sophienguyen
03-02-2015, 02:56 AM
Biến cố Tết Mậu Thân và việc kết thúc chiến tranh Việt Nam
Tác Giả: Lê Quế Lâm
MTGPMN muốn liên hiệp với VNCH, không có sự can thiệp từ bên ngoài?
Từ 30/41975 đến nay, các lãnh tụ đảng Cộng Sản Việt Nam đều cho rằng cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 là “một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng”. Năm 1985, họ tổ chức rầm rộ kỷ niệm “10 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, tái thống nhất đất nước”, họ mời hàng trăm ký giả ngoại quốc đến dự lễ này. Một nhà bình luận truyền hình Mỹ đã hỏi Thủ tướng Phạm văn Đồng: “Cuộc tiến công Tết Mậu Thân là một chiến thắng hay một bế tắc? Hiệu quả của cuộc ném bom Hà Nội vào dịp Noel 1972 như thế nào? Một vài người nói rằng nó đã thuyết phục các Ngài nối lại các cuộc thương lượng hòa bình? Lúc đó Ngài có thỏa mãn các điều khoản của hiệp định Paris không?” Ông Đồng trả lời: “Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân là một chiến thắng to lớn buộc Hoa Kỳ phải xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán và bắt đầu rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Bốn năm sau, Hoa kỳ lại thất bại trong chiến dịch oanh tạc Hà Nội trong mùa Giáng sinh 1972, phải tiếp tục đàm phán đi đến ký kết hiệp định Paris ngày 27/1/1973. Ông Đồng thừa nhận “Hiệp định Paris là một thắng lợi quan trọng cho Việt Nam với những điều kiện thỏa đáng như: điều 1 bảo đảm những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, điều 5 qui định việc rút hết quân đội viễn chinh Mỹ khỏi Nam Việt Nam và điều 21 ghi rõ Hoa Kỳ sẽ góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh và tái thiết Việt Nam thời hậu chiến”.(1)
Sau đó, Hà Nội cho xuất bản quyển Vì sao Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhằm hai mục đích: “một là giúp độc giả trong và ngoài nước hiểu sâu hơn, không chỉ những vấn đề của hôm qua mà còn cả những vấn đề đang đặt ra cho ngày hôm nay”. Hai là giúp “nhân dân Việt Nam sẽ củng cố thêm lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, hun đúc thêm quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. (2)
Đầu năm nay, nhà nước cộng sản Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 40 biến cố Tết Mậu Thân với bài diễn văn “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 – Một bài học quan trọng có ý nghĩa mãi mãi đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngày nay” của ông Lê Thanh Hải -Ủy viên Bộ Chánh trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Thực trạng đất nước ngày nay khác xa năm 1985. Việt Nam đã bình thường hóa bang giao với Hoa Kỳ từ hơn một thập niên qua và trong những tháng đầu năm 2008 xảy ra vài sự kiện đáng chú ý: HK với số vốn đăng ký đầu tư 1300 triệu mỹ kim, đứng đầu danh sách 82 nước đầu tư trực tiếp vào VN trong hai tháng Giêng và Hai 2008. Sang đầu tháng Ba, Christopher Hill -Phụ tá Ngoại trưởng HK đặc trách Đông Á & Thái Bình Dương đến Hà Nội thảo luận các chi tiết về mối quan hệ song phương Việt Mỹ cùng một số vấn đề trong khu vực, chuẩn bị cho chuyến thăm chánh thức HK của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bối cảnh lịch sử đã thay đổi, song hình như với giới lãnh đạo CSVN vẫn trước sau như một, khăng khăng với lập luận cũ trong khi nhiều bí ẩn lớn của cuộc chiến đã được phơi bày. Vì thế, chúng tôi thấy vẫn không là thừa khi nhìn lại cuộc chiến, những diễn tiến đưa đến biến cố Tết Mậu Thân 1968 -bước mở đường giúp các phe lâm chiến kết thúc chiến tranh VN. Hoài bão của chúng tôi cũng vì mục đích giúp độc giả trong nước và hải ngoại hiểu rõ hơn về những vấn đề của quá khứ để định hướng tương lai, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam như mong muốn của ông Lê Thanh Hải.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2e/Vietnam_peace_agreement_signing.jpg
Hiệp Định Paris, thành quả của chiến dịch Tết 1968
Dẫn đến cuộc chiến
Sau Thế chiến II, xảy ra cuộc xung đột giữa Thế giới Tự do và Quốc tế Cộng sản, đã dẫn đến hai cuộc chiến đẫm máu tại Triều Tiên và Việt Nam. Để chấm dứt chiến tranh, các cường quốc triệu tập hội nghị Genève 1954 và quyết định chia đôi ảnh hưởng hai nước nêu trên, hầu duy trì một nền hòa bình lâu dài cho khu vực xung yếu này. Tại Triều Tiên, HK lãnh đạo liên quân Liên Hiệp Quốc bẻ gãy mưu đồ của MaoTrạch Đông muốn nhuộm đỏ toàn bộ bán đảo Cao Ly, đưa đất nước này trở lại nguyên trạng chia cắt tại vĩ tuyến 38 như các nước đồng minh qui định hồi năm 1945. Còn Việt Nam tạm thời chia đôi ở vĩ tuyến 17. Một cuộc tổng tuyển cử dự trù diễn ra vào năm 1956 để thống nhất VN “với những điều kiện cần thiết bảo đảm cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý muốn của mình”…Nhưng vì các biến động trong nước (cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở miền Bắc và việc ổn định tình hình miền Nam của thủ tướng Ngô Đình Diệm) cùng thái độ hòa hoãn của các cường quốc, nên từ tháng 4/1956 hai đồng chủ tịch hội nghị Genève 1954 là Liên Xô và Anh Quốc đều nhận định: “cuộc tổng tuyển cử thực sự không quan trọng bằng việc duy trì hòa bình”.
Trong tình thế đó, giới lãnh đạo CS miền Bắc liền phát động cuộc chiến giải phóng miền Nam. Đại hội III của CSVN đề ra hai nhiệm vụ chiến lược: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam để thống nhất nước nhà. Hai nhiệm vụ trên theo Hà Nội là “để thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa thế giới” (3). Để thực hiện chủ trương này Bắc Việt thành lập MTGPMN. Mặt trận đưa ra chương trình hành động 10 điểm mà nội dung chính là đánh đổ chánh quyền NĐD mà họ gọi là “chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ”.
Đây là mối quan tâm lớn của HK khi Kennedy lên nắm chính quyền. Ông ta tiên liệu những khó khăn và phức tạp của cuộc chiến này. Đó là cuộc chiến xâm lược của CS xuất phát từ miền Bắc được che dấu dưới hình thức chiến tranh giải phóng, khởi đầu bằng các cuộc nổi dậy của dân chúng miền Nam chống lại chánh quyền VNCH. Năm 1954 tại hội nghị Genève, HK tuyên bố sẽ quan tâm đặc biệt đến bất cứ hành thức xâm lược mới nào vi phạm đến thỏa hiệp Genève và coi đó như là những hành động đe doạ hòa bình và an ninh thế giới (4)
Biện pháp ngăn chận xâm lược và tái lập hòa bình ở VN, theo quan điểm của chính quyền Kennedy là biện pháp đã được áp dụng ở Triều Tiên”, nghĩa là quân đội HK phải trực tiếp can thiệp. Phó tổng thống Johnson nói rằng: “Những kẻ lãnh đạo ở bắc Triều Tiên đã chứng tỏ chúng sẳn sàng dùng sức mạnh để đạt được những gì chúng muốn. Chúng ta đã bị đánh bại chúng hồi đầu thập niên 1950, nhưng chúng vẫn còn nguy hiểm. Hồ Chí Minh là một thứ lãnh đạo khác muốn dùng sức mạnh thực hiện ước mơ kiểm soát toàn thể Việt Miên Lào. Bắc Kinh đã giúp Bắc Triều Tiên và hiện đang giúp Bắc Việt”. (5) Nhưng HK không thể đưa quân vào miền Nam VN theo kiểu Triều Tiên vì CSBV chưa công khai xâm lược, họ chỉ lén lút xâm nhập người và vũ khí vào MN, vả lại TT Diệm cũng không muốn đất nước ông trở thành sân khấu trình diễn sức mạnh của HK.
Từ đầu năm 1964, TT Johnson nhờ Blair Seaborn -đại sứ Gia nã Đại trong Ủy hội Quốc tế Kiểm soát đình chiến Đông Dương chuyển đến TT Phạm Văn Đồng nhiều thông điệp kêu gọi Hà Nội đình chỉ cuộc chiến ờ MNVN. Johnson xác nhận HK không có ý định lật đổ chánh quyền miền Bắc, không muốn duy trì các căn cứ quân sự tại miền Nam VN. HK chỉ yêu cầu Bắc Việt giữ đúng những cam kết mà họ đã ký với Pháp năm 1954 ở Genève và thỏa ước 1962 về Lào: không đưa quân ra khỏi lãnh thổ miền Bắc và đình chỉ gởi chiến cụ vào miền Nam. HK hứa sẽ rút quân, đặt quan hệ ngoại giao và viện trợ giúp chính phủ Hà Nội phát triển kinh tế, đồng thời HK sẽ thuyết phục chính phủ Sàigòn đàm phán trao đổi thương mại với miền Bắc…Nếu không thì Bắc Việt sẽ gánh lấy mọi hậu quả của hành động gây chiến. (6) Để trả lời, Hà Nội đưa ra những đòi hỏi của họ là: HK phải rút toàn bộ lực lượng ra khỏi MN, một chế độ trung lập sẽ được thiết lập tại đây như cương lĩnh của MTGPMN và Mặt trận này sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong việc quyết định tương lai MNVN.
Đầu tháng 11/1964, đặc công cộng sản tấn công phi trường Biên Hòa phá hủy 8 oanh tạc cơ B57, sát hại 5 cố vẫn Mỹ. Dù có quyết nghị của Quốc hội cho phép “tổng thống Mỹ được thực hiện những biện pháp cần thiết để đẩy lùi mọi cuộc tấn công vũ trang vào Quân lực Mỹ và để ngăn chận các cuộc tấn công khác”, song TT Johnson vẫn kềm chế những hành động quân sự trực tiếp chống Bắc Việt. Ông chủ trương “hạn chế sự tham chiến của Mỹ ở Việt Nam” khi tranh cử với ứng cử viên diều hâu Barry Goldwater. Cuối tháng 12/1965, cộng quân bắt đầu tập trung lực lượng cấp trung đoàn mở các chiến dịch lớn. Tại Bình Giả (Phước Tuy) một bộ phận thuộc Sư đoàn Công trường 9 Việt Cộng tấn công vào một căn cứ của quân chánh phủ, liên tiếp xa luân chiến với 7,8 tiểu đoàn tổng trừ bị thiện chiến của VNCH được thiết giáp và phi pháo yểm trợ. Đến thời điểm này, như nhận xét của một ký giả Mỹ “thì chỉ còn một khả năng có thể ngăn chận sự sụp đổ của chế độ Sàigòn…đó là sự can thiệp của các lực lượng quân sự HK. Một cuộc chiến tranh lớn trên bộ và trên không của Mỹ ở VN không thể nào tránh được” (7)
Sáng sớm mùng 7/2/1965, Cộng quân mở cuộc pháo kích dữ dội vào căn cứ trực thăng và trái lính Mỹ gần phi trương Pleiku làm 8 binh sĩ chết và 108 bị thương. Lúc bấy giờ TT Liên Xô Kosygin viếng thăm Hà Nội, còn McGeorge Bundy -Cố vấn An ninh quốc gia của TT Johnson đang có mặt tại Sàigòn. Bundy yêu cầu Johnson có những biện pháp trả đũa tức khắc, ông coi đây là lý do để mở đầu chiến dịch dội bom Bắc Việt. Johnson ra lịnh mở các trận oanh kích vào các trại huấn luyện Cộng quân ở Đồng Hới và Vĩnh Linh. Ba ngày sau, đặc công đặt chất nổ phá hoại cư xá Mỹ ở Qui nhơn làm 23 binh sĩ tử thương, các cuộc không tập Miền Bắc lại tái diễn.
