khieman
03-25-2015, 06:12 PM
.
Nhà văn Dương Thu Hương:
40 năm, nhìn lại về ngôn từ
Trong hồi ức 40 năm, đài Á Châu Tự Do hỏi chuyện nhà văn Dương Thu Hương về quan điểm của bà về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến Bắc-Nam cũng như những hệ luỵ của nó.
Tường An: Thưa bà, cách đây đã lâu, trong một bài viết, bà có nói ngày 30/4, vào đến miền Nam bà đã ngồi trên vỉa hè và khóc. Nhân đây bà có thể giải thích về những giọt nước mắt ngày 30/4, 40 năm về trước không ạ ?
Dương Thu Hương: Vào miền Nam tôi khóc vì sao? Là bởi vì tôi hiểu đạo quân chiến thắng ở miền Bắc phụ thuộc vào một chế độ man rợ. Rất nhiều dân tộc văn minh bị tiêu diệt bởi một chế độ man rợ hơn, bởi vì họ hung hăng hơn, vì họ có thể văn minh hơn vì văn hoá nhưng họ kém về phương diện tổ chức quân sự.
Sau này tôi mới hiểu tôi cũng ngây thơ tôi khóc thế thôi. 30/4 tôi còn khóc vì một lý do khác nữa là vì chúng tôi bị lừa. Chúng tôi đi không nghĩ ngày về, nhưng mà chúng tôi tưởng chiến thắng quân ngoại xâm nhưng thực sự hoàn toàn là không phải. Và tất cả tuổi trẻ của chúng tôi đã bị tiêu huỷ đi. Và vì vậy mà tôi khóc, trong những giọt nước mắt của tôi có cái phần chung cho dân tộc và có phần riêng của chúng tôi, của những người bạn tôi đã chết và của bản thân tôi đã hy sinh tuổi xuân một cách vô ích.»
Tường An: Thưa bà, cuộc chiến dài 21 năm mà miền Bắc gọi là «Chống Mỹ cứu nước» đã chấm dứt vào ngày 30/4, bà có nhận xét gì về cái ngày mà Việt Nam ngưng tiếng súng, ngày mà đại tướng Văn Tiến Dũng gọi là «thiên anh hùng ca vĩ đại của chiến tranh nhân Việt Nam trong thế kỷ XX » ạ?
Dương Thu Hương: Đối với tôi ngày 30/4 có 2 phía : phía những người Việt ở miền nam thì gọi là ngày «Quốc hận», phía những người Việt ở miền Bắc thì gọi là «ngày Giải phóng của dân tộc» thì tất cả 2 cái đó thì tôi cho là cần phải xét lại ngôn từ , bởi vì ngôn từ nó cũng bấp bênh và nó cũng chao đảo với thời gian, nói tuỳ theo quan niệm con người , tuỳ theo cách nhìn con người để mà thay đổi.
Về phía những người miền Bắc tưởng rằng đó là một sự sung sướng, một chiến công lừng lẫy, một thắng lợi vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Bây giờ nhìn lại tôi thấy nó chỉ là một ánh đèn loé lên trên một chặng đường, mà cái chặng đường ấy phía sau khi ánh đèn ấy loé lên thì nó đã dần dần trôi vào bóng tối. Thắng lợi ngày 30/4 là một thứ mà người ta gọi là « illusion » tức là một ảo ảnh. Bởi vì sau cái ảo ảnh ấy thì có những thực tại chồm đến và người Cộng sản ngập trong những cái thực tại ấy.
Sự thất bại liên tục của họ trên tất cả những chính trường, trên ngoại giao cũng như là đối nội.
Tường An: Bà có thể giải thích tại sao từ một chiến thắng mà người Cộng sản gọi là «cuộc kháng chiến thần thánh » họ lại trở nên thất bại sau này như bà nhận định ?
