giavui
11-08-2010, 06:42 PM
Bạc Màu Áo Bay
Tác Giả: Trần Quang Thiệu
Duy xoay xoay ly café trên bàn:
- Gần một năm rồi mới gặp lại, Hân nhỉ. Như đã nói trong thư, tôi cần gặp Hân vì có chuyện muốn hỏi thăm cho rõ.
- Dạ, cũng khá lâu rồi anh. Được email của anh, Hân không ngạc nhiên lắm, và Hân biết là anh muốn hỏi chuyện gì. Chúng mình là bạn thân nhưng ít khi Hân kể chuyện gia đình với anh. Được rồi, để Hân kể cho anh nghe hết, kể từ đầu, chịu không?
Duy phân trần:
- Không phải là tôi tò mò, nhưng Hân biết là tôi rất quan tâm.
- Dạ. Hân biết anh luôn luôn là bạn tốt, và lúc nào chuyện trò với anh, Hân cũng thấy thoải mái trong lòng… Anh biết không, ngày đó Hân đang học năm cuối cùng tại một trường trung học của thành phố Nha Trang. Anh Phát đến với Hân, ‘đi nhẹ vào đời’ như trong bài hát ‘Ngày Đó Chúng Mình’. Trong lúc Hân còn e ấp với tóc dài và áo trắng thơ ngây thì anh ấy đã mặc áo bay, cổ quấn khăn mầu tím hoa cà, vai treo tòn ten băng đạn và khẩu súng, trông vừa lãng mạn vừa oai hùng. Chiều nào đi học về Hân cũng cố đi thật chậm qua nhà anh ấy, chỉ mong thoáng thấy mầu áo bay là cũng đủ cho Hân vui suốt một ngày. Hân yêu thầm anh ấy. Có những buổi sáng Hân trốn bạn bè, thơ thẩn trên bãi biển, nghĩ tới Phát, nhìn lên bầu trời xanh, thấy chiếc phi cơ nào cũng tưởng như là người mình yêu đang bay vào trong lửa đạn, chẳng khác gì người tráng sĩ ‘đi vào nơi gió cát’ của một truyện tình cổ xưa.
Duy mỉm cười:
- Tôi biết, ngày đó mấy chàng phi công là thần tượng của bao nhiêu tà áo học trò!
Hân cũng cười:
- Dạ. Ngày đó tụi em còn ngây thơ quá mà. Khi anh Phát cười với Hân lần đầu, Hân gần như nghẹt thở, mặt Hân nóng bừng, Hân luống cuống đánh rơi cặp sách để cho anh ấy nhặt dùm, và từ đó chúng em quen nhau, rồi yêu nhau. Bãi cát bờ biển Nha Trang đã mang bao dấu chân của chúng em. Tà áo trắng đã quấn vào áo bay, và mái tóc dài ôm ấp khuôn mặt cả hai đứa trong những chiều lộng gió. Hân hãnh diện sánh vai đi với Phát những ngày cuối tuần trên con đường Độc Lập, mặc những đôi mắt ghen tị của bạn bè. Quả thật là hai đứa đã có với nhau một thời rất là thơ mộng thần tiên.
- Bố mẹ Hân chắc cũng vui vì có ông con rể tương lai là dân tàu bay hào hoa.
- Dạ. Bố mẹ Hân rất hài lòng, và đám cưới của Hân vào mùa hè, ngay sau khi Hân vừa tốt nghiệp trung học. Hân mang aó dài khăn cưới, còn Phát mặc lễ phục, nhưng bạn bè anh ấy có người còn mặc nguyên áo bay vì phi cơ vừa đáp, đã vội vàng tới chung vui. Trong tiếng reo hò của mọi người chúng em đã nhìn nhau đắm đuối, và dù không nói thành lời, lúc đó chúng em như đã hứa với nhau đi trọn cuộc đời. Anh Duy, anh cũng đã qua đọan đời đó, anh hiểu thế nào là hạnh phúc của những người yêu nhau và được sống bên nhau.
- Thật là hạnh phúc, phải không? Sau đó cuộc sống gia đình của Hân và Phát cũng vẫn thơ mộng như thời mới quen biết nhau?
Hân cười gượng:
- Cũng không khác lắm anh Duy ạ. Hân đã bỏ thành phố biển theo Phát khắp nẻo đường, và bắt đầu biết lo âu mỗi lần anh ấy mặc áo bay, hôn Hân giã từ, đi nhận phi vụ, để rồi reo vui nghe tiếng phi cơ gầm thét trở về. Chúng em có với nhau hai đứa con, và dù đời sống có hơi chật vật, nhưng tình yêu của chúng em lúc nào cũng đậm đà. Tháng Tư năm 1975 Hân dắt đứa con trai lớn, bồng đứa con gái nhỏ theo Phát ra phi cơ. Trong cơn hỗn loạn, anh ấy bình tĩnh đáp chiếc trực thăng xuống hàng không mẫu hạm Midway ngoài khơi Vũng Tàu, và Hân đã nhìn Phát với tất cả tấm lòng khâm phục. Hân yêu anh ấy bằng tình yêu thiết tha của người con gái mới lớn, trao trọn cuộc đời cho người yêu dấu, và tin rằng có anh ấy bên cạnh thì dù cho có sóng gió chúng em cũng sẽ vượt qua dễ dàng.
- How sweet! Qua Mỹ lúc đầu Hân ở tiểu bang nào?
- Những năm đầu của cuộc đời lưu lạc chúng em định cư tại Oaklahoma. Anh Phát đã ít nhiều biết về điện tử khi được huấn luyện thành phi công nên chọn môn Electronics tại một đại học cộng đồng, còn Hân, nhờ căn bản toán, nên theo học computer programming. Tốt nghiệp xong chúng em dọn về San Jose, đất hứa của Hi-Tech thời bấy giờ. Anh Phát tìm được việc làm Electronic Technician, còn Hân bắt đầu như Computer Programmer, rồi sau đó trở thành System Analyst. Chúng em đã có những ngày thật êm đềm, nhìn các con khôn lớn trong căn nhà mới mua ở ngoại ô, và nghĩ rằng hạnh phúc sẽ ở mãi trong tầm tay.
