duyanh
03-27-2015, 12:35 PM
Ở nhiệt độ lên tới trên 40 độ C ở Hà Nội thì các chuyên gia cho rằng, dù trồng cây vàng tâm hay cây mỡ đều khó sống…
Sau sự việc chặt cây xanh ở Hà Nội, những ngày qua, dư luận lại đang băn khoăn về “danh tính” của những cây xanh vừa được trồng thay thế. Có người nói đó là cây vàng tâm, người nói cây mỡ, chỗ lại nói cây mỡ vàng tâm….
TS. Nguyễn Tiến Hiệp, Giám đốc Trung tâm bảo tồn thực vật Việt Nam cho rằng, những cây được trồng thay thế trên phố Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) đều là cây mỡ.
“Ở vùng Hà Giang, Phong Nha Kẻ Bàng… cùng loại này thì người dân họ cũng gọi là vàng tâm vì thấy lõi màu vàng. Cây mỡ và cây vàng tâm cùng một nhóm. Vàng tâm là từ rất chung chung. Nhưng theo tên khoa học và theo sách đỏ Việt Nam thì vàng tâm không phải là loại trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh, mà nó chỉ loại cây mỡ bình thường”, ông Hiệp khẳng định.
http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/nguyenle/2015_03_23/infonet_cay_vang_tam.JPG
Cả TS. Nguyễn Tiến Hiệp (bên trái) và GS Nguyễn Lân Dũng (ở giữa) đều cho rằng, trồng vàng tâm hay cây mỡ ở Hà Nội đều không thích hợp. Ảnh: Minh Thư
Theo vị TS. Hiệp, cây mỡ bình thường gỗ không tốt, vì là loại gỗ cung cấp nguyên liệu làm giấy, thường trồng ở những nơi như Tuyên Quang, Yên Bái… đường kính gốc bình thường chỉ 20cm là người ta đã cưa rồi.
“Tôi thấy không thích hợp để trồng ở Hà Nội. Loại cây này bình thường sống được ở độ sâu 300-400m, gốc thoát nước tốt, đưa vào vùng đất sông Hồng này mà bị bê tông hóa thì tôi dự đoán khả năng chết rất cao. Hà Nội có những ngày nhiệt độ cao tới 40 độ thì lá sẽ rụng, cây không lớn được. Tôi đã thử nghiệm trồng những cây này ở nhà thì số cây chết rất nhiều”, ông Hiệp dẫn chứng thêm.
Hơn nữa, theo vị giám đốc Trung tâm này thì loại cây này mọc trong rừng tự nhiên nó có hoa màu trắng vào tháng 2,3 và 4. Trong điều kiện tự nhiên, hoa tồn tại được khoảng 15 – 20 ngày thì rụng. Lúc đầu hoa thoang thoảng thơm, nhưng sau đó đến lúc gần rụng thì có mùi rất khó chịu. Vì thế, trồng ở đô thị càng không phù hợp.
GS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam thì cho rằng: “Dù là vàng tâm hay mỡ thì đều không thích hợp trồng ở đô thị vì đó là cây rừng nhiệt đới, nó sống ở độ cao 300 - 400m, trong khi độ cao ở Hà Nội là 6m so với mặt nước biển. Giữa đất 6m với yêu cầu 300 – 400m thì không hiểu ai có sáng kiến trồng loại cây này trên đường Nguyễn Chí Thanh?”.
Mặt khác, theo ông Dũng, nếu có trồng vàng tâm hay cây mỡ ở đô thị mà sống được thì 10 năm nữa cũng không có bóng mát.
“Hà Nội có nhiệt độ mùa hè trên 30 độ C, lại không có đất chua, không có độ ẩm … trong khi cả vàng tâm lẫn mỡ thì đều yêu cầu phải có những điều kiện đó thì rất khó trồng”, ông Dũng dẫn chứng thêm.
Chính vì thế, theo TS Nguyễn Tiến Hiệp, phải có hội đồng bác sỹ, hội đồng tuyển chọn cây, nên trồng cây gì tại sao để đưa lên danh sách cây trồng và hội đồng này phải có các nhà khoa học.
Cùng với đó, cần phải có quy hoạch vườn ươm, hình thành những vườn ươm vệ tinh như Mê Linh, Sóc Sơn… để ươm cây theo quy hoạch để từ đó đem về trồng thay thế ở Hà Nội.