Dương Thu Hương: Cái sự chiến thắng đó đem cho họ một lòng kiêu hãnh quá độ. Cho nên cái chiến thắng ấy là mở màn cho tất cả những thất bại sau này. Và bây giờ, mặc dù họ còn giữ được chính quyền nhưng cái thất bại thì rõ ràng không ai có thể chối cãi được là họ đã trở thành một bộ phận nô lệ của triều đình Cộng sản phương Bắc và cái sự bán nước của họ dù diễn ra trong bóng tối, nhưng nhân dân và tất cả nh người có lương tâm đều đoán được một cách chính xác.
Chiến thắng 30/4 khiến cho những người Cộng sản có món mồi bở béo giống như ông Nguyễn văn Trấn viết trong cuốn «Viết cho Mẹ và Quốc hộ » - tôi cho ông Nguyễn văn Trấn là một người rất chính trực - ông ấy nói : nhà của người ta lấy, vợ của người ta ngủ v.v… và tức là một sự chiếm đoạt về mặt tài sản đối với tất cả những người mà đã chiến bại.
Họ đã thực hiện phương sách của Mao Trạch Đông, tức là «Toạ sơn quan hổ đấu» tức là để chọ người Việt đánh nhau với người Mỹ, một cuộc chiến tranh sức tàn lực kiệt để mà dễ biến thành một thứ thuộc địa nghìn năm Bắc thuộc lần thứ hai.
Tường An: Tại sao bà cho là phải xét lại chữ «Quốc hận" của những người miền Nam, những người đã thua trong cuộc chiến này, thưa bà ?
Dương Thu Hương: Về mặt những người miền Nam mà gọi là « Quốc hận » thì họ cũng phải nhìn lại. Tại sao ? Tại sao lại là « Quốc hận » Trước khi hận những người khác họ phải hận chính họ . Tại sao cùng một thời điểm, người Mỹ tạo ra những điều kiện để tạo ra chính sách dân chủ của 2 nơi : miền nam Việt Nam và miền Nam Hàn Quốc. Tại sao Hàn Quốc chiến thắng mà Việt Nam chiến bại ? Tại sao cùng một cơ hội lịch sử như thế, người Nam Triều Tiên họ đã chớp lấy cơ hội để biến đất nước của họ thành một xứ sở văn minh phồn thịnh, còn miền Nam thì không ? Cái đó phải xét lại.
Tường An: Từ khi sang Pháp năm 2006 cho đến nay, có vẽ như bà ít tiếp xúc với cộng đồng người Việt hải ngoại, phe chống Cộng cũng như phe thân Cộng, chắc là phải có lý do nào đó có phải không ạ?
Dương Thu Hương: Bây giờ nhìn lại những phong trào chống Cộng của người Việt hải ngoại, ta thấy cái gì ? Trừ những vụ treo đầu dê bán thịt chó như Hoàng Cơ Minh ra, rất nhiều chính khách khác chỉ chờ cơ hội để về Việt Nam thương thuyết với Cộng sản để chia ghế. Những nhà chống Cộng ở đây tôi biết thì hoàn toàn là một thứ trò du hí để thoả mãn cái lòng tự tôn của họ. Bởi vì sống ở nước ngoài họ không có một gương mặt hãnh diện, một vị trí xứng đáng cho nên là họ nêu chiêu bài chống Cộng, nhưng lúc nào cũng ngóng chờ Cộng sản chìa tay ra để trở về chia ghế. Và có những ông Cộng sản chưa cần mời đã vội vàng đến sứ quán làm lành trước . Vì sao . vì họ thấy đấu tranh mệt mỏi quá, hàng Cộng sản đi kiếm được một chút vui thú trong cuối đời. Cho nên bây giờ muốn chiến thắng Cộng sản thì trước tiên phải chiến thắng chính bản thân mình.
