duyanh
01-24-2015, 02:34 PM
Vì sao quốc vương Arab Saudi được chôn trong mộ vô danh
Thay vì một quốc tang trang trọng, cố vương Arab Saudi Abdullah được chôn cất giản dị theo tín ngưỡng của phái Wahhabi, với niềm tin rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước Thượng đế khi chết.
http://www.vietfreefun.com/forum/showthread.php?216161-Qu%E1%BB%91c-v%C6%B0%C6%A1ng-%E1%BA%A2-R%E1%BA%ADp-Saudi-qua-%C4%91%E1%BB%9Di
http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/01/24/saudi1-5482-1422077162.jpg (http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/01/24/saudi1-5482-1422077162.jpg)
Hoàng gia và các lãnh đạo cầu nguyện trước thi thể của cố quốc vương Abdullah tại đại thánh đường ở thủ đô Riyadh hôm qua. Ảnh: Reuters
Quốc vương Abdullah qua đời sáng sớm qua ở tuổi 90 sau một thời gian chiến đấu với bệnh viêm phổi. Dù với người nắm giữ ngai vàng suốt gần 10 năm, Arab Saudi không đưa ra thời gian quốc tang hay tổ chức một tang lễ lớn cho ông.
Cờ ở khắp vương quốc vẫn được treo cao. Các văn phòng chính quyền đóng cửa vào hai ngày cuối tuần thứ 6 và thứ 7 ở Trung Đông sẽ mở cửa lại vào ngày mai như thường lệ.
Trong khi đó, thi thể người từng sở hữu khối tài sản khoảng 20 tỷ USD được chở trên xe cứu thương của thành phố tới đại giáo đường Imam Turki Bin Abdullah ở thủ đô Riyadh để làm lễ tang. Buổi lễ do tân vương Salman chủ trì có sự tham dự của hoàng gia và nhiều lãnh đạo nước ngoài theo Hồi giáo.
Thi thể của cố vương được tắm rửa theo nghi thức đạo Hồi rồi bọc trong hai tấm vải trắng và an táng tại một ngôi mộ vô danh ở nghĩa trang Al Oud, Riyadh. Đây là nơi nhiều thành viên hoàng gia cũng như thường dân của Arab Saudi an nghỉ.
Nghi thức tang lễ đơn giản đối với quốc vương diễn ra theo quy tắc Wahhabi, một nhánh rất bảo thủ của dòng Hồi giáo Sunni, tín ngưỡng thống trị ở vương quốc Arab Saudi.
News Week dẫn lời tiến sĩ Tony Street, chuyên gia về Hồi giáo ở đại học Cambridge, cho biết khi chôn cất, những người theo Wahhabi rất kỵ để lại bất kỳ thứ gì khiến nơi an nghỉ của họ có thể trở thành một điểm thờ cúng. Họ mô tả đức tin của họ đơn giản như một cam kết đối với quyền năng tối cao của Thánh Allah.
Với Wahhabi, những đền thờ nguy nga đi ngược lại lý tưởng của chủ nghĩa quân bình thống nhất tất cả những người Hồi giáo. Một số tín đồ Wahhabi thậm chí hiểu giáo lý này theo cách đề nghị phá hủy những đền thờ của các vị thánh Sufi và lãnh tụ Shiite trên khắp Trung Đông.
Tuy nhiên, những người theo Wahhabi thường không dùng "chủ nghĩa Wahhabi", do cụm từ chỉ học thuyết của học giả Hồi giáo Muhammad ibn Abd al-Wahhab vào thế kỷ 18, người mà tín ngưỡng này đặt tên theo. "Tôi nghĩ họ chỉ muốn được gọi đơn giản là người Hồi giáo", ông Street nói.
