duyanh
01-22-2015, 02:38 PM
Yêu cầu David Dương không được phép độc quyền xử lý rác
http://media.tinmoitruong.vn/public/media/media/picture/10/david%20Duong%20-tinmoitruong.jpg
Một văn bản khẩn do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà ký đã bác bỏ mọi đề xuất của Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam do ông David Dương, nêu rõ những dấu hiệu độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh của công ty này.Văn bản nói trên được ký ngày 21.1.2015, gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS).
http://media.tinmoitruong.vn/public/media/media/picture/10/david%20Duong%20-tinmoitruong%202.jpg (http://media.tinmoitruong.vn/public/media/media/picture/10/david%20Duong%20-tinmoitruong%202.jpg)
Nhà máy xử lý rác thải bằng phương pháp nhiệt hóa này tại Tokyo. Chính quyền trả phí 35 USD/tấn rác thải
Trong đó, UBND TP.HCM nêu rõ ý kiến đối với tờ trình số 9869/TTr-SKHĐT ngày 14.11.2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, về việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư của VWS, công văn số 0402/SKHĐT của Sở Kế hoạch và Đầu tư về tình hình hoạt động của VWS.
Theo Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư số 2535/GCNĐC1/41/1 do UBND TP.HCM cấp cho VWS ngày 13.1.2014, mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp này được quy định như sau:
- Một bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, công suất 2.500-3.000 tấn/ngày
- Một nhà máy chế biến compost công suất 100 tấn/ngày. Việc nâng công suất nhà máy compost sẽ đưcọ thực hiện đồng thời với việc Thành phố thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Một nhà máy phân loại tái chế công suất 500 tấn/ngày.
- Một bến thủy nội địa và vành đai cây xanh cách ly.
Do đó, UBND TP.HCM yêu cầu Công ty VWS thực hiện đúng phạm vi và mục tiêu kinh doanh nêu trên. Công ty VWS không được chôn lấp chất thải rắn vượt quá công suất cho phép là 3.000 tấn/ngày.
Về thực hiện luật cạnh tranh, văn bản của UBND TP.HCM cho biế
t: Hiện nay lượng rác phát sinh tại Thành phố là 6.700 tấn/ngày. Công ty VWS đang xử lý khối lượng rác là 3.000 tấn/ngày, chiếm khoảng 45% thị trường xử lý chất thải rắn của TP.HCM và như vậy VWS được xem là có vị trí thống lĩnh thị trường.
Việc VWS đề nghị được nâng công suất lên 10.000 tấn/ngày và xử lý toàn bộ chất thải rắn của Thành phố sẽ dẫn đến độc quyền trong lĩnh vực xử lý chất thải trên địa bàn TP.HCM, ảnh hưởng đến quyền được cạnh tranh của các doanh nghiệp khác.
Còn trường hợp VWS được thực hiện chính thức chủ chương chuyển khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thêm 2.000 tấn/ngày từ Khu liên hợp xử lý chất thải Phước Hiệp, huyện Củ Chi về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước sẽ được xử lý lượng rác là 5.000 tấn/ngày, trong tổng số 6.700 tấn/ngày (khoảng 75%) lượng rác của Thành phố cũng là dấu hiệu VWS vi phạm điều cấm của Luật Cạnh tranh.
Về giá xử lý rác, Công ty VWS đã không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tasic chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500-3.000 tấn/ngày theo quy định của Giấy phép đầu tư số 2535/GP ngày 28.12.2005. Thay vào đó, VWS đang vận hành bãi chôn lấp rác với công suất 2.500-3.000 tấn/ngày.
Và mặc dù không xây nhà máy xử lý mà chỉ chôn lấp rác, nhưng VWS vẫn được thanh toán chi phí xử lý rác cao hơn giá thanh toán cho các doanh nghiệp khác cũng thực hiện chôn lấp.
Thời điểm hiện nay, Thành phố thanh toán cho Công ty VWS cao hơn khoảng 3 USD/tấn so với doanh nghiệp khác cũng thực hiện chôn lấp (trả nhiều hơn cho VWS khoảng 3 triệu USD/năm).