Bây giờ rất nhiều Việt kiều ở nước ngoài chửi Cộng sản nhưng về trong nước lại vui thú, bởi vì Cộng sản cho làm ăn, cho kiếm tiền, cho chơi gái rẻ.Cho nên cái tinh thần chống Cộng của rất nhiều người theo tôi nó cũng giống như cái đuôi con chó, vẫy lên rồi vẫy xuống theo cái lợi ích của họ.»
Tường An: Từ sự phân tích những tiêu cực của phe Cộng sản cũng như phe chống Cộng, bà có kết luận gì về cuộc đấu tranh trên chiến trường mới này ạ ?
Dương Thu Hương: Tóm lại, tôi thấy cần phải chống Cộng, nhưng trước hết cần phải soi lại bản thân mình. Thế còn người Cộng sản nhìn lại ngày 30/4 như một điều hãnh diện thì tôi đó là sự ngu ngốc . Bởi vì bây giờ, cái đứa ngu nhất thì cũng hiểu là họ đang bán nước và sẽ còn bán nước một cách trầm trọng hơn. Và nếu không có một sự kiện nào có thể thay đổi được vận mệnh quốc gia thì chắc chắn 1000 năm Bắc thuộc lần thứ hai sẽ diễn ra. Không phải với một đoàn quân phương Bắc kéo sang nữa mà là một sự khống chế toàn bộ về mặt chính trị và kinh tế bắt đầu từ đảng Cộng sản Trung quốc đối với đảng Cộng sản Việt Nam và sau đó là hai nhà nước cùng một hệ thống mà tôi gọi là một thứ phong kiến trá hình.
Tường An: Xin cám ơn bà đã dành thì giờ cho đài Á Châu Tự Do.
Đài Á Châu Tự Do (RFA- Radio Free Aía
Ý kiến độc giả:
Thưa bà Dương Thu Hương,
Cái khác nhau lớn như núi Thái Sơn mà bà không nhìn thấy, kể cũng lạ. Khác ở chỗ miền Nam bị bọn tay sai quốc tế vô sản đánh phá triền miên bắt nguồn từ:
Trích văn kiện:
"Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960.
Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà" ....Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam ....
Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân cả nước ta. ... Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng và Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng."
Kể từ lúc đó, Lê Duẩn lãnh nhiệm vụ "chiếu cố miền Nam" và từ lúc đó cho đến ngày 30/4/75, hàng triệu cán bộ quân nhân miền Bắc hợp lực với bọn nằm vùng phần lớn là thân nhân của hàng trăm ngàn người miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 nay len lỏi theo đường mòn Trường Sơn trở về ẩn nấp trong những gia đình quyến thuộc của họ để thực hiện cuộc chiến tranh du kích phá hoại miến Nam. Vì thế mà miền Nam không lúc nào yên để mà xây dựng đất nước như Nam Hàn ngày nay đấy bà ạ.
Nhưng thật ra thì đời sống của người dân Nam Hàn năm 1975 còn thua xa Việt Nam Cộng Hòa, tại bà ''không học hỏi'' nên hiểu lầm đấy.
Có chăng chỉ bọn nhà nước Việt Nam ngày nay mới phải xấu hổ, tại sao đất nước hòa bình rồi mà sau 40 năm, dân chúng lại nghèo khổ đến nỗi phải đi làm ô-sin, bán thân cho nước ngoài để kiếm cơm áo cho gia đình trong khi với khoảng thời gian 40 năm đó, Nam Hàn đã tiến nhanh đến thế!
Khốn khổ thay cũng là vì tham vọng "chiếu cố miền Nam" đó mà người miền Bắc đã phải sống mấy chục năm trong điều kiện thê thảm đói khát, bệ rạc, như sống trong thời đại đồ đá. Họ (kể cả bà) chỉ giải thoát khỏi kiếp sống khốn khổ kể từ ngày "chiếu cố" được "miền Nam" !!!
Bà nên học hỏi và suy nghĩ kỹ trước khi hạ ngón tay xuống keyboard!