Theo infonet
Sau sự việc chặt cây xanh ở Hà Nội, những ngày qua, dư luận lại đang băn khoăn về “danh tính” của những cây xanh vừa được trồng thay thế. Có người nói đó là cây vàng tâm, người nói cây mỡ, chỗ lại nói cây mỡ vàng tâm….
TS. Nguyễn Tiến Hiệp, Giám đốc Trung tâm bảo tồn thực vật Việt Nam cho rằng, những cây được trồng thay thế trên phố Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) đều là cây mỡ.
“Ở vùng Hà Giang, Phong Nha Kẻ Bàng… cùng loại này thì người dân họ cũng gọi là vàng tâm vì thấy lõi màu vàng. Cây mỡ và cây vàng tâm cùng một nhóm. Vàng tâm là từ rất chung chung. Nhưng theo tên khoa học và theo sách đỏ Việt Nam thì vàng tâm không phải là loại trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh, mà nó chỉ loại cây mỡ bình thường”, ông Hiệp khẳng định.
http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/nguyenle/2015_03_23/infonet_cay_vang_tam.JPG
Cả TS. Nguyễn Tiến Hiệp (bên trái) và GS Nguyễn Lân Dũng (ở giữa) đều cho rằng, trồng vàng tâm hay cây mỡ ở Hà Nội đều không thích hợp. Ảnh: Minh Thư
Theo vị TS. Hiệp, cây mỡ bình thường gỗ không tốt, vì là loại gỗ cung cấp nguyên liệu làm giấy, thường trồng ở những nơi như Tuyên Quang, Yên Bái… đường kính gốc bình thường chỉ 20cm là người ta đã cưa rồi.
“Tôi thấy không thích hợp để trồng ở Hà Nội. Loại cây này bình thường sống được ở độ sâu 300-400m, gốc thoát nước tốt, đưa vào vùng đất sông Hồng này mà bị bê tông hóa thì tôi dự đoán khả năng chết rất cao. Hà Nội có những ngày nhiệt độ cao tới 40 độ thì lá sẽ rụng, cây không lớn được. Tôi đã thử nghiệm trồng những cây này ở nhà thì số cây chết rất nhiều”, ông Hiệp dẫn chứng thêm.
Hơn nữa, theo vị giám đốc Trung tâm này thì loại cây này mọc trong rừng tự nhiên nó có hoa màu trắng vào tháng 2,3 và 4. Trong điều kiện tự nhiên, hoa tồn tại được khoảng 15 – 20 ngày thì rụng. Lúc đầu hoa thoang thoảng thơm, nhưng sau đó đến lúc gần rụng thì có mùi rất khó chịu. Vì thế, trồng ở đô thị càng không phù hợp.
GS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam thì cho rằng: “Dù là vàng tâm hay mỡ thì đều không thích hợp trồng ở đô thị vì đó là cây rừng nhiệt đới, nó sống ở độ cao 300 - 400m, trong khi độ cao ở Hà Nội là 6m so với mặt nước biển. Giữa đất 6m với yêu cầu 300 – 400m thì không hiểu ai có sáng kiến trồng loại cây này trên đường Nguyễn Chí Thanh?”.
Mặt khác, theo ông Dũng, nếu có trồng vàng tâm hay cây mỡ ở đô thị mà sống được thì 10 năm nữa cũng không có bóng mát.
“Hà Nội có nhiệt độ mùa hè trên 30 độ C, lại không có đất chua, không có độ ẩm … trong khi cả vàng tâm lẫn mỡ thì đều yêu cầu phải có những điều kiện đó thì rất khó trồng”, ông Dũng dẫn chứng thêm.
Chính vì thế, theo TS Nguyễn Tiến Hiệp, phải có hội đồng bác sỹ, hội đồng tuyển chọn cây, nên trồng cây gì tại sao để đưa lên danh sách cây trồng và hội đồng này phải có các nhà khoa học.
Cùng với đó, cần phải có quy hoạch vườn ươm, hình thành những vườn ươm vệ tinh như Mê Linh, Sóc Sơn… để ươm cây theo quy hoạch để từ đó đem về trồng thay thế ở Hà Nội.
Theo infonet