hailua
03-01-2015, 02:53 AM
Sự trai gái tỏ tình trong ca dao
http://www.saigonecho.com/images/2012/VanHoc/tinhyeu-totinh.jpg
Trong ca-dao, tục-ngữ, người dân ta rất tự-nhiên và cởi mở .Người ta không ngại nói lên những suy-nghĩ, những tâm-trạng, những hoàn- cảnh của mình . Và cố-nhiên người ta dám nói đến tình yêu .
Tình yêu có thể đến một cách bất ngờ :
Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế chân đi không đành .
Khi đã yêu thì chàng trai tìm dịp để tỏ tình với người con gái :
Trên trời có đám mây xanh,
Ơ, giữa mây trắng, chung quanh mây vàng .
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát-Tràng về xây .
Xây dọc rồi lại xây ngang ,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân .
Có rửa thì rửa chân tay,
Chớ rửa lông mày chết cá ao anh .
Nhà anh có một cây chanh,
Nó chửa ra cành nó đã ra hoa .
Nhà anh có một mẹ già,
Thổi cơm chẳng chín, quét nhà chẳng nên .
Ăn cỗ thì đòi ngồi trên,
Mâm son, bát sứ đưa lên hầu bà .
Trong bài trên đây, khi đã tỏ tình rồi thì chàng trai nói đến chuyện mai sau . Chàng nói đến điều hay : “Xây hồ bán nguyệt…” mà cũng không dấu-diém điều khó khăn : có mẹ già đã lẫn-cẫn mà lại khó tính .
Khi tỏ tình thì chàng trai không bao giờ “vào đề” ngay, vì như thế là quá sỗ-sàng . Chàng nói loanh-quanh, “mây xanh”, “mây vàng” rồi mới vào đề mà tỏ tình .
Trong bài dưới đây, người con trai nói năng rất thanh-nhã và ý-tứ và chỉ vào đề một cách bất ngờ trong hai câu cuối cùng :
Hôm qua tát nước đầu đình,
Để quên cái áo trên cành hoa sen,
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà ?
Áo anh đứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu .
Áo anh đứt chỉ đã lâu,
Nay mượn cô ấy về khâu cho cùng .
Khâu rồi, anh sẽ trả công,
Ít nữa lấy chồng anh lại giúp cho .
Giúp em một thúng sôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm .
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo .
Giúp em quan tám tiền treo,
Quan năm tiền cuới lại đèo buồng cau .
Người con trai không để quên cái áo ở đầu bờ, xó bụi mà lại để quên trên “cành hoa sen” .
Khi tỏ tình thì chàng nói năng những lời-lẽ thơ-mộng, nhưng khi nói đến những điều cần -thiết cho việc cưới xin thì chàng lại tỏ ra rất thiết-thực và rất chu-đáo .
Người con gái, khi mới lớn lên cũng dám nói lên lời tự hỏi ngày mai sẽ ra sao, có thể gặp được người vừa ý mình hay không ::
Thân em như tấm lụa đào,
Phất-phơ giữa chợ, biết vào tay ai ?
Nếu chẳng may, khi đã quá muộn mới gặp được chàng trai vừa ý mình thì hai người cũng dám than-thở :
(Người con trai) :
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm-xuân,
Nụ tầm-xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay !
(Người con gái) :
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không,
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu,
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra ?
Tuy vậy, những người con gái cũng biết vui sống trong hiện tại và cũng dám đuà cợt với chàng trai đi ngang trên đường :
Hỡi anh đi đường cái quan,
Dừng chân đứng lại em than đôi lời .
Đi đâu vội thế anh ơi ?!
Việc quan đã có chị tôi ở nhà !
Nàng lại còn chêu-chọc các anh học trò :
Ai ơi chớ lấy học trò,
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm,
Ngày ngày cắp sách đi rong,
Tối về lại thắp đèn chong canh dài .
Tuy vậy, khi anh học trò đến từ-giã nàng để đi học xa thì nàng nói :
Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân,
Nay anh học gần, mai anh học xa,
Cơm áo thì của mẹ cha,
Cái nghiên, cái bút thực là cuả anh !
Nàng không nói thêm được nữa vì lời-lẽ đã nghẹn-ngào . Nghe nàng nói tỉ-tê như vậy, ta chẳng khỏi mong-muốn sau này, chàng trai sẽ « tên chiếm bảng vàng » và sẽ « vinh quy bái tổ », « võng anh đi trước, võng nàng theo sau » .
Khi, chẳng may lấy phải một người chồng « chẳng ra gì » thì người con gái dám than-thở với chị em :
Chồng em nó chẳng ra gì,
Tổ-tôm, sóc-điã nó thì chơi hoang .
Nói ra xấu thiếp, hổ chàng,
Nó giận nó phá tan hoang cửa nhà .
