giavui
03-23-2015, 02:09 AM
Nồi Canh Chua
Tác Giả: Nguyễn Thị Thanh Dương
https://www.saigonecho.com/images/2015/VanHoc/noi_canh_chua.jpg
Sáng thứ Bảy, tôi phân công cho chồng :
- Em đi chợ rồi ghé nhà bank luôn, anh ở nhà đợi thằng cu Tí ngủ dậy mà lo cho nó, những gì phải làm anh đã biết rồi đấy. Nhưng trong khi nó chưa dậy, thì anh rửa đống bát dĩa trong sink mà hôm qua em?quên chưa rửa. Chỉ có bấy nhiêu việc thôi, anh nhé.
Rồi tôi khoe: :
- Hôm nay đi chợ về em sẽ nấu cho anh ăn một bữa cơm tuyệt vời với món canh chua mà anh ưa thích, một người bạn em mới chỉ, canh chua miệt vườn Nam bộ đó anh.
Tôi vẽ vời thêm cho chồng thèm :
- Em sẽ mua cá tươi sống, không phải cá đang bơi lội trong hồ mà là đang? vẫy vùng trong hồ cơ, thế cá mới khỏe, mới tươi, nấu canh mới ngon, mới ngọt. Em sẽ cắt cá ra từng khúc, ướp với mắm muối, tiêu hành, em sẽ...
Chồng tôi hào hứng ngắt lời :
- Thôi thôi, em đi chợ ngay đi, anh sẽ không ăn sáng để dành bụng ăn món canh chua của em. Ăn xong anh còn có cái hẹn với mấy người bạn cùng hãng để đi thăm ông boss đang nằm trong bệnh viện.
Ðến nhà bank, tôi xếp hàng chờ đợi, sáng thứ Bảy nào nhà bank cũng đông, người thì gởi tiền vào, kẻ thì rút tiền ra, tôi sốt ruột nhìn cái line cả chục người, rồi lại nhìn vơ vẩn xung quanh, vừa lúc có hai ông Việt Nam, tuổi trung niên đến nối tiếp phía sau tôi, chắc họ làm cùng hãng hay quen biết trước, nên vừa đứng vào hàng là câu chuyện đã ròn rã, vui vẻ, cả hai ông đều đi deposit tiền, trông hai ông lù khù thế, nhưng có thể nhà đã trả hết rồi và tiền rủng rỉnh trong bank đấy, họ làm việc chăm chỉ, ngày tháng trôi qua, đã dành dụm được khối tiền, giá mà họ có bị lay off thì cũng bị ảnh hưởng tạm thời ngừng deposit tiền để dành thôi, chứ chẳng đến nỗi thiếu thốn, đói khổ gì đâu. Nhiều người Mỹ, Mễ, làm đồng nào xào đồng đó, trong khi người Việt Nam mình cuộc sống căn cơ, vững vàng và càng ngày càng an cư lạc nghiệp.
Tôi nghĩ thế vì đã có một kinh nghiệm, hàng xóm của tôi là hai vợ chồng tuổi cũng trung niên, một hôm họ nhờ tôi đi theo để thông dịch tại dealer xe, họ cần mua một cái xe mới, anh saleman người Mỹ chào mời vồn vã cũng không uổng công, hai ông bà chọn được một cái xe vừa ý. Khi anh saleman mời khách vào văn phòng để làm thủ tục mượn nợ thì khách thản nhiên nói khỏi cần, tôi trả bằng tiền mặt mà. Tôi ngạc nhiên thì ít, nhưng chắc anh saleman ngạc nhiên thì nhiều, hai vợ chồng di dân, không đủ trình độ tiếng Anh để giao dịch khi mua bán, tướng tá lao động thế kia, vậy mà trả một lúc mười mấy ngàn tiền mặt ngon lành.Trong khi anh ta, ăn mặc phong lưu, lịch sự, biết đâu vẫn đang è cổ trả góp tiền nhà, tiền xe dài hạn, mà nếu mất job thìmất luôn nhà và xe đấy.
