duyanh
03-07-2015, 01:58 PM
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2015-02-09T092946Z_1554619117_GM1EB291CJL01_RTRMADP_3_SWIT ZERLAND-BUSINESS.JPG
REUTERS/Arnd WiegmannLe Monde có phóng sự điều tra đáng chú ý mang tựa đề « Tổ hợp tội ác », thuật lại nhiều thủ đoạn rửa tiền, buôn lậu ma túy của băng nhóm người gốc Việt, có tài khoản tại ngân hàng HSBC Thụy Sĩ. Qua đầu mối này, các nhà điều tra phát hiện ngân hàng HSBC làm trung gian rửa tiền buôn vũ khí, kim cương cho cả một đường dây tội ác quốc tế rộng lớn, đặc biệt trong đó có đường dây buôn vũ khí Israel có liên hệ với Al-Qaida, hay một cartel Mêhicô.
Một vụ bắt giữ đột xuất hồi 2004 tại một vùng ngoại ô Atlanta – nhờ thông tin nghe lén điện thoại - cho phép cảnh sát Mỹ bắt được hơn 400.000 đô la tiền bán ma túy tổng hợp tại các thành phố miền đông Hoa Kỳ, trong cốp xe của một người gốc Việt tên Jenny Nguyễn. Mười ngày sau vụ bắt giữ, cảnh sát mở chiến dịch bắt giữ khoảng 130 người, phanh phui được một mạng lưới buôn ma túy lớn tại 18 thành phố Hoa Kỳ.
Số tiền thu được trong xe hơi của Jenny Nguyễn đáng ra đã được chuyển về các tài khoản của HSBC ở Genève, Thụy Sĩ. Các tài khoản này thuộc về hai chủ nhân, một có tên Việt, Anh Ngoc Nguyen, trú tại Canada. Chính thông qua các quan hệ làm ăn này, mà cơ quan điều tra chống ma túy Mỹ (DEA) phát hiện ra mạng lưới mua kim cương từ bên ngoài để chuyển về bán tại Việt Nam. Cũng từ đó, cảnh sát lần ra mạng lưới rửa tiền quy mô khoảng 5 triệu đô la/tháng, theo FBI, mà đứng đầu là Thi Phuong Mai Le, một phụ nữ Việt Nam 38 tuổi, có biệt danh « Ong chúa ».
Nhờ lời khai của Anh Ngoc Nguyên, mà các nhà điều tra Mỹ đã phát hiện rằng, ngân hàng HSBC không chỉ chứa chấp các tài khoản của những kẻ buôn lậu ma túy, mà còn làm trung gian rửa tiền buôn vũ khí, kim cương cho cả một đường dây tội ác quốc tế rộng lớn, đặc biệt trong đó có đường dây buôn vũ khí Israel có liên hệ với Al-Qaida, hay một cartel Mêhicô.
Cuộc điều tra kéo dài đến 2011. Ngày 23/02/2011, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa tên của Shimon Yelinek – một trùm buôn lậu vũ khí Israel, nguyên cố vấn an ninh của một nhà độc tài Congo – vào đầu danh sách đối tượng trừng phạt quốc tế, do liên hệ với một tập đoàn mafia Mêhicô có ảnh hưởng bậc nhất. Hiện tại ngân hàng HSBC từ chối trả lời các câu hỏi của Le Monde. Còn luật sư của người bị cảnh sát Mỹ điều tra đã phủ nhận mọi liên hệ với Anh Ngoc Nguyen. Theo Le Monde, Shimon Yelinek có thể đang sống yên bình tại Israel với vợ và các con.
Luân Đôn : Nơi trú ẩn của tiền ăn cắp
Cũng liên quan đến nạn rửa tiền, phụ trương Le Monde có bài « Khi tiền bẩn được đầu tư vào nhà cửa sang trọng tại Luân Đôn », mô tả thực trạng thủ đô Anh Quốc đã trở thành « nơi trú ẩn của tiền ăn cắp từ khắp nơi trên thế giới ». Phóng viên Le Monde nêu con số (của Land Registry) hơn 40.000 biệt thự tại thủ đô nước Anh, với diện tích khoảng 6 km² được các công ty ma mua lại. Những khu nhà ở sở hữu của các công ty có nguồn gốc bất minh cũng phần lớn không người ở.
