duyanh
01-14-2015, 02:40 PM
http://image.phunuonline.com.vn/news/2015/20150106/fckimage/_80063405_80060883.jpg (http://image.phunuonline.com.vn/news/2015/20150106/fckimage/_80063405_80060883.jpg)
Biên giới Trung-Triều được bảo vệ chặt chẽ, nhưng binh lính Triều Tiên vẫn đào ngũ qua ngả đường này - Ảnh: AFP
Hãng tin Bloomberg ngày 13.1 nêu lính Triều Tiên đói ăn, thường qua biên giới (Trung Quốc) giết dân thường nếu không được cho ăn, tiền. Hoạt động bạo lực này khiến dân địa phương phải bỏ nhà cửa.Việc lính Triều Tiên đói ăn, thường qua biên giới Trung Quốc giết dân thường còn phản ánh sự tuyệt vọng của lính Triều Tiên, kể cả lính biên phòng, từ khi lãnh đạo Kim Jong-un thay cha là cố chủ tịch Kim Jong-il nắm chính quyền ở Bình Nhưỡng hồi 3 năm trước.
Dân mất 500 Nhân dân tệ, chính quyền xã đền bù 300
Bloomberg đưa tin: lính Triều Tiên vượt biên giới vào TQ để tìm thức ăn vì đói, và cũng trộm cắp tiền.
http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=728340&d=1421224419
Thanh niên lành lặn Triều Tiên phải đi nghĩa vụ quân sự 10 năm. Nhiều căn cứ thiếu lương thực nên lính đói, thường vượt biên qua TQ tìm thức ăn.
Vụ lính Triều Tiên gây ác ở TQ gần đây xảy ra hồi cuối năm 2014, tại làng Nanping thuộc tỉnh Cát Lâm (đông bắc TQ, gần biên giới Triều Tiên): một lính Triều Tiên 26 tuổi đào ngũ, đem theo một súng ngắn, lẻn vào làng tìm thức