Xong việc nhà bank, tôi đến chợ Việt Nam, lúc này các chợ Việt Nam cạnh tranh nhau, nên chợ nào cũng có nhiều món hàng hạ giá, rẻ không ngờ.
Chợ đông, loay hoay mãi tôi mới kiếm được một chỗ đậu xe, tôi thấy cái xe ngay bên cạnh, một ông đang ngả đầu ra ghế ngủ, tờ báo còn để trước mặt. Ðây là một "thảm cảnh" tôi không còn lạ gì nữa, các ông chở các bà đi chợ vì các bà muốn thế, chứ chợ búa chỉ tổ làm các ông nhức đầu, vui thú gì! Thà ngồi ngoài xe còn khoẻ hơn, trong khi các bà nhởn nhơ trong chợ không biết thế nào là mỏi chân, mỏi mắt, thì ông đã phòng xa, xin một tờ báo. Khổ, có khi đã đọc xong nhẵn nhuị cả tờ báo, đọc luôn mục rao vặt mà ông không hề có nhu cầu mua bán, rồi đến mục tìm bạn bốn phương để giải trí, thì vợ vẫn bặt tăm ! Nên ông đã ngủ quên đi, chỉ khi nào bà hồng hộc đẩy ra đầy một xe chợ, và kêu réo lên thì ông mới giật mình thức giấc, vội vàng chất đồ vào xe, trong khi bà leo lên xe ngồi để nghỉ mệt, vì nãy giờ đã miệt mài và bôn bả trong chợ.
Mới tới khu trái cây, tôi thấy người ta đang bu quanh các thùng xoài, chợ này chiều khách cho chọn lựa thoải mái, các bà bê hết thùng nọ đến thùng kia, moi móc, đổi qua đổi lại. Họ sẵn sàng mạnh tay, thô bạo, để chọn cho bằng được những quả vừa ý.Tội nghiệp cho những quả xoài vô tội và tội nghiệp cho cả ông bà chủ chợ, dù có buôn bán một vốn bốn lời, nếu nhìn thấy chắc cũng xót xa đứt ruột.
Hoa quả nói chung là hoa và trái cây, cho hương thơm, vị ngọt và thanh tao, cần được nâng niu, nhẹ nhàng. Trên bàn thờ Phật là hoa quả đấy thôi.
Tôi hay "từ bi" những chuyện vớ vẩn, chỉ một mình tôi biết, thấy một quả cam, quả táo rơi xuống sàn chợ tôi đều nhặt lên, không muốn nó lăn lóc dưới chân người.
Ðang đứng nhìn hàng trái cây thì tôi nghe tiếng hai bà nói chuyện với nhau, chợ đông, ồn ào thế mà hai bà vẫn nói đủ cho cả chợ cùng nghe :
- Chị ạ, cô út nhà em vừa theo chân chị nó, đậu vào Nha khoa rồi. Nay mai chị em nhà nó ra trường cùng mở phòng khám luôn cho tiện.
Bà còn lại cũng chẳng vừa:
- Còn hai vợ chồng thằng lớn nhà tôi lúc này bận làm bù cả đầu, cả hai đứa là kỹ sư cơ khí, đều đi làm hợp đồng, lương cao, kể cả overtime mỗi đứa hơn một trăm ngàn một năm, chúng nó quyết tâm làm cho đến khi nào kiếm được tiền triệu thì mới đi làm chính thức, ổn định cho tới già.
Ôi, các bà mẹ Việt Nam, dù cókhoe khoang một tí nhưng cũng đáng yêu, và họ cũng xứng đáng để hãnh diện, là di dân ở xứ người, họ đã tần tảo, vun xới lo cho các con ăn học. Mỗi lần cầm tờ báo hàng ngày hay coi TV phần tin tức, thấy những hình ảnh tội phạm rất ít khi có người Việt Nam, tôi đều kiêu hãnh thầm, đỡ mắc cở với dân bản xứ. Nếu sau này con cái tôi mà thành tài như thế chắc tôi cũng? mang ra chợ khoe cho vui !