Ngày 27/2/1965, Bộ Ngoại giao HK công bố Bạch thư tố cáo chính quyền cộng sản ở MB đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược MN. BV đã vi phạm thỏa hiệp Genève 1954 và 1962 mà họ đã ký kết. Nó còn phá vỡ hòa bình ở ĐNA và đe dọa nặng nề nền tự do và an ninh của MNVN. Nhân dân MNVN quyết tâm chống lại sự de dọa này và do yêu cầu của họ, HK sẽ đứng bên cạnh nhân dân MN trong cuộc chiến đấu bảo vệ sự sống còn của họ. HK khẳng định là Mỹ không mưu tìm lãnh thổ, thiết lập căn cứ quân sự hoặc giành địa vị ưu thế ở VN…Nhưng HK chấp nhận đương đầu với mọi hình thức xâm lược. Một khi hòa bình đã được tái lập, HK cam kết sẽ giảm ngay mọi sự can thiệp quân sự ở MNVN…Nhưng HK không bỏ rơi bạn bè trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do. (8)
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/83/Vietcong.jpg/1024px-Vietcong.jpg
Xác quân Giải phóng trong Trận Mậu Thân
Ngày 7/4/1965, đúng một tháng sau khi HK đưa hai tiểu đoàn TQLC đổ bộ lên Đà Nẳng, TT Johnson tuyên bố tại Đại học Johns Hopkins: sẳn sàng thương lượng không điều kiện với các phe liên hệ dựa trên những hiệp ước cũ hoặc bổ túc bằng những hiệp ước mới. Mục tiêu của HK là nền độc lập của miền Nam VN được bảo đảm để họ có thể quyết định mối liên hệ riêng của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Hôm sau, Hà Nội trả lời bằng “đề nghị 4 điểm”: -Yêu cầu Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, -Đình chỉ chiến tranh với miền Bắc, -Công việc miền Nam do nhân dân miền Nam Việt Nam giải quyết theo cương lĩnh của Mặt trận Giải phóng miền Nam (điểm 3), Việc thống nhất Việt Nam sẽ do nhân dân hai miền tự quyết định không có sự can thiệp từ bên ngoài. Ông PVĐ còn khẳng định: “Mọi giải pháp trái với lập trường trên đây đều không thích hợp. Giải pháp muốn dùng Liên Hiệp Quốc đề can thiệp vào tình hình Việt Nam cũng đều không thích hợp (9)
Hoa Kỳ chấp nhận điểm ba điểm, chỉ còn điểm 3 họ yêu cầu được thảo luận thêm tại bàn đàm phán…Nhưng Hà Nội bác bỏ, từ đó HK dùng hai gọng kèm, dội bom miền Bắc và tăng quân vào miền Nam để áp lực Bắc Việt ngồi vào bàn hội nghị. Để thuyết phục, Johnson leo thang chiến tranh từng bước tùy theo mức độ tấn công của đối phương, một chiến thuật có trù liệu những thời gian tạm ngưng dội bom, tạo cơ hội cho BV chấp nhận thương thuyết. Thái độ mềm dẻo của Johnson khiến Hà Nội vững tin là HK không có quyết tâm đánh sụm đầu não điểu khiển nỗ lực chiến tranh. BV chỉ có thắng hoặc cùng lắm là hòa, nên cứng rắn không lùi bước trước áp lực của HK. Tướng John P. Connell –tham mưu trưởng Không quân HK trong diễn văn đọc tại Câu lạc bộ Kinh tế ở Detroit ngày 7/12/1965 đã nói rằng: “Hoa Kỳ có khả năng tiêu diệt Bắc Việt và buộc Bắc Việt phải đầu hàng thực sự trong vòng một đêm…Nhưng tổng thống Johnson đã nhấn mạnh rằng quốc sách của chúng ta là giữ cho cuộc chiến tranh này ở mức độ thấp nhất có thể được vì những lý do nhân đạo cũng như chính trị”. Ông đưa ra mục tiêu trong việc oanh tạc Bắc Việt là làm cho Bắc Việt nản lòng trong việc xâm lược miền Nam vì phải trả một giá đắt, cuối cùng phải chấp nhận thương thuyết không điều kiện” (10)
Quyết định dội bom BV đã không làm nhụt chí chiến đấu mà còn khiến Hà Nội gia tăng các hoạt động xâm nhập vào Nam. Mỹ phải ồ ạt tăng quân đến VN, trong khi chính phủ không hề đặt ra mục tiêu chiến thắng để kết thúc chiến tranh và rút quân về nước. Từ đó báo chí Mỹ bắt đầu ngờ vực về mục tiêu tham chiến của Mỹ, nghi ngờ về sự thành công của các chiến thuật quân sự ở VN. Họ lên tiếng phản đối sự can thiệp, khơi mào cho sự rút quân Mỹ khỏi VN. Từ đó, phong trào phản chiến ngày càng phát triển.
Từ cuối năm 1966, HK gia tăng các cuộc không tập liên tục và dữ dội nhằm vào các mục tiêu quân sự ở ngay khu vực ngoại thành Hà Nội. BV chấp nhận đàm phán với Mỹ. Ngày 21/1/1967, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành nghị quyết 13 mở ra giai đoạn đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự và chính trị. Đầu tháng 2/1967 khi đến thăm Anh quốc, thủ tướng LX Kosygin lên tiếng yêu cầu HK chấm dứt không điều kiện việc oanh tạc miền Bắc để khởi đầu các cuộc thương lượng hòa bình. Do đó ngày 8/2/1967, TT Johnson chính thức gởi đến Chủ tịch Hồ chí Minh lời đề nghị: HK sẽ ngưng ném bom MB và ngưng tăng cường quân lực Mỹ ở MN, nếu BV cũng đình chỉ gởi người và vũ khí vào MN. Sau đó Mỹ và Bắc Việt sẽ tiến hành những cuộc mật đàm để giải quyết vấn đề MNVN. Trong thư trả lời, Chủ tịch HCM lập lại đề nghị 4 điểm của Hà Nội, cho đó là cơ sở để giải quyết vấn đề MNVN. Ông cho biết nước VNDCCH “không thể thương lượng dưới sự đe dọa của bom đạn Mỹ. HK phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chống lại nước VNDCCH, khi đó hai bên mới có thể đàm phán và thảo luận những vấn đề mà hai bên quan tâm”.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/64/Hu%E1%BA%BF_in_ruins_after_Tet_Offensive.jpg
Một góc thành phố Huế bị tàn phá trơ trụi. Ảnh chụp từ máy bay Mỹ
Giữa tháng 6/1967, Kosygin đến Mỹ tham dự Đại hội đồng LHQ, trong cuộc họp kín với TT Johnson ngày 23/6, ông cho biết vừa nhận một điện văn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi từ Hà Nội với nội dung: HK chấm dứt ném bom, họ sẽ đến bàn hội nghị ngay. Từ đó có nhiều nổ lực quốc tế giúp HK và Hà Nội đến bàn hội nghị, đáng kể nhất là trung gian của Pháp từ tháng 6/1967. Ông Raymond Aubrac (một người CS từng quen biết HCM hồi năm 1946) và Hervert Marcovich -cả hai là khoa học gia Pháp, nhiều lần đi Hà Nội gặp HCM và TT Phạm Văn Đồng để giúp BV và HK trao đổi những đề nghị. Phía Hà Nội do đại sứ Mai Văn Bộ phụ trách, còn phía HK là Henry Kissinger. Hà Nội đòi HK ngưng ném bom MB vô điều kiện. HK đồng ý nhưng với điều kiện Hà Nội phải ngồi vào bàn hội nghị để giải quyết vấn đề miền Nam. Hà Nội đòi HK phải rút khỏi MN và thừa nhận MTGPMN. Cuối cùng BV nhấn mạnh: “chỉ sau khi HK chấm dứt không điều kiện việc ném bom và bất cứ các hoạt động gây hấn nào khác chống VNDCCH thì họ mới có thể nói chuyện”. Ngày 6/10/1967, Wallner -đại diện HK ở Paris nhờ Marcovich trao cho đại diện Hà Nội ở Paris một dự thảo thông điệp xác nhận: Mỹ chấm dứt mọi hình thức đánh phá nước VNDCCH mà không nói đến điều kiện, Hà Nội có thể nhanh chóng tiến hành thảo luận với HK. Wallner nói thêm nếu đại diện Hà Nội đồng ý, Kissinger sẽ sang Paris trao tận tay cho BV thông điệp với nội dung trên. Hà Nội không trả lời, việc trung gian giữa ông Marcovich và Aubrac với HK và Hà Nội xem như chấm dứt (11)
Vào thời điểm này, đầu tháng 10/1967, HK gởi những đơn vị TQLC tinh nhuệ đến trấn đóng Khe Sanh, thiết lập một hệ thống cứ điểm chiến lược kiên cố với quân số lên đến 6 ngàn. Với căn cứ Khe Sanh, HK tin rằng họ có thể kiểm soát và phá vỡ các mạng lưới tiếp vận vũ khí và các hành lang xâm nhập quân BV trên đường mòn HCM. Nhưng sau đó, không thám và các máy điện tử khám phá BV đã bố trí nhiều trận địa pháo và hỏa tiễn ở những đồi núi bao quanh căn cứ, trong khi nhiều sư đoàn chủ lực đang dồn về mục tiêu này. Đêm 20/1/1968 Cộng quân bắt đầu khai hỏa với hàng ngàn hỏa tiễn, tiếp theo là các trận mưa pháo vào căn cứ. Tướng Westmoreland khẩn cấp gởi 1500 quân tăng cường lực lượng phòng thủ. Quân Mỹ đổ bộ xuống Khe Sanh dưới làn mưa đạn. Lúc bấy giờ cứ điểm này đang bị bao vây bởi khoảng 19 ngàn quân BV và có khả năng bị tràn ngập với chiến thuật biển người bất cứ lúc nào. Cục diện này tương tự trận Điện biên Phủ hồi đầu tháng 5/1954, khiến nhiều người lo ngại Khe Sanh có thể là chiến trường sẽ kết thúc chiến tranh VN…Nhưng tình hình lại diễn ra theo hướng khác với cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân: Cộng quân đồng loạt mở cuộc tấn công vào Sàigòn và hầu hết các tỉnh lỵ ở miền Nam.
Tại HK, hình ảnh Toà Đại sứ HK được in trên trang nhất các báo với tựa lớn “Sứ quán đã bị cộng sản chiếm” kèm với lời báo động về con số tổn thất của quân lực Mỹ ở VN trong tháng Giêng và Hai 1968 càng làm cho giới phản chiến ở Mỹ tin rằng HK không thể thắng ở VN. Bình luận gia truyền hinh Walker Cronkrite được xem có ảnh hưởng nhất đối với khan giả Mỹ nhận định: “Chiến tranh Việt Nam đang ở trong tình trạng tuyệt vọng và chỉ có sự thương thuyết mới đưa nước Mỹ ra khỏi bế tắc”. Ông ta nói thêm: “Càng ngày tôi càng thấy rõ con đường hợp lý duy nhất để thoát ra được là sự thương thuyết, không phải như là kẻ kẻ chiến thắng mà như một con người lương thiện” (12)
Tháng Năm 1968, cuộc hòa đàm Mỹ và Hà Nội khai diễn ở Paris giữa Harriman và Xuân Thủy. Trước đó, TT Johnson tuyên bố không tái ứng cử nhiệm kỳ hai. Ông đã hoàn thành nhiệm vụ và dành cho BV vinh dự đến bàn đàm phán: không phải dưới sự đe dọa của bom đạn Mỹ mà là chiến thắng Mỹ qua biến cố Tết Mậu Thân. Ba tháng trước khi rời Bạch Cung, Johnson quyết định ngưng hoàn toàn việc ném bom miền Bắc, mời hai chánh phủ ở miền Nam tham dự đàm phán với HK và BV để hai bên miền Nam tự quyết định công việc nội bộ của họ.
