duyanh
01-17-2015, 02:13 PM
Chàng trai ung thư viết báo, chạy xe ôm giúp người nghèo
Vượt lên trên căn bệnh ung thư, Nguyễn Bảo Ngọc, sinh năm 1992 quê ở thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) mấy năm qua vẫn luôn làm từ thiện để giúp đỡ bà con quê nghèo.
http://images.tienphong.vn/Uploaded/baogiay002/2015_01_16/7a_QGIB.jpg.ashx?w=440&h=250&crop=auto
Ngọc trong chuyến đi trao quà từ thiện tại Minh Hóa, Quảng Bình. Ảnh nhân vật cung cấp
Dáng người dong dỏng cao, đôi mắt hiền từ nổi bật trên khuôn mặt hốc hác, mệt nhọc khi chúng tôi gặp Ngọc đang đứng làm xe ôm gần Trường CĐ Truyền hình Hà Nội.
Học báo để làm từ thiện
Đam mê nghề báo từ nhỏ nhưng Ngọc chỉ đủ điểm theo học hệ trung cấp Trường CĐ Truyền hình Hà Nội. Vốn năng động nên từ năm nhất, Ngọc thường xuyên tham gia những hội nhóm thiện nguyện. Mỗi lần có hội nhóm nào tổ chức đi từ thiện, Ngọc đều xin đi theo. “Mỗi chuyến đi như vậy giúp mình có thêm vốn sống, hiểu thêm về phong tục, tập quán và đời sống của bà con vùng khó khăn”, Ngọc cho biết.
“Mình còn bao ý định muốn giúp đỡ bà con nghèo ở Quảng Bình nên ngày nào còn sống, còn nỗ lực thực hiện để mỗi ngày trên đời có ý nghĩa”.
Nguyễn Bảo Ngọc
Một lần về huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) gặp một gia đình hoàn cảnh khó khăn, Ngọc viết bài kêu gọi giúp đỡ. Sau bài báo của Ngọc, chính quyền địa phương và bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ, giúp gia đình khó khăn ấy dựng được ngôi nhà khá kiên cố.
Thấy việc viết bài có thể giúp đỡ được người nghèo, mỗi lần đi tình nguyện, Ngọc đều tìm hiểu hoàn cảnh những mảnh đời khó khăn để viết bài kêu gọi giúp đỡ. Giữa năm 2013, Ngọc trở lại vùng cao huyện Minh Hóa thực tế. Đến nhà người dân, Ngọc thường vào bếp và thấy họ chỉ có cơm trắng, một số nhà chỉ có củ sắn, củ khoai. Không ít trẻ con chỉ có độc một manh áo mỏng tang chống chọi với mùa đông giá rét…
Trở lại Hà Nội, Ngọc đứng ra kêu gọi quyên góp, giúp đỡ người nghèo ở Minh Hóa.
Cách đây sáu tháng, Ngọc phát hiện mình bị sốt nhiều ngày, hay đau lưng, và cơ thể mệt mỏi. Tại Bệnh viện Y học cổ truyền, Ngọc sững sờ khi nghe tin mình bị ung thư tủy.
“Suốt một tuần liền, mình chỉ biết đóng cửa ngồi trong phòng tuyệt vọng và chỉ nghĩ mình sẽ chết”, Ngọc chia sẻ. Nhưng rồi Ngọc nghĩ nhiều về cuộc sống, về gia đình và quyết định giấu chuyện bị ung thư với mọi người, cố gắng sống ý nghĩa từng ngày.
Bước ra khỏi bóng tối, Ngọc tìm tới Bệnh viện K điều trị bằng phương pháp xạ trị. “Bây giờ, bố mẹ đã biết chuyện nhưng mình thường xuyên an ủi, động viên để họ được yên lòng. Mình còn bao ý định muốn giúp đỡ bà con nghèo ở Quảng Bình nên ngày nào còn sống, còn nỗ lực thực hiện để mỗi ngày trên đời có ý nghĩa”, Ngọc tâm sự.