Duy gật gù:
- Những năm cuối thập niên 70 đó kinh tế mới phục hồi. Gia đình Việt-Nam nào cũng có công ăn việc làm, sống rất là sung túc.
- Dạ. Chúng em đã có một cuộc sống bình thường trong nhiều năm. Phát đôi lúc có buồn nghĩ đến ngày tháng cũ, nhất là khi gặp lại bạn bè Không Quân xưa, nhưng không bao giờ chán nản với đời sống mới. Tuy nhiên, Hân đã may mắn có những thăng tiến trong nghề nghiệp, còn Phát thì không. Như anh biết, kinh tế vùng Bay Valley lên xuống như nước thủy triều, Phát bị thất nghiệp nhiều lần, và lần cuối cùng ở tuổi gần 50! Hiếm công ty nào muốn mướn một technician ở vào tuổi đó nên Phát đành nằm nhà với nỗi buồn, và đó là lúc Hân gặp anh ở Stanford Microsytems. Chúng mình làm việc với nhau trong cùng một team, và anh thường phải đi xa, thăm viếng và giúp đỡ các chi nhánh của công ty ở ngoài nước Mỹ. Lần đó boss của chúng mình, Joel bắt Hân phải đi theo anh qua England vì hệ thống điện toán của phân xưởng ở bên đó vẫn còn trục trặc, anh chuyên về architect, còn Hân về application software, nên cả hai người cần phải đi chung để có thể giải quyết mọi vấn đề. Hân lúc nào cũng tin cậy anh, nhưng thú thật, Hân có chút ngại ngùng vì gossip của mấy bà làm chung trong cùng department. Một chút quen biết có thể được thổi phồng thành office romance nên Hân thở phào nhẹ nhõm khi anh đề nghị để Phát nhân dịp này đi chung qua xứ nữ-hoàng du lịch luôn. Lúc đó Hân thành thật cám ơn tấm lòng rộng lượng và sự tế nhị của anh, nhưng anh Duy biết không, có thể đó là lỗi lầm.
Hân thở dài, cúi đầu không nói thêm. Duy cũng cảm thấy buồn:
- Ban đầu thì tôi cũng không để ý, nhưng cuối cùng tôi cũng nhận ra. Trong lúc chúng mình bận bịu với công việc ở phân xưởng thì Phát bơ vơ, ngày ngày lấy xe điện lên London thăm viếng thắng cảnh một mình. Buổi tối trong lúc Hân và tôi loay hoay với dự án cho ngày mai thì Phát đóng cửa phòng coi mấy chương trình TV nhạt nhẽo. Phát cũng chỉ theo chúng mình tham dự party của đồng nghiệp địa phương có một lần vì không hiểu và không thích những đề tài chuyên môn mà thiên hạ vô tình hay cố ý bàn bạc. Tôi thấy Phát thật bơ vơ và lạc lõng, cố ý gợi chuyện với Phát vài lần nhưng cũng không giúp đưọc gì nhiều. Với Phát, có lẽ hai tuần lễ ở England là những ngày buồn tẻ chứ không phải là những ngày du lịch vui tươi.
Hân gật đầu:
- Nhưng đấy chỉ mới là mở đầu của một chuyện tình buồn, anh Duy ạ. Từ lúc quen biết nhau cho đến khi thành vợ chồng, dắt díu nhau qua xứ này, lúc nào Hân cũng là người vợ ngoan ngoãn, yêu thương và phục tùng chồng, coi mình như như kẻ dưới trong nhà. Qua tới Mỹ, Hân cũng không bao giờ thay đổi nếp sống. Lúc nào Hân cũng coi trọng Phát, nhưng những lần thất nghiệp, và nhất là chuyến đi London đó Phát đã nhìn thấy rõ sự thua kém của mình, không phải là chỉ với anh, con người từng trải và lịch duyệt, mà còn ngay cả với chính Hân, người đàn bà trước đây chỉ biết nép bóng chồng trong công việc hàng ngày, nhưng bây giờ đã có một đời sống quyến rũ, vượt qua đại đương, họp hành bàn cãi, và party vui đùa với bao nhiêu người không cùng tiếng nói và mầu da. Hân không còn là Hân nhỏ bé ngày trước, và Phát không còn là người hùng, ‘giã nhà đeo bức chiến bào’, của một thời lãng mạn xa xưa nữa.
- Những thay đổi đáng sợ, phải không Hân.
- Vâng, thật là đáng sợ. Phát trở nên câm nín, và nhiều lúc như e dè khi phải bàn cãi với Hân vế bất cứ điều gì, nhất là sau khi Hân trở thành Project Manager, đi sớm về trễ, và đôi khi mệt mỏi vì công việc nên không được ngọt ngào ở nhà. Phát mím môi chịu đựng mọi chuyện làm Hân nhiều lúc muốn phát điên, ước gì Phát la hét cãi cọ có lẽ Hân còn dễ chịu hơn.
Duy cười nhẹ:
- Hy vọng rằng tôi không phải là một yếu tố của vấn đề.
Hân bật cười:
- Lúc đó anh đã bỏ đi làm đâu đó mất tiêu rồi. Một năm mới gặp nhau ăn trưa vào dịp Christmas. Yếu tố là yếu tố nào!