Viễn cảnh kinh tế Trung Quốc trước kỳ Quốc hội
« Tăng trưởng, ngân sách, đồng tiền : Trung Quốc đang chờ đợi những sức bật mới » là hồ sơ trang thế giới của báo kinh tế Les Echos, nhân việc Quốc hội Trung Quốc khai mạc hôm nay. Les Echos ghi nhận hơn bao giờ hết, giới quan sát về Trung Quốc theo dõi sát các động thái cải cách của Thủ tướng Trung Quốc được thể hiện qua kỳ họp Quốc hội lần này, trong bối cảnh tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc ở mức thấp nhất từ 25 năm nay. Đa số nhà quan sát dự báo Bắc Kinh sẽ chấp nhận hạ tỷ lệ tăng trưởng Nhiều người dự đoán Thủ tướng Trung Quốc phải có các tuyên bố khuyến khích các gia đình tăng cường tiêu thụ, mà một trong những biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ là cải cách nông nghiệp, với tiêu điểm là để cho người nông dân có quyền chuyển nhượng đất không qua Nhà nước.
Niềm tin tự tin Trung Quốc
Trả lời phỏng vấn của Les Echos về chủ đề Trung Quốc trong quan hệ khu vực, bà Alice Ekman, một chuyên gia về Trung Quốc (Viện quan hệ quốc tế Pháp Ifri), nhấn mạnh đến « sự tự tin không bờ bến » tại Trung Quốc hiện nay về « khả năng chuyển đổi sức hấp dẫn kinh tế của thành trọng lượng địa chính trị », ví dụ qua sáng kiến « con đường tơ lụa mới » tại vùng Trung Á. Nhà nghiên cứu Pháp nhắc lại thực tế, chính bà Hillary Clinton, nguyên Ngoại trưởng Mỹ, là người đầu tiên đã đưa ra sáng kiến này vào năm 2011 để giúp Afghanistan hội nhập khu vực. Bắc Kinh đã nhanh chóng chớp lấy ý tưởng nói trên và tự khẳng định như là người dẫn dắt sáng kiến. Với các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển khu vực, Trung Quốc muốn thoát khỏi « tình trạng tương đối bị cô lập tại vùng Châu Á- Thái Bình Dương ».
Hạm đội Trung Quốc qua góc nhìn tàu Charles-de-Gaule
Trên thực tế, sức mạnh của Trung Quốc đang vươn xa khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Le Figaro có bài phóng sự « Qua cặp ống nhòm của thuyền trưởng ». Tham gia chiến dịch không kích chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak, thuyền trưởng tàu sân bay Charles-de-Gaule của Pháp lần đầu tiên có dịp đối mặt trực tiếp với hạm đội 16 của hải quân Trung Quốc. Le Figaro nhắc lại, về số lượng hải quân Trung Quốc với 400 chiến hạm đang trên đà vươn lên thứ hai thế giới, vượt mặt nước Nga trong những năm tới. Thỏa thuận với tiểu quốc Djibouti bên bờ vịnh Aden cho phép Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân ngay tại cửa ngõ vào Địa Trung Hải. Le Figaro cũng đồng thời lưu ý sự trỗi dậy của hải quân Nga và Ấn Độ tại một khu vực mà Phương Tây « đang để trống ».
Chiến dịch tử hình của nhà cải cách Indonesia « Jokowi »
Vẫn liên quan đến Châu Á, nhiều báo Pháp dõi theo không khí căng thẳng xung quanh việc Tổng thống Indonesia khăng khăng thi hành án tử hình với các tội phạm ma túy, bất chấp áp lực và khẩn cầu. Libération có bài « Tại Indonesia, ‘‘Jokoko’’ thi hành kế hoạch hành quyết ». Tờ báo thiên tả bày tỏ sự thất vọng đối với vị Tổng thống mà nhiều người đã tin tưởng là « nhà cải cách ».