Tôi ra hàng cá, chọn một con cá đang vẫy vùng trong hồ nước, dặn họ lột da, cắt khúc mỏng, xong ra mua vài thứ linh tinh khác. Ðang đứng trong dãy đồ khô thì một cô bạn nhào tới, lâu mới gặp nhau, hai người nói đủ thứ chuyện, khi không còn gì để nói nữa tôi mới chợt nhớ ra cần về sớm nấu cơm , nên vội vàng đi mua thêm vài thứ và tất tưởi lái xe về nhà như bao nhiêu bà nội trợ đảm đang khác.
Về đến nhà đã 11 giờ trưa, cu Tí đã dậy và đang ngồi chơi với bố, tôi mang những bịch chợ vào nhà và phát giác ra quên chưa lấy cá về! Chắc con cá làm xong sạch sẽ đang nằm trên quầy cá và là vật vô thừa nhận trong chợ. Các anh làm cá đang mỏi mắt nhìn kẻ xuôi người ngược xem bà nào là "thủ phạm" đã order con cá này.
Ðã mấy lần tôi thấy anh thợ làm cá, cầm bịch cá đã làm xong, ngơ ngác đi trong chợ tìm gặp các bà nội trợ hay quên, hay xớn xác cỡ như tôi để giao tận tay con cá cho chắc ăn. Ngoài những bà hay quên, còn có những bà thay đổi kế hoạch bất chợt, order cá, dặn thợ làm cá sạch sẽ rồi quay lại lấy sau, nhưng rồi phớt lờ bỏ cá chạy lấy người, vì bà không muốn nấu món cá nữa. Còn chuyện quên là chuyện thường tình xảy ra ở chợ, có lần tôi lựa đồ xong quay lại quẳng vào xe người khác, đẩy phom phom đi một lúc mới biết làlộn xe . Báo hại bà kia cũng đang dáo dác tìm xe của mình.
Không còn cách nào khác, tôi đến bên chồng, vòng vo để nhờ vả:
- Anh ơi, có phải ai cũng có lúc sơ sót không anh?
Anh ta thông minh lắm:
- Và em cần anh giúp gì nào?
Tôi huỵch toẹt:
- Em để quên con cá, anh chạy ra chợ lấy giùm em, nếu không thìsẽ không có nồi canh chua hôm nay.
Anh ta nhìn đồng hồ, thậm chí không còn thời gian để than phiền hay cằn nhằn vợ nữa, mà vợ cũng có lý, không có cá thì làm sao nấu được canh chua?
Tôi đưa tiền và hối:
- Nhanh lên nhé, ở nhà em sẽ sẵn sàng mọi thứ.
Chồng đi rồi, tôi đặt nồi cơm lên trước, và lôi ra nào cà chua, đậu bắp, bạc hà, giá sống, me chuạ..
Không biết anh ta đã chạy xe tốc độ bao nhiêu mà 15 phút sau anh ta đã trở về với đúng con cá mà tôi đã mua, khi bình thường phải mất 20 phút là ít.Tôi hớn hở, vừa nấu vừa nghĩ tới nồi canh chua tuyệt hảo, chính tôi cũng đang đói bụng vì từ sáng tới giờ tôi chưa ăn gì cả. Nhưng tôi bỗng thấycụt hứng vì thiếu thiếu một cái gì đó? Trời ơi ?.không có rau om và ớt tươi.Tôi nhớ là có ghé quầy rau thơm mà, tôi lục tung toé các gói đồ vừa cất vào tủ lạnh, bó rau om vẫn biệt tăm biệt tích, dù tôi cóvớ được một quả ớt cũ đã héo nhăn nheo trong một góc tủ lạnh, nhưng cũng không thể hoàn tất một nồi canh chua.