Bí ẩn biến cố Tết Mậu Thân
Lúc bấy giờ, có nhiều nguồn tin nói rằng HK và Hà Nội đã thỏa thuận “án binh bất động” để Lực lượng vũ trang GPMN dốc toàn lực vào cuộc Tổng công kích -Tổng khởi nghĩa khắp các thị trấn, đô thị miền Nam. Nếu quả thật MTGPMN có ưu thế, được sự ủng hộ của dân chúng như họ thường rêu rao “kiểm soát 3/4 dân số và 4/5 đất đai” thì HK sẳn sàng rút quân để MTGP quản lý công việc MN theo cương lĩnh của họ. Nếu không thắng, MTGP sẽ cùng chính quyền Sàigòn đàm phán, giải quyết chiến tranh bằng con đường hòa bình. Như vậy, có thể nói chiến trường Khe Sanh là kế “giương Đông kích Tây” để đánh lạc hướng âm mưu trên. Lúc đó, ai cũng thấy CSBV và HK đều dồn nổ lực vào Khe Sanh, nơi sẽ quyết định cuộc chiến. Mặc nhiên, họ để Quân Giải phóng Miền Nam đọ sức với QLVNCH trong dịp Tết, thời điểm mà người lính Cộng Hòa lơ là trong phòng thủ vì đã có lịnh hưu chiến để ăn Tết cổ truyền.
Hai mươi năm sau, vào năm 1988, Trần Bạch Đằng -cựu bí thư Thành ủy Sàigòn- Gia định, người đã chỉ huy cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân ở chiến trường trọng điểm Sàigòn đã dành cho ký giả Úc Clayton Jones một cuộc phỏng vấn về biến cố này. Ông nói: “Chúng tôi bị dồn vào thế phải tổng công kích, dù chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm nhiều giải pháp chính trị khác. Tôi đã thông báo điều này với chính Đại sứ Bunker vào năm 1967 khi chiến tranh sẽ là một điều tất yếu”. Đằng cho biết từ năm 1966 đến 1969, Việt Cộng đã tiếp xúc nhiều lần với Mỹ để trao đổi tù binh. Chính Bunker đã can thiệp để trả tự do cho vợ của Đằng là bà Nguyễn Thị Chơn, sau này là phụ tá đắc lực của bà Nguyễn Thị Bình tại bàn đàm phán Paris. Trong cuộc phỏng vấn trên, TBĐ còn tiết lộ, mỗi lần muốn gặp Đs Bunker, ông nhắn mật hiệu trên báo “Sao và Sọc” của quân đội Mỹ ở VN, sau đó tòa đại sứ cho xe đến đón trước Tòa Đô chánh Sàigòn. (13)
Ngoài ra, vợ Trần Bửu Kiếm -bà Dược sĩ Phạm thị Yên- cũng được Mỹ phóng thích năm 1967 “để thực hiện một âm mưu chính trị mới”. Ông TBK là trưởng phái đoàn đầu tiên của MTGPMN tại hòa đàm Paris. Bà Yên là trưởng ban trí vận thành phố Sàigòn bị bắt khoảng năm 1961, bị giam ở Côn Đảo. Năm 1967, Mỹ đưa bà về Sàigòn, vào bệnh viện tư của bác sĩ Nguyễn Duy Tài, cho gia đình đến thăm nom. Vài tuần sau Mỹ chở bà lên biên giới Tây Ninh, đưa ít tiền ria và bảo: Bà đi thẳng thì lên Pnôm Pênh, có sứ quán của Việt Cộng ở đó. Bà rẽ tay mặt, thì vào chiến khu Việt Cộng. Tùy bà lựa chọn. Bà quyết định lên Pnôm Pênh. Năm 1968 bà trở về miền Nam và qua đời sau cơn sốt ác tính năm 1971.(14)
Tiết lộ của Trần Bạch Đằng về việc ông tiếp xúc với Đại sứ HK Bunker trước khi xảy ra biến cố Tết Mậu Thân đã giải toả một bí ẩn lớn mà từ trước nay những ngưòi nghiên cứu chiến tranh VN luôn thắc mắc. Họ tin rằng đã có một thỏa thuận ngầm nào đó giữa HK và CSVN về biến cố này…Nhưng chưa có tài liệu chứng minh, phải dành cho nó hai chữ “tồn nghi”. Người ta còn có lý do để nghi ngờ, vì Kissinger chỉ cho phép công bố một số tài liệu bí mật của ông sau khi ông chết 5 năm.
Việc Hoa Kỳ án binh bất động trong những ngày đầu của trận tổng công kích, có phải họ đã “tương kế tựu kế” để thực hiện kế “điệu hổ ly sơn” (dụ cọp rời núi)? để làm phá sản chiến lược của Mao: lấy nông thôn bao vây thành thị, rồi mở cuộc tổng tấn công hô hào nhân dân tổng nổi dậy chiếm lĩnh thành phố và các tỉnh quận lỵ Miền Nam giành toàn bộ chánh quyền. Ước tính đó sai lầm: “Việt Cộng đã chịu một thất bại quân sự nặng nề. Hàng chục ngàn cán binh cuồng tín nhất, có kinh nghiệm nhất từ vùng rừng núi nhẩy vào vùng đồng bằng và thôn quê gánh chịu những trận mưa bom chết người. Việt Cộng mất cả một thế hệ chiến binh và nhân dân thành phố cũng không chịu nổi dậy theo chúng”. (15) Nhờ đó, Hà Nội mới chấp nhận đàm phán theo đề nghị của HK.
Ai thắng, ai bại trong biến cố Tết Mậu Thân?
Sau này, Thượng tướng Trần Văn Trà nhận xét: “Đi vào tổ chức thực hiện một quyết định lớn như vậy mà Bộ Chính trị chỉ dành cho các cấp ở chiến trường có ba tháng, thật là quá ngắn ngũi”. Ông cho biết mục tiêu đề ra là “Tiêu diệt và làm rã tuyệt đại bộ phận quân đội Sàigòn, đánh đổ chính quyền các cấp và giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân” và “tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ” thì thật là vượt quá nhiều khả năng thực tế ta có. Thứ nhất ta không đủ sức -lực lượng ta chỉ bằng 1/5 của Mỹ và quân đội Sàigòn về bộ binh. Còn không quân, hải quân và cơ giới thì chúng có ưu thế tuyệt đối”… Ông chua chát kết luận: “Như vậy đề ra chủ trương TCK-TKN để giành toàn bộ chánh quyền về tay nhân dân” mà cán bộ và chiến sĩ ta diễn đạt gọn và đơn giản lúc đó là “dứt điểm” thì thật là hoàn toàn không thực tế, không thể thực hiện nổi, vượt quá sức của ta và coi thường khả năng và phản ứng của Mỹ”. (16)
Trong một bài khác, tướng Trà viết: “trong Tết Mậu Thân, ta không đánh giá đúng về tương quan lực lượng ta địch cụ thể lúc ấy, không thấy hết khả năng còn lớn của địch và điều kiện còn hạn chế của ta, đề ra yêu cầu cao quá sức thực tế ta có. Nghĩa là ta không dựa vào sự tính toán khoa học, cân nhắc sâu sắc mọi yếu tố mà có phần ảo tưởng dựa vào sự mong muốn chủ quan. Chính vì vậy…chúng ta đã phải chịu một hy sinh thiệt hại lớn lao về sức người, sức của, đặc biệt là cán bộ các cấp, làm cho sức ta yếu xuống rõ rệt. Sau đó không những ta không giữ được tất cả các thành tựu đã đạt được mà còn chịu muôn vàn khó khăn tiếp theo trong những năm 1969-1970. (17)
Năm 2006, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Melvin R. Laird xác nhận: các trận tổng công kích từ Tết Mậu Thân “chính là một chiến thắng của Nam Việt Nam và là một thảm bại của Quân đội miền Bắc với sự thiệt mạng của 289 ngàn binh sĩ trong năm 1968. (18)
MTGPMN muốn liên hiệp với VNCH, không có sự can thiệp từ bên ngoài?
Trong mấy tháng đầu của cuộc đàm phán bốn bên, Hà Nội vẫn chưa có giải pháp nào mới cho vấn đề MN. Họ vẫn căn cứ vào lập trường 4 điểm đề ra từ 8/4/1965. Còn MTGP thì dựa vào cương lĩnh ngày 20/12/1960 do Hà Nội soạn thảo: đòi Mỹ chấm dứt xâm lược, rút quân và từ bỏ chánh quyền Sàigòn. Bất ngờ, ngày 7/5/1969 trong cuộc mật đàm với Xuân Thủy, đại sứ Lodge cho biết sẽ đề nghị một giải pháp mới cho vấn đề MNVN theo như tuyên bố của ông Trần Bửu Kiếm (MTGP) trong phiên họp thứ 14 ngày 26/4/69: “Tổng tuyển cử tự do có thể mở đường cho một cuộc thảo luận bổ ích và đề nghị MTGP nói chuyện với Sàigòn”. (19)
Sau biến cố Tết Mậu Thân, qua ba đợt tổng công kích trong năm 1968, lực lượng vũ trang MTGP hầu như bị tan rả, hạ tầng cơ sở bị đánh bật khỏi nông thôn, số lực lượng vũ trang còn sót lại phải chạy sang Miên. Ngày 8/6/1969, MTGPMN kết hợp với Liên minh của Ls Trịnh Đình Thảo thành lập Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa MNVN. Sau đó, Trần Bửu Kiếm, trưởng phái đoàn CP/CMLT công bố toàn văn “Lập trường 10 điểm” ngày 8/5/1969 trong một phiên họp công khai tại hội nghị bốn bên. Họ không còn đòi giải quyết công việc nội bộ MN theo cương lĩnh của họ, mà sẽ do nhân dân MN tự quyết định, không có sự can thiệp của nước ngoài. Và “trong thời gian từ khi hòa bình đưọc lập lại cho đến khi tổng tuyển cử không một bên nào được cưỡng bức nhân dân miền Nam VN phải chấp nhận chế độ chính trị của mình” (điểm 4 & 5).
Mấy ngày sau, trong cuộc mật đàm, Kissinger nói với Lê ĐứcThọ: khi TT Phạm Văn Đồng đưa ra “lập trường 4 điểm” ngày 8/4/1965 để trả lời đề nghị đàm phán của Mỹ. TT Johnson chấp nhận ba điểm, chỉ có một điểm, HK không thể chấp nhận, đó là nội dung điểm 3: “Công việc miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết theo cương lĩnh của Mặt trận Giải phóng miền Nam, không có sự can thiệp bên ngoài”. Từ đó đến nay quí vị vẫn duy trì “lập trường trước sau như một của nước VNDCCH”, nay cương lĩnh của MTGPMN đã thay đổi. Chúng tôi thấy lập trường 10 điểm của Chính phủ CMTL có nhiều điểm trùng họp với kế hoạch hòa bình 8 điểm của HK. Hai bên HK và VNDCCH có thể dung hòa hai đề nghị trên để kết thúc chiến tranh. Kế hoạch 8 điểm của Mỹ được TT Nixon trình bày trên hệ thống truyền hình ngày 14/5/1969: Mỹ muốn rút quân nhanh chóng, không muốn tìm kiếm căn cứ quân sự ở NVN, đòi hai bên cùng rút quân trong vòng 12 tháng sau khi có hiệp định để nhân dân miền Nam VN quyết định công việc nội bộ của họ. HK đồng ý để Mặt trận GPMN tham gia vào đời sống chính trị ở NVN, tham gia vào tổng tuyển cử tự do có giám sát và kiểm soát quốc tế. (20)
Từ đó cuộc đàm phán Paris đi thẳng vào vấn đề chính là giải quyết cuộc chiến tại miền Nam VN. Sau này, ông Lưu Văn Lợi phụ tá Lê Đức Thọ tiết lộ: “Đây là một bất ngờ” mà Hà Nội không tiên liệu vì lập trường mới của MTGPMN. Từ trước đến giờ, trên bàn đàm phán chỉ có hai kế hoạch giải quyết vấn đề VN. Mỹ với hai điểm chủ yếu là quân miền Bắc cùng rút với quân Mỹ và giữ chánh quyền Sàigòn. Còn phía VNDCCH thì đòi giữ quân miền Bắc ở lại MN sau khi Mỹ rút, xóa bỏ chánh quyền Sàigòn”. Nay lập trường 10 điểm của Chánh phủ CMLT chủ trương liên hiệp giữa hai chính phủ ở miền Nam. Hà Nội nhận xét: “Mỹ đang có ưu thế ở MN và tất nhiên muốn giải quyết vấn đề trên thế mạnh. Phía VN phải chờ đợi thời cơ. Cần có thời gian để khôi phục lại tình thế cách mạng và chiến tranh nhân dân ở MN”. Họ phê phán MTGP: “Ngay trong vấn đề chính phủ liên hiệp đưa ra trong hoàn cảnh hạ tầng cơ sở của ta tan ra như lúc đó, nếu địch nhận ra thì có thể cũng là một khó khăn cho ta”. (21) Hậu quả, Trần Bửu Kiếm mất chức trưởng phái đoàn Chánh phủ CMLT.