Tân vương Salman từng công khai phản đối thuật ngữ trên và cho rằng nó không đại diện cho xã hội Arab Saudi hiện đại.
http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/01/24/saudi-1962-1422077162.jpg (http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/01/24/saudi-1962-1422077162.jpg)
Quốc vương Abdullah an nghỉ tại ngôi mộ vô danh ở nghĩa trang Al Oud. Ảnh: Reuters
Nhà truyền giáo Al–Wahhab cũng được chôn trong một ngôi mộ vô danh. Tháng 9 năm ngoái, tranh cãi từng nổ ra sau khi một học giả nước này cho rằng thi thể của nhà tiên tri Mohammed đã được chuyển từ thánh đường al-Masjid al-Nabawi ở thành phố Medina đến một ngôi mộ vô danh gần đó.
Theo ông Andrew Hammond, một nhà nghiên cứu thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, những tín đồ Wahhabism không thích thờ cúng những thực thể hữu hình. "Họ đặc biệt cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy ai đó vái lạy thi thể của nhà tiên tri", ông nói.
Quốc vương Abdullah lên ngôi năm 2005, sau khi anh trai Fahd qua đời. So với phong cách sang trọng của nhiều anh em và các cháu trai trong gia đình, Abdullah sống khá giản dị.
Ông đi nghỉ ở một lán trại giữa sa mạc thay vì những cung điện ở Địa Trung Hải. Ông cũng nổi tiếng với việc hạn chế sự chuyên quyền của gia đình mình như yêu cầu các hoàng tử tự trả hóa đơn điện thoại của họ và tự đặt vé máy bay.
Ngay sau khi Abdullah qua đời, người em trai của ông là thái tử Salman, 79 tuổi, trở thành tân vương. Dù cuộc kế vị ở Arab Saudi diễn ra suôn sẻ nhưng giá dầu vẫn tăng và tạo ra sự bất ổn trên thị trường. Arab Saudi là nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu của thế giới.
Tân vương Salman nhanh chóng cam kết tiếp tục các chính sách năng lượng và đối ngoại của Abdullah nhưng ông cũng kế thừa nhiều vấn đề mà cố quốc vương phải đối mặt nhiều tháng qua, như giá dầu quốc tế lao dốc và mối đe dọa từ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Nhóm này từng tuyên bố sẽ lật đổ hoàng gia Arab Saudi vì tham gia vào liên minh chống IS của Mỹ.
Theo vnexpress
Thay vì một quốc tang trang trọng, cố vương Arab Saudi Abdullah được chôn cất giản dị theo tín ngưỡng của phái Wahhabi, với niềm tin rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước Thượng đế khi chết.
http://www.vietfreefun.com/forum/showthread.php?216161-Qu%E1%BB%91c-v%C6%B0%C6%A1ng-%E1%BA%A2-R%E1%BA%ADp-Saudi-qua-%C4%91%E1%BB%9Di
http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/01/24/saudi1-5482-1422077162.jpg (http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/01/24/saudi1-5482-1422077162.jpg)
Hoàng gia và các lãnh đạo cầu nguyện trước thi thể của cố quốc vương Abdullah tại đại thánh đường ở thủ đô Riyadh hôm qua. Ảnh: Reuters
Quốc vương Abdullah qua đời sáng sớm qua ở tuổi 90 sau một thời gian chiến đấu với bệnh viêm phổi. Dù với người nắm giữ ngai vàng suốt gần 10 năm, Arab Saudi không đưa ra thời gian quốc tang hay tổ chức một tang lễ lớn cho ông.
Cờ ở khắp vương quốc vẫn được treo cao. Các văn phòng chính quyền đóng cửa vào hai ngày cuối tuần thứ 6 và thứ 7 ở Trung Đông sẽ mở cửa lại vào ngày mai như thường lệ.
Trong khi đó, thi thể người từng sở hữu khối tài sản khoảng 20 tỷ USD được chở trên xe cứu thương của thành phố tới đại giáo đường Imam Turki Bin Abdullah ở thủ đô Riyadh để làm lễ tang. Buổi lễ do tân vương Salman chủ trì có sự tham dự của hoàng gia và nhiều lãnh đạo nước ngoài theo Hồi giáo.
Thi thể của cố vương được tắm rửa theo nghi thức đạo Hồi rồi bọc trong hai tấm vải trắng và an táng tại một ngôi mộ vô danh ở nghĩa trang Al Oud, Riyadh. Đây là nơi nhiều thành viên hoàng gia cũng như thường dân của Arab Saudi an nghỉ.