Em nói đây, có chị em nhà,
Còn dăm ba thúng gạo với một và cân bông .
Em bán đi để trả nợ cho chồng,
Còn ăn, hết nhịn cho thoả lòng chồng con .
Đắng cay ngậm quả bồ-hòn,
Cưả nhà, gia-thế, chồng con kém ngưòi .
Em nói ra sợ chị em cười,
Con nhà gia-thế lấy phải người đần ngu .
Rồng vàng tắm nước ao tù,
Người khôn ở với người ngu bực mình !
Trong ca-dao, người ta cũng dám nói tới những ái-ân nồng-nhiệt . Người con trai dám xin người con gái :
Vú em chum-chúm chũm cau,
Cho anh bóp cái, có đau, anh đền .
Khi trai gái đi lại mà được kết quả quá sớm thì người đời không chê trách người con trai, mà lại miả-mai người con gái :
Không chồng mà chửa mới ngoan,
Có chồng mà chửa, thế-gian sự thường !
(Ta có thể so-sánh hai câu đó với hai câu dưới đây của kẻ “chơi chữ” :
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc,
Phận liễu sao đà phẩy nét ngang ?! )
Khi bị thiên-hạ chê cười bảo rằng nàng là một kẻ “lẳng lơ” thì người con gái ngang-nhiên trả lời :
Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn,
Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ .
Những lời chê bai của thiên-hạ thì trai gái cũng dám bỏ lơ đi vì họ biết rằng nên :
Chơi xuân kẻo nữa xuân đi,
Cái già sồng-sộc nó thì theo sau .
Hơn nữa, họ lại biết rằng :
Ở sao cho vừa lòng người ?
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê .
Cao chê “ngỏng”, thấp chê “lùn”,
Béo chê “béo trục, béo tròn”, gầy chê “xương sống, xương sườn phơi ra” .
Những kẻ nào mà chê bai quá nặng lời thì những người con gái có thể “trả đuã” mà bảo rằng :
Lưỡi không xương, nhiều đường lắt-léo,
Mồm không cạp, mồm méo làm ba .
Đọc ca-dao, tục-ngữ, ta thấy rất gần-gũi với những người dân ta ngày xưa, và ta không thể không tự hỏi : “Những người dân ta ngày nay thì ra sao ?” và “Ca-dao, tục-ngữ sau này thì sẽ thế nào ?”.
Tác Giả: Vô Biên
http://www.saigonecho.com/images/2012/VanHoc/tinhyeu-totinh.jpg
Trong ca-dao, tục-ngữ, người dân ta rất tự-nhiên và cởi mở .Người ta không ngại nói lên những suy-nghĩ, những tâm-trạng, những hoàn- cảnh của mình . Và cố-nhiên người ta dám nói đến tình yêu .
Tình yêu có thể đến một cách bất ngờ :
Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế chân đi không đành .
Khi đã yêu thì chàng trai tìm dịp để tỏ tình với người con gái :
Trên trời có đám mây xanh,
Ơ, giữa mây trắng, chung quanh mây vàng .
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát-Tràng về xây .
Xây dọc rồi lại xây ngang ,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân .
Có rửa thì rửa chân tay,
Chớ rửa lông mày chết cá ao anh .
Nhà anh có một cây chanh,
Nó chửa ra cành nó đã ra hoa .
Nhà anh có một mẹ già,
Thổi cơm chẳng chín, quét nhà chẳng nên .
Ăn cỗ thì đòi ngồi trên,
Mâm son, bát sứ đưa lên hầu bà .
Trong bài trên đây, khi đã tỏ tình rồi thì chàng trai nói đến chuyện mai sau . Chàng nói đến điều hay : “Xây hồ bán nguyệt…” mà cũng không dấu-diém điều khó khăn : có mẹ già đã lẫn-cẫn mà lại khó tính .
Khi tỏ tình thì chàng trai không bao giờ “vào đề” ngay, vì như thế là quá sỗ-sàng . Chàng nói loanh-quanh, “mây xanh”, “mây vàng” rồi mới vào đề mà tỏ tình .
Trong bài dưới đây, người con trai nói năng rất thanh-nhã và ý-tứ và chỉ vào đề một cách bất ngờ trong hai câu cuối cùng :
Hôm qua tát nước đầu đình,
Để quên cái áo trên cành hoa sen,
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà ?
Áo anh đứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu .
Áo anh đứt chỉ đã lâu,
Nay mượn cô ấy về khâu cho cùng .
Khâu rồi, anh sẽ trả công,
Ít nữa lấy chồng anh lại giúp cho .
Giúp em một thúng sôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm .
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo .
Giúp em quan tám tiền treo,
Quan năm tiền cuới lại đèo buồng cau .