Libération lên án thái độ mâu thuẫn của Tổng thống Indonesia, một mặt kiên quyết thi hành án tử đối với các tội phạm người nước ngoài, vì cho rằng việc này thuộc « chủ quyền quốc gia », mặt khác lại kêu gọi khoan hồng đối với 229 công dân Indonesia bị tư pháp nhiều nước kết án tử hình. Tony Iommi, một nghệ sĩ guitare Úc nổi tiếng, cũng viết thư ngỏ gửi Tổng thống Widodo, người hâm mộ hard-rock, nhưng vô ích. Theo Libération, quyết định của ông Widodo xuất phát từ tình thế chính trị trong nước, trừng phạt tội phạm ma túy là biện pháp để chính trị này gia tăng ảnh hưởng. Trong khi mà, theo Cơ quan kiểm soát ma túy quốc tế, án tử hình « không có hiệu quả » trong việc ngăn chặn ma túy.
Cái chết của nhà đối lập Nemtsov đặt ra câu hỏi lớn
Thời sự nước Nga với đám tang của nhà đối lập Nemtsov tiếp tục được báo Pháp theo sát. Le Monde có bài đáng chú ý « Nước Nga theo quan điểm tự do chôn cất Nemtsov và những hy vọng của mình » (La Russie libérale enterre Nemtsov et ses espoirs). Nhớ về Nemtsov, Le Monde dựng lại số phận của những nhà cải cách Nga theo quan điểm tự do, mà rất nhiều người trong số họ bị quy là « gián điệp nước ngoài ». Cũng có nhiều nhà đối lập cũ chọn đứng về phía Putin. Tuy nhiên, cái chết của Nemtsov đã khiến một số người trong họ giật mình thức tỉnh, như Alexei Koudrine – cựu Bộ trưởng Tài chính của Putin, hay Mikhail Kassianov – Thủ tướng của Putin nhiệm kỳ Tổng thống 2000-2004…
Một cuộc thăm dò dư luận vài ngày trước vụ ám sát cho thấy 58% người Nga cho rằng nước Nga cần có đối lập, nhưng chỉ có 15% « có thiện cảm » hay « ít nhiều thiện cảm » với đối với bốn nhà đối lập tiêu biểu hiện nay, trong đó có người vừa bị ám sát và cựu Thủ tướng Kassianov. Về điều này, nhà chính trị học Alexei Malachenko – trung tâm nhân quyền Carnergie nhấn mạnh hiện tượng nhiều nhà đối lập cũng bị quy là gián điệp, giống như những người theo Trotski tại Liên Xô trong những năm 1930, ông nhận xét : « Đó là một bi kịch, nhưng điều này gắn liền với nền văn hóa chính trị của nước Nga. Chúng tôi tin rằng một thế hệ lãnh đạo chính trị mới đang đến, nhưng trên thực tế, chỉ có từ 20 đến 25% dân chúng đã Âu hóa, còn đa số không thay đổi. Chúng tôi đang sống trong một pháo đài, xung quanh toàn là kẻ thù ».
Kể từ sau vụ ám sát, nhiều tiếng nói cất lên kêu gọi những nhà hoạt động theo quan điểm tự do liên kết lại trong hàng ngũ đối lập. Tại sao không thể lập ra một đối lập theo quan điểm tự do ? Đó là nỗi ám ảnh lớn chưa có câu trả lời. Le Monde kết luận.