Chạy xe ôm giúp người nghèo
Tình cờ một lần lên ĐH Công nghiệp, một nữ sinh tưởng Ngọc là người chạy xe ôm nên vẫy xe chở về Ngọc Hồi (huyện Thường Tín). Tiện đường về nhà trọ, Ngọc nhận lời. Lúc xuống xe, vị “khách” đã hào phóng rút ví trả 100 nghìn đồng nhưng Ngọc từ chối.
http://images.tienphong.vn/Uploaded/baogiay002/2015_01_16/7b_QOLP.jpg.ashx?width=600
Thời gian rỗi, Ngọc chạy xe ôm làm từ thiện tại ĐH Công nghiệp. Ảnh nhân vật cung cấp
Sau lần ấy, bất chợt Ngọc nghĩ tại sao mình không chạy xe ôm kiếm tiền làm từ thiện? Sáng hôm sau, Ngọc liền treo biển “Tôi xe ôm” trước cổng Trường ĐH Công nghiệp để hành nghề. Hằng ngày, dù phải chiến đấu chống lại bạo bệnh nhưng Ngọc vẫn thức dậy từ sáng sớm, chạy xe từ Thường Tín lên cổng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đứng chờ khách. Chạy xe ôm, Ngọc không đưa ra mức giá cố định. Đối với sinh viên, Ngọc để họ tự trả đưa ra mức giá, với người lao động nghèo, Ngọc chở miễn phí. Với Ngọc, khó khăn nhất khi làm xe ôm là không thuộc đường Hà Nội, đôi khi khách gọi điện đến đón, Ngọc tìm mãi mới tới đúng địa chỉ.
Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, không ít lần đang chạy xe ôm chở khách trên đường Ngọc bị choáng. “Những lúc như vậy, mình chỉ biết dừng xe lại cho đến khi thấy đỡ mệt rồi chạy tiếp trước sự ngạc nhiên của khách”, Ngọc kể.
Sau khi một số báo điện tử, truyền hình đăng tải câu chuyện về Ngọc, những “khách hàng” quen thuộc mới biết và càng khâm phục ý chí, công việc thầm lặng mà cao cả của chàng sinh viên CĐ Truyền hình. Sau một tháng chạy xe ôm, Ngọc đã tích góp được một triệu đồng để ủng hộ người nghèo ở Minh Hóa.
Hiện giờ, Ngọc đang phối hợp với Hội Vì học sinh vùng cao Minh Hóa vận động kêu gọi quyên góp, giúp đỡ bà con vùng cao xã biên giới Dân Hóa, đây là xã khó khăn nhất của huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đón Tết ấm no.
Tết năm nay, ngoài quần áo ấm, gạo, Ngọc mong mỗi người dân nơi đây có thêm một cặp bánh chưng. “Dự kiến đến ngày 25 Tết, chúng mình sẽ kêu gọi xong tài trợ rồi gửi cho các tình nguyện viên đến tận từng bản của xã Dân Hóa gói, nấu và trao bánh chưng cho bà con nơi đây”, Ngọc cho biết.
Mới đây, trước khi trở lại Hà Nội, mẹ Ngọc níu tay nghẹn ngào: “Tết này con có về không?”. Khi đó, Ngọc chỉ biết im lặng vì sợ mình bệnh nặng nhưng anh khẳng định: “Mẹ yên tâm, Tết này con sẽ về với mẹ, về với bà con Quảng Bình”.
Từ năm 2013 đến nay, Ngọc đứng ra tổ chức được hai chương trình ca nhạc “Quảng Bình quê ta ơi” lần 1 vào tháng 12/2013 hướng về vùng lũ Quảng Bình, quyên góp được 500 triệu đồng tiền ủng hộ. Chương trình ca nhạc “Quảng Bình quê ta ơi” lần 2 vào tháng 12/2014 thu được 111 triệu đồng ủng hộ bà con quê nghèo huyện Minh Hóa.