Người con trai không để quên cái áo ở đầu bờ, xó bụi mà lại để quên trên “cành hoa sen” .
Khi tỏ tình thì chàng nói năng những lời-lẽ thơ-mộng, nhưng khi nói đến những điều cần -thiết cho việc cưới xin thì chàng lại tỏ ra rất thiết-thực và rất chu-đáo .
Người con gái, khi mới lớn lên cũng dám nói lên lời tự hỏi ngày mai sẽ ra sao, có thể gặp được người vừa ý mình hay không ::
Thân em như tấm lụa đào,
Phất-phơ giữa chợ, biết vào tay ai ?
Nếu chẳng may, khi đã quá muộn mới gặp được chàng trai vừa ý mình thì hai người cũng dám than-thở :
(Người con trai) :
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm-xuân,
Nụ tầm-xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay !
(Người con gái) :
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không,
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu,
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra ?
Tuy vậy, những người con gái cũng biết vui sống trong hiện tại và cũng dám đuà cợt với chàng trai đi ngang trên đường :
Hỡi anh đi đường cái quan,
Dừng chân đứng lại em than đôi lời .
Đi đâu vội thế anh ơi ?!
Việc quan đã có chị tôi ở nhà !
Nàng lại còn chêu-chọc các anh học trò :
Ai ơi chớ lấy học trò,
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm,
Ngày ngày cắp sách đi rong,
Tối về lại thắp đèn chong canh dài .
Tuy vậy, khi anh học trò đến từ-giã nàng để đi học xa thì nàng nói :
Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân,
Nay anh học gần, mai anh học xa,
Cơm áo thì của mẹ cha,
Cái nghiên, cái bút thực là cuả anh !
Nàng không nói thêm được nữa vì lời-lẽ đã nghẹn-ngào . Nghe nàng nói tỉ-tê như vậy, ta chẳng khỏi mong-muốn sau này, chàng trai sẽ « tên chiếm bảng vàng » và sẽ « vinh quy bái tổ », « võng anh đi trước, võng nàng theo sau » .
Khi, chẳng may lấy phải một người chồng « chẳng ra gì » thì người con gái dám than-thở với chị em :
Chồng em nó chẳng ra gì,
Tổ-tôm, sóc-điã nó thì chơi hoang .
Nói ra xấu thiếp, hổ chàng,
Nó giận nó phá tan hoang cửa nhà .
Em nói đây, có chị em nhà,
Còn dăm ba thúng gạo với một và cân bông .
Em bán đi để trả nợ cho chồng,
Còn ăn, hết nhịn cho thoả lòng chồng con .
Đắng cay ngậm quả bồ-hòn,
Cưả nhà, gia-thế, chồng con kém ngưòi .
Em nói ra sợ chị em cười,
Con nhà gia-thế lấy phải người đần ngu .
Rồng vàng tắm nước ao tù,
Người khôn ở với người ngu bực mình !
Trong ca-dao, người ta cũng dám nói tới những ái-ân nồng-nhiệt . Người con trai dám xin người con gái :
Vú em chum-chúm chũm cau,
Cho anh bóp cái, có đau, anh đền .
Khi trai gái đi lại mà được kết quả quá sớm thì người đời không chê trách người con trai, mà lại miả-mai người con gái :
Không chồng mà chửa mới ngoan,
Có chồng mà chửa, thế-gian sự thường !
(Ta có thể so-sánh hai câu đó với hai câu dưới đây của kẻ “chơi chữ” :
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc,
Phận liễu sao đà phẩy nét ngang ?! )
Khi bị thiên-hạ chê cười bảo rằng nàng là một kẻ “lẳng lơ” thì người con gái ngang-nhiên trả lời :
Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn,
Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ .
Những lời chê bai của thiên-hạ thì trai gái cũng dám bỏ lơ đi vì họ biết rằng nên :
Chơi xuân kẻo nữa xuân đi,
Cái già sồng-sộc nó thì theo sau .
Hơn nữa, họ lại biết rằng :
Ở sao cho vừa lòng người ?
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê .
Cao chê “ngỏng”, thấp chê “lùn”,
Béo chê “béo trục, béo tròn”, gầy chê “xương sống, xương sườn phơi ra” .
Những kẻ nào mà chê bai quá nặng lời thì những người con gái có thể “trả đuã” mà bảo rằng :
Lưỡi không xương, nhiều đường lắt-léo,
Mồm không cạp, mồm méo làm ba .
Đọc ca-dao, tục-ngữ, ta thấy rất gần-gũi với những người dân ta ngày xưa, và ta không thể không tự hỏi : “Những người dân ta ngày nay thì ra sao ?” và “Ca-dao, tục-ngữ sau này thì sẽ thế nào ?”.
Tác Giả: Vô Biên