Sách mới : « Trong đầu Tổng thống Putin »
Vẫn liên quan đến nước Nga, báo Libération giới thiệu cuốn sách mới ra mắt « Trong đầu Tổng thống Nga Putin » của Michel Eltchaninoff, thạc sĩ Triết học, chuyên gia về Dotstoievski (trợ lý Tổng biên tập tờ Philosophie Magazine của Pháp). Nhà điểm sách của Libération ghi nhận Tổng thống Nga không phải là một nhà ý thức hệ, nhưng ông Putin có một tư tưởng. Tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng mạnh của nhà triết học Nga Ivan Iline, một người có lập trường siêu bảo thủ, một người chống chủ nghĩa phát xít vì tính chất phản tôn giáo của nó, nhưng cũng là người bảo vệ cho bạo lực của Nhà nước, ủng hộ những lãnh đạo độc tài như Franco. Hàng loạt ý tưởng của Putin có thể được tìm thấy trong di sản của Ivan Iline, như « sứ mạng lịch sử của người Nga chống lại sự thù địch nghìn năm của Phương Tây », « vai trò của người cầm lái dân tộc trong một nền dân chủ », « tầm quan trọng của tư tưởng bảo thủ »…
« Các ý tưởng chắp vá của ông Putin đã trở thành hình mẫu đối với tất cả các lực lượng cựu hữu dân tộc chủ nghĩa và bài Châu Âu », nhà điểm sách lưu ý. Libération dẫn lời tác giả cuốn sách : « Phong trào bảo thủ mà điện Kremli khai mào và dẫn dắt đã không còn ranh giới nữa. Giống như Liên Xô trước đây không phải (hay không chỉ) là một quốc gia, mà (còn) là một tư tưởng. Nước Nga (của Putin) một lần nữa lại trở thành tên gọi của một quan điểm ».
Đối mặt với đe dọa Nga, đối thủ cũ hợp lại
Về Ukraina, Libération có phóng sự từ thành phố cảng Marioupol, phát hiện ra một thực tế mới : các đối thủ trên quảng trường Maidan cách nay một năm, giờ đang liên kết với nhau để bảo vệ thành phố cuối cùng của vùng Donbass, đang bị quân Nga bao vây. « Ở Marioupol, ‘‘giờ đây, chúng tôi ở cùng một phía’’ » là tựa bài.
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Marioupol tiếp tục bị vây hãm. Hiện tại thành phố 500.000 dân được bảo vệ bởi ba hàng rào phòng ngự, với 36.000 chiến sĩ, trong số đó có nhiều người từng đứng về phía cựu Tổng thống Yanukovytch. Nỗi lo của nhiều người dân thành phố không chỉ là các cuộc tấn công từ bên ngoài, mà sự nổi loạn bất ngờ từ bên trong, đặc biệt do công nhân luyện kim (như điều từng xảy ra hồi mùa hè), đang làm việc cho nhà tài phiệt Rinat Akhmetov, ông chủ thực sự của vùng Donbass.
Đặc phái viên Libération dẫn lời một số nhân viên ngành luyện kim cư dân Marioupol. Theo họ, tại xí nghiệp người ta đã tuyên truyền rất nhiều khiến công nhân lầm tưởng về vai trò to lớn của nước Nga, trong khi thực tế hàng luyện kim tại khu vực này xuất khẩu sang Nga chỉ chiếm 8%, và phần lớn công nhân – quá hoài niệm về thời Liên Xô – đã quên rằng chính Tổng thống Yanukovytch từng nhận được rất nhiều tín dụng từ Châu Âu để vận hành các nhà máy.
Trang nhất các báo Pháp
Thời sự quốc tế với sự đối đầu giữa Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel trong hồ sơ hạt nhân Iran là quan tâm chính của Le Monde, với hàng tựa trang nhất « Netanyahou thách thức Obama về Iran ». Cũng về Iran, nhưng tại Irak, Libération chạy tít lớn : « Iran đột phá tại Irak », cảnh báo nguy cơ bùng phát bạo lực giữa hai hệ phái Sunni và Shia, với sự tham gia của quân đội Iran trong hàng ngũ quân chính phủ Irak chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại nước này.
Thời sự trong nước cũng là mối quan tâm lớn của báo Le Figaro với hồ sơ « Bầu cử hàng tỉnh : đảng Xã hội lo sợ một thất bại lịch sử ». Tuy nhiên, hồ sơ tập đoàn điện hạt nhân Areva Pháp đang khủng hoảng trầm trọng mới là tiêu điểm của nhiều tờ báo. Les Echos chạy tựa « Hạt nhân Pháp : Những thách thức của hoạt động giải cứu ». Báo Công giáo La Croix có bài xã luận « Areva trong chặng đường khó khăn ». Về chủ đề này, l’Humanité có tựa lớn : « Areva đe dọa bị giải tán : Báo động ngành hạt nhân ». « Areva, sự kết thúc của một ảo ảnh » là chủ đề phụ trương kinh tế báo Le Monde.
