Mặc Vũ
11-08-2010, 07:39 PM
Để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ 3G, các nhà mạng không ngừng quảng cáo về chất lượng của mạng di động thế hệ thứ ba, rằng đây là “đối thủ của ADSL”. Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, giấc mộng 3G ở Việt Nam đã chấm dứt với nhiều người.
Trước đây, một loạt bài viết như 3G giá rẻ đe doạ ADSL, hay là Cuộc chiến giữa 3G và ADSL đã làm không ít khách hàng đăng kí 3G để sử dụng thay cho ADSL. Không mất nhiều thời gian để họ nhận ra sai lầm.
Chất lượng ngày càng giảm
Một khách hàng dùng 3G của Viettel cho biết, anh sử dụng 3G được 4 tháng, 3 tháng đầu chất lượng còn tốt hơn cả ADSL. “Nhưng gần đây, vào Web còn khó, đừng nói gì chơi game online.”
Một khách hàng của Mobifone phản ánh: khi mới ra mắt, nhà mạng cung cấp gói 150.000 dùng không giới hạn, nhưng giờ đây đã thay bằng gói 300.000 và dung lượng tối đa 5 GB. “Đường truyền hay bị đứt, mỗi lần kết nối lại mất vài chục phút.”
Dịch vụ 3G của Vinaphone cũng không phải ngoại lệ. “Nói chung là mỗi khi muốn vào mạng thì phải vác máy lên nóc nhà đứng may ra mới có sóng” - một khách hàng nhận xét.
Hiện tại, tất cả các nhà mạng cung cấp dịch vụ 3G tại Việt Nam đều đã âm thầm bỏ các gói cước không giới hạn dung lượng. Chẳng hạn, gói U30 (gói đắt nhất) của Vinaphone vừa được điều chỉnh giới hạn dung lượng còn 3 GB. Các gói cước của Mobifone và Viettel cũng đã được điều chỉnh cách đây ít lâu.
Giá thành cao
Bản thân các dịch vụ truy cập không dây gặp nhiều hạn chế hơn so với ADSL và cáp quang, nên không thể cạnh tranh được về mặt giá thành. Giá trung bình của ADSL hiện nay ở mức dưới 100 đồng/GB, trong khi đó giá dịch vụ không dây thế hệ thứ 4 (4G), theo các công ty viễn thông lớn nhất thế giới ước lượng, thì phải mất vài năm nữa mới giảm xuống mức 20.000 đồng/GB. Giá 3G tại Việt Nam cho dung lượng truy cập ngoài gói cước là 1 - 1,5 triệu đồng/GB (10-15 đồng/10 KB, tuỳ nhà mạng), đắt hơn 5.000 đến 10.000 lần so với ADSL.
Ở các nước phát triển vẫn đang tồn tại các gói Internet 3G không giới hạn. Tuy nhiên, các gói đó tồn tại bởi vì khách hàng dùng Internet không thường xuyên. Theo thống kê mới nhất, tại Mĩ, dung lượng Internet di động trung bình mỗi khách hàng sử dụng là 146 MB. Người dùng iPhone vốn nổi tiếng lướt Web thường xuyên, cũng chỉ sử dụng trung bình 338 MB/tháng. Chỉ có 0,2% người dùng iPhone sử dụng nhiều hơn 5 GB/tháng.
Mặc dù Vinaphone thông báo giá cước tối đa cho dịch vụ Mobile Internet là 450.000 đồng/tháng, nhưng về mặt công nghệ, không có cách nào giảm giá thành. Nếu càng nhiều người có ý định dùng 3G thay cho ADSL, chất lượng sẽ càng giảm, và giá 3G càng tăng, đơn giản vì tài nguyên (băng tần và số lượng BTS) của các nhà mạng đã đạt giới hạn. Sử dụng 3G để tải hàng GB dữ liệu/tháng là không khả thi trong thời điểm hiện nay.
Người dùng chỉ nên sử dụng Internet 3G trong các tình huống khẩn cấp, hoặc khi di chuyển thường xuyên. Để truy cập Internet tốc độ cao, các công nghệ như ADSL, VDSL hoặc FTTH vẫn là lựa chọn số một. Sử dụng định tuyến Wi-Fi để chia sẻ kết nối Internet là một giải pháp để tiết kiệm chi phí.