Giọng Hân lại chợt buồn:
- Giá lúc đó có anh chắc là Hân cũng mượn một bờ vai. Nhưng thôi, để Hân nói nốt đoạn đời bi thảm này. Lúc đó các con Hân cũng đã lớn và đi học xa, chỉ còn Hân và Phát trong căn nhà rộng. Vì công việc Hân hay đi sớm về trễ, Phát hoặc ở nhà cắm cúi với Internet hoặc theo bạn bè cùng trang lứa, cùng một nỗi buồn ‘đường bay đứt đoạn’, đến những quán café, hoặc một nơi nào đó để chuyện trò về những ngày tháng cũ. Tiền luơng Hân vẫn giao hết cho Phát như xưa, chỉ giữ lại một ít cho riêng mình để tiêu vặt. Phát quản trị mọi vấn đề tài chánh trong nhà, Hân không phải để mắt tới, và dù Phát không làm việc, chúng em không thiếu thốn. Cho đến một ngày…
Hân cầm ly nước đưa lên môi, nhưng rồi đặt ngay xuống bàn, giọng xa vắng:
- Đó là ngày không quên được trong đời. Nhà bank gọi vào chỗ Hân làm vì không có ai ở nhà, yêu cầu Hân xác nhận món tiền khá lớn charged vào credit card của chúng em. Họ cho biết thêm đó là request của một tiệm kim-hoàn ở San Francisco. Chưa bao giờ Phát mua nữ trang cho Hân, nhất là mua món nữ trang quá đắt vào lúc không có việc làm này, nên Hân nghi là một kẻ nào đó đã lấy được số credit card của Hân, và đang dùng để mua hàng. Hân không chấp thuận, và vội vã trở về nhà lục lọi giấy tờ, check với nhà băng tất cả các accounts …
Hân bật khóc:
- Anh Duy biết không, savings account của Hân không còn một đồng. Checking account cũng gần hết. Mortgage payment cũng đã một tháng over due. May mà nhà băng gọi Hân, nếu không credit card cũng ‘up to the limit’. Hân hốt hoảng không biết chuyện gì xảy ra, và không biết Phát đi đâu nên chỉ ngồi đó run rẩy, cho đến khi Phát trở về. Hân khóc oà: “Anh ơi, họ rút hết tiền trong nhà băng của chúng mình rồi! Anh biết chuyện gì xảy ra không?” Hân tưởng là Phát cũng sẽ ngạc nhiên như Hân, nhưng không, Phát im lặng không nói một lời. Hân sửng sốt cật vấn Phát, anh ấy chỉ lẳng lặng cúi đầu, cho đến khi Hân la hét ầm ỉ anh ấy mới mở miệng nói được một câu “Anh tiêu hết rồi.” Phát chẳng buồn giải thích thêm, bỏ vào phòng ngủ, mặc Hân ngồi khóc dấm dứt.
Duy tặc lưỡi:
- Thật là lạ lùng!
- Vâng. Thật là quá sức chịu đựng. Chợt Hân nhìn thấy máy PC trong phòng gia đình, và nghĩ thầm không biết là có chi tiết nào về sự chi tiêu mà Phát giữ trong máy hay không. Phát có account riêng vì chúng em vẫn tôn trọng sự riêng tư của nhau, nhưng Hân có administrative privilege nên mở đuợc account của Phát một cách dễ dàng, và những gì Hân tìm thấy chỉ làm Hân muốn chết ngay lúc đó anh Duy à.
Duy ngậm ngùi:
- Đừng khóc nữa Hân. Chuyện gì xảy ra đã xảy ra. Tôi nghĩ là Hân có đủ bình tĩnh giải quyết mọi chuyện.
Hân lắc đầu:
- Còn gì nữa mà giải quyết! Có lẽ cũng là lỗi Hân một phần, đã quá tin tưởng vào Phát, bỏ mặc Phát với nỗi buồn. Anh biết không, Phát đã vào Internet tìm bạn bốn phương, ban đầu thì chỉ sống bẳng ảo tưởng của dĩ vãng oai hùng, với một người con gái có cái nick là ‘Giáng Kiều’. Hai người trao đổi thư tín, ve vãn lẫn nhau, cô ta khéo léo vuốt ve cái tự ái của người đàn ông đã lỡ thời, rồi hẹn hò gặp gỡ. Trong lúc Hân đi làm Phát lái xe từ San Jose lên San Francisco hầu như hàng ngày. Hai người sống với nhau như vợ chồng, và đau đớn cho Hân là Giáng Kiều chỉ là một cô gái làm tiền, những lá thư trao đổi với Phát đầy những câu tình dục bẩn thỉu đến rợn người. Nhưng cô ta đủ khéo léo đánh vào lòng yếu đuối của Phát, yêu cầu Phát đóng góp vào những hội từ thiện ma, mua sắm những món trang sức đắt tiền, đền bù cho những hành động tình dục hạ cấp. Hân không ngờ Phát lại có thể xa đọa đến mức đó anh Duy ơi!
Duy thở dài:
- Nhiều người sống bằng ảo tưởng lắm Hân ạ, và thế giới này thiếu gì những kẻ lừa bịp. Tôi biết một ông nguyên là phó đề đốc quì trước mặt một ‘thủ tướng’ nguyên là một trung sĩ thông dịch viên đễ được phong chức. Anh em đồng đội cũ của tôi cũng có những niềm đau. Tôi hiểu Hân, nhưng cũng thấy thương xót những người như Phát.
- Không ai hiểu được niềm đau của Hân đâu anh Duy. Lúc đó Hân muốn chết hết sức, nhưng rồi nghĩ tới các con, nghĩ tới cha mẹ già ở Việt-Nam nên không đành lòng. Kể từ lúc đó Hân coi Phát như không còn trên cõi đời này. Hân đóng hết accounts, cancel Internet service, cất giữ chìa khóa xe, dọn sang phòng bên cạnh, và bỏ mặc Phát muốn làm gì thì làm. Buổi tối đi làm về Hân nấu vài món ăn cất trong tủ lạnh, để một ít tiền lẻ trên bàn cho Phát ngày hôm sau, không cần biết đến Phát sẽ làm gì, đi đâu, với ai, sống hay chết. I don’t care!
Duy mỉm cười:
- Hân còn nấu ăn và để tiền lẻ lại cho Phát tức là Hân còn care! Phải tìm cách giải quyết chuyện này đi.
