sophienguyen
03-27-2015, 02:30 AM
Tiểu Sử Lâm Nhật Tiến
http://www.vietfun.com/cs/LamNhatTien.jpg
Vừa qua Lâm Nhật Tiến đã cho SBTN một bài về anh, có thể gọi là tiểu sử của anh. Anh được gắn liền với TT ASIA. Hiện anh vẫn theo đuổi con đường ca hát cho TT này.
Lâm Nhật Tiến thuở nhỏ đã nghe nhạc rất nhiều. Ba má có tiệm cà phê và cậu bé thích làm công việc thay đổi những cuốn băng nhạc để phát cho khách nghe; do đó cậu làm quen với những giọng ca như Duy Trác, Khánh Ly, Lệ Thu, Sĩ Phú…
http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=751736&stc=1&d=1427384871 (http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=751736&stc=1&d=1427384871)
Ba chơi đàn guitar và tất cả các anh chị đều biết đàn trừ cậu út Lâm Nhật Tiến. Cậu bé xin được học đàn dương cầm nhưng ba bảo theo nghề ca nhạc thì sau này nghèo lắm con ơi; cậu phải qua nhà hàng xóm ngồi nhiều giờ để thích thú nghe người bạn chơi đàn.
Theo gia đình sang Mỹ năm 1981 lúc cậu mười tuổi, học trung học và tốt nghiệp đại học với ngành chụp quang tuyến X-Ray. Mê ca hát Lâm Nhật Tiến tham gia vào ca đoàn của trường. Mê chụp hình và quen một người bạn là nhiếp ảnh gia Vica Nguyễn của trung tâm Asia, anh này rủ đi coi xuất hát quay hình của cuốn Asia 4 vào năm 1994, tại hí viện Long Beach và dẫn vào hậu trường để giới thiệu với giám đốc Bạch Đông. Thấy anh cao ráo đẹp trai, BĐ hỏi LNT có thích hát không và mời mấy ngày sau đến phòng thu âm để thử giọng.
Lần đầu nghe, Bạch Đông nhận xét anh có chất giọng trữ tình nhưng phát âm ngọng giống như người Mỹ hát nhạc Việt Nam và bảo Lâm Nhật Tiến cần học thêm về phát âm tiếng Việt Nam và học đánh trống để giỏi về nhịp. Trung tâm Asia có mời một chuyên gia về phát âm người Mỹ dạy cho anh làm cách nào để hát lời của một ca khúc sao cho hay. Mặc dù chuyên gia này không hiểu nghĩa chữ Việt Nam nhưng khi nghe anh hát, họ góp ý để sửa đổi cho hoàn hảo. Nghe anh kể mới biết rằng thập niên 90 ca sĩ mới không nhiều và trung tâm Asia đã bỏ nhiều công sức để đào tạo ca sĩ Lâm Nhật Tiến.
Anh cố gắng tập hát nhưng khi vào phòng thu thì hát nhiều lần vẫn chưa đạt yêu cầu làm cho ban giám đốc nản lòng và Lâm Nhật Tiến cũng bị khớp mỗi khi cất tiếng. Suốt mấy tháng, anh bị áp lực đến nỗi ăn ngủ không ngon. Nhưng anh quyết chí luyện tập.
Một đêm nọ, anh nằm mơ thấy mình hát một đoạn khiến mọi người khen ngợi và Lâm Nhật Tiến ghi nhớ cách hát như vậy trong đầu cho đến khi tỉnh giấc. Ngày hôm sau vào phòng thu âm bản Em Đã Quên Một Giòng Sông của nhạc sĩ Trúc Hồ Thật là kỳ diệu, anh nhớ lại cách hát trong giấc mơ và lần đặc biệt này thu âm xong ca khúc như ý muốn chỉ trong mấy phút. Mọi người lấy làm lạ lùng vì suốt mấy tháng, vào phòng thu nhiều lần hát chỉ được mấy câu thì bị đuổi về , bây giờ tự dưng lại được mau chóng. Đó là một kỷ niệm đặc biệt trong bước đầu vào nghề ca nhạc của Lâm Nhật Tiến.