Nghi thức tang lễ đơn giản đối với quốc vương diễn ra theo quy tắc Wahhabi, một nhánh rất bảo thủ của dòng Hồi giáo Sunni, tín ngưỡng thống trị ở vương quốc Arab Saudi.
News Week dẫn lời tiến sĩ Tony Street, chuyên gia về Hồi giáo ở đại học Cambridge, cho biết khi chôn cất, những người theo Wahhabi rất kỵ để lại bất kỳ thứ gì khiến nơi an nghỉ của họ có thể trở thành một điểm thờ cúng. Họ mô tả đức tin của họ đơn giản như một cam kết đối với quyền năng tối cao của Thánh Allah.
Với Wahhabi, những đền thờ nguy nga đi ngược lại lý tưởng của chủ nghĩa quân bình thống nhất tất cả những người Hồi giáo. Một số tín đồ Wahhabi thậm chí hiểu giáo lý này theo cách đề nghị phá hủy những đền thờ của các vị thánh Sufi và lãnh tụ Shiite trên khắp Trung Đông.
Tuy nhiên, những người theo Wahhabi thường không dùng "chủ nghĩa Wahhabi", do cụm từ chỉ học thuyết của học giả Hồi giáo Muhammad ibn Abd al-Wahhab vào thế kỷ 18, người mà tín ngưỡng này đặt tên theo. "Tôi nghĩ họ chỉ muốn được gọi đơn giản là người Hồi giáo", ông Street nói.
Tân vương Salman từng công khai phản đối thuật ngữ trên và cho rằng nó không đại diện cho xã hội Arab Saudi hiện đại.
http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/01/24/saudi-1962-1422077162.jpg (http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/01/24/saudi-1962-1422077162.jpg)
Quốc vương Abdullah an nghỉ tại ngôi mộ vô danh ở nghĩa trang Al Oud. Ảnh: Reuters
Nhà truyền giáo Al–Wahhab cũng được chôn trong một ngôi mộ vô danh. Tháng 9 năm ngoái, tranh cãi từng nổ ra sau khi một học giả nước này cho rằng thi thể của nhà tiên tri Mohammed đã được chuyển từ thánh đường al-Masjid al-Nabawi ở thành phố Medina đến một ngôi mộ vô danh gần đó.
Theo ông Andrew Hammond, một nhà nghiên cứu thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, những tín đồ Wahhabism không thích thờ cúng những thực thể hữu hình. "Họ đặc biệt cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy ai đó vái lạy thi thể của nhà tiên tri", ông nói.
Quốc vương Abdullah lên ngôi năm 2005, sau khi anh trai Fahd qua đời. So với phong cách sang trọng của nhiều anh em và các cháu trai trong gia đình, Abdullah sống khá giản dị.
Ông đi nghỉ ở một lán trại giữa sa mạc thay vì những cung điện ở Địa Trung Hải. Ông cũng nổi tiếng với việc hạn chế sự chuyên quyền của gia đình mình như yêu cầu các hoàng tử tự trả hóa đơn điện thoại của họ và tự đặt vé máy bay.
Ngay sau khi Abdullah qua đời, người em trai của ông là thái tử Salman, 79 tuổi, trở thành tân vương. Dù cuộc kế vị ở Arab Saudi diễn ra suôn sẻ nhưng giá dầu vẫn tăng và tạo ra sự bất ổn trên thị trường. Arab Saudi là nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu của thế giới.
Tân vương Salman nhanh chóng cam kết tiếp tục các chính sách năng lượng và đối ngoại của Abdullah nhưng ông cũng kế thừa nhiều vấn đề mà cố quốc vương phải đối mặt nhiều tháng qua, như giá dầu quốc tế lao dốc và mối đe dọa từ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Nhóm này từng tuyên bố sẽ lật đổ hoàng gia Arab Saudi vì tham gia vào liên minh chống IS của Mỹ.
Theo vnexpress