Việc tăng công suất cho Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước của VWS có thể dẫn đến VWS thực hiện hành vi thống lĩnh thị trường để áp đặt giá, vi phạm điều cấm của Luật Cạnh tranh.
Và nếu với mức cao hơn so với trả cho doanh nghiệp khác như hiện nay thì Thành phố phải trả thêm khoảng 10 triệu USD/năm, khi công suất của Khu xử lý chất thải Đa Phước là 10.000 tấn/ngày.
Để có cơ sở xem xét, điều chỉnh Giấy phép đầu tư cho Công ty VWS theo đúng quy định của Luật Cạnh tranh và tiết kiệm ngân sách nhà nước, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo văn bản của UBND TP.HCM gửi Bộ Công Thương có ý kiến về vấn đề trên.
Từ những ý kiến trên, UBND TP.HCM đề nghị công ty VWS khẩn trương lập hồ sơ điều chỉnh thiết kế cơ sở dự án Khu liên hợp chất thải Đa Phước gửi cho Bộ Xây dựng thẩm định và phê duyệt; hồ sơ đánh giá tác động môi trường gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt theo quy định để bổ sung các hồ sơ nêu trên cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND TP.HCM xem xét, phê duyệt điều chỉnh Giấy phép đầu tư theo quy dịnh (Thông báo số 1087/TB-VP ngày 23.12.2014 của Văn phòng UBND TP.HCM).
Trước đó, như Một Thế Giới đã đưa tin, công nghệ xử lý rác của Việt kiều David Dươngtại bãi Đa Phước chỉ là công nghệ chôn lấp nhưng giá xử lý rác của VWS lên gấp 17 lần so với cùng công nghệ tại Đà Nẵng.
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước của VWS được quảng bá là khu xử lý hiện đại nhất Việt Nam nhưng thực chất gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường như Một Thế Giới đã đưa tin trước đây.
Việc UBND TP.HCM ra văn bản liên quan đến VWS được nhiều doanh nghiệp xử lý rác tại địa phương hết sức hoan nghênh vì cơ quan quản lý nhà nước đang tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho họ.
tm
http://media.tinmoitruong.vn/public/media/media/picture/10/david%20Duong%20-tinmoitruong.jpg
Một văn bản khẩn do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà ký đã bác bỏ mọi đề xuất của Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam do ông David Dương, nêu rõ những dấu hiệu độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh của công ty này.Văn bản nói trên được ký ngày 21.1.2015, gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS).
http://media.tinmoitruong.vn/public/media/media/picture/10/david%20Duong%20-tinmoitruong%202.jpg (http://media.tinmoitruong.vn/public/media/media/picture/10/david%20Duong%20-tinmoitruong%202.jpg)
Nhà máy xử lý rác thải bằng phương pháp nhiệt hóa này tại Tokyo. Chính quyền trả phí 35 USD/tấn rác thải
Trong đó, UBND TP.HCM nêu rõ ý kiến đối với tờ trình số 9869/TTr-SKHĐT ngày 14.11.2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, về việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư của VWS, công văn số 0402/SKHĐT của Sở Kế hoạch và Đầu tư về tình hình hoạt động của VWS.
Theo Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư số 2535/GCNĐC1/41/1 do UBND TP.HCM cấp cho VWS ngày 13.1.2014, mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp này được quy định như sau:
- Một bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, công suất 2.500-3.000 tấn/ngày
- Một nhà máy chế biến compost công suất 100 tấn/ngày. Việc nâng công suất nhà máy compost sẽ đưcọ thực hiện đồng thời với việc Thành phố thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Một nhà máy phân loại tái chế công suất 500 tấn/ngày.
- Một bến thủy nội địa và vành đai cây xanh cách ly.
Do đó, UBND TP.HCM yêu cầu Công ty VWS thực hiện đúng phạm vi và mục tiêu kinh doanh nêu trên. Công ty VWS không được chôn lấp chất thải rắn vượt quá công suất cho phép là 3.000 tấn/ngày.