Bản Em Đã Quên Một Giòng Sông của Trúc Hồ với tiếng hát Lâm Nhật Tiến quay hình ngoại cảnh phổ biến trên băng nhạc Asia năm 1997 đã làm tên tuổi anh vang dội khắp nơi. Trước đó anh có hát mấy ca khúc nhưng chưa được chú ý cho lắm. Anh được mời đi trình diễn nhiều nơi. Anh nhớ lần đầu hát ở Atlantic City, trong phút đầu tiên hồi hộp, miệng cứng đơ, và anh thầm nhủ rằng phải cố gắng và nghĩ tới giấc mơ đã giúp mình hát thành công và Lâm Nhật Tiến vượt qua khoảnh khắc đầy khó khăn đó để trình diễn thoải mái.
Tính ra Lâm Nhật Tiến hát khoảng 30 nhạc phẩm của Trúc Hồ như Một Lần Nữa Thôi, Yêu Em Âm Thầm, Làm Thư Tình Em Đọc, Đỉnh Gió Hú, Làm Lại Từ Đầu, Đừng Nhắc Đến Tình Yêu, Chỉ Là Phù Du Thôi, Tội Nghiệp Thân Anh… Hát nhạc của Anh Bằng như Từ Độ Ánh Trăng Tàn, Những Đêm Chờ Sáng…
Anh còn hát những sáng tác của các nhạc sĩ khác, tính cho đến nay chừng 200 bài. Có hai bản mà anh thích hát nhất là Tội Nghiệp Thân Anh của Trúc Hồ “ Rồi em sẽ đi lấy chồng bỏ lại dòng sông, rồi em quên những chuỗi ngày mình gần bên nhau, bỏ quên dòng sông nhỏ, tội nghiệp thân anh” và bản Thiên Thai của Văn Cao “ Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng, nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên” Bản trước diễn tả đầy cảm xúc, bản sau nét nhạc rất đẹp.
Một kỷ niệm vui trong đời ca hát là nhận được một lá thư của một người ái mộ. Chị kể rằng có một đứa con chậm phát triển đến bảy tuổi mà chưa biết nói, bỗng một ngày đứa bé mở miệng hát “ Em đã quên một giòng sông” vì trong nhà hay coi băng hình có bản nhạc này với giọng hát Lâm Nhật Tiến. Sau đó tại đại nhạc hội Cám Ơn Anh ở Cali, người khán giả này đến tìm gặp anh và tự nhận rằng đã viết lá thư đó và bày tỏ sự cám ơn người ca sĩ.
Lâm Nhật Tiến đã tự thực hiện 2 cuốn CD nhạc Trung Hoa với giọng hát của anh và bằng hữu, nhờ trung tâm Asia phát hành rất thành công.
Anh tâm sự rằng khi hát anh thả hồn vào ca khúc để diễn tả xúc cảm hơn là chú ý nhiều tới kỹ thuật.
Ngoài tài ca hát Lâm Nhật Tiến chụp hình rất đẹp, anh đã từng chụp ảnh các ca sĩ của trung tâm Asia để làm bìa băng nhạc.
Tính cho đến hôm nay, Lâm Nhật Tiến đã 20 năm ca hát, từ một chàng sinh viên tốt nghiệp đại học chập chững đi vào nghề với chất giọng trìu mến chưa biết nhiều về kỹ thuật âm nhạc nhưng được trung tâm Asia ân cần hướng dẫn và đào tạo; trở thành một nam ca sĩ để lại trong lòng người nghe cảm giác ấm áp với nhiều ca khúc nổi tiếng. Năm nay tuổi đã tứ tuần, con đường nghệ thuật vẫn còn đi tới. Anh dự tính sẽ thực hiện một CD nhạc với những bài hát chọn lọc trong thời gian sắp tới.
• Thích coi cinema, câu cá và du lịch
• Thể dục : jogging
• Y phục : Quần áo bằng vải len và “cotton“
• Mầu sắc: mầu kem, nâu và đen
• Ăn uống: món ăn Trung Hoa và Ý, đậu hũ chiên chấm tương, nước dừa
• Ca sĩ ưa thích: Harry Connick Jr và Madonna
Trần Chí Phúc/ SBTN
http://www.vietfun.com/cs/LamNhatTien.jpg
Vừa qua Lâm Nhật Tiến đã cho SBTN một bài về anh, có thể gọi là tiểu sử của anh. Anh được gắn liền với TT ASIA. Hiện anh vẫn theo đuổi con đường ca hát cho TT này.
