya nhớ lại.
Vợ vừa biến mất khỏi tầm mắt, bác sĩ ngã xuống lề đường và thấy máu vẫn chảy từ những vết thương. Cảm giác sợ, trống trải lại xâm chiếm cơ thể.
"Liệu tôi có thể cầm cự để sống sót không?", Hachiya tự hỏi. Tay ông bịt vào vết thương ở bắp vế sau khi phát hiện máu tiếp tục chảy rồi tiếp tục bước. "Lúc ấy tôi di chuyển rất chậm, nhưng tâm trí tôi đang lao với tốc độ cao nhất", ông hồi tưởng.
Cuối cùng Hachiya thấy một khoảng trống trước mặt do mọi ngôi nhà ở đây đều sập. Nhờ ánh sáng mờ, ông thấy bóng dáng tòa nhà Cục Thông tin liên lạc. Khi phóng tầm mắt xa hơn một chút, ông thấy bệnh viện.
"Sự tự tin của tôi tăng rõ rệt vì tôi biết ai đó sẽ thấy tôi. Hoặc nếu tôi chết, ít nhất người ta sẽ thấy xác", bác sĩ tự nhủ.
Trong lúc ngừng bước để lấy sức, Hachiya cảm thấy mọi thứ xung quanh hiện ra rõ dần. Nhiều người đang bước loạng choạng như bóng ma, với cánh tay ôm thân. Khi nhìn kỹ, Hachiya nhận ra rằng cơ thể họ đã cháy. Dù tay sắp lìa khỏi cơ thể, một số người vẫn cố bước về phía bệnh viện để tìm hy vọng sống. Một phụ nữ trần truồng bế một đứa trẻ lọt vào tầm mắt của bác sĩ khiến ông phải nhìn về hướng khác. Có lẽ họ đang tắm khi vụ nổ xảy ra. Rồi Hachiya lại thấy một người đàn ông khỏa thân.
"Tôi chợt nhận ra rằng, giống như tôi, nhiều người cũng mất quần, áo. Một phụ nữ nằm gần vị trí của tôi với những vết thương trên mặt, song bà không thốt ra âm thanh nào. Trên thực tế, im lặng là điểm chung của những người mà tôi thấy", ông kể.
Vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima khiến 27% người dân thành phố Hiroshima thiệt mạng. Ở khu vực gần trung tâm vụ nổ (trong phạm vi có bán kính 0,8 km), tỷ lệ tử vong là 86%. Con số ấy cho thấy mức độ nguy hiểm của vũ khí hạt nhân đối với nhân loại.

Theo Zing