Tôi bực cô bạn quá, người ta đang đi chợ mà kéo lại nói đủ thứ chuyện để rồi làm người ta hấp tấp quên cá, quên rau. Nhìn vẻ mặt thẫn thờ của tôi, chồng hỏi:
- Em lại nêm nồi canh mặn quá rồi chứ gì ?
- Nếu vậy thì? còn đỡ, còn sửa chữa được, đằng này thiếu rau om !
Chồng tôi đang đứng bỗng ngồi phịch xuống ghế, chán nản. Anh ta lẩm bẩm như trong một cơn mê:
- Nghĩa lànồi canh chua chưa thể hoàn tất ? Nghĩa là?chưa thể ăn cơm? nghĩa là?
Tôi gắt lên:
- Thôi, anh đừng có gào mãi điệp khúc "nghĩa là" nữa, em đang sốt cả ruột gan đây !
Anh ta cũng gắt lên:
- Trời ơi, anh mới đáng là kẻ sốt ruột, sắp đến giờ anh đi rồi. Em biết chưa?.
Ðến lượt tôi ngồi phịch xuống ghế, lẩm bẩm như trong một cơn mê:
- Nghĩa làanh không thể chạy ra chợ mua bó rau om cho em ngay bây giờ ?
Anh ta lắc đầu :
- Không, hẹn với mấy người bạn Mỹ, có phải người Việt Nam đâu mà xài giờ giây thung với người ta.
Tôi nhanh chóng quyết định:
- Nếu vậy sẽ có 2 giải pháp: một là anh ăn cơm ngay bây giờ với canh chua không có rau om, để kịp đi cho đúng hẹn.
Anh ta phản đối ngay:
- Canh chua không có rau om thì còn gì là canh chua ? vì rau om là hương vị chủ yếu của nồi canh chua, cũng như ngửi rau răm là nghĩ đến hột vịt lộn, ngửi ngò gai, rau quế là nghĩ đến phở.
Mắt anh ta le lói một tia hy vọng:
- Thế còn giải pháp thứ hai ?
- Là anh nhịn đói ! Ði thăm ông boss xong, lúc về ghé vào chợ Việt Nam mua một bó rau om.
Mặc cho mặt anh ta chảy dài ra, tôi dặn dò:
- Nhớ lựa rau tươi ấy nhé, anh là chúa vụng về, mấy lần trước em quên mua hành ngò, nhờ anh đi mua, chỉ mang về cho vợ những bó rau héo nhất chợ. Nói tóm lại, có một bó rau om tươi, chúng ta sẽ có một nồi canh chua lý tưởng.
Anh ta hỏi một câu tuyệt vọng:
- Có giải pháp thứ ba không ?
- Có, chúng ta sẽ cãi nhau nếu anh quên không mua rau om. Tôi đe doạ .
Anh ta thay đồ đi ra cửa, chấp nhận giải pháp thứ hai, thà nhịn đói để sẽ ăn món canh chua đầy đủ hương vị. Tôi chạy theo ra an ủi:
- Dù gì chúng mình cùng no đói bên nhau, em hứa sẽ nhịn đói đợi anh mang rau om về. Nhưng mà anh đã trông thấy rau om bao giờ chưa ? hay lại muả rau húng thì chết em đấy.
- Ðừng lo, khi ra tính tiền anh sẽ hỏi lại mấy cô, mấy bà cho chắc ăn.
Tôi ra vẻ hiểu biết, giải thích:
- Người miền Nam gọi rau om, miền Bắc gọi rau ngổ, anh rõ chưa ?
- Thế người miền Trung gọi là rau gì? Anh ta tò mò hỏi.
Tôi suy nghĩ mãi không ra, bèn gắt:
- Thôi anh đừng có thắc mắc thừa. Ði đi, kẻo trễ rồi.
Anh ta nhìn đồng hồ, và thất thểu bước ra xe như một người sắp chết đói .Tôi tiễn chân anh ta và âu yếm nói với theo:
- Anh ơi, em và nồi canh chua đang chờ đợi anh về !