Lâm Nhật Tiến thuở nhỏ đã nghe nhạc rất nhiều. Ba má có tiệm cà phê và cậu bé thích làm công việc thay đổi những cuốn băng nhạc để phát cho khách nghe; do đó cậu làm quen với những giọng ca như Duy Trác, Khánh Ly, Lệ Thu, Sĩ Phú…
http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=751736&stc=1&d=1427384871 (http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=751736&stc=1&d=1427384871)
Ba chơi đàn guitar và tất cả các anh chị đều biết đàn trừ cậu út Lâm Nhật Tiến. Cậu bé xin được học đàn dương cầm nhưng ba bảo theo nghề ca nhạc thì sau này nghèo lắm con ơi; cậu phải qua nhà hàng xóm ngồi nhiều giờ để thích thú nghe người bạn chơi đàn.
Theo gia đình sang Mỹ năm 1981 lúc cậu mười tuổi, học trung học và tốt nghiệp đại học với ngành chụp quang tuyến X-Ray. Mê ca hát Lâm Nhật Tiến tham gia vào ca đoàn của trường. Mê chụp hình và quen một người bạn là nhiếp ảnh gia Vica Nguyễn của trung tâm Asia, anh này rủ đi coi xuất hát quay hình của cuốn Asia 4 vào năm 1994, tại hí viện Long Beach và dẫn vào hậu trường để giới thiệu với giám đốc Bạch Đông. Thấy anh cao ráo đẹp trai, BĐ hỏi LNT có thích hát không và mời mấy ngày sau đến phòng thu âm để thử giọng.
Lần đầu nghe, Bạch Đông nhận xét anh có chất giọng trữ tình nhưng phát âm ngọng giống như người Mỹ hát nhạc Việt Nam và bảo Lâm Nhật Tiến cần học thêm về phát âm tiếng Việt Nam và học đánh trống để giỏi về nhịp. Trung tâm Asia có mời một chuyên gia về phát âm người Mỹ dạy cho anh làm cách nào để hát lời của một ca khúc sao cho hay. Mặc dù chuyên gia này không hiểu nghĩa chữ Việt Nam nhưng khi nghe anh hát, họ góp ý để sửa đổi cho hoàn hảo. Nghe anh kể mới biết rằng thập niên 90 ca sĩ mới không nhiều và trung tâm Asia đã bỏ nhiều công sức để đào tạo ca sĩ Lâm Nhật Tiến.
Anh cố gắng tập hát nhưng khi vào phòng thu thì hát nhiều lần vẫn chưa đạt yêu cầu làm cho ban giám đốc nản lòng và Lâm Nhật Tiến cũng bị khớp mỗi khi cất tiếng. Suốt mấy tháng, anh bị áp lực đến nỗi ăn ngủ không ngon. Nhưng anh quyết chí luyện tập.
Một đêm nọ, anh nằm mơ thấy mình hát một đoạn khiến mọi người khen ngợi và Lâm Nhật Tiến ghi nhớ cách hát như vậy trong đầu cho đến khi tỉnh giấc. Ngày hôm sau vào phòng thu âm bản Em Đã Quên Một Giòng Sông của nhạc sĩ Trúc Hồ Thật là kỳ diệu, anh nhớ lại cách hát trong giấc mơ và lần đặc biệt này thu âm xong ca khúc như ý muốn chỉ trong mấy phút. Mọi người lấy làm lạ lùng vì suốt mấy tháng, vào phòng thu nhiều lần hát chỉ được mấy câu thì bị đuổi về , bây giờ tự dưng lại được mau chóng. Đó là một kỷ niệm đặc biệt trong bước đầu vào nghề ca nhạc của Lâm Nhật Tiến.