ĐPK
-www.quehuongngaymai.com
Nhà văn Dương Thu Hương:
40 năm, nhìn lại về ngôn từ
Trong hồi ức 40 năm, đài Á Châu Tự Do hỏi chuyện nhà văn Dương Thu Hương về quan điểm của bà về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến Bắc-Nam cũng như những hệ luỵ của nó.
Tường An: Thưa bà, cách đây đã lâu, trong một bài viết, bà có nói ngày 30/4, vào đến miền Nam bà đã ngồi trên vỉa hè và khóc. Nhân đây bà có thể giải thích về những giọt nước mắt ngày 30/4, 40 năm về trước không ạ ?
Dương Thu Hương: Vào miền Nam tôi khóc vì sao? Là bởi vì tôi hiểu đạo quân chiến thắng ở miền Bắc phụ thuộc vào một chế độ man rợ. Rất nhiều dân tộc văn minh bị tiêu diệt bởi một chế độ man rợ hơn, bởi vì họ hung hăng hơn, vì họ có thể văn minh hơn vì văn hoá nhưng họ kém về phương diện tổ chức quân sự.
Sau này tôi mới hiểu tôi cũng ngây thơ tôi khóc thế thôi. 30/4 tôi còn khóc vì một lý do khác nữa là vì chúng tôi bị lừa. Chúng tôi đi không nghĩ ngày về, nhưng mà chúng tôi tưởng chiến thắng quân ngoại xâm nhưng thực sự hoàn toàn là không phải. Và tất cả tuổi trẻ của chúng tôi đã bị tiêu huỷ đi. Và vì vậy mà tôi khóc, trong những giọt nước mắt của tôi có cái phần chung cho dân tộc và có phần riêng của chúng tôi, của những người bạn tôi đã chết và của bản thân tôi đã hy sinh tuổi xuân một cách vô ích.»
Tường An: Thưa bà, cuộc chiến dài 21 năm mà miền Bắc gọi là «Chống Mỹ cứu nước» đã chấm dứt vào ngày 30/4, bà có nhận xét gì về cái ngày mà Việt Nam ngưng tiếng súng, ngày mà đại tướng Văn Tiến Dũng gọi là «thiên anh hùng ca vĩ đại của chiến tranh nhân Việt Nam trong thế kỷ XX » ạ?
Dương Thu Hương: Đối với tôi ngày 30/4 có 2 phía : phía những người Việt ở miền nam thì gọi là ngày «Quốc hận», phía những người Việt ở miền Bắc thì gọi là «ngày Giải phóng của dân tộc» thì tất cả 2 cái đó thì tôi cho là cần phải xét lại ngôn từ , bởi vì ngôn từ nó cũng bấp bênh và nó cũng chao đảo với thời gian, nói tuỳ theo quan niệm con người , tuỳ theo cách nhìn con người để mà thay đổi.
Về phía những người miền Bắc tưởng rằng đó là một sự sung sướng, một chiến công lừng lẫy, một thắng lợi vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Bây giờ nhìn lại tôi thấy nó chỉ là một ánh đèn loé lên trên một chặng đường, mà cái chặng đường ấy phía sau khi ánh đèn ấy loé lên thì nó đã dần dần trôi vào bóng tối. Thắng lợi ngày 30/4 là một thứ mà người ta gọi là « illusion » tức là một ảo ảnh. Bởi vì sau cái ảo ảnh ấy thì có những thực tại chồm đến và người Cộng sản ngập trong những cái thực tại ấy.
Sự thất bại liên tục của họ trên tất cả những chính trường, trên ngoại giao cũng như là đối nội.
Tường An: Bà có thể giải thích tại sao từ một chiến thắng mà người Cộng sản gọi là «cuộc kháng chiến thần thánh » họ lại trở nên thất bại sau này như bà nhận định ?