Tác Giả: Nguyễn Thị Thanh Dương
https://www.saigonecho.com/images/2015/VanHoc/noi_canh_chua.jpg
Sáng thứ Bảy, tôi phân công cho chồng :
- Em đi chợ rồi ghé nhà bank luôn, anh ở nhà đợi thằng cu Tí ngủ dậy mà lo cho nó, những gì phải làm anh đã biết rồi đấy. Nhưng trong khi nó chưa dậy, thì anh rửa đống bát dĩa trong sink mà hôm qua em?quên chưa rửa. Chỉ có bấy nhiêu việc thôi, anh nhé.
Rồi tôi khoe: :
- Hôm nay đi chợ về em sẽ nấu cho anh ăn một bữa cơm tuyệt vời với món canh chua mà anh ưa thích, một người bạn em mới chỉ, canh chua miệt vườn Nam bộ đó anh.
Tôi vẽ vời thêm cho chồng thèm :
- Em sẽ mua cá tươi sống, không phải cá đang bơi lội trong hồ mà là đang? vẫy vùng trong hồ cơ, thế cá mới khỏe, mới tươi, nấu canh mới ngon, mới ngọt. Em sẽ cắt cá ra từng khúc, ướp với mắm muối, tiêu hành, em sẽ...
Chồng tôi hào hứng ngắt lời :
- Thôi thôi, em đi chợ ngay đi, anh sẽ không ăn sáng để dành bụng ăn món canh chua của em. Ăn xong anh còn có cái hẹn với mấy người bạn cùng hãng để đi thăm ông boss đang nằm trong bệnh viện.
Ðến nhà bank, tôi xếp hàng chờ đợi, sáng thứ Bảy nào nhà bank cũng đông, người thì gởi tiền vào, kẻ thì rút tiền ra, tôi sốt ruột nhìn cái line cả chục người, rồi lại nhìn vơ vẩn xung quanh, vừa lúc có hai ông Việt Nam, tuổi trung niên đến nối tiếp phía sau tôi, chắc họ làm cùng hãng hay quen biết trước, nên vừa đứng vào hàng là câu chuyện đã ròn rã, vui vẻ, cả hai ông đều đi deposit tiền, trông hai ông lù khù thế, nhưng có thể nhà đã trả hết rồi và tiền rủng rỉnh trong bank đấy, họ làm việc chăm chỉ, ngày tháng trôi qua, đã dành dụm được khối tiền, giá mà họ có bị lay off thì cũng bị ảnh hưởng tạm thời ngừng deposit tiền để dành thôi, chứ chẳng đến nỗi thiếu thốn, đói khổ gì đâu. Nhiều người Mỹ, Mễ, làm đồng nào xào đồng đó, trong khi người Việt Nam mình cuộc sống căn cơ, vững vàng và càng ngày càng an cư lạc nghiệp.
Tôi nghĩ thế vì đã có một kinh nghiệm, hàng xóm của tôi là hai vợ chồng tuổi cũng trung niên, một hôm họ nhờ tôi đi theo để thông dịch tại dealer xe, họ cần mua một cái xe mới, anh saleman người Mỹ chào mời vồn vã cũng không uổng công, hai ông bà chọn được một cái xe vừa ý. Khi anh saleman mời khách vào văn phòng để làm thủ tục mượn nợ thì khách thản nhiên nói khỏi cần, tôi trả bằng tiền mặt mà. Tôi ngạc nhiên thì ít, nhưng chắc anh saleman ngạc nhiên thì nhiều, hai vợ chồng di dân, không đủ trình độ tiếng Anh để giao dịch khi mua bán, tướng tá lao động thế kia, vậy mà trả một lúc mười mấy ngàn tiền mặt ngon lành.Trong khi anh ta, ăn mặc phong lưu, lịch sự, biết đâu vẫn đang è cổ trả góp tiền nhà, tiền xe dài hạn, mà nếu mất job thìmất luôn nhà và xe đấy.