Bản Em Đã Quên Một Giòng Sông của Trúc Hồ với tiếng hát Lâm Nhật Tiến quay hình ngoại cảnh phổ biến trên băng nhạc Asia năm 1997 đã làm tên tuổi anh vang dội khắp nơi. Trước đó anh có hát mấy ca khúc nhưng chưa được chú ý cho lắm. Anh được mời đi trình diễn nhiều nơi. Anh nhớ lần đầu hát ở Atlantic City, trong phút đầu tiên hồi hộp, miệng cứng đơ, và anh thầm nhủ rằng phải cố gắng và nghĩ tới giấc mơ đã giúp mình hát thành công và Lâm Nhật Tiến vượt qua khoảnh khắc đầy khó khăn đó để trình diễn thoải mái.
Tính ra Lâm Nhật Tiến hát khoảng 30 nhạc phẩm của Trúc Hồ như Một Lần Nữa Thôi, Yêu Em Âm Thầm, Làm Thư Tình Em Đọc, Đỉnh Gió Hú, Làm Lại Từ Đầu, Đừng Nhắc Đến Tình Yêu, Chỉ Là Phù Du Thôi, Tội Nghiệp Thân Anh… Hát nhạc của Anh Bằng như Từ Độ Ánh Trăng Tàn, Những Đêm Chờ Sáng…
Anh còn hát những sáng tác của các nhạc sĩ khác, tính cho đến nay chừng 200 bài. Có hai bản mà anh thích hát nhất là Tội Nghiệp Thân Anh của Trúc Hồ “ Rồi em sẽ đi lấy chồng bỏ lại dòng sông, rồi em quên những chuỗi ngày mình gần bên nhau, bỏ quên dòng sông nhỏ, tội nghiệp thân anh” và bản Thiên Thai của Văn Cao “ Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng, nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên” Bản trước diễn tả đầy cảm xúc, bản sau nét nhạc rất đẹp.
Một kỷ niệm vui trong đời ca hát là nhận được một lá thư của một người ái mộ. Chị kể rằng có một đứa con chậm phát triển đến bảy tuổi mà chưa biết nói, bỗng một ngày đứa bé mở miệng hát “ Em đã quên một giòng sông” vì trong nhà hay coi băng hình có bản nhạc này với giọng hát Lâm Nhật Tiến. Sau đó tại đại nhạc hội Cám Ơn Anh ở Cali, người khán giả này đến tìm gặp anh và tự nhận rằng đã viết lá thư đó và bày tỏ sự cám ơn người ca sĩ.
Lâm Nhật Tiến đã tự thực hiện 2 cuốn CD nhạc Trung Hoa với giọng hát của anh và bằng hữu, nhờ trung tâm Asia phát hành rất thành công.
Anh tâm sự rằng khi hát anh thả hồn vào ca khúc để diễn tả xúc cảm hơn là chú ý nhiều tới kỹ thuật.
Ngoài tài ca hát Lâm Nhật Tiến chụp hình rất đẹp, anh đã từng chụp ảnh các ca sĩ của trung tâm Asia để làm bìa băng nhạc.
Tính cho đến hôm nay, Lâm Nhật Tiến đã 20 năm ca hát, từ một chàng sinh viên tốt nghiệp đại học chập chững đi vào nghề với chất giọng trìu mến chưa biết nhiều về kỹ thuật âm nhạc nhưng được trung tâm Asia ân cần hướng dẫn và đào tạo; trở thành một nam ca sĩ để lại trong lòng người nghe cảm giác ấm áp với nhiều ca khúc nổi tiếng. Năm nay tuổi đã tứ tuần, con đường nghệ thuật vẫn còn đi tới. Anh dự tính sẽ thực hiện một CD nhạc với những bài hát chọn lọc trong thời gian sắp tới.
• Thích coi cinema, câu cá và du lịch
• Thể dục : jogging
• Y phục : Quần áo bằng vải len và “cotton“
• Mầu sắc: mầu kem, nâu và đen
• Ăn uống: món ăn Trung Hoa và Ý, đậu hũ chiên chấm tương, nước dừa
• Ca sĩ ưa thích: Harry Connick Jr và Madonna
Trần Chí Phúc/ SBTN