Trong lá thư đề ngày 25/8/1969, trả lời đề nghị của TT Nixon “sẳn sàng thảo luận những kế hoạch khác” đặc biệt là 10 điểm của MTGPMN, Chủ tịch HCM cho rằng kế hoạch 10 điểm của Mặt trận GPMN là cơ sở logic và họp lý để giải quyết vấn đề VN. “Muốn có hòa bình, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi MNVN, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân MNVN và của dân tộc VN. Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự. Với thiện chí của phía Ngài và phía chúng tôi, chúng ta có thể đi tới những cố gắng chung để tìm một giải pháp đúng đắn cho vấn đề VN”. Đây là văn kiện đối ngoại cuối cùng của HCM (22)
Từ cuối tháng Ba 1972, Hà Nội mở cuộc tấn công mùa Hè ở Quảng Trị, Bình Định, Kontum, Bình Long… Ngày 8/5/72 Nixon ra lệnh thả mìn, phong tỏa các cảng Hà Nội, Hải phòng. Cùng ngày Nixon gởi đến TT Thiệu lá thư thông báo quyết định này. Ông xác nhận “Xứ sở Ngài cũng như xứ sở tôi không bao giờ bắt Hà Nội phải chịu một sự thất bại quân sự. Chúng tôi luôn luôn cố gắng chấm dứt cuộc xung đột qua ngõ thương thuyết bằng cách để cho nhân dân MNVN còn được cơ hội quyết định tương lai mình mà không bị bên ngoài cưỡng ép hay can thiệp”.
Ngày 22/6/1972 Kissinger đến Bắc Kinh thuyết phục Trung Cộng hợp tác với Mỹ biến cuộc tranh chấp quốc tế ở Đông Dương thành cuộc tranh chấp địa phưong, để cho người dân Đông Dương tự quyết định số phận của mình. Kissinger nói với Chu Ân Lai “Tôi cam đoan quyền tự quyết là mục tiêu của Hoa Kỳ ở Đông Dương và tôi tin Trung Quốc cũng muốn thế. Chúng tôi không muốn tranh giành gì tại đó”. Ông cam kết với Chu Ân Lai: “mặc dù chúng tôi không thể mang một chính quyền cộng sản đến Nam Việt Nam, nhưng nếu nó là kết quả của một diễn biến chính trị thì chúng tôi phải chấp nhận kết quả đó”. Cách đây hai năm khi tài liệu năm 1972 nói trên được giải mật, Kissinger tái xác nhận: “Nếu họ thỏa thuận được một kết quả, một dàn xấp dân chủ, chúng tôi sẽ để nó phát triển theo tiến trình riêng của nó”. Ông nói thêm “chấp nhận cộng sản nắm quyền không có nghĩa là mong cho việc đó xảy ra”. (23)
Trước áp lực mạnh của HK để kết thúc chiến tranh, Hà Nội chấp nhận một bản dự thảo hiệp định chấm dứt chiến tranh VN vào cuối tháng 10. Nhưng sau đó TT Nixon phải dùng đến sức mạnh của B52 oanh tạc Hà Nội, Hải phòng trong 12 ngày đêm hồi Giáng sinh 1972, CSBV mới chịu trở lại bàn hội nghị. Hiệp định “chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình ở VN” đã hoàn tất ba tuần sau đó và được chính thức ký kết tại Paris ngày 27/1/1973.
Vị đắng của chiến thắng
Sau hiệp định Genève 1954, do sự dàn xếp của các cường quốc, HK đến miền Nam Việt Nam. Họ biến nơi đây “thành một tủ kính trưng bày sự phồn vinh và nền tự do kiểu Mỹ ở Đông Nam Á” theo như nhận xét của ông Trần Bạch Đằng (24), Hà Nội coi đó là hình thức “thực dân mới” nên phát động chiến tranh giải phóng miền Nam, đưa cả nước vào quĩ đạo Cộng sản quốc tế. Tính đến 1965, chiến tranh VN đã kéo dài 20 năm (1946-1965). Vào thời điểm này cuộc chiến bắt đầu bùng nổ lớn giữa Mặt trận Giải phóng Miền Nam được Cộng sản miền Bắc ủng hộ nhằm mục tiêu thống nhất đất nước và Việt Nam Cộng Hoà chiến đấu bảo vệ nền dân chủ tự do. Cả hai mục tiêu đều có chính nghĩa, vì thế cuộc chiến khó có thể kết thúc để thoả mãn cả đôi bên. Trong tình thế đó, HK phải trực tiếp can dự, đưa ba bên VN vào bàn đàm phán, giải quyết cuộc chiến bằng con đường hòa bình, bằng quyền tự quyết của người dân VN. Đó là điều HK đã cam kết trong Bản tuyên bố riêng khi hội nghị Genève 54 kết thúc: nếu sự chia cắt lãnh thổ VN phản lại ý nguyện của người dân VN thì HK sẽ tìm kiếm sự thống nhất VN qua cuộc tổng tuyển cử tự do do LHQ giám sát, nhằm bảo đảm cho người dân hành xử quyền chọn lựa của mình một cách trung thực.
Hiệp định Paris 1973 đáp ứng trọn vẹn nguyện ước của toàn dân: -đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và tự do. Nhân dân thực hiện việc hòa giải hòa hợp dân tộc, kiến thiết đất nước thời hậu chiến với sự đóng góp của HK giúp VN hàn gắn vết thương chiến tranh. Việt Nam không còn là địa bàn xung đột giữa các cường quốc, sẽ mang lại hòa bình và ổn định lâu dài tại khu vực Đông Nam Á. Vì thế HĐ Paris 1973 đã được một hội nghị quốc tế trong đó bao gồm đầy đủ các thành viên thường trực Hội đồng Bảo An, ký bản Định ước ngày 28/2/1973 trước sự chứng kiến của ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kurt Vanheim trịnh trọng ghi nhận: “tuyên bố tán thành và ủng hộ hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”.
Cuộc chiến VN kết thúc, sau khi ông Dương Văn Minh ra lịnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng. Hành động của ông Minh có người khen kẻ chê, song đứng trên bình diện đạo lý, ông Minh đã hy sinh tình riêng vì nghĩa chung. Đất nước thống nhất sẽ chấm dứt chiến tranh -cuộc chiến đã kéo dài quá lâu gần một phần ba thế kỷ. Có hòa bình mới có thể kiến tạo lại đất nước, dân chủ tự do, dân giàu nước mạnh, đó là nghĩa vụ của những người lãnh đạo đất nước.
Năm 1985, thủ tướng Phạm Văn Đồng ghi nhận ba điều khoản thỏa đáng của HĐ 1973 mà ông coi là “thắng lợi quan trọng cho (Cộng sản) Việt Nam”. Thực ra điều 1 của HĐ Paris 1973 chỉ lập lại nguyên văn điều 1 của HĐ Genève 1954. Điều 5 để chấm dứt chiến tranh và tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. HK đã nói rõ điều này từ khi họ bắt đầu can thiệp vào chiến tranh. Điều 21 là truyền thống của HK, sau Thế chiến II họ đã giúp các nước tham chiến kể cả các nước bại trận phục hồi lại nền kinh tế. Còn những thắng lợi của nhân dân Việt Nam được ghi trong hiệp định thì bị đã CSVN tước bỏ như: -quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm (điều 9); -thực hiện việc hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử…; -bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và tự do kinh doanh (điều 11).; việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào (điều 15).
Tình trạng đất nước tụt hậu ngày nay là do thù hận và chiến tranh. Ông Hồ Chí Minh là ủy viên Quốc tế Cộng sản, đương nhiên ông phải phục vụ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa Sô Viết. Ông muốn Việt Nam trở thành tên lính xung kích đầu tiên của thế giới cách mạng đứng lên chống thực dân đế quốc theo chủ trương của Stalin. Ông hô hào nhân dân chiến đấu chống Mỹ đến cùng, dù có hy sinh “một chục, hai chục triệu người”, phải “sẳn sàng chiến đấu 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa”, dù có “đốt cả dãy Trường Sơn”, dù “Hà Nội, Hải phòng trở thành bình địa”v.v. Còn ông Lê Duẩn kế nghiệp ông Hồ thì tuyên bố “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” (25) Riêng thế giới cách mạng như Trung Cộng thì muốn “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” như nhận xét của tướng Mỹ Maxwell Taylor. Chỉ có cách đó, Trung Cộng mới ngoi lên ngang hàng với Liên Xô và Hoa Kỳ, tự nhận là lãnh tụ Thế giới thứ ba. Từ chiến tranh VN, Trung Cộng chống Mỹ rồi quay sang chống Liên Xô rồi nhờ Mỹ, các nước Tây phương và Nhật giúp TQ thực hiện “Bốn hiện đại hóa”.
Còn tên lính xung kích tiên phong của phong trào cách mạng thế giới, tự hào là “một nước nhỏ đã đánh bại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn bành trướng Bắc Kinh” thì vẫn còn là một nước nhỏ đúng nghĩa, vì sự nghèo nàn lạc hậu, không có dân chủ dân chủ tự do. Tên lính xung kích đó đã bị các cường quốc sử dụng như con chốt thí trong ván cờ của họ. Đó là bài học cay đắng của dân tộc.
Mong rằng những ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN xuất thân từ MTGPMN, nhìn lại biến cố Tết Mậu Thân. Nếu lập luận của ông Phạm Văn Đồng năm 1985 phản ánh trung thực sự thật của lịch sử, thì nhân dân phải “củng cố thêm lòng tin vào sự sáng suốt của đảng, hun đúc thêm quyết tâm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Còn trái lại, thì xin hãy quý vị nghĩ đến tiền đồ dân tộc và nghĩa vụ cấp thiết hiện nay là bảo vệ Tổ Quốc, để tạo cơ hội đoàn kết toàn dân.
Lê Quế Lâm
Chú thích:
(1) & (2) Phạm Văn Đồng.et al., Vì sao Mỹ thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1985, Tr. 3-4 & 7-9.
(3) Học viện Quan hệ Quốc tế, Thắng lợi có tính thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân ta. Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985, Tr.88.
(4) The Pentagon Papers. The Senator Gravel Edition, Beacon Press, Boston, 1971, Vol II, P. 52.
(5) & (6) Lyndon B. Johnson, The Vantage Point, Perspectives of the Presidency. Redwood Press Ltd, London, P.53 + 67.
(7) Neil Sheehan, A Bright Shinning Lie. Picador, London, 1990, P.382.
(8) Henry Steele Commager, Documents of American History. Vol II: Since 1898, Prentice Hall, Inc, New Jersey, 1973, P.698.
(9) Phạm Văn Đồng, Thắng lợi vĩ đại, Tương lai huy hoàng. Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1975, Tr. 170/72.
(10) Detroit 7/12-AP
(11) Nguyễn Đức Thiện, Diễn tiến và hậu quả HĐ Paris 1973 về Việt Nam. Tự Lực, HK, 2005, Tr.162-179
(12) Edward Jay Epstein, BetweenFacts and Fictions. Vintage Books, New York, 1975, PP. 81/82.
(13) John Clayton, “Twenty Years Ago: The Tet Offensive – Viet Says: We Were
Forced into Tet”, The Christian Science Monitor, Vol 80, Feb 1-7, 1988.
(14) Chung một bóng cờ (về Mặt trận Dân tộc Giải phóng MNVN). Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, Tr.947-49.
(15) Don Oberdorpher, Tet. Doubleday & Co, New York, 1971, P.P.329/30.
(16) Chung một bóng cờ. Sđd, Tr. 305.
(17) Trần Văn Trà, Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Nxn. Văn Nghệ, TP/HCM, 1982, Tr.75-76.
(18) Nguyễn Quốc Khải, “Sau 30 năm giữ yên lặng, cựu Bộ trưởng Quốc phòng
Hoa Kỳ Melvin R. Laird nói gì về cuộc chiến tranh Việt Nam”, Talawas, ngày 3-3-2006.
(19) – (22) Lưu văn Lợi & Nguyễn Anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ & Kissinger tại Paris. (không ghi xuất xứ) Tr. 70 & 75 và 85-86.
(23) AP, 26.05.2006
(24) Chung một bóng cờ. Sđd, Tr. 857.