Giọng Hân nghe thật chán nản:
- Giải quyết thế nào hả anh? Hân đã mất đi lòng kính trọng con người Hân đã từng yêu thương. Phát cũng chẳng bao giờ mở miệng xin lỗi hay nói với Hân một lời. Anh ấy như bóng ma, ra vào thất thểu, tránh gặp mặt nhau như hai người xa lạ. Ngày ngày lang thang đâu đó, tối về ngủ vùi, và có khi đi suốt đêm, chắc là với bạn bè tàu bay cũ!
Hân lại rớt nước mắt, và Duy cũng thấy buồn:
- Tôi biết. Phát đi lang thang trong thành phố như người không nhà. Có lần tôi nhìn thấy một người đàn ông râu ria lởm chởm, quần áo lôi thôi ngồi gục đầu trên ghế trong công viên Saint James, tôi đã ngờ ngợ nhưng không dám hỏi. Mới đây gặp lại Phát ngồi ủ rũ trong thư viện tay cầm cuốn sách nhưng mắt nhìn đâu đâu. Phát nhận ra tôi nhưng cố ý lảng tránh. Tôi email cho Hân vì vẫn còn nghi ngờ, không biết có đúng là ‘bạn ta’ hay không. Bây giờ thì tôi biết rồi, buồn thật, nhưng Hân không thể để tình trạng này kéo dài. Để tôi kể câu chuyện này cho Hân nghe, có thể ít nhiều giống như trường hợp của Hân và Phát.
Hân cười buồn:
- Còn có chuyện xót xa như chuyện của Hân nữa ư, anh Duy?
- Không đâu xa lạ. Anh Lâm là anh em cột chèo với tôi, chúng tôi biết nhau khi còn trẻ, trước khi anh Lâm lấy chị Ngân và tôi lấy cô em. Lâm là người giản dị, tính tình dễ dãi, dễ gây cảm tình với mọi người. Lâm là dược sĩ còn chị Ngân là giáo sư Việt văn thời Việt-Nam Cộng Hoà. Hai người như thế thật là xứng đôi vừa lứa, và sống với nhau rất là hạnh phúc cho đến khi di cư qua Canada. Anh Lâm có hai yếu điểm, đó là mê cờ bạc và hay mềm lòng, yêu thương lăng nhăng. Chị Ngân hiền lành nên đã tha thứ cho anh Lâm nhiều lần. Lần cuối cùng anh Lâm nhẹ dạ, bắt bồ với một cô dược sĩ tập sự, bị cô ta lường gạt mất luôn tiệm thuốc. Anh Lâm trắng tay, lại trở về với vợ, và tình trạng không khác gì tình trạng của Hân và Phát bây giờ. Hai vợ chồng sống chung trong một nhà nhưng như hai người xa lạ, nhưng không thù ghét nhau, mà thực ra là họ còn yêu thương nhau. Vì sao Hân biết không?
Hân lơ đãng lắc đầu. Duy thở dài:
- Thực ra thì không ai biết cho đến khi anh Lâm hấp hối trên giuờng bệnh vì ung thư máu. Chị Ngân vào bệnh viện chỉ đứng nhìn đăm đăm, không nói một lời. Anh Lâm cũng quay đầu đi hướng khác, không nhìn vợ, nhưng có giọt nước mắt ứa ra, không biết vì ăn năn hay tủi hờn. Khi anh Lâm nhắm mắt xuôi tay chị Ngân cũng chỉ mím môi chứ không khóc. Chỉ đến khi sắp đóng nắp quan tài chị mới rút ra một bức thư, đặt trên ngực trái anh Lâm, và bật khóc nức nở, quỳ xuống ôm lấy quan tài. Không ai biết chị Ngân viết gì trong lá thư, nhưng những giọt nước mắt cuối cùng vỡ oà nên mọi người cũng đã hiểu là chị đã tha thứ, và viết cho anh những lời yêu thương mà chỉ có vợ chồng mới nói được cho nhau. Tôi tin là tình yêu không bao giờ mất hẳn, dù có nhạt nhoà nhưng vẫn còn âm ỉ trong tim để chờ đến lúc cháy bùng. Hân nên nghĩ lại, tha thứ cho Phát sớm ngày nào thì hai người bớt đau khổ ngày ấy. Hân, listten to me. Everybody deserve a second chance.
Nuớc mắt Hân lại đầm đià, có lẻ vì câu chuyện thương tâm của chị Ngân:
- Anh Duy, anh tin như vậy ư? Anh tin là tình yêu còn mãi giữa hai vợ chồng, dù xa cách, dù đã lừa dối nhau?
- Có chứ Hân, nhưng không phải chờ tới lúc người ta nhắm mắt lìa đời mình mới lại nói được lời yêu thương. Lúc đó đã quá muộn cho chúng mình ăn năn. Lúc nào tôi cũng coi Hân như bạn, và mong cho Hân được sống với hạnh phúc gia đình. Nhưng không ai mang lại cho Hân được hạnh phúc ấy. Tất cả là tùy Hân, tùy sự cố gắng của bản thân mình.
Hân cúi đầu lau dòng nước mắt:
- Quả tình Hân chẳng biết nghĩ sao. Hân khổ quá, anh Duy ơi.
Duy vỗ về:
- Cố lên Hân. Cũng gần chiều rồi, bây giờ chúng mình về nhé. Hân trở lại sở hay là về nhà luôn?
Hân hình như còn chìm đắm trong suy tư:
- Không biết nữa anh. Hay là để Hân chạy xe qua công viên xem …
Duy đứng lên. Hân cũng đứng lên, lau khô dòng nước mắt, nhìn Duy bằng đôi mắt buồn:
- Cám ơn anh Duy. Sẽ gặp lại anh sau.
Duy gật đầu, lòng se sắt, và chợt nhớ tới Trinh. Không, không bao giờ anh làm cho em buồn. Chúng mình đã có nhau hơn 30 năm, con đường còn dài cho chúng mình yêu thương nhau nhiều hơn. Vẫy tay chào Hân, Duy nhủ thầm, Christmas này nhóm bạn cũ lại họp mặt ăn trưa, mong là Hân sẽ tới, sẽ cười thật vui, như thể là những bất hạnh đã đi qua, và Hân đã tìm lại được tình yêu một thời êm ấm ở quê nhà.