Dương Thu Hương: Cái sự chiến thắng đó đem cho họ một lòng kiêu hãnh quá độ. Cho nên cái chiến thắng ấy là mở màn cho tất cả những thất bại sau này. Và bây giờ, mặc dù họ còn giữ được chính quyền nhưng cái thất bại thì rõ ràng không ai có thể chối cãi được là họ đã trở thành một bộ phận nô lệ của triều đình Cộng sản phương Bắc và cái sự bán nước của họ dù diễn ra trong bóng tối, nhưng nhân dân và tất cả nh người có lương tâm đều đoán được một cách chính xác.
Chiến thắng 30/4 khiến cho những người Cộng sản có món mồi bở béo giống như ông Nguyễn văn Trấn viết trong cuốn «Viết cho Mẹ và Quốc hộ » - tôi cho ông Nguyễn văn Trấn là một người rất chính trực - ông ấy nói : nhà của người ta lấy, vợ của người ta ngủ v.v… và tức là một sự chiếm đoạt về mặt tài sản đối với tất cả những người mà đã chiến bại.
Họ đã thực hiện phương sách của Mao Trạch Đông, tức là «Toạ sơn quan hổ đấu» tức là để chọ người Việt đánh nhau với người Mỹ, một cuộc chiến tranh sức tàn lực kiệt để mà dễ biến thành một thứ thuộc địa nghìn năm Bắc thuộc lần thứ hai.
Tường An: Tại sao bà cho là phải xét lại chữ «Quốc hận" của những người miền Nam, những người đã thua trong cuộc chiến này, thưa bà ?
Dương Thu Hương: Về mặt những người miền Nam mà gọi là « Quốc hận » thì họ cũng phải nhìn lại. Tại sao ? Tại sao lại là « Quốc hận » Trước khi hận những người khác họ phải hận chính họ . Tại sao cùng một thời điểm, người Mỹ tạo ra những điều kiện để tạo ra chính sách dân chủ của 2 nơi : miền nam Việt Nam và miền Nam Hàn Quốc. Tại sao Hàn Quốc chiến thắng mà Việt Nam chiến bại ? Tại sao cùng một cơ hội lịch sử như thế, người Nam Triều Tiên họ đã chớp lấy cơ hội để biến đất nước của họ thành một xứ sở văn minh phồn thịnh, còn miền Nam thì không ? Cái đó phải xét lại.
Tường An: Từ khi sang Pháp năm 2006 cho đến nay, có vẽ như bà ít tiếp xúc với cộng đồng người Việt hải ngoại, phe chống Cộng cũng như phe thân Cộng, chắc là phải có lý do nào đó có phải không ạ?
Dương Thu Hương: Bây giờ nhìn lại những phong trào chống Cộng của người Việt hải ngoại, ta thấy cái gì ? Trừ những vụ treo đầu dê bán thịt chó như Hoàng Cơ Minh ra, rất nhiều chính khách khác chỉ chờ cơ hội để về Việt Nam thương thuyết với Cộng sản để chia ghế. Những nhà chống Cộng ở đây tôi biết thì hoàn toàn là một thứ trò du hí để thoả mãn cái lòng tự tôn của họ. Bởi vì sống ở nước ngoài họ không có một gương mặt hãnh diện, một vị trí xứng đáng cho nên là họ nêu chiêu bài chống Cộng, nhưng lúc nào cũng ngóng chờ Cộng sản chìa tay ra để trở về chia ghế. Và có những ông Cộng sản chưa cần mời đã vội vàng đến sứ quán làm lành trước . Vì sao . vì họ thấy đấu tranh mệt mỏi quá, hàng Cộng sản đi kiếm được một chút vui thú trong cuối đời. Cho nên bây giờ muốn chiến thắng Cộng sản thì trước tiên phải chiến thắng chính bản thân mình.