(25) Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày (hồi ký chính trị của một người không làm chính trị). Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, Tr. 422 ( phần chú thích).
Tác Giả: Lê Quế Lâm
MTGPMN muốn liên hiệp với VNCH, không có sự can thiệp từ bên ngoài?
Từ 30/41975 đến nay, các lãnh tụ đảng Cộng Sản Việt Nam đều cho rằng cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 là “một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng”. Năm 1985, họ tổ chức rầm rộ kỷ niệm “10 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, tái thống nhất đất nước”, họ mời hàng trăm ký giả ngoại quốc đến dự lễ này. Một nhà bình luận truyền hình Mỹ đã hỏi Thủ tướng Phạm văn Đồng: “Cuộc tiến công Tết Mậu Thân là một chiến thắng hay một bế tắc? Hiệu quả của cuộc ném bom Hà Nội vào dịp Noel 1972 như thế nào? Một vài người nói rằng nó đã thuyết phục các Ngài nối lại các cuộc thương lượng hòa bình? Lúc đó Ngài có thỏa mãn các điều khoản của hiệp định Paris không?” Ông Đồng trả lời: “Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân là một chiến thắng to lớn buộc Hoa Kỳ phải xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán và bắt đầu rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Bốn năm sau, Hoa kỳ lại thất bại trong chiến dịch oanh tạc Hà Nội trong mùa Giáng sinh 1972, phải tiếp tục đàm phán đi đến ký kết hiệp định Paris ngày 27/1/1973. Ông Đồng thừa nhận “Hiệp định Paris là một thắng lợi quan trọng cho Việt Nam với những điều kiện thỏa đáng như: điều 1 bảo đảm những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, điều 5 qui định việc rút hết quân đội viễn chinh Mỹ khỏi Nam Việt Nam và điều 21 ghi rõ Hoa Kỳ sẽ góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh và tái thiết Việt Nam thời hậu chiến”.(1)
Sau đó, Hà Nội cho xuất bản quyển Vì sao Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhằm hai mục đích: “một là giúp độc giả trong và ngoài nước hiểu sâu hơn, không chỉ những vấn đề của hôm qua mà còn cả những vấn đề đang đặt ra cho ngày hôm nay”. Hai là giúp “nhân dân Việt Nam sẽ củng cố thêm lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, hun đúc thêm quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. (2)
Đầu năm nay, nhà nước cộng sản Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 40 biến cố Tết Mậu Thân với bài diễn văn “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 – Một bài học quan trọng có ý nghĩa mãi mãi đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngày nay” của ông Lê Thanh Hải -Ủy viên Bộ Chánh trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Thực trạng đất nước ngày nay khác xa năm 1985. Việt Nam đã bình thường hóa bang giao với Hoa Kỳ từ hơn một thập niên qua và trong những tháng đầu năm 2008 xảy ra vài sự kiện đáng chú ý: HK với số vốn đăng ký đầu tư 1300 triệu mỹ kim, đứng đầu danh sách 82 nước đầu tư trực tiếp vào VN trong hai tháng Giêng và Hai 2008. Sang đầu tháng Ba, Christopher Hill -Phụ tá Ngoại trưởng HK đặc trách Đông Á & Thái Bình Dương đến Hà Nội thảo luận các chi tiết về mối quan hệ song phương Việt Mỹ cùng một số vấn đề trong khu vực, chuẩn bị cho chuyến thăm chánh thức HK của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bối cảnh lịch sử đã thay đổi, song hình như với giới lãnh đạo CSVN vẫn trước sau như một, khăng khăng với lập luận cũ trong khi nhiều bí ẩn lớn của cuộc chiến đã được phơi bày. Vì thế, chúng tôi thấy vẫn không là thừa khi nhìn lại cuộc chiến, những diễn tiến đưa đến biến cố Tết Mậu Thân 1968 -bước mở đường giúp các phe lâm chiến kết thúc chiến tranh VN. Hoài bão của chúng tôi cũng vì mục đích giúp độc giả trong nước và hải ngoại hiểu rõ hơn về những vấn đề của quá khứ để định hướng tương lai, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam như mong muốn của ông Lê Thanh Hải.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2e/Vietnam_peace_agreement_signing.jpg
Hiệp Định Paris, thành quả của chiến dịch Tết 1968
Dẫn đến cuộc chiến
Sau Thế chiến II, xảy ra cuộc xung đột giữa Thế giới Tự do và Quốc tế Cộng sản, đã dẫn đến hai cuộc chiến đẫm máu tại Triều Tiên và Việt Nam. Để chấm dứt chiến tranh, các cường quốc triệu tập hội nghị Genève 1954 và quyết định chia đôi ảnh hưởng hai nước nêu trên, hầu duy trì một nền hòa bình lâu dài cho khu vực xung yếu này. Tại Triều Tiên, HK lãnh đạo liên quân Liên Hiệp Quốc bẻ gãy mưu đồ của MaoTrạch Đông muốn nhuộm đỏ toàn bộ bán đảo Cao Ly, đưa đất nước này trở lại nguyên trạng chia cắt tại vĩ tuyến 38 như các nước đồng minh qui định hồi năm 1945. Còn Việt Nam tạm thời chia đôi ở vĩ tuyến 17. Một cuộc tổng tuyển cử dự trù diễn ra vào năm 1956 để thống nhất VN “với những điều kiện cần thiết bảo đảm cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý muốn của mình”…Nhưng vì các biến động trong nước (cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở miền Bắc và việc ổn định tình hình miền Nam của thủ tướng Ngô Đình Diệm) cùng thái độ hòa hoãn của các cường quốc, nên từ tháng 4/1956 hai đồng chủ tịch hội nghị Genève 1954 là Liên Xô và Anh Quốc đều nhận định: “cuộc tổng tuyển cử thực sự không quan trọng bằng việc duy trì hòa bình”.
Trong tình thế đó, giới lãnh đạo CS miền Bắc liền phát động cuộc chiến giải phóng miền Nam. Đại hội III của CSVN đề ra hai nhiệm vụ chiến lược: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam để thống nhất nước nhà. Hai nhiệm vụ trên theo Hà Nội là “để thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa thế giới” (3). Để thực hiện chủ trương này Bắc Việt thành lập MTGPMN. Mặt trận đưa ra chương trình hành động 10 điểm mà nội dung chính là đánh đổ chánh quyền NĐD mà họ gọi là “chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ”.
Đây là mối quan tâm lớn của HK khi Kennedy lên nắm chính quyền. Ông ta tiên liệu những khó khăn và phức tạp của cuộc chiến này. Đó là cuộc chiến xâm lược của CS xuất phát từ miền Bắc được che dấu dưới hình thức chiến tranh giải phóng, khởi đầu bằng các cuộc nổi dậy của dân chúng miền Nam chống lại chánh quyền VNCH. Năm 1954 tại hội nghị Genève, HK tuyên bố sẽ quan tâm đặc biệt đến bất cứ hành thức xâm lược mới nào vi phạm đến thỏa hiệp Genève và coi đó như là những hành động đe doạ hòa bình và an ninh thế giới (4)
Biện pháp ngăn chận xâm lược và tái lập hòa bình ở VN, theo quan điểm của chính quyền Kennedy là biện pháp đã được áp dụng ở Triều Tiên”, nghĩa là quân đội HK phải trực tiếp can thiệp. Phó tổng thống Johnson nói rằng: “Những kẻ lãnh đạo ở bắc Triều Tiên đã chứng tỏ chúng sẳn sàng dùng sức mạnh để đạt được những gì chúng muốn. Chúng ta đã bị đánh bại chúng hồi đầu thập niên 1950, nhưng chúng vẫn còn nguy hiểm. Hồ Chí Minh là một thứ lãnh đạo khác muốn dùng sức mạnh thực hiện ước mơ kiểm soát toàn thể Việt Miên Lào. Bắc Kinh đã giúp Bắc Triều Tiên và hiện đang giúp Bắc Việt”. (5) Nhưng HK không thể đưa quân vào miền Nam VN theo kiểu Triều Tiên vì CSBV chưa công khai xâm lược, họ chỉ lén lút xâm nhập người và vũ khí vào MN, vả lại TT Diệm cũng không muốn đất nước ông trở thành sân khấu trình diễn sức mạnh của HK.
Từ đầu năm 1964, TT Johnson nhờ Blair Seaborn -đại sứ Gia nã Đại trong Ủy hội Quốc tế Kiểm soát đình chiến Đông Dương chuyển đến TT Phạm Văn Đồng nhiều thông điệp kêu gọi Hà Nội đình chỉ cuộc chiến ờ MNVN. Johnson xác nhận HK không có ý định lật đổ chánh quyền miền Bắc, không muốn duy trì các căn cứ quân sự tại miền Nam VN. HK chỉ yêu cầu Bắc Việt giữ đúng những cam kết mà họ đã ký với Pháp năm 1954 ở Genève và thỏa ước 1962 về Lào: không đưa quân ra khỏi lãnh thổ miền Bắc và đình chỉ gởi chiến cụ vào miền Nam. HK hứa sẽ rút quân, đặt quan hệ ngoại giao và viện trợ giúp chính phủ Hà Nội phát triển kinh tế, đồng thời HK sẽ thuyết phục chính phủ Sàigòn đàm phán trao đổi thương mại với miền Bắc…Nếu không thì Bắc Việt sẽ gánh lấy mọi hậu quả của hành động gây chiến. (6) Để trả lời, Hà Nội đưa ra những đòi hỏi của họ là: HK phải rút toàn bộ lực lượng ra khỏi MN, một chế độ trung lập sẽ được thiết lập tại đây như cương lĩnh của MTGPMN và Mặt trận này sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong việc quyết định tương lai MNVN.
Đầu tháng 11/1964, đặc công cộng sản tấn công phi trường Biên Hòa phá hủy 8 oanh tạc cơ B57, sát hại 5 cố vẫn Mỹ. Dù có quyết nghị của Quốc hội cho phép “tổng thống Mỹ được thực hiện những biện pháp cần thiết để đẩy lùi mọi cuộc tấn công vũ trang vào Quân lực Mỹ và để ngăn chận các cuộc tấn công khác”, song TT Johnson vẫn kềm chế những hành động quân sự trực tiếp chống Bắc Việt. Ông chủ trương “hạn chế sự tham chiến của Mỹ ở Việt Nam” khi tranh cử với ứng cử viên diều hâu Barry Goldwater. Cuối tháng 12/1965, cộng quân bắt đầu tập trung lực lượng cấp trung đoàn mở các chiến dịch lớn. Tại Bình Giả (Phước Tuy) một bộ phận thuộc Sư đoàn Công trường 9 Việt Cộng tấn công vào một căn cứ của quân chánh phủ, liên tiếp xa luân chiến với 7,8 tiểu đoàn tổng trừ bị thiện chiến của VNCH được thiết giáp và phi pháo yểm trợ. Đến thời điểm này, như nhận xét của một ký giả Mỹ “thì chỉ còn một khả năng có thể ngăn chận sự sụp đổ của chế độ Sàigòn…đó là sự can thiệp của các lực lượng quân sự HK. Một cuộc chiến tranh lớn trên bộ và trên không của Mỹ ở VN không thể nào tránh được” (7)
Sáng sớm mùng 7/2/1965, Cộng quân mở cuộc pháo kích dữ dội vào căn cứ trực thăng và trái lính Mỹ gần phi trương Pleiku làm 8 binh sĩ chết và 108 bị thương. Lúc bấy giờ TT Liên Xô Kosygin viếng thăm Hà Nội, còn McGeorge Bundy -Cố vấn An ninh quốc gia của TT Johnson đang có mặt tại Sàigòn. Bundy yêu cầu Johnson có những biện pháp trả đũa tức khắc, ông coi đây là lý do để mở đầu chiến dịch dội bom Bắc Việt. Johnson ra lịnh mở các trận oanh kích vào các trại huấn luyện Cộng quân ở Đồng Hới và Vĩnh Linh. Ba ngày sau, đặc công đặt chất nổ phá hoại cư xá Mỹ ở Qui nhơn làm 23 binh sĩ tử thương, các cuộc không tập Miền Bắc lại tái diễn.