Tác Giả: Trần Quang Thiệu
Duy xoay xoay ly café trên bàn:
- Gần một năm rồi mới gặp lại, Hân nhỉ. Như đã nói trong thư, tôi cần gặp Hân vì có chuyện muốn hỏi thăm cho rõ.
- Dạ, cũng khá lâu rồi anh. Được email của anh, Hân không ngạc nhiên lắm, và Hân biết là anh muốn hỏi chuyện gì. Chúng mình là bạn thân nhưng ít khi Hân kể chuyện gia đình với anh. Được rồi, để Hân kể cho anh nghe hết, kể từ đầu, chịu không?
Duy phân trần:
- Không phải là tôi tò mò, nhưng Hân biết là tôi rất quan tâm.
- Dạ. Hân biết anh luôn luôn là bạn tốt, và lúc nào chuyện trò với anh, Hân cũng thấy thoải mái trong lòng… Anh biết không, ngày đó Hân đang học năm cuối cùng tại một trường trung học của thành phố Nha Trang. Anh Phát đến với Hân, ‘đi nhẹ vào đời’ như trong bài hát ‘Ngày Đó Chúng Mình’. Trong lúc Hân còn e ấp với tóc dài và áo trắng thơ ngây thì anh ấy đã mặc áo bay, cổ quấn khăn mầu tím hoa cà, vai treo tòn ten băng đạn và khẩu súng, trông vừa lãng mạn vừa oai hùng. Chiều nào đi học về Hân cũng cố đi thật chậm qua nhà anh ấy, chỉ mong thoáng thấy mầu áo bay là cũng đủ cho Hân vui suốt một ngày. Hân yêu thầm anh ấy. Có những buổi sáng Hân trốn bạn bè, thơ thẩn trên bãi biển, nghĩ tới Phát, nhìn lên bầu trời xanh, thấy chiếc phi cơ nào cũng tưởng như là người mình yêu đang bay vào trong lửa đạn, chẳng khác gì người tráng sĩ ‘đi vào nơi gió cát’ của một truyện tình cổ xưa.
Duy mỉm cười:
- Tôi biết, ngày đó mấy chàng phi công là thần tượng của bao nhiêu tà áo học trò!
Hân cũng cười:
- Dạ. Ngày đó tụi em còn ngây thơ quá mà. Khi anh Phát cười với Hân lần đầu, Hân gần như nghẹt thở, mặt Hân nóng bừng, Hân luống cuống đánh rơi cặp sách để cho anh ấy nhặt dùm, và từ đó chúng em quen nhau, rồi yêu nhau. Bãi cát bờ biển Nha Trang đã mang bao dấu chân của chúng em. Tà áo trắng đã quấn vào áo bay, và mái tóc dài ôm ấp khuôn mặt cả hai đứa trong những chiều lộng gió. Hân hãnh diện sánh vai đi với Phát những ngày cuối tuần trên con đường Độc Lập, mặc những đôi mắt ghen tị của bạn bè. Quả thật là hai đứa đã có với nhau một thời rất là thơ mộng thần tiên.
- Bố mẹ Hân chắc cũng vui vì có ông con rể tương lai là dân tàu bay hào hoa.
- Dạ. Bố mẹ Hân rất hài lòng, và đám cưới của Hân vào mùa hè, ngay sau khi Hân vừa tốt nghiệp trung học. Hân mang aó dài khăn cưới, còn Phát mặc lễ phục, nhưng bạn bè anh ấy có người còn mặc nguyên áo bay vì phi cơ vừa đáp, đã vội vàng tới chung vui. Trong tiếng reo hò của mọi người chúng em đã nhìn nhau đắm đuối, và dù không nói thành lời, lúc đó chúng em như đã hứa với nhau đi trọn cuộc đời. Anh Duy, anh cũng đã qua đọan đời đó, anh hiểu thế nào là hạnh phúc của những người yêu nhau và được sống bên nhau.
- Thật là hạnh phúc, phải không? Sau đó cuộc sống gia đình của Hân và Phát cũng vẫn thơ mộng như thời mới quen biết nhau?
Hân cười gượng:
- Cũng không khác lắm anh Duy ạ. Hân đã bỏ thành phố biển theo Phát khắp nẻo đường, và bắt đầu biết lo âu mỗi lần anh ấy mặc áo bay, hôn Hân giã từ, đi nhận phi vụ, để rồi reo vui nghe tiếng phi cơ gầm thét trở về. Chúng em có với nhau hai đứa con, và dù đời sống có hơi chật vật, nhưng tình yêu của chúng em lúc nào cũng đậm đà. Tháng Tư năm 1975 Hân dắt đứa con trai lớn, bồng đứa con gái nhỏ theo Phát ra phi cơ. Trong cơn hỗn loạn, anh ấy bình tĩnh đáp chiếc trực thăng xuống hàng không mẫu hạm Midway ngoài khơi Vũng Tàu, và Hân đã nhìn Phát với tất cả tấm lòng khâm phục. Hân yêu anh ấy bằng tình yêu thiết tha của người con gái mới lớn, trao trọn cuộc đời cho người yêu dấu, và tin rằng có anh ấy bên cạnh thì dù cho có sóng gió chúng em cũng sẽ vượt qua dễ dàng.
- How sweet! Qua Mỹ lúc đầu Hân ở tiểu bang nào?
- Những năm đầu của cuộc đời lưu lạc chúng em định cư tại Oaklahoma. Anh Phát đã ít nhiều biết về điện tử khi được huấn luyện thành phi công nên chọn môn Electronics tại một đại học cộng đồng, còn Hân, nhờ căn bản toán, nên theo học computer programming. Tốt nghiệp xong chúng em dọn về San Jose, đất hứa của Hi-Tech thời bấy giờ. Anh Phát tìm được việc làm Electronic Technician, còn Hân bắt đầu như Computer Programmer, rồi sau đó trở thành System Analyst. Chúng em đã có những ngày thật êm đềm, nhìn các con khôn lớn trong căn nhà mới mua ở ngoại ô, và nghĩ rằng hạnh phúc sẽ ở mãi trong tầm tay.