Xong việc nhà bank, tôi đến chợ Việt Nam, lúc này các chợ Việt Nam cạnh tranh nhau, nên chợ nào cũng có nhiều món hàng hạ giá, rẻ không ngờ.
Chợ đông, loay hoay mãi tôi mới kiếm được một chỗ đậu xe, tôi thấy cái xe ngay bên cạnh, một ông đang ngả đầu ra ghế ngủ, tờ báo còn để trước mặt. Ðây là một "thảm cảnh" tôi không còn lạ gì nữa, các ông chở các bà đi chợ vì các bà muốn thế, chứ chợ búa chỉ tổ làm các ông nhức đầu, vui thú gì! Thà ngồi ngoài xe còn khoẻ hơn, trong khi các bà nhởn nhơ trong chợ không biết thế nào là mỏi chân, mỏi mắt, thì ông đã phòng xa, xin một tờ báo. Khổ, có khi đã đọc xong nhẵn nhuị cả tờ báo, đọc luôn mục rao vặt mà ông không hề có nhu cầu mua bán, rồi đến mục tìm bạn bốn phương để giải trí, thì vợ vẫn bặt tăm ! Nên ông đã ngủ quên đi, chỉ khi nào bà hồng hộc đẩy ra đầy một xe chợ, và kêu réo lên thì ông mới giật mình thức giấc, vội vàng chất đồ vào xe, trong khi bà leo lên xe ngồi để nghỉ mệt, vì nãy giờ đã miệt mài và bôn bả trong chợ.
Mới tới khu trái cây, tôi thấy người ta đang bu quanh các thùng xoài, chợ này chiều khách cho chọn lựa thoải mái, các bà bê hết thùng nọ đến thùng kia, moi móc, đổi qua đổi lại. Họ sẵn sàng mạnh tay, thô bạo, để chọn cho bằng được những quả vừa ý.Tội nghiệp cho những quả xoài vô tội và tội nghiệp cho cả ông bà chủ chợ, dù có buôn bán một vốn bốn lời, nếu nhìn thấy chắc cũng xót xa đứt ruột.
Hoa quả nói chung là hoa và trái cây, cho hương thơm, vị ngọt và thanh tao, cần được nâng niu, nhẹ nhàng. Trên bàn thờ Phật là hoa quả đấy thôi.
Tôi hay "từ bi" những chuyện vớ vẩn, chỉ một mình tôi biết, thấy một quả cam, quả táo rơi xuống sàn chợ tôi đều nhặt lên, không muốn nó lăn lóc dưới chân người.
Ðang đứng nhìn hàng trái cây thì tôi nghe tiếng hai bà nói chuyện với nhau, chợ đông, ồn ào thế mà hai bà vẫn nói đủ cho cả chợ cùng nghe :
- Chị ạ, cô út nhà em vừa theo chân chị nó, đậu vào Nha khoa rồi. Nay mai chị em nhà nó ra trường cùng mở phòng khám luôn cho tiện.
Bà còn lại cũng chẳng vừa:
- Còn hai vợ chồng thằng lớn nhà tôi lúc này bận làm bù cả đầu, cả hai đứa là kỹ sư cơ khí, đều đi làm hợp đồng, lương cao, kể cả overtime mỗi đứa hơn một trăm ngàn một năm, chúng nó quyết tâm làm cho đến khi nào kiếm được tiền triệu thì mới đi làm chính thức, ổn định cho tới già.
Ôi, các bà mẹ Việt Nam, dù cókhoe khoang một tí nhưng cũng đáng yêu, và họ cũng xứng đáng để hãnh diện, là di dân ở xứ người, họ đã tần tảo, vun xới lo cho các con ăn học. Mỗi lần cầm tờ báo hàng ngày hay coi TV phần tin tức, thấy những hình ảnh tội phạm rất ít khi có người Việt Nam, tôi đều kiêu hãnh thầm, đỡ mắc cở với dân bản xứ. Nếu sau này con cái tôi mà thành tài như thế chắc tôi cũng? mang ra chợ khoe cho vui !