Bây giờ rất nhiều Việt kiều ở nước ngoài chửi Cộng sản nhưng về trong nước lại vui thú, bởi vì Cộng sản cho làm ăn, cho kiếm tiền, cho chơi gái rẻ.Cho nên cái tinh thần chống Cộng của rất nhiều người theo tôi nó cũng giống như cái đuôi con chó, vẫy lên rồi vẫy xuống theo cái lợi ích của họ.»
Tường An: Từ sự phân tích những tiêu cực của phe Cộng sản cũng như phe chống Cộng, bà có kết luận gì về cuộc đấu tranh trên chiến trường mới này ạ ?
Dương Thu Hương: Tóm lại, tôi thấy cần phải chống Cộng, nhưng trước hết cần phải soi lại bản thân mình. Thế còn người Cộng sản nhìn lại ngày 30/4 như một điều hãnh diện thì tôi đó là sự ngu ngốc . Bởi vì bây giờ, cái đứa ngu nhất thì cũng hiểu là họ đang bán nước và sẽ còn bán nước một cách trầm trọng hơn. Và nếu không có một sự kiện nào có thể thay đổi được vận mệnh quốc gia thì chắc chắn 1000 năm Bắc thuộc lần thứ hai sẽ diễn ra. Không phải với một đoàn quân phương Bắc kéo sang nữa mà là một sự khống chế toàn bộ về mặt chính trị và kinh tế bắt đầu từ đảng Cộng sản Trung quốc đối với đảng Cộng sản Việt Nam và sau đó là hai nhà nước cùng một hệ thống mà tôi gọi là một thứ phong kiến trá hình.
Tường An: Xin cám ơn bà đã dành thì giờ cho đài Á Châu Tự Do.
Đài Á Châu Tự Do (RFA- Radio Free Aía
Ý kiến độc giả:
Thưa bà Dương Thu Hương,
Cái khác nhau lớn như núi Thái Sơn mà bà không nhìn thấy, kể cũng lạ. Khác ở chỗ miền Nam bị bọn tay sai quốc tế vô sản đánh phá triền miên bắt nguồn từ:
Trích văn kiện:
"Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960.
Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà" ....Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam ....
Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân cả nước ta. ... Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng và Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng."
Kể từ lúc đó, Lê Duẩn lãnh nhiệm vụ "chiếu cố miền Nam" và từ lúc đó cho đến ngày 30/4/75, hàng triệu cán bộ quân nhân miền Bắc hợp lực với bọn nằm vùng phần lớn là thân nhân của hàng trăm ngàn người miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 nay len lỏi theo đường mòn Trường Sơn trở về ẩn nấp trong những gia đình quyến thuộc của họ để thực hiện cuộc chiến tranh du kích phá hoại miến Nam. Vì thế mà miền Nam không lúc nào yên để mà xây dựng đất nước như Nam Hàn ngày nay đấy bà ạ.
Nhưng thật ra thì đời sống của người dân Nam Hàn năm 1975 còn thua xa Việt Nam Cộng Hòa, tại bà ''không học hỏi'' nên hiểu lầm đấy.
Có chăng chỉ bọn nhà nước Việt Nam ngày nay mới phải xấu hổ, tại sao đất nước hòa bình rồi mà sau 40 năm, dân chúng lại nghèo khổ đến nỗi phải đi làm ô-sin, bán thân cho nước ngoài để kiếm cơm áo cho gia đình trong khi với khoảng thời gian 40 năm đó, Nam Hàn đã tiến nhanh đến thế!
Khốn khổ thay cũng là vì tham vọng "chiếu cố miền Nam" đó mà người miền Bắc đã phải sống mấy chục năm trong điều kiện thê thảm đói khát, bệ rạc, như sống trong thời đại đồ đá. Họ (kể cả bà) chỉ giải thoát khỏi kiếp sống khốn khổ kể từ ngày "chiếu cố" được "miền Nam" !!!
Bà nên học hỏi và suy nghĩ kỹ trước khi hạ ngón tay xuống keyboard!
ĐPK
-www.quehuongngaymai.com