RFI
REUTERS/Arnd WiegmannLe Monde có phóng sự điều tra đáng chú ý mang tựa đề « Tổ hợp tội ác », thuật lại nhiều thủ đoạn rửa tiền, buôn lậu ma túy của băng nhóm người gốc Việt, có tài khoản tại ngân hàng HSBC Thụy Sĩ. Qua đầu mối này, các nhà điều tra phát hiện ngân hàng HSBC làm trung gian rửa tiền buôn vũ khí, kim cương cho cả một đường dây tội ác quốc tế rộng lớn, đặc biệt trong đó có đường dây buôn vũ khí Israel có liên hệ với Al-Qaida, hay một cartel Mêhicô.
Một vụ bắt giữ đột xuất hồi 2004 tại một vùng ngoại ô Atlanta – nhờ thông tin nghe lén điện thoại - cho phép cảnh sát Mỹ bắt được hơn 400.000 đô la tiền bán ma túy tổng hợp tại các thành phố miền đông Hoa Kỳ, trong cốp xe của một người gốc Việt tên Jenny Nguyễn. Mười ngày sau vụ bắt giữ, cảnh sát mở chiến dịch bắt giữ khoảng 130 người, phanh phui được một mạng lưới buôn ma túy lớn tại 18 thành phố Hoa Kỳ.
Số tiền thu được trong xe hơi của Jenny Nguyễn đáng ra đã được chuyển về các tài khoản của HSBC ở Genève, Thụy Sĩ. Các tài khoản này thuộc về hai chủ nhân, một có tên Việt, Anh Ngoc Nguyen, trú tại Canada. Chính thông qua các quan hệ làm ăn này, mà cơ quan điều tra chống ma túy Mỹ (DEA) phát hiện ra mạng lưới mua kim cương từ bên ngoài để chuyển về bán tại Việt Nam. Cũng từ đó, cảnh sát lần ra mạng lưới rửa tiền quy mô khoảng 5 triệu đô la/tháng, theo FBI, mà đứng đầu là Thi Phuong Mai Le, một phụ nữ Việt Nam 38 tuổi, có biệt danh « Ong chúa ».
Nhờ lời khai của Anh Ngoc Nguyên, mà các nhà điều tra Mỹ đã phát hiện rằng, ngân hàng HSBC không chỉ chứa chấp các tài khoản của những kẻ buôn lậu ma túy, mà còn làm trung gian rửa tiền buôn vũ khí, kim cương cho cả một đường dây tội ác quốc tế rộng lớn, đặc biệt trong đó có đường dây buôn vũ khí Israel có liên hệ với Al-Qaida, hay một cartel Mêhicô.
Cuộc điều tra kéo dài đến 2011. Ngày 23/02/2011, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa tên của Shimon Yelinek – một trùm buôn lậu vũ khí Israel, nguyên cố vấn an ninh của một nhà độc tài Congo – vào đầu danh sách đối tượng trừng phạt quốc tế, do liên hệ với một tập đoàn mafia Mêhicô có ảnh hưởng bậc nhất. Hiện tại ngân hàng HSBC từ chối trả lời các câu hỏi của Le Monde. Còn luật sư của người bị cảnh sát Mỹ điều tra đã phủ nhận mọi liên hệ với Anh Ngoc Nguyen. Theo Le Monde, Shimon Yelinek có thể đang sống yên bình tại Israel với vợ và các con.
Luân Đôn : Nơi trú ẩn của tiền ăn cắp
Cũng liên quan đến nạn rửa tiền, phụ trương Le Monde có bài « Khi tiền bẩn được đầu tư vào nhà cửa sang trọng tại Luân Đôn », mô tả thực trạng thủ đô Anh Quốc đã trở thành « nơi trú ẩn của tiền ăn cắp từ khắp nơi trên thế giới ». Phóng viên Le Monde nêu con số (của Land Registry) hơn 40.000 biệt thự tại thủ đô nước Anh, với diện tích khoảng 6 km² được các công ty ma mua lại. Những khu nhà ở sở hữu của các công ty có nguồn gốc bất minh cũng phần lớn không người ở.