Ngày 27/2/1965, Bộ Ngoại giao HK công bố Bạch thư tố cáo chính quyền cộng sản ở MB đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược MN. BV đã vi phạm thỏa hiệp Genève 1954 và 1962 mà họ đã ký kết. Nó còn phá vỡ hòa bình ở ĐNA và đe dọa nặng nề nền tự do và an ninh của MNVN. Nhân dân MNVN quyết tâm chống lại sự de dọa này và do yêu cầu của họ, HK sẽ đứng bên cạnh nhân dân MN trong cuộc chiến đấu bảo vệ sự sống còn của họ. HK khẳng định là Mỹ không mưu tìm lãnh thổ, thiết lập căn cứ quân sự hoặc giành địa vị ưu thế ở VN…Nhưng HK chấp nhận đương đầu với mọi hình thức xâm lược. Một khi hòa bình đã được tái lập, HK cam kết sẽ giảm ngay mọi sự can thiệp quân sự ở MNVN…Nhưng HK không bỏ rơi bạn bè trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do. (8)
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/83/Vietcong.jpg/1024px-Vietcong.jpg
Xác quân Giải phóng trong Trận Mậu Thân
Ngày 7/4/1965, đúng một tháng sau khi HK đưa hai tiểu đoàn TQLC đổ bộ lên Đà Nẳng, TT Johnson tuyên bố tại Đại học Johns Hopkins: sẳn sàng thương lượng không điều kiện với các phe liên hệ dựa trên những hiệp ước cũ hoặc bổ túc bằng những hiệp ước mới. Mục tiêu của HK là nền độc lập của miền Nam VN được bảo đảm để họ có thể quyết định mối liên hệ riêng của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Hôm sau, Hà Nội trả lời bằng “đề nghị 4 điểm”: -Yêu cầu Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, -Đình chỉ chiến tranh với miền Bắc, -Công việc miền Nam do nhân dân miền Nam Việt Nam giải quyết theo cương lĩnh của Mặt trận Giải phóng miền Nam (điểm 3), Việc thống nhất Việt Nam sẽ do nhân dân hai miền tự quyết định không có sự can thiệp từ bên ngoài. Ông PVĐ còn khẳng định: “Mọi giải pháp trái với lập trường trên đây đều không thích hợp. Giải pháp muốn dùng Liên Hiệp Quốc đề can thiệp vào tình hình Việt Nam cũng đều không thích hợp (9)
Hoa Kỳ chấp nhận điểm ba điểm, chỉ còn điểm 3 họ yêu cầu được thảo luận thêm tại bàn đàm phán…Nhưng Hà Nội bác bỏ, từ đó HK dùng hai gọng kèm, dội bom miền Bắc và tăng quân vào miền Nam để áp lực Bắc Việt ngồi vào bàn hội nghị. Để thuyết phục, Johnson leo thang chiến tranh từng bước tùy theo mức độ tấn công của đối phương, một chiến thuật có trù liệu những thời gian tạm ngưng dội bom, tạo cơ hội cho BV chấp nhận thương thuyết. Thái độ mềm dẻo của Johnson khiến Hà Nội vững tin là HK không có quyết tâm đánh sụm đầu não điểu khiển nỗ lực chiến tranh. BV chỉ có thắng hoặc cùng lắm là hòa, nên cứng rắn không lùi bước trước áp lực của HK. Tướng John P. Connell –tham mưu trưởng Không quân HK trong diễn văn đọc tại Câu lạc bộ Kinh tế ở Detroit ngày 7/12/1965 đã nói rằng: “Hoa Kỳ có khả năng tiêu diệt Bắc Việt và buộc Bắc Việt phải đầu hàng thực sự trong vòng một đêm…Nhưng tổng thống Johnson đã nhấn mạnh rằng quốc sách của chúng ta là giữ cho cuộc chiến tranh này ở mức độ thấp nhất có thể được vì những lý do nhân đạo cũng như chính trị”. Ông đưa ra mục tiêu trong việc oanh tạc Bắc Việt là làm cho Bắc Việt nản lòng trong việc xâm lược miền Nam vì phải trả một giá đắt, cuối cùng phải chấp nhận thương thuyết không điều kiện” (10)
Quyết định dội bom BV đã không làm nhụt chí chiến đấu mà còn khiến Hà Nội gia tăng các hoạt động xâm nhập vào Nam. Mỹ phải ồ ạt tăng quân đến VN, trong khi chính phủ không hề đặt ra mục tiêu chiến thắng để kết thúc chiến tranh và rút quân về nước. Từ đó báo chí Mỹ bắt đầu ngờ vực về mục tiêu tham chiến của Mỹ, nghi ngờ về sự thành công của các chiến thuật quân sự ở VN. Họ lên tiếng phản đối sự can thiệp, khơi mào cho sự rút quân Mỹ khỏi VN. Từ đó, phong trào phản chiến ngày càng phát triển.
Từ cuối năm 1966, HK gia tăng các cuộc không tập liên tục và dữ dội nhằm vào các mục tiêu quân sự ở ngay khu vực ngoại thành Hà Nội. BV chấp nhận đàm phán với Mỹ. Ngày 21/1/1967, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành nghị quyết 13 mở ra giai đoạn đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự và chính trị. Đầu tháng 2/1967 khi đến thăm Anh quốc, thủ tướng LX Kosygin lên tiếng yêu cầu HK chấm dứt không điều kiện việc oanh tạc miền Bắc để khởi đầu các cuộc thương lượng hòa bình. Do đó ngày 8/2/1967, TT Johnson chính thức gởi đến Chủ tịch Hồ chí Minh lời đề nghị: HK sẽ ngưng ném bom MB và ngưng tăng cường quân lực Mỹ ở MN, nếu BV cũng đình chỉ gởi người và vũ khí vào MN. Sau đó Mỹ và Bắc Việt sẽ tiến hành những cuộc mật đàm để giải quyết vấn đề MNVN. Trong thư trả lời, Chủ tịch HCM lập lại đề nghị 4 điểm của Hà Nội, cho đó là cơ sở để giải quyết vấn đề MNVN. Ông cho biết nước VNDCCH “không thể thương lượng dưới sự đe dọa của bom đạn Mỹ. HK phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chống lại nước VNDCCH, khi đó hai bên mới có thể đàm phán và thảo luận những vấn đề mà hai bên quan tâm”.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/64/Hu%E1%BA%BF_in_ruins_after_Tet_Offensive.jpg
Một góc thành phố Huế bị tàn phá trơ trụi. Ảnh chụp từ máy bay Mỹ
Giữa tháng 6/1967, Kosygin đến Mỹ tham dự Đại hội đồng LHQ, trong cuộc họp kín với TT Johnson ngày 23/6, ông cho biết vừa nhận một điện văn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi từ Hà Nội với nội dung: HK chấm dứt ném bom, họ sẽ đến bàn hội nghị ngay. Từ đó có nhiều nổ lực quốc tế giúp HK và Hà Nội đến bàn hội nghị, đáng kể nhất là trung gian của Pháp từ tháng 6/1967. Ông Raymond Aubrac (một người CS từng quen biết HCM hồi năm 1946) và Hervert Marcovich -cả hai là khoa học gia Pháp, nhiều lần đi Hà Nội gặp HCM và TT Phạm Văn Đồng để giúp BV và HK trao đổi những đề nghị. Phía Hà Nội do đại sứ Mai Văn Bộ phụ trách, còn phía HK là Henry Kissinger. Hà Nội đòi HK ngưng ném bom MB vô điều kiện. HK đồng ý nhưng với điều kiện Hà Nội phải ngồi vào bàn hội nghị để giải quyết vấn đề miền Nam. Hà Nội đòi HK phải rút khỏi MN và thừa nhận MTGPMN. Cuối cùng BV nhấn mạnh: “chỉ sau khi HK chấm dứt không điều kiện việc ném bom và bất cứ các hoạt động gây hấn nào khác chống VNDCCH thì họ mới có thể nói chuyện”. Ngày 6/10/1967, Wallner -đại diện HK ở Paris nhờ Marcovich trao cho đại diện Hà Nội ở Paris một dự thảo thông điệp xác nhận: Mỹ chấm dứt mọi hình thức đánh phá nước VNDCCH mà không nói đến điều kiện, Hà Nội có thể nhanh chóng tiến hành thảo luận với HK. Wallner nói thêm nếu đại diện Hà Nội đồng ý, Kissinger sẽ sang Paris trao tận tay cho BV thông điệp với nội dung trên. Hà Nội không trả lời, việc trung gian giữa ông Marcovich và Aubrac với HK và Hà Nội xem như chấm dứt (11)
Vào thời điểm này, đầu tháng 10/1967, HK gởi những đơn vị TQLC tinh nhuệ đến trấn đóng Khe Sanh, thiết lập một hệ thống cứ điểm chiến lược kiên cố với quân số lên đến 6 ngàn. Với căn cứ Khe Sanh, HK tin rằng họ có thể kiểm soát và phá vỡ các mạng lưới tiếp vận vũ khí và các hành lang xâm nhập quân BV trên đường mòn HCM. Nhưng sau đó, không thám và các máy điện tử khám phá BV đã bố trí nhiều trận địa pháo và hỏa tiễn ở những đồi núi bao quanh căn cứ, trong khi nhiều sư đoàn chủ lực đang dồn về mục tiêu này. Đêm 20/1/1968 Cộng quân bắt đầu khai hỏa với hàng ngàn hỏa tiễn, tiếp theo là các trận mưa pháo vào căn cứ. Tướng Westmoreland khẩn cấp gởi 1500 quân tăng cường lực lượng phòng thủ. Quân Mỹ đổ bộ xuống Khe Sanh dưới làn mưa đạn. Lúc bấy giờ cứ điểm này đang bị bao vây bởi khoảng 19 ngàn quân BV và có khả năng bị tràn ngập với chiến thuật biển người bất cứ lúc nào. Cục diện này tương tự trận Điện biên Phủ hồi đầu tháng 5/1954, khiến nhiều người lo ngại Khe Sanh có thể là chiến trường sẽ kết thúc chiến tranh VN…Nhưng tình hình lại diễn ra theo hướng khác với cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân: Cộng quân đồng loạt mở cuộc tấn công vào Sàigòn và hầu hết các tỉnh lỵ ở miền Nam.
Tại HK, hình ảnh Toà Đại sứ HK được in trên trang nhất các báo với tựa lớn “Sứ quán đã bị cộng sản chiếm” kèm với lời báo động về con số tổn thất của quân lực Mỹ ở VN trong tháng Giêng và Hai 1968 càng làm cho giới phản chiến ở Mỹ tin rằng HK không thể thắng ở VN. Bình luận gia truyền hinh Walker Cronkrite được xem có ảnh hưởng nhất đối với khan giả Mỹ nhận định: “Chiến tranh Việt Nam đang ở trong tình trạng tuyệt vọng và chỉ có sự thương thuyết mới đưa nước Mỹ ra khỏi bế tắc”. Ông ta nói thêm: “Càng ngày tôi càng thấy rõ con đường hợp lý duy nhất để thoát ra được là sự thương thuyết, không phải như là kẻ kẻ chiến thắng mà như một con người lương thiện” (12)
Tháng Năm 1968, cuộc hòa đàm Mỹ và Hà Nội khai diễn ở Paris giữa Harriman và Xuân Thủy. Trước đó, TT Johnson tuyên bố không tái ứng cử nhiệm kỳ hai. Ông đã hoàn thành nhiệm vụ và dành cho BV vinh dự đến bàn đàm phán: không phải dưới sự đe dọa của bom đạn Mỹ mà là chiến thắng Mỹ qua biến cố Tết Mậu Thân. Ba tháng trước khi rời Bạch Cung, Johnson quyết định ngưng hoàn toàn việc ném bom miền Bắc, mời hai chánh phủ ở miền Nam tham dự đàm phán với HK và BV để hai bên miền Nam tự quyết định công việc nội bộ của họ.
Bí ẩn biến cố Tết Mậu Thân
Lúc bấy giờ, có nhiều nguồn tin nói rằng HK và Hà Nội đã thỏa thuận “án binh bất động” để Lực lượng vũ trang GPMN dốc toàn lực vào cuộc Tổng công kích -Tổng khởi nghĩa khắp các thị trấn, đô thị miền Nam. Nếu quả thật MTGPMN có ưu thế, được sự ủng hộ của dân chúng như họ thường rêu rao “kiểm soát 3/4 dân số và 4/5 đất đai” thì HK sẳn sàng rút quân để MTGP quản lý công việc MN theo cương lĩnh của họ. Nếu không thắng, MTGP sẽ cùng chính quyền Sàigòn đàm phán, giải quyết chiến tranh bằng con đường hòa bình. Như vậy, có thể nói chiến trường Khe Sanh là kế “giương Đông kích Tây” để đánh lạc hướng âm mưu trên. Lúc đó, ai cũng thấy CSBV và HK đều dồn nổ lực vào Khe Sanh, nơi sẽ quyết định cuộc chiến. Mặc nhiên, họ để Quân Giải phóng Miền Nam đọ sức với QLVNCH trong dịp Tết, thời điểm mà người lính Cộng Hòa lơ là trong phòng thủ vì đã có lịnh hưu chiến để ăn Tết cổ truyền.