Duy gật gù:
- Những năm cuối thập niên 70 đó kinh tế mới phục hồi. Gia đình Việt-Nam nào cũng có công ăn việc làm, sống rất là sung túc.
- Dạ. Chúng em đã có một cuộc sống bình thường trong nhiều năm. Phát đôi lúc có buồn nghĩ đến ngày tháng cũ, nhất là khi gặp lại bạn bè Không Quân xưa, nhưng không bao giờ chán nản với đời sống mới. Tuy nhiên, Hân đã may mắn có những thăng tiến trong nghề nghiệp, còn Phát thì không. Như anh biết, kinh tế vùng Bay Valley lên xuống như nước thủy triều, Phát bị thất nghiệp nhiều lần, và lần cuối cùng ở tuổi gần 50! Hiếm công ty nào muốn mướn một technician ở vào tuổi đó nên Phát đành nằm nhà với nỗi buồn, và đó là lúc Hân gặp anh ở Stanford Microsytems. Chúng mình làm việc với nhau trong cùng một team, và anh thường phải đi xa, thăm viếng và giúp đỡ các chi nhánh của công ty ở ngoài nước Mỹ. Lần đó boss của chúng mình, Joel bắt Hân phải đi theo anh qua England vì hệ thống điện toán của phân xưởng ở bên đó vẫn còn trục trặc, anh chuyên về architect, còn Hân về application software, nên cả hai người cần phải đi chung để có thể giải quyết mọi vấn đề. Hân lúc nào cũng tin cậy anh, nhưng thú thật, Hân có chút ngại ngùng vì gossip của mấy bà làm chung trong cùng department. Một chút quen biết có thể được thổi phồng thành office romance nên Hân thở phào nhẹ nhõm khi anh đề nghị để Phát nhân dịp này đi chung qua xứ nữ-hoàng du lịch luôn. Lúc đó Hân thành thật cám ơn tấm lòng rộng lượng và sự tế nhị của anh, nhưng anh Duy biết không, có thể đó là lỗi lầm.
Hân thở dài, cúi đầu không nói thêm. Duy cũng cảm thấy buồn:
- Ban đầu thì tôi cũng không để ý, nhưng cuối cùng tôi cũng nhận ra. Trong lúc chúng mình bận bịu với công việc ở phân xưởng thì Phát bơ vơ, ngày ngày lấy xe điện lên London thăm viếng thắng cảnh một mình. Buổi tối trong lúc Hân và tôi loay hoay với dự án cho ngày mai thì Phát đóng cửa phòng coi mấy chương trình TV nhạt nhẽo. Phát cũng chỉ theo chúng mình tham dự party của đồng nghiệp địa phương có một lần vì không hiểu và không thích những đề tài chuyên môn mà thiên hạ vô tình hay cố ý bàn bạc. Tôi thấy Phát thật bơ vơ và lạc lõng, cố ý gợi chuyện với Phát vài lần nhưng cũng không giúp đưọc gì nhiều. Với Phát, có lẽ hai tuần lễ ở England là những ngày buồn tẻ chứ không phải là những ngày du lịch vui tươi.
Hân gật đầu:
- Nhưng đấy chỉ mới là mở đầu của một chuyện tình buồn, anh Duy ạ. Từ lúc quen biết nhau cho đến khi thành vợ chồng, dắt díu nhau qua xứ này, lúc nào Hân cũng là người vợ ngoan ngoãn, yêu thương và phục tùng chồng, coi mình như như kẻ dưới trong nhà. Qua tới Mỹ, Hân cũng không bao giờ thay đổi nếp sống. Lúc nào Hân cũng coi trọng Phát, nhưng những lần thất nghiệp, và nhất là chuyến đi London đó Phát đã nhìn thấy rõ sự thua kém của mình, không phải là chỉ với anh, con người từng trải và lịch duyệt, mà còn ngay cả với chính Hân, người đàn bà trước đây chỉ biết nép bóng chồng trong công việc hàng ngày, nhưng bây giờ đã có một đời sống quyến rũ, vượt qua đại đương, họp hành bàn cãi, và party vui đùa với bao nhiêu người không cùng tiếng nói và mầu da. Hân không còn là Hân nhỏ bé ngày trước, và Phát không còn là người hùng, ‘giã nhà đeo bức chiến bào’, của một thời lãng mạn xa xưa nữa.
- Những thay đổi đáng sợ, phải không Hân.
- Vâng, thật là đáng sợ. Phát trở nên câm nín, và nhiều lúc như e dè khi phải bàn cãi với Hân vế bất cứ điều gì, nhất là sau khi Hân trở thành Project Manager, đi sớm về trễ, và đôi khi mệt mỏi vì công việc nên không được ngọt ngào ở nhà. Phát mím môi chịu đựng mọi chuyện làm Hân nhiều lúc muốn phát điên, ước gì Phát la hét cãi cọ có lẽ Hân còn dễ chịu hơn.
Duy cười nhẹ:
- Hy vọng rằng tôi không phải là một yếu tố của vấn đề.
Hân bật cười:
- Lúc đó anh đã bỏ đi làm đâu đó mất tiêu rồi. Một năm mới gặp nhau ăn trưa vào dịp Christmas. Yếu tố là yếu tố nào!