Viễn cảnh kinh tế Trung Quốc trước kỳ Quốc hội
« Tăng trưởng, ngân sách, đồng tiền : Trung Quốc đang chờ đợi những sức bật mới » là hồ sơ trang thế giới của báo kinh tế Les Echos, nhân việc Quốc hội Trung Quốc khai mạc hôm nay. Les Echos ghi nhận hơn bao giờ hết, giới quan sát về Trung Quốc theo dõi sát các động thái cải cách của Thủ tướng Trung Quốc được thể hiện qua kỳ họp Quốc hội lần này, trong bối cảnh tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc ở mức thấp nhất từ 25 năm nay. Đa số nhà quan sát dự báo Bắc Kinh sẽ chấp nhận hạ tỷ lệ tăng trưởng Nhiều người dự đoán Thủ tướng Trung Quốc phải có các tuyên bố khuyến khích các gia đình tăng cường tiêu thụ, mà một trong những biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ là cải cách nông nghiệp, với tiêu điểm là để cho người nông dân có quyền chuyển nhượng đất không qua Nhà nước.
Niềm tin tự tin Trung Quốc
Trả lời phỏng vấn của Les Echos về chủ đề Trung Quốc trong quan hệ khu vực, bà Alice Ekman, một chuyên gia về Trung Quốc (Viện quan hệ quốc tế Pháp Ifri), nhấn mạnh đến « sự tự tin không bờ bến » tại Trung Quốc hiện nay về « khả năng chuyển đổi sức hấp dẫn kinh tế của thành trọng lượng địa chính trị », ví dụ qua sáng kiến « con đường tơ lụa mới » tại vùng Trung Á. Nhà nghiên cứu Pháp nhắc lại thực tế, chính bà Hillary Clinton, nguyên Ngoại trưởng Mỹ, là người đầu tiên đã đưa ra sáng kiến này vào năm 2011 để giúp Afghanistan hội nhập khu vực. Bắc Kinh đã nhanh chóng chớp lấy ý tưởng nói trên và tự khẳng định như là người dẫn dắt sáng kiến. Với các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển khu vực, Trung Quốc muốn thoát khỏi « tình trạng tương đối bị cô lập tại vùng Châu Á- Thái Bình Dương ».
Hạm đội Trung Quốc qua góc nhìn tàu Charles-de-Gaule
Trên thực tế, sức mạnh của Trung Quốc đang vươn xa khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Le Figaro có bài phóng sự « Qua cặp ống nhòm của thuyền trưởng ». Tham gia chiến dịch không kích chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak, thuyền trưởng tàu sân bay Charles-de-Gaule của Pháp lần đầu tiên có dịp đối mặt trực tiếp với hạm đội 16 của hải quân Trung Quốc. Le Figaro nhắc lại, về số lượng hải quân Trung Quốc với 400 chiến hạm đang trên đà vươn lên thứ hai thế giới, vượt mặt nước Nga trong những năm tới. Thỏa thuận với tiểu quốc Djibouti bên bờ vịnh Aden cho phép Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân ngay tại cửa ngõ vào Địa Trung Hải. Le Figaro cũng đồng thời lưu ý sự trỗi dậy của hải quân Nga và Ấn Độ tại một khu vực mà Phương Tây « đang để trống ».
Chiến dịch tử hình của nhà cải cách Indonesia « Jokowi »
Vẫn liên quan đến Châu Á, nhiều báo Pháp dõi theo không khí căng thẳng xung quanh việc Tổng thống Indonesia khăng khăng thi hành án tử hình với các tội phạm ma túy, bất chấp áp lực và khẩn cầu. Libération có bài « Tại Indonesia, ‘‘Jokoko’’ thi hành kế hoạch hành quyết ». Tờ báo thiên tả bày tỏ sự thất vọng đối với vị Tổng thống mà nhiều người đã tin tưởng là « nhà cải cách ».