Hai mươi năm sau, vào năm 1988, Trần Bạch Đằng -cựu bí thư Thành ủy Sàigòn- Gia định, người đã chỉ huy cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân ở chiến trường trọng điểm Sàigòn đã dành cho ký giả Úc Clayton Jones một cuộc phỏng vấn về biến cố này. Ông nói: “Chúng tôi bị dồn vào thế phải tổng công kích, dù chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm nhiều giải pháp chính trị khác. Tôi đã thông báo điều này với chính Đại sứ Bunker vào năm 1967 khi chiến tranh sẽ là một điều tất yếu”. Đằng cho biết từ năm 1966 đến 1969, Việt Cộng đã tiếp xúc nhiều lần với Mỹ để trao đổi tù binh. Chính Bunker đã can thiệp để trả tự do cho vợ của Đằng là bà Nguyễn Thị Chơn, sau này là phụ tá đắc lực của bà Nguyễn Thị Bình tại bàn đàm phán Paris. Trong cuộc phỏng vấn trên, TBĐ còn tiết lộ, mỗi lần muốn gặp Đs Bunker, ông nhắn mật hiệu trên báo “Sao và Sọc” của quân đội Mỹ ở VN, sau đó tòa đại sứ cho xe đến đón trước Tòa Đô chánh Sàigòn. (13)
Ngoài ra, vợ Trần Bửu Kiếm -bà Dược sĩ Phạm thị Yên- cũng được Mỹ phóng thích năm 1967 “để thực hiện một âm mưu chính trị mới”. Ông TBK là trưởng phái đoàn đầu tiên của MTGPMN tại hòa đàm Paris. Bà Yên là trưởng ban trí vận thành phố Sàigòn bị bắt khoảng năm 1961, bị giam ở Côn Đảo. Năm 1967, Mỹ đưa bà về Sàigòn, vào bệnh viện tư của bác sĩ Nguyễn Duy Tài, cho gia đình đến thăm nom. Vài tuần sau Mỹ chở bà lên biên giới Tây Ninh, đưa ít tiền ria và bảo: Bà đi thẳng thì lên Pnôm Pênh, có sứ quán của Việt Cộng ở đó. Bà rẽ tay mặt, thì vào chiến khu Việt Cộng. Tùy bà lựa chọn. Bà quyết định lên Pnôm Pênh. Năm 1968 bà trở về miền Nam và qua đời sau cơn sốt ác tính năm 1971.(14)
Tiết lộ của Trần Bạch Đằng về việc ông tiếp xúc với Đại sứ HK Bunker trước khi xảy ra biến cố Tết Mậu Thân đã giải toả một bí ẩn lớn mà từ trước nay những ngưòi nghiên cứu chiến tranh VN luôn thắc mắc. Họ tin rằng đã có một thỏa thuận ngầm nào đó giữa HK và CSVN về biến cố này…Nhưng chưa có tài liệu chứng minh, phải dành cho nó hai chữ “tồn nghi”. Người ta còn có lý do để nghi ngờ, vì Kissinger chỉ cho phép công bố một số tài liệu bí mật của ông sau khi ông chết 5 năm.
Việc Hoa Kỳ án binh bất động trong những ngày đầu của trận tổng công kích, có phải họ đã “tương kế tựu kế” để thực hiện kế “điệu hổ ly sơn” (dụ cọp rời núi)? để làm phá sản chiến lược của Mao: lấy nông thôn bao vây thành thị, rồi mở cuộc tổng tấn công hô hào nhân dân tổng nổi dậy chiếm lĩnh thành phố và các tỉnh quận lỵ Miền Nam giành toàn bộ chánh quyền. Ước tính đó sai lầm: “Việt Cộng đã chịu một thất bại quân sự nặng nề. Hàng chục ngàn cán binh cuồng tín nhất, có kinh nghiệm nhất từ vùng rừng núi nhẩy vào vùng đồng bằng và thôn quê gánh chịu những trận mưa bom chết người. Việt Cộng mất cả một thế hệ chiến binh và nhân dân thành phố cũng không chịu nổi dậy theo chúng”. (15) Nhờ đó, Hà Nội mới chấp nhận đàm phán theo đề nghị của HK.
Ai thắng, ai bại trong biến cố Tết Mậu Thân?
Sau này, Thượng tướng Trần Văn Trà nhận xét: “Đi vào tổ chức thực hiện một quyết định lớn như vậy mà Bộ Chính trị chỉ dành cho các cấp ở chiến trường có ba tháng, thật là quá ngắn ngũi”. Ông cho biết mục tiêu đề ra là “Tiêu diệt và làm rã tuyệt đại bộ phận quân đội Sàigòn, đánh đổ chính quyền các cấp và giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân” và “tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ” thì thật là vượt quá nhiều khả năng thực tế ta có. Thứ nhất ta không đủ sức -lực lượng ta chỉ bằng 1/5 của Mỹ và quân đội Sàigòn về bộ binh. Còn không quân, hải quân và cơ giới thì chúng có ưu thế tuyệt đối”… Ông chua chát kết luận: “Như vậy đề ra chủ trương TCK-TKN để giành toàn bộ chánh quyền về tay nhân dân” mà cán bộ và chiến sĩ ta diễn đạt gọn và đơn giản lúc đó là “dứt điểm” thì thật là hoàn toàn không thực tế, không thể thực hiện nổi, vượt quá sức của ta và coi thường khả năng và phản ứng của Mỹ”. (16)
Trong một bài khác, tướng Trà viết: “trong Tết Mậu Thân, ta không đánh giá đúng về tương quan lực lượng ta địch cụ thể lúc ấy, không thấy hết khả năng còn lớn của địch và điều kiện còn hạn chế của ta, đề ra yêu cầu cao quá sức thực tế ta có. Nghĩa là ta không dựa vào sự tính toán khoa học, cân nhắc sâu sắc mọi yếu tố mà có phần ảo tưởng dựa vào sự mong muốn chủ quan. Chính vì vậy…chúng ta đã phải chịu một hy sinh thiệt hại lớn lao về sức người, sức của, đặc biệt là cán bộ các cấp, làm cho sức ta yếu xuống rõ rệt. Sau đó không những ta không giữ được tất cả các thành tựu đã đạt được mà còn chịu muôn vàn khó khăn tiếp theo trong những năm 1969-1970. (17)
Năm 2006, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Melvin R. Laird xác nhận: các trận tổng công kích từ Tết Mậu Thân “chính là một chiến thắng của Nam Việt Nam và là một thảm bại của Quân đội miền Bắc với sự thiệt mạng của 289 ngàn binh sĩ trong năm 1968. (18)
MTGPMN muốn liên hiệp với VNCH, không có sự can thiệp từ bên ngoài?
Trong mấy tháng đầu của cuộc đàm phán bốn bên, Hà Nội vẫn chưa có giải pháp nào mới cho vấn đề MN. Họ vẫn căn cứ vào lập trường 4 điểm đề ra từ 8/4/1965. Còn MTGP thì dựa vào cương lĩnh ngày 20/12/1960 do Hà Nội soạn thảo: đòi Mỹ chấm dứt xâm lược, rút quân và từ bỏ chánh quyền Sàigòn. Bất ngờ, ngày 7/5/1969 trong cuộc mật đàm với Xuân Thủy, đại sứ Lodge cho biết sẽ đề nghị một giải pháp mới cho vấn đề MNVN theo như tuyên bố của ông Trần Bửu Kiếm (MTGP) trong phiên họp thứ 14 ngày 26/4/69: “Tổng tuyển cử tự do có thể mở đường cho một cuộc thảo luận bổ ích và đề nghị MTGP nói chuyện với Sàigòn”. (19)
Sau biến cố Tết Mậu Thân, qua ba đợt tổng công kích trong năm 1968, lực lượng vũ trang MTGP hầu như bị tan rả, hạ tầng cơ sở bị đánh bật khỏi nông thôn, số lực lượng vũ trang còn sót lại phải chạy sang Miên. Ngày 8/6/1969, MTGPMN kết hợp với Liên minh của Ls Trịnh Đình Thảo thành lập Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa MNVN. Sau đó, Trần Bửu Kiếm, trưởng phái đoàn CP/CMLT công bố toàn văn “Lập trường 10 điểm” ngày 8/5/1969 trong một phiên họp công khai tại hội nghị bốn bên. Họ không còn đòi giải quyết công việc nội bộ MN theo cương lĩnh của họ, mà sẽ do nhân dân MN tự quyết định, không có sự can thiệp của nước ngoài. Và “trong thời gian từ khi hòa bình đưọc lập lại cho đến khi tổng tuyển cử không một bên nào được cưỡng bức nhân dân miền Nam VN phải chấp nhận chế độ chính trị của mình” (điểm 4 & 5).
Mấy ngày sau, trong cuộc mật đàm, Kissinger nói với Lê ĐứcThọ: khi TT Phạm Văn Đồng đưa ra “lập trường 4 điểm” ngày 8/4/1965 để trả lời đề nghị đàm phán của Mỹ. TT Johnson chấp nhận ba điểm, chỉ có một điểm, HK không thể chấp nhận, đó là nội dung điểm 3: “Công việc miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết theo cương lĩnh của Mặt trận Giải phóng miền Nam, không có sự can thiệp bên ngoài”. Từ đó đến nay quí vị vẫn duy trì “lập trường trước sau như một của nước VNDCCH”, nay cương lĩnh của MTGPMN đã thay đổi. Chúng tôi thấy lập trường 10 điểm của Chính phủ CMTL có nhiều điểm trùng họp với kế hoạch hòa bình 8 điểm của HK. Hai bên HK và VNDCCH có thể dung hòa hai đề nghị trên để kết thúc chiến tranh. Kế hoạch 8 điểm của Mỹ được TT Nixon trình bày trên hệ thống truyền hình ngày 14/5/1969: Mỹ muốn rút quân nhanh chóng, không muốn tìm kiếm căn cứ quân sự ở NVN, đòi hai bên cùng rút quân trong vòng 12 tháng sau khi có hiệp định để nhân dân miền Nam VN quyết định công việc nội bộ của họ. HK đồng ý để Mặt trận GPMN tham gia vào đời sống chính trị ở NVN, tham gia vào tổng tuyển cử tự do có giám sát và kiểm soát quốc tế. (20)
Từ đó cuộc đàm phán Paris đi thẳng vào vấn đề chính là giải quyết cuộc chiến tại miền Nam VN. Sau này, ông Lưu Văn Lợi phụ tá Lê Đức Thọ tiết lộ: “Đây là một bất ngờ” mà Hà Nội không tiên liệu vì lập trường mới của MTGPMN. Từ trước đến giờ, trên bàn đàm phán chỉ có hai kế hoạch giải quyết vấn đề VN. Mỹ với hai điểm chủ yếu là quân miền Bắc cùng rút với quân Mỹ và giữ chánh quyền Sàigòn. Còn phía VNDCCH thì đòi giữ quân miền Bắc ở lại MN sau khi Mỹ rút, xóa bỏ chánh quyền Sàigòn”. Nay lập trường 10 điểm của Chánh phủ CMLT chủ trương liên hiệp giữa hai chính phủ ở miền Nam. Hà Nội nhận xét: “Mỹ đang có ưu thế ở MN và tất nhiên muốn giải quyết vấn đề trên thế mạnh. Phía VN phải chờ đợi thời cơ. Cần có thời gian để khôi phục lại tình thế cách mạng và chiến tranh nhân dân ở MN”. Họ phê phán MTGP: “Ngay trong vấn đề chính phủ liên hiệp đưa ra trong hoàn cảnh hạ tầng cơ sở của ta tan ra như lúc đó, nếu địch nhận ra thì có thể cũng là một khó khăn cho ta”. (21) Hậu quả, Trần Bửu Kiếm mất chức trưởng phái đoàn Chánh phủ CMLT.