Theo THCN.
Trước đây, một loạt bài viết như 3G giá rẻ đe doạ ADSL, hay là Cuộc chiến giữa 3G và ADSL đã làm không ít khách hàng đăng kí 3G để sử dụng thay cho ADSL. Không mất nhiều thời gian để họ nhận ra sai lầm.
Chất lượng ngày càng giảm
Một khách hàng dùng 3G của Viettel cho biết, anh sử dụng 3G được 4 tháng, 3 tháng đầu chất lượng còn tốt hơn cả ADSL. “Nhưng gần đây, vào Web còn khó, đừng nói gì chơi game online.”
Một khách hàng của Mobifone phản ánh: khi mới ra mắt, nhà mạng cung cấp gói 150.000 dùng không giới hạn, nhưng giờ đây đã thay bằng gói 300.000 và dung lượng tối đa 5 GB. “Đường truyền hay bị đứt, mỗi lần kết nối lại mất vài chục phút.”
Dịch vụ 3G của Vinaphone cũng không phải ngoại lệ. “Nói chung là mỗi khi muốn vào mạng thì phải vác máy lên nóc nhà đứng may ra mới có sóng” - một khách hàng nhận xét.
Hiện tại, tất cả các nhà mạng cung cấp dịch vụ 3G tại Việt Nam đều đã âm thầm bỏ các gói cước không giới hạn dung lượng. Chẳng hạn, gói U30 (gói đắt nhất) của Vinaphone vừa được điều chỉnh giới hạn dung lượng còn 3 GB. Các gói cước của Mobifone và Viettel cũng đã được điều chỉnh cách đây ít lâu.
Giá thành cao
Bản thân các dịch vụ truy cập không dây gặp nhiều hạn chế hơn so với ADSL và cáp quang, nên không thể cạnh tranh được về mặt giá thành. Giá trung bình của ADSL hiện nay ở mức dưới 100 đồng/GB, trong khi đó giá dịch vụ không dây thế hệ thứ 4 (4G), theo các công ty viễn thông lớn nhất thế giới ước lượng, thì phải mất vài năm nữa mới giảm xuống mức 20.000 đồng/GB. Giá 3G tại Việt Nam cho dung lượng truy cập ngoài gói cước là 1 - 1,5 triệu đồng/GB (10-15 đồng/10 KB, tuỳ nhà mạng), đắt hơn 5.000 đến 10.000 lần so với ADSL.
Ở các nước phát triển vẫn đang tồn tại các gói Internet 3G không giới hạn. Tuy nhiên, các gói đó tồn tại bởi vì khách hàng dùng Internet không thường xuyên. Theo thống kê mới nhất, tại Mĩ, dung lượng Internet di động trung bình mỗi khách hàng sử dụng là 146 MB. Người dùng iPhone vốn nổi tiếng lướt Web thường xuyên, cũng chỉ sử dụng trung bình 338 MB/tháng. Chỉ có 0,2% người dùng iPhone sử dụng nhiều hơn 5 GB/tháng.
Mặc dù Vinaphone thông báo giá cước tối đa cho dịch vụ Mobile Internet là 450.000 đồng/tháng, nhưng về mặt công nghệ, không có cách nào giảm giá thành. Nếu càng nhiều người có ý định dùng 3G thay cho ADSL, chất lượng sẽ càng giảm, và giá 3G càng tăng, đơn giản vì tài nguyên (băng tần và số lượng BTS) của các nhà mạng đã đạt giới hạn. Sử dụng 3G để tải hàng GB dữ liệu/tháng là không khả thi trong thời điểm hiện nay.
Người dùng chỉ nên sử dụng Internet 3G trong các tình huống khẩn cấp, hoặc khi di chuyển thường xuyên. Để truy cập Internet tốc độ cao, các công nghệ như ADSL, VDSL hoặc FTTH vẫn là lựa chọn số một. Sử dụng định tuyến Wi-Fi để chia sẻ kết nối Internet là một giải pháp để tiết kiệm chi phí.
Theo THCN.