Libération lên án thái độ mâu thuẫn của Tổng thống Indonesia, một mặt kiên quyết thi hành án tử đối với các tội phạm người nước ngoài, vì cho rằng việc này thuộc « chủ quyền quốc gia », mặt khác lại kêu gọi khoan hồng đối với 229 công dân Indonesia bị tư pháp nhiều nước kết án tử hình. Tony Iommi, một nghệ sĩ guitare Úc nổi tiếng, cũng viết thư ngỏ gửi Tổng thống Widodo, người hâm mộ hard-rock, nhưng vô ích. Theo Libération, quyết định của ông Widodo xuất phát từ tình thế chính trị trong nước, trừng phạt tội phạm ma túy là biện pháp để chính trị này gia tăng ảnh hưởng. Trong khi mà, theo Cơ quan kiểm soát ma túy quốc tế, án tử hình « không có hiệu quả » trong việc ngăn chặn ma túy.
Cái chết của nhà đối lập Nemtsov đặt ra câu hỏi lớn
Thời sự nước Nga với đám tang của nhà đối lập Nemtsov tiếp tục được báo Pháp theo sát. Le Monde có bài đáng chú ý « Nước Nga theo quan điểm tự do chôn cất Nemtsov và những hy vọng của mình » (La Russie libérale enterre Nemtsov et ses espoirs). Nhớ về Nemtsov, Le Monde dựng lại số phận của những nhà cải cách Nga theo quan điểm tự do, mà rất nhiều người trong số họ bị quy là « gián điệp nước ngoài ». Cũng có nhiều nhà đối lập cũ chọn đứng về phía Putin. Tuy nhiên, cái chết của Nemtsov đã khiến một số người trong họ giật mình thức tỉnh, như Alexei Koudrine – cựu Bộ trưởng Tài chính của Putin, hay Mikhail Kassianov – Thủ tướng của Putin nhiệm kỳ Tổng thống 2000-2004…
Một cuộc thăm dò dư luận vài ngày trước vụ ám sát cho thấy 58% người Nga cho rằng nước Nga cần có đối lập, nhưng chỉ có 15% « có thiện cảm » hay « ít nhiều thiện cảm » với đối với bốn nhà đối lập tiêu biểu hiện nay, trong đó có người vừa bị ám sát và cựu Thủ tướng Kassianov. Về điều này, nhà chính trị học Alexei Malachenko – trung tâm nhân quyền Carnergie nhấn mạnh hiện tượng nhiều nhà đối lập cũng bị quy là gián điệp, giống như những người theo Trotski tại Liên Xô trong những năm 1930, ông nhận xét : « Đó là một bi kịch, nhưng điều này gắn liền với nền văn hóa chính trị của nước Nga. Chúng tôi tin rằng một thế hệ lãnh đạo chính trị mới đang đến, nhưng trên thực tế, chỉ có từ 20 đến 25% dân chúng đã Âu hóa, còn đa số không thay đổi. Chúng tôi đang sống trong một pháo đài, xung quanh toàn là kẻ thù ».
Kể từ sau vụ ám sát, nhiều tiếng nói cất lên kêu gọi những nhà hoạt động theo quan điểm tự do liên kết lại trong hàng ngũ đối lập. Tại sao không thể lập ra một đối lập theo quan điểm tự do ? Đó là nỗi ám ảnh lớn chưa có câu trả lời. Le Monde kết luận.