Trong lá thư đề ngày 25/8/1969, trả lời đề nghị của TT Nixon “sẳn sàng thảo luận những kế hoạch khác” đặc biệt là 10 điểm của MTGPMN, Chủ tịch HCM cho rằng kế hoạch 10 điểm của Mặt trận GPMN là cơ sở logic và họp lý để giải quyết vấn đề VN. “Muốn có hòa bình, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi MNVN, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân MNVN và của dân tộc VN. Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự. Với thiện chí của phía Ngài và phía chúng tôi, chúng ta có thể đi tới những cố gắng chung để tìm một giải pháp đúng đắn cho vấn đề VN”. Đây là văn kiện đối ngoại cuối cùng của HCM (22)
Từ cuối tháng Ba 1972, Hà Nội mở cuộc tấn công mùa Hè ở Quảng Trị, Bình Định, Kontum, Bình Long… Ngày 8/5/72 Nixon ra lệnh thả mìn, phong tỏa các cảng Hà Nội, Hải phòng. Cùng ngày Nixon gởi đến TT Thiệu lá thư thông báo quyết định này. Ông xác nhận “Xứ sở Ngài cũng như xứ sở tôi không bao giờ bắt Hà Nội phải chịu một sự thất bại quân sự. Chúng tôi luôn luôn cố gắng chấm dứt cuộc xung đột qua ngõ thương thuyết bằng cách để cho nhân dân MNVN còn được cơ hội quyết định tương lai mình mà không bị bên ngoài cưỡng ép hay can thiệp”.
Ngày 22/6/1972 Kissinger đến Bắc Kinh thuyết phục Trung Cộng hợp tác với Mỹ biến cuộc tranh chấp quốc tế ở Đông Dương thành cuộc tranh chấp địa phưong, để cho người dân Đông Dương tự quyết định số phận của mình. Kissinger nói với Chu Ân Lai “Tôi cam đoan quyền tự quyết là mục tiêu của Hoa Kỳ ở Đông Dương và tôi tin Trung Quốc cũng muốn thế. Chúng tôi không muốn tranh giành gì tại đó”. Ông cam kết với Chu Ân Lai: “mặc dù chúng tôi không thể mang một chính quyền cộng sản đến Nam Việt Nam, nhưng nếu nó là kết quả của một diễn biến chính trị thì chúng tôi phải chấp nhận kết quả đó”. Cách đây hai năm khi tài liệu năm 1972 nói trên được giải mật, Kissinger tái xác nhận: “Nếu họ thỏa thuận được một kết quả, một dàn xấp dân chủ, chúng tôi sẽ để nó phát triển theo tiến trình riêng của nó”. Ông nói thêm “chấp nhận cộng sản nắm quyền không có nghĩa là mong cho việc đó xảy ra”. (23)
Trước áp lực mạnh của HK để kết thúc chiến tranh, Hà Nội chấp nhận một bản dự thảo hiệp định chấm dứt chiến tranh VN vào cuối tháng 10. Nhưng sau đó TT Nixon phải dùng đến sức mạnh của B52 oanh tạc Hà Nội, Hải phòng trong 12 ngày đêm hồi Giáng sinh 1972, CSBV mới chịu trở lại bàn hội nghị. Hiệp định “chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình ở VN” đã hoàn tất ba tuần sau đó và được chính thức ký kết tại Paris ngày 27/1/1973.
Vị đắng của chiến thắng
Sau hiệp định Genève 1954, do sự dàn xếp của các cường quốc, HK đến miền Nam Việt Nam. Họ biến nơi đây “thành một tủ kính trưng bày sự phồn vinh và nền tự do kiểu Mỹ ở Đông Nam Á” theo như nhận xét của ông Trần Bạch Đằng (24), Hà Nội coi đó là hình thức “thực dân mới” nên phát động chiến tranh giải phóng miền Nam, đưa cả nước vào quĩ đạo Cộng sản quốc tế. Tính đến 1965, chiến tranh VN đã kéo dài 20 năm (1946-1965). Vào thời điểm này cuộc chiến bắt đầu bùng nổ lớn giữa Mặt trận Giải phóng Miền Nam được Cộng sản miền Bắc ủng hộ nhằm mục tiêu thống nhất đất nước và Việt Nam Cộng Hoà chiến đấu bảo vệ nền dân chủ tự do. Cả hai mục tiêu đều có chính nghĩa, vì thế cuộc chiến khó có thể kết thúc để thoả mãn cả đôi bên. Trong tình thế đó, HK phải trực tiếp can dự, đưa ba bên VN vào bàn đàm phán, giải quyết cuộc chiến bằng con đường hòa bình, bằng quyền tự quyết của người dân VN. Đó là điều HK đã cam kết trong Bản tuyên bố riêng khi hội nghị Genève 54 kết thúc: nếu sự chia cắt lãnh thổ VN phản lại ý nguyện của người dân VN thì HK sẽ tìm kiếm sự thống nhất VN qua cuộc tổng tuyển cử tự do do LHQ giám sát, nhằm bảo đảm cho người dân hành xử quyền chọn lựa của mình một cách trung thực.
Hiệp định Paris 1973 đáp ứng trọn vẹn nguyện ước của toàn dân: -đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và tự do. Nhân dân thực hiện việc hòa giải hòa hợp dân tộc, kiến thiết đất nước thời hậu chiến với sự đóng góp của HK giúp VN hàn gắn vết thương chiến tranh. Việt Nam không còn là địa bàn xung đột giữa các cường quốc, sẽ mang lại hòa bình và ổn định lâu dài tại khu vực Đông Nam Á. Vì thế HĐ Paris 1973 đã được một hội nghị quốc tế trong đó bao gồm đầy đủ các thành viên thường trực Hội đồng Bảo An, ký bản Định ước ngày 28/2/1973 trước sự chứng kiến của ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kurt Vanheim trịnh trọng ghi nhận: “tuyên bố tán thành và ủng hộ hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”.
Cuộc chiến VN kết thúc, sau khi ông Dương Văn Minh ra lịnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng. Hành động của ông Minh có người khen kẻ chê, song đứng trên bình diện đạo lý, ông Minh đã hy sinh tình riêng vì nghĩa chung. Đất nước thống nhất sẽ chấm dứt chiến tranh -cuộc chiến đã kéo dài quá lâu gần một phần ba thế kỷ. Có hòa bình mới có thể kiến tạo lại đất nước, dân chủ tự do, dân giàu nước mạnh, đó là nghĩa vụ của những người lãnh đạo đất nước.
Năm 1985, thủ tướng Phạm Văn Đồng ghi nhận ba điều khoản thỏa đáng của HĐ 1973 mà ông coi là “thắng lợi quan trọng cho (Cộng sản) Việt Nam”. Thực ra điều 1 của HĐ Paris 1973 chỉ lập lại nguyên văn điều 1 của HĐ Genève 1954. Điều 5 để chấm dứt chiến tranh và tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. HK đã nói rõ điều này từ khi họ bắt đầu can thiệp vào chiến tranh. Điều 21 là truyền thống của HK, sau Thế chiến II họ đã giúp các nước tham chiến kể cả các nước bại trận phục hồi lại nền kinh tế. Còn những thắng lợi của nhân dân Việt Nam được ghi trong hiệp định thì bị đã CSVN tước bỏ như: -quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm (điều 9); -thực hiện việc hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử…; -bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và tự do kinh doanh (điều 11).; việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào (điều 15).
Tình trạng đất nước tụt hậu ngày nay là do thù hận và chiến tranh. Ông Hồ Chí Minh là ủy viên Quốc tế Cộng sản, đương nhiên ông phải phục vụ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa Sô Viết. Ông muốn Việt Nam trở thành tên lính xung kích đầu tiên của thế giới cách mạng đứng lên chống thực dân đế quốc theo chủ trương của Stalin. Ông hô hào nhân dân chiến đấu chống Mỹ đến cùng, dù có hy sinh “một chục, hai chục triệu người”, phải “sẳn sàng chiến đấu 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa”, dù có “đốt cả dãy Trường Sơn”, dù “Hà Nội, Hải phòng trở thành bình địa”v.v. Còn ông Lê Duẩn kế nghiệp ông Hồ thì tuyên bố “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” (25) Riêng thế giới cách mạng như Trung Cộng thì muốn “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” như nhận xét của tướng Mỹ Maxwell Taylor. Chỉ có cách đó, Trung Cộng mới ngoi lên ngang hàng với Liên Xô và Hoa Kỳ, tự nhận là lãnh tụ Thế giới thứ ba. Từ chiến tranh VN, Trung Cộng chống Mỹ rồi quay sang chống Liên Xô rồi nhờ Mỹ, các nước Tây phương và Nhật giúp TQ thực hiện “Bốn hiện đại hóa”.
Còn tên lính xung kích tiên phong của phong trào cách mạng thế giới, tự hào là “một nước nhỏ đã đánh bại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn bành trướng Bắc Kinh” thì vẫn còn là một nước nhỏ đúng nghĩa, vì sự nghèo nàn lạc hậu, không có dân chủ dân chủ tự do. Tên lính xung kích đó đã bị các cường quốc sử dụng như con chốt thí trong ván cờ của họ. Đó là bài học cay đắng của dân tộc.
Mong rằng những ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN xuất thân từ MTGPMN, nhìn lại biến cố Tết Mậu Thân. Nếu lập luận của ông Phạm Văn Đồng năm 1985 phản ánh trung thực sự thật của lịch sử, thì nhân dân phải “củng cố thêm lòng tin vào sự sáng suốt của đảng, hun đúc thêm quyết tâm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Còn trái lại, thì xin hãy quý vị nghĩ đến tiền đồ dân tộc và nghĩa vụ cấp thiết hiện nay là bảo vệ Tổ Quốc, để tạo cơ hội đoàn kết toàn dân.
Lê Quế Lâm
Chú thích:
(1) & (2) Phạm Văn Đồng.et al., Vì sao Mỹ thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1985, Tr. 3-4 & 7-9.
(3) Học viện Quan hệ Quốc tế, Thắng lợi có tính thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân ta. Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985, Tr.88.
(4) The Pentagon Papers. The Senator Gravel Edition, Beacon Press, Boston, 1971, Vol II, P. 52.
(5) & (6) Lyndon B. Johnson, The Vantage Point, Perspectives of the Presidency. Redwood Press Ltd, London, P.53 + 67.
(7) Neil Sheehan, A Bright Shinning Lie. Picador, London, 1990, P.382.
(8) Henry Steele Commager, Documents of American History. Vol II: Since 1898, Prentice Hall, Inc, New Jersey, 1973, P.698.
(9) Phạm Văn Đồng, Thắng lợi vĩ đại, Tương lai huy hoàng. Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1975, Tr. 170/72.
(10) Detroit 7/12-AP
(11) Nguyễn Đức Thiện, Diễn tiến và hậu quả HĐ Paris 1973 về Việt Nam. Tự Lực, HK, 2005, Tr.162-179
(12) Edward Jay Epstein, BetweenFacts and Fictions. Vintage Books, New York, 1975, PP. 81/82.
(13) John Clayton, “Twenty Years Ago: The Tet Offensive – Viet Says: We Were
Forced into Tet”, The Christian Science Monitor, Vol 80, Feb 1-7, 1988.
(14) Chung một bóng cờ (về Mặt trận Dân tộc Giải phóng MNVN). Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, Tr.947-49.
(15) Don Oberdorpher, Tet. Doubleday & Co, New York, 1971, P.P.329/30.
(16) Chung một bóng cờ. Sđd, Tr. 305.
(17) Trần Văn Trà, Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Nxn. Văn Nghệ, TP/HCM, 1982, Tr.75-76.
(18) Nguyễn Quốc Khải, “Sau 30 năm giữ yên lặng, cựu Bộ trưởng Quốc phòng
Hoa Kỳ Melvin R. Laird nói gì về cuộc chiến tranh Việt Nam”, Talawas, ngày 3-3-2006.
(19) – (22) Lưu văn Lợi & Nguyễn Anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ & Kissinger tại Paris. (không ghi xuất xứ) Tr. 70 & 75 và 85-86.
(23) AP, 26.05.2006
(24) Chung một bóng cờ. Sđd, Tr. 857.
(25) Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày (hồi ký chính trị của một người không làm chính trị). Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, Tr. 422 ( phần chú thích).