Giọng Hân lại chợt buồn:
- Giá lúc đó có anh chắc là Hân cũng mượn một bờ vai. Nhưng thôi, để Hân nói nốt đoạn đời bi thảm này. Lúc đó các con Hân cũng đã lớn và đi học xa, chỉ còn Hân và Phát trong căn nhà rộng. Vì công việc Hân hay đi sớm về trễ, Phát hoặc ở nhà cắm cúi với Internet hoặc theo bạn bè cùng trang lứa, cùng một nỗi buồn ‘đường bay đứt đoạn’, đến những quán café, hoặc một nơi nào đó để chuyện trò về những ngày tháng cũ. Tiền luơng Hân vẫn giao hết cho Phát như xưa, chỉ giữ lại một ít cho riêng mình để tiêu vặt. Phát quản trị mọi vấn đề tài chánh trong nhà, Hân không phải để mắt tới, và dù Phát không làm việc, chúng em không thiếu thốn. Cho đến một ngày…
Hân cầm ly nước đưa lên môi, nhưng rồi đặt ngay xuống bàn, giọng xa vắng:
- Đó là ngày không quên được trong đời. Nhà bank gọi vào chỗ Hân làm vì không có ai ở nhà, yêu cầu Hân xác nhận món tiền khá lớn charged vào credit card của chúng em. Họ cho biết thêm đó là request của một tiệm kim-hoàn ở San Francisco. Chưa bao giờ Phát mua nữ trang cho Hân, nhất là mua món nữ trang quá đắt vào lúc không có việc làm này, nên Hân nghi là một kẻ nào đó đã lấy được số credit card của Hân, và đang dùng để mua hàng. Hân không chấp thuận, và vội vã trở về nhà lục lọi giấy tờ, check với nhà băng tất cả các accounts …
Hân bật khóc:
- Anh Duy biết không, savings account của Hân không còn một đồng. Checking account cũng gần hết. Mortgage payment cũng đã một tháng over due. May mà nhà băng gọi Hân, nếu không credit card cũng ‘up to the limit’. Hân hốt hoảng không biết chuyện gì xảy ra, và không biết Phát đi đâu nên chỉ ngồi đó run rẩy, cho đến khi Phát trở về. Hân khóc oà: “Anh ơi, họ rút hết tiền trong nhà băng của chúng mình rồi! Anh biết chuyện gì xảy ra không?” Hân tưởng là Phát cũng sẽ ngạc nhiên như Hân, nhưng không, Phát im lặng không nói một lời. Hân sửng sốt cật vấn Phát, anh ấy chỉ lẳng lặng cúi đầu, cho đến khi Hân la hét ầm ỉ anh ấy mới mở miệng nói được một câu “Anh tiêu hết rồi.” Phát chẳng buồn giải thích thêm, bỏ vào phòng ngủ, mặc Hân ngồi khóc dấm dứt.
Duy tặc lưỡi:
- Thật là lạ lùng!
- Vâng. Thật là quá sức chịu đựng. Chợt Hân nhìn thấy máy PC trong phòng gia đình, và nghĩ thầm không biết là có chi tiết nào về sự chi tiêu mà Phát giữ trong máy hay không. Phát có account riêng vì chúng em vẫn tôn trọng sự riêng tư của nhau, nhưng Hân có administrative privilege nên mở đuợc account của Phát một cách dễ dàng, và những gì Hân tìm thấy chỉ làm Hân muốn chết ngay lúc đó anh Duy à.
Duy ngậm ngùi:
- Đừng khóc nữa Hân. Chuyện gì xảy ra đã xảy ra. Tôi nghĩ là Hân có đủ bình tĩnh giải quyết mọi chuyện.
Hân lắc đầu:
- Còn gì nữa mà giải quyết! Có lẽ cũng là lỗi Hân một phần, đã quá tin tưởng vào Phát, bỏ mặc Phát với nỗi buồn. Anh biết không, Phát đã vào Internet tìm bạn bốn phương, ban đầu thì chỉ sống bẳng ảo tưởng của dĩ vãng oai hùng, với một người con gái có cái nick là ‘Giáng Kiều’. Hai người trao đổi thư tín, ve vãn lẫn nhau, cô ta khéo léo vuốt ve cái tự ái của người đàn ông đã lỡ thời, rồi hẹn hò gặp gỡ. Trong lúc Hân đi làm Phát lái xe từ San Jose lên San Francisco hầu như hàng ngày. Hai người sống với nhau như vợ chồng, và đau đớn cho Hân là Giáng Kiều chỉ là một cô gái làm tiền, những lá thư trao đổi với Phát đầy những câu tình dục bẩn thỉu đến rợn người. Nhưng cô ta đủ khéo léo đánh vào lòng yếu đuối của Phát, yêu cầu Phát đóng góp vào những hội từ thiện ma, mua sắm những món trang sức đắt tiền, đền bù cho những hành động tình dục hạ cấp. Hân không ngờ Phát lại có thể xa đọa đến mức đó anh Duy ơi!
Duy thở dài:
- Nhiều người sống bằng ảo tưởng lắm Hân ạ, và thế giới này thiếu gì những kẻ lừa bịp. Tôi biết một ông nguyên là phó đề đốc quì trước mặt một ‘thủ tướng’ nguyên là một trung sĩ thông dịch viên đễ được phong chức. Anh em đồng đội cũ của tôi cũng có những niềm đau. Tôi hiểu Hân, nhưng cũng thấy thương xót những người như Phát.
- Không ai hiểu được niềm đau của Hân đâu anh Duy. Lúc đó Hân muốn chết hết sức, nhưng rồi nghĩ tới các con, nghĩ tới cha mẹ già ở Việt-Nam nên không đành lòng. Kể từ lúc đó Hân coi Phát như không còn trên cõi đời này. Hân đóng hết accounts, cancel Internet service, cất giữ chìa khóa xe, dọn sang phòng bên cạnh, và bỏ mặc Phát muốn làm gì thì làm. Buổi tối đi làm về Hân nấu vài món ăn cất trong tủ lạnh, để một ít tiền lẻ trên bàn cho Phát ngày hôm sau, không cần biết đến Phát sẽ làm gì, đi đâu, với ai, sống hay chết. I don’t care!
Duy mỉm cười:
- Hân còn nấu ăn và để tiền lẻ lại cho Phát tức là Hân còn care! Phải tìm cách giải quyết chuyện này đi.
Giọng Hân nghe thật chán nản:
- Giải quyết thế nào hả anh? Hân đã mất đi lòng kính trọng con người Hân đã từng yêu thương. Phát cũng chẳng bao giờ mở miệng xin lỗi hay nói với Hân một lời. Anh ấy như bóng ma, ra vào thất thểu, tránh gặp mặt nhau như hai người xa lạ. Ngày ngày lang thang đâu đó, tối về ngủ vùi, và có khi đi suốt đêm, chắc là với bạn bè tàu bay cũ!