Sách mới : « Trong đầu Tổng thống Putin »
Vẫn liên quan đến nước Nga, báo Libération giới thiệu cuốn sách mới ra mắt « Trong đầu Tổng thống Nga Putin » của Michel Eltchaninoff, thạc sĩ Triết học, chuyên gia về Dotstoievski (trợ lý Tổng biên tập tờ Philosophie Magazine của Pháp). Nhà điểm sách của Libération ghi nhận Tổng thống Nga không phải là một nhà ý thức hệ, nhưng ông Putin có một tư tưởng. Tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng mạnh của nhà triết học Nga Ivan Iline, một người có lập trường siêu bảo thủ, một người chống chủ nghĩa phát xít vì tính chất phản tôn giáo của nó, nhưng cũng là người bảo vệ cho bạo lực của Nhà nước, ủng hộ những lãnh đạo độc tài như Franco. Hàng loạt ý tưởng của Putin có thể được tìm thấy trong di sản của Ivan Iline, như « sứ mạng lịch sử của người Nga chống lại sự thù địch nghìn năm của Phương Tây », « vai trò của người cầm lái dân tộc trong một nền dân chủ », « tầm quan trọng của tư tưởng bảo thủ »…
« Các ý tưởng chắp vá của ông Putin đã trở thành hình mẫu đối với tất cả các lực lượng cựu hữu dân tộc chủ nghĩa và bài Châu Âu », nhà điểm sách lưu ý. Libération dẫn lời tác giả cuốn sách : « Phong trào bảo thủ mà điện Kremli khai mào và dẫn dắt đã không còn ranh giới nữa. Giống như Liên Xô trước đây không phải (hay không chỉ) là một quốc gia, mà (còn) là một tư tưởng. Nước Nga (của Putin) một lần nữa lại trở thành tên gọi của một quan điểm ».
Đối mặt với đe dọa Nga, đối thủ cũ hợp lại
Về Ukraina, Libération có phóng sự từ thành phố cảng Marioupol, phát hiện ra một thực tế mới : các đối thủ trên quảng trường Maidan cách nay một năm, giờ đang liên kết với nhau để bảo vệ thành phố cuối cùng của vùng Donbass, đang bị quân Nga bao vây. « Ở Marioupol, ‘‘giờ đây, chúng tôi ở cùng một phía’’ » là tựa bài.
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Marioupol tiếp tục bị vây hãm. Hiện tại thành phố 500.000 dân được bảo vệ bởi ba hàng rào phòng ngự, với 36.000 chiến sĩ, trong số đó có nhiều người từng đứng về phía cựu Tổng thống Yanukovytch. Nỗi lo của nhiều người dân thành phố không chỉ là các cuộc tấn công từ bên ngoài, mà sự nổi loạn bất ngờ từ bên trong, đặc biệt do công nhân luyện kim (như điều từng xảy ra hồi mùa hè), đang làm việc cho nhà tài phiệt Rinat Akhmetov, ông chủ thực sự của vùng Donbass.
Đặc phái viên Libération dẫn lời một số nhân viên ngành luyện kim cư dân Marioupol. Theo họ, tại xí nghiệp người ta đã tuyên truyền rất nhiều khiến công nhân lầm tưởng về vai trò to lớn của nước Nga, trong khi thực tế hàng luyện kim tại khu vực này xuất khẩu sang Nga chỉ chiếm 8%, và phần lớn công nhân – quá hoài niệm về thời Liên Xô – đã quên rằng chính Tổng thống Yanukovytch từng nhận được rất nhiều tín dụng từ Châu Âu để vận hành các nhà máy.
Trang nhất các báo Pháp
Thời sự quốc tế với sự đối đầu giữa Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel trong hồ sơ hạt nhân Iran là quan tâm chính của Le Monde, với hàng tựa trang nhất « Netanyahou thách thức Obama về Iran ». Cũng về Iran, nhưng tại Irak, Libération chạy tít lớn : « Iran đột phá tại Irak », cảnh báo nguy cơ bùng phát bạo lực giữa hai hệ phái Sunni và Shia, với sự tham gia của quân đội Iran trong hàng ngũ quân chính phủ Irak chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại nước này.
Thời sự trong nước cũng là mối quan tâm lớn của báo Le Figaro với hồ sơ « Bầu cử hàng tỉnh : đảng Xã hội lo sợ một thất bại lịch sử ». Tuy nhiên, hồ sơ tập đoàn điện hạt nhân Areva Pháp đang khủng hoảng trầm trọng mới là tiêu điểm của nhiều tờ báo. Les Echos chạy tựa « Hạt nhân Pháp : Những thách thức của hoạt động giải cứu ». Báo Công giáo La Croix có bài xã luận « Areva trong chặng đường khó khăn ». Về chủ đề này, l’Humanité có tựa lớn : « Areva đe dọa bị giải tán : Báo động ngành hạt nhân ». « Areva, sự kết thúc của một ảo ảnh » là chủ đề phụ trương kinh tế báo Le Monde.
RFI