Tôi ra hàng cá, chọn một con cá đang vẫy vùng trong hồ nước, dặn họ lột da, cắt khúc mỏng, xong ra mua vài thứ linh tinh khác. Ðang đứng trong dãy đồ khô thì một cô bạn nhào tới, lâu mới gặp nhau, hai người nói đủ thứ chuyện, khi không còn gì để nói nữa tôi mới chợt nhớ ra cần về sớm nấu cơm , nên vội vàng đi mua thêm vài thứ và tất tưởi lái xe về nhà như bao nhiêu bà nội trợ đảm đang khác.
Về đến nhà đã 11 giờ trưa, cu Tí đã dậy và đang ngồi chơi với bố, tôi mang những bịch chợ vào nhà và phát giác ra quên chưa lấy cá về! Chắc con cá làm xong sạch sẽ đang nằm trên quầy cá và là vật vô thừa nhận trong chợ. Các anh làm cá đang mỏi mắt nhìn kẻ xuôi người ngược xem bà nào là "thủ phạm" đã order con cá này.
Ðã mấy lần tôi thấy anh thợ làm cá, cầm bịch cá đã làm xong, ngơ ngác đi trong chợ tìm gặp các bà nội trợ hay quên, hay xớn xác cỡ như tôi để giao tận tay con cá cho chắc ăn. Ngoài những bà hay quên, còn có những bà thay đổi kế hoạch bất chợt, order cá, dặn thợ làm cá sạch sẽ rồi quay lại lấy sau, nhưng rồi phớt lờ bỏ cá chạy lấy người, vì bà không muốn nấu món cá nữa. Còn chuyện quên là chuyện thường tình xảy ra ở chợ, có lần tôi lựa đồ xong quay lại quẳng vào xe người khác, đẩy phom phom đi một lúc mới biết làlộn xe . Báo hại bà kia cũng đang dáo dác tìm xe của mình.
Không còn cách nào khác, tôi đến bên chồng, vòng vo để nhờ vả:
- Anh ơi, có phải ai cũng có lúc sơ sót không anh?
Anh ta thông minh lắm:
- Và em cần anh giúp gì nào?
Tôi huỵch toẹt:
- Em để quên con cá, anh chạy ra chợ lấy giùm em, nếu không thìsẽ không có nồi canh chua hôm nay.
Anh ta nhìn đồng hồ, thậm chí không còn thời gian để than phiền hay cằn nhằn vợ nữa, mà vợ cũng có lý, không có cá thì làm sao nấu được canh chua?
Tôi đưa tiền và hối:
- Nhanh lên nhé, ở nhà em sẽ sẵn sàng mọi thứ.
Chồng đi rồi, tôi đặt nồi cơm lên trước, và lôi ra nào cà chua, đậu bắp, bạc hà, giá sống, me chuạ..
Không biết anh ta đã chạy xe tốc độ bao nhiêu mà 15 phút sau anh ta đã trở về với đúng con cá mà tôi đã mua, khi bình thường phải mất 20 phút là ít.Tôi hớn hở, vừa nấu vừa nghĩ tới nồi canh chua tuyệt hảo, chính tôi cũng đang đói bụng vì từ sáng tới giờ tôi chưa ăn gì cả. Nhưng tôi bỗng thấycụt hứng vì thiếu thiếu một cái gì đó? Trời ơi ?.không có rau om và ớt tươi.Tôi nhớ là có ghé quầy rau thơm mà, tôi lục tung toé các gói đồ vừa cất vào tủ lạnh, bó rau om vẫn biệt tăm biệt tích, dù tôi cóvớ được một quả ớt cũ đã héo nhăn nheo trong một góc tủ lạnh, nhưng cũng không thể hoàn tất một nồi canh chua.