Hân lại rớt nước mắt, và Duy cũng thấy buồn:
- Tôi biết. Phát đi lang thang trong thành phố như người không nhà. Có lần tôi nhìn thấy một người đàn ông râu ria lởm chởm, quần áo lôi thôi ngồi gục đầu trên ghế trong công viên Saint James, tôi đã ngờ ngợ nhưng không dám hỏi. Mới đây gặp lại Phát ngồi ủ rũ trong thư viện tay cầm cuốn sách nhưng mắt nhìn đâu đâu. Phát nhận ra tôi nhưng cố ý lảng tránh. Tôi email cho Hân vì vẫn còn nghi ngờ, không biết có đúng là ‘bạn ta’ hay không. Bây giờ thì tôi biết rồi, buồn thật, nhưng Hân không thể để tình trạng này kéo dài. Để tôi kể câu chuyện này cho Hân nghe, có thể ít nhiều giống như trường hợp của Hân và Phát.
Hân cười buồn:
- Còn có chuyện xót xa như chuyện của Hân nữa ư, anh Duy?
- Không đâu xa lạ. Anh Lâm là anh em cột chèo với tôi, chúng tôi biết nhau khi còn trẻ, trước khi anh Lâm lấy chị Ngân và tôi lấy cô em. Lâm là người giản dị, tính tình dễ dãi, dễ gây cảm tình với mọi người. Lâm là dược sĩ còn chị Ngân là giáo sư Việt văn thời Việt-Nam Cộng Hoà. Hai người như thế thật là xứng đôi vừa lứa, và sống với nhau rất là hạnh phúc cho đến khi di cư qua Canada. Anh Lâm có hai yếu điểm, đó là mê cờ bạc và hay mềm lòng, yêu thương lăng nhăng. Chị Ngân hiền lành nên đã tha thứ cho anh Lâm nhiều lần. Lần cuối cùng anh Lâm nhẹ dạ, bắt bồ với một cô dược sĩ tập sự, bị cô ta lường gạt mất luôn tiệm thuốc. Anh Lâm trắng tay, lại trở về với vợ, và tình trạng không khác gì tình trạng của Hân và Phát bây giờ. Hai vợ chồng sống chung trong một nhà nhưng như hai người xa lạ, nhưng không thù ghét nhau, mà thực ra là họ còn yêu thương nhau. Vì sao Hân biết không?
Hân lơ đãng lắc đầu. Duy thở dài:
- Thực ra thì không ai biết cho đến khi anh Lâm hấp hối trên giuờng bệnh vì ung thư máu. Chị Ngân vào bệnh viện chỉ đứng nhìn đăm đăm, không nói một lời. Anh Lâm cũng quay đầu đi hướng khác, không nhìn vợ, nhưng có giọt nước mắt ứa ra, không biết vì ăn năn hay tủi hờn. Khi anh Lâm nhắm mắt xuôi tay chị Ngân cũng chỉ mím môi chứ không khóc. Chỉ đến khi sắp đóng nắp quan tài chị mới rút ra một bức thư, đặt trên ngực trái anh Lâm, và bật khóc nức nở, quỳ xuống ôm lấy quan tài. Không ai biết chị Ngân viết gì trong lá thư, nhưng những giọt nước mắt cuối cùng vỡ oà nên mọi người cũng đã hiểu là chị đã tha thứ, và viết cho anh những lời yêu thương mà chỉ có vợ chồng mới nói được cho nhau. Tôi tin là tình yêu không bao giờ mất hẳn, dù có nhạt nhoà nhưng vẫn còn âm ỉ trong tim để chờ đến lúc cháy bùng. Hân nên nghĩ lại, tha thứ cho Phát sớm ngày nào thì hai người bớt đau khổ ngày ấy. Hân, listten to me. Everybody deserve a second chance.
Nuớc mắt Hân lại đầm đià, có lẻ vì câu chuyện thương tâm của chị Ngân:
- Anh Duy, anh tin như vậy ư? Anh tin là tình yêu còn mãi giữa hai vợ chồng, dù xa cách, dù đã lừa dối nhau?
- Có chứ Hân, nhưng không phải chờ tới lúc người ta nhắm mắt lìa đời mình mới lại nói được lời yêu thương. Lúc đó đã quá muộn cho chúng mình ăn năn. Lúc nào tôi cũng coi Hân như bạn, và mong cho Hân được sống với hạnh phúc gia đình. Nhưng không ai mang lại cho Hân được hạnh phúc ấy. Tất cả là tùy Hân, tùy sự cố gắng của bản thân mình.
Hân cúi đầu lau dòng nước mắt:
- Quả tình Hân chẳng biết nghĩ sao. Hân khổ quá, anh Duy ơi.
Duy vỗ về:
- Cố lên Hân. Cũng gần chiều rồi, bây giờ chúng mình về nhé. Hân trở lại sở hay là về nhà luôn?
Hân hình như còn chìm đắm trong suy tư:
- Không biết nữa anh. Hay là để Hân chạy xe qua công viên xem …
Duy đứng lên. Hân cũng đứng lên, lau khô dòng nước mắt, nhìn Duy bằng đôi mắt buồn:
- Cám ơn anh Duy. Sẽ gặp lại anh sau.
Duy gật đầu, lòng se sắt, và chợt nhớ tới Trinh. Không, không bao giờ anh làm cho em buồn. Chúng mình đã có nhau hơn 30 năm, con đường còn dài cho chúng mình yêu thương nhau nhiều hơn. Vẫy tay chào Hân, Duy nhủ thầm, Christmas này nhóm bạn cũ lại họp mặt ăn trưa, mong là Hân sẽ tới, sẽ cười thật vui, như thể là những bất hạnh đã đi qua, và Hân đã tìm lại được tình yêu một thời êm ấm ở quê nhà.