Về thực hiện luật cạnh tranh, văn bản của UBND TP.HCM cho biế
t: Hiện nay lượng rác phát sinh tại Thành phố là 6.700 tấn/ngày. Công ty VWS đang xử lý khối lượng rác là 3.000 tấn/ngày, chiếm khoảng 45% thị trường xử lý chất thải rắn của TP.HCM và như vậy VWS được xem là có vị trí thống lĩnh thị trường.
Việc VWS đề nghị được nâng công suất lên 10.000 tấn/ngày và xử lý toàn bộ chất thải rắn của Thành phố sẽ dẫn đến độc quyền trong lĩnh vực xử lý chất thải trên địa bàn TP.HCM, ảnh hưởng đến quyền được cạnh tranh của các doanh nghiệp khác.
Còn trường hợp VWS được thực hiện chính thức chủ chương chuyển khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thêm 2.000 tấn/ngày từ Khu liên hợp xử lý chất thải Phước Hiệp, huyện Củ Chi về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước sẽ được xử lý lượng rác là 5.000 tấn/ngày, trong tổng số 6.700 tấn/ngày (khoảng 75%) lượng rác của Thành phố cũng là dấu hiệu VWS vi phạm điều cấm của Luật Cạnh tranh.
Về giá xử lý rác, Công ty VWS đã không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tasic chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500-3.000 tấn/ngày theo quy định của Giấy phép đầu tư số 2535/GP ngày 28.12.2005. Thay vào đó, VWS đang vận hành bãi chôn lấp rác với công suất 2.500-3.000 tấn/ngày.
Và mặc dù không xây nhà máy xử lý mà chỉ chôn lấp rác, nhưng VWS vẫn được thanh toán chi phí xử lý rác cao hơn giá thanh toán cho các doanh nghiệp khác cũng thực hiện chôn lấp.
Thời điểm hiện nay, Thành phố thanh toán cho Công ty VWS cao hơn khoảng 3 USD/tấn so với doanh nghiệp khác cũng thực hiện chôn lấp (trả nhiều hơn cho VWS khoảng 3 triệu USD/năm).
Việc tăng công suất cho Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước của VWS có thể dẫn đến VWS thực hiện hành vi thống lĩnh thị trường để áp đặt giá, vi phạm điều cấm của Luật Cạnh tranh.
Và nếu với mức cao hơn so với trả cho doanh nghiệp khác như hiện nay thì Thành phố phải trả thêm khoảng 10 triệu USD/năm, khi công suất của Khu xử lý chất thải Đa Phước là 10.000 tấn/ngày.
Để có cơ sở xem xét, điều chỉnh Giấy phép đầu tư cho Công ty VWS theo đúng quy định của Luật Cạnh tranh và tiết kiệm ngân sách nhà nước, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo văn bản của UBND TP.HCM gửi Bộ Công Thương có ý kiến về vấn đề trên.
Từ những ý kiến trên, UBND TP.HCM đề nghị công ty VWS khẩn trương lập hồ sơ điều chỉnh thiết kế cơ sở dự án Khu liên hợp chất thải Đa Phước gửi cho Bộ Xây dựng thẩm định và phê duyệt; hồ sơ đánh giá tác động môi trường gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt theo quy định để bổ sung các hồ sơ nêu trên cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND TP.HCM xem xét, phê duyệt điều chỉnh Giấy phép đầu tư theo quy dịnh (Thông báo số 1087/TB-VP ngày 23.12.2014 của Văn phòng UBND TP.HCM).
Trước đó, như Một Thế Giới đã đưa tin, công nghệ xử lý rác của Việt kiều David Dươngtại bãi Đa Phước chỉ là công nghệ chôn lấp nhưng giá xử lý rác của VWS lên gấp 17 lần so với cùng công nghệ tại Đà Nẵng.
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước của VWS được quảng bá là khu xử lý hiện đại nhất Việt Nam nhưng thực chất gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường như Một Thế Giới đã đưa tin trước đây.
Việc UBND TP.HCM ra văn bản liên quan đến VWS được nhiều doanh nghiệp xử lý rác tại địa phương hết sức hoan nghênh vì cơ quan quản lý nhà nước đang tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho họ.
tm