Tôi bực cô bạn quá, người ta đang đi chợ mà kéo lại nói đủ thứ chuyện để rồi làm người ta hấp tấp quên cá, quên rau. Nhìn vẻ mặt thẫn thờ của tôi, chồng hỏi:
- Em lại nêm nồi canh mặn quá rồi chứ gì ?
- Nếu vậy thì? còn đỡ, còn sửa chữa được, đằng này thiếu rau om !
Chồng tôi đang đứng bỗng ngồi phịch xuống ghế, chán nản. Anh ta lẩm bẩm như trong một cơn mê:
- Nghĩa lànồi canh chua chưa thể hoàn tất ? Nghĩa là?chưa thể ăn cơm? nghĩa là?
Tôi gắt lên:
- Thôi, anh đừng có gào mãi điệp khúc "nghĩa là" nữa, em đang sốt cả ruột gan đây !
Anh ta cũng gắt lên:
- Trời ơi, anh mới đáng là kẻ sốt ruột, sắp đến giờ anh đi rồi. Em biết chưa?.
Ðến lượt tôi ngồi phịch xuống ghế, lẩm bẩm như trong một cơn mê:
- Nghĩa làanh không thể chạy ra chợ mua bó rau om cho em ngay bây giờ ?
Anh ta lắc đầu :
- Không, hẹn với mấy người bạn Mỹ, có phải người Việt Nam đâu mà xài giờ giây thung với người ta.
Tôi nhanh chóng quyết định:
- Nếu vậy sẽ có 2 giải pháp: một là anh ăn cơm ngay bây giờ với canh chua không có rau om, để kịp đi cho đúng hẹn.
Anh ta phản đối ngay:
- Canh chua không có rau om thì còn gì là canh chua ? vì rau om là hương vị chủ yếu của nồi canh chua, cũng như ngửi rau răm là nghĩ đến hột vịt lộn, ngửi ngò gai, rau quế là nghĩ đến phở.
Mắt anh ta le lói một tia hy vọng:
- Thế còn giải pháp thứ hai ?
- Là anh nhịn đói ! Ði thăm ông boss xong, lúc về ghé vào chợ Việt Nam mua một bó rau om.
Mặc cho mặt anh ta chảy dài ra, tôi dặn dò:
- Nhớ lựa rau tươi ấy nhé, anh là chúa vụng về, mấy lần trước em quên mua hành ngò, nhờ anh đi mua, chỉ mang về cho vợ những bó rau héo nhất chợ. Nói tóm lại, có một bó rau om tươi, chúng ta sẽ có một nồi canh chua lý tưởng.
Anh ta hỏi một câu tuyệt vọng:
- Có giải pháp thứ ba không ?
- Có, chúng ta sẽ cãi nhau nếu anh quên không mua rau om. Tôi đe doạ .
Anh ta thay đồ đi ra cửa, chấp nhận giải pháp thứ hai, thà nhịn đói để sẽ ăn món canh chua đầy đủ hương vị. Tôi chạy theo ra an ủi:
- Dù gì chúng mình cùng no đói bên nhau, em hứa sẽ nhịn đói đợi anh mang rau om về. Nhưng mà anh đã trông thấy rau om bao giờ chưa ? hay lại muả rau húng thì chết em đấy.
- Ðừng lo, khi ra tính tiền anh sẽ hỏi lại mấy cô, mấy bà cho chắc ăn.
Tôi ra vẻ hiểu biết, giải thích:
- Người miền Nam gọi rau om, miền Bắc gọi rau ngổ, anh rõ chưa ?
- Thế người miền Trung gọi là rau gì? Anh ta tò mò hỏi.
Tôi suy nghĩ mãi không ra, bèn gắt:
- Thôi anh đừng có thắc mắc thừa. Ði đi, kẻo trễ rồi.
Anh ta nhìn đồng hồ, và thất thểu bước ra xe như một người sắp chết đói .Tôi tiễn chân anh ta và âu yếm nói với theo:
- Anh ơi, em và nồi canh chua đang chờ đợi anh về !