Theo Tiền Phong
Vượt lên trên căn bệnh ung thư, Nguyễn Bảo Ngọc, sinh năm 1992 quê ở thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) mấy năm qua vẫn luôn làm từ thiện để giúp đỡ bà con quê nghèo.
http://images.tienphong.vn/Uploaded/baogiay002/2015_01_16/7a_QGIB.jpg.ashx?w=440&h=250&crop=auto
Ngọc trong chuyến đi trao quà từ thiện tại Minh Hóa, Quảng Bình. Ảnh nhân vật cung cấp
Dáng người dong dỏng cao, đôi mắt hiền từ nổi bật trên khuôn mặt hốc hác, mệt nhọc khi chúng tôi gặp Ngọc đang đứng làm xe ôm gần Trường CĐ Truyền hình Hà Nội.
Học báo để làm từ thiện
Đam mê nghề báo từ nhỏ nhưng Ngọc chỉ đủ điểm theo học hệ trung cấp Trường CĐ Truyền hình Hà Nội. Vốn năng động nên từ năm nhất, Ngọc thường xuyên tham gia những hội nhóm thiện nguyện. Mỗi lần có hội nhóm nào tổ chức đi từ thiện, Ngọc đều xin đi theo. “Mỗi chuyến đi như vậy giúp mình có thêm vốn sống, hiểu thêm về phong tục, tập quán và đời sống của bà con vùng khó khăn”, Ngọc cho biết.
“Mình còn bao ý định muốn giúp đỡ bà con nghèo ở Quảng Bình nên ngày nào còn sống, còn nỗ lực thực hiện để mỗi ngày trên đời có ý nghĩa”.
Nguyễn Bảo Ngọc
Một lần về huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) gặp một gia đình hoàn cảnh khó khăn, Ngọc viết bài kêu gọi giúp đỡ. Sau bài báo của Ngọc, chính quyền địa phương và bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ, giúp gia đình khó khăn ấy dựng được ngôi nhà khá kiên cố.
Thấy việc viết bài có thể giúp đỡ được người nghèo, mỗi lần đi tình nguyện, Ngọc đều tìm hiểu hoàn cảnh những mảnh đời khó khăn để viết bài kêu gọi giúp đỡ. Giữa năm 2013, Ngọc trở lại vùng cao huyện Minh Hóa thực tế. Đến nhà người dân, Ngọc thường vào bếp và thấy họ chỉ có cơm trắng, một số nhà chỉ có củ sắn, củ khoai. Không ít trẻ con chỉ có độc một manh áo mỏng tang chống chọi với mùa đông giá rét…
Trở lại Hà Nội, Ngọc đứng ra kêu gọi quyên góp, giúp đỡ người nghèo ở Minh Hóa.
Cách đây sáu tháng, Ngọc phát hiện mình bị sốt nhiều ngày, hay đau lưng, và cơ thể mệt mỏi. Tại Bệnh viện Y học cổ truyền, Ngọc sững sờ khi nghe tin mình bị ung thư tủy.
“Suốt một tuần liền, mình chỉ biết đóng cửa ngồi trong phòng tuyệt vọng và chỉ nghĩ mình sẽ chết”, Ngọc chia sẻ. Nhưng rồi Ngọc nghĩ nhiều về cuộc sống, về gia đình và quyết định giấu chuyện bị ung thư với mọi người, cố gắng sống ý nghĩa từng ngày.
Bước ra khỏi bóng tối, Ngọc tìm tới Bệnh viện K điều trị bằng phương pháp xạ trị. “Bây giờ, bố mẹ đã biết chuyện nhưng mình thường xuyên an ủi, động viên để họ được yên lòng. Mình còn bao ý định muốn giúp đỡ bà con nghèo ở Quảng Bình nên ngày nào còn sống, còn nỗ lực thực hiện để mỗi ngày trên đời có ý nghĩa”, Ngọc tâm sự.
Chạy xe ôm giúp người nghèo
Tình cờ một lần lên ĐH Công nghiệp, một nữ sinh tưởng Ngọc là người chạy xe ôm nên vẫy xe chở về Ngọc Hồi (huyện Thường Tín). Tiện đường về nhà trọ, Ngọc nhận lời. Lúc xuống xe, vị “khách” đã hào phóng rút ví trả 100 nghìn đồng nhưng Ngọc từ chối.
http://images.tienphong.vn/Uploaded/baogiay002/2015_01_16/7b_QOLP.jpg.ashx?width=600
Thời gian rỗi, Ngọc chạy xe ôm làm từ thiện tại ĐH Công nghiệp. Ảnh nhân vật cung cấp
Sau lần ấy, bất chợt Ngọc nghĩ tại sao mình không chạy xe ôm kiếm tiền làm từ thiện? Sáng hôm sau, Ngọc liền treo biển “Tôi xe ôm” trước cổng Trường ĐH Công nghiệp để hành nghề. Hằng ngày, dù phải chiến đấu chống lại bạo bệnh nhưng Ngọc vẫn thức dậy từ sáng sớm, chạy xe từ Thường Tín lên cổng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đứng chờ khách. Chạy xe ôm, Ngọc không đưa ra mức giá cố định. Đối với sinh viên, Ngọc để họ tự trả đưa ra mức giá, với người lao động nghèo, Ngọc chở miễn phí. Với Ngọc, khó khăn nhất khi làm xe ôm là không thuộc đường Hà Nội, đôi khi khách gọi điện đến đón, Ngọc tìm mãi mới tới đúng địa chỉ.
Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, không ít lần đang chạy xe ôm chở khách trên đường Ngọc bị choáng. “Những lúc như vậy, mình chỉ biết dừng xe lại cho đến khi thấy đỡ mệt rồi chạy tiếp trước sự ngạc nhiên của khách”, Ngọc kể.
Sau khi một số báo điện tử, truyền hình đăng tải câu chuyện về Ngọc, những “khách hàng” quen thuộc mới biết và càng khâm phục ý chí, công việc thầm lặng mà cao cả của chàng sinh viên CĐ Truyền hình. Sau một tháng chạy xe ôm, Ngọc đã tích góp được một triệu đồng để ủng hộ người nghèo ở Minh Hóa.
Hiện giờ, Ngọc đang phối hợp với Hội Vì học sinh vùng cao Minh Hóa vận động kêu gọi quyên góp, giúp đỡ bà con vùng cao xã biên giới Dân Hóa, đây là xã khó khăn nhất của huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đón Tết ấm no.
Tết năm nay, ngoài quần áo ấm, gạo, Ngọc mong mỗi người dân nơi đây có thêm một cặp bánh chưng. “Dự kiến đến ngày 25 Tết, chúng mình sẽ kêu gọi xong tài trợ rồi gửi cho các tình nguyện viên đến tận từng bản của xã Dân Hóa gói, nấu và trao bánh chưng cho bà con nơi đây”, Ngọc cho biết.
Mới đây, trước khi trở lại Hà Nội, mẹ Ngọc níu tay nghẹn ngào: “Tết này con có về không?”. Khi đó, Ngọc chỉ biết im lặng vì sợ mình bệnh nặng nhưng anh khẳng định: “Mẹ yên tâm, Tết này con sẽ về với mẹ, về với bà con Quảng Bình”.
Từ năm 2013 đến nay, Ngọc đứng ra tổ chức được hai chương trình ca nhạc “Quảng Bình quê ta ơi” lần 1 vào tháng 12/2013 hướng về vùng lũ Quảng Bình, quyên góp được 500 triệu đồng tiền ủng hộ. Chương trình ca nhạc “Quảng Bình quê ta ơi” lần 2 vào tháng 12/2014 thu được 111 triệu đồng ủng hộ bà con quê nghèo huyện Minh Hóa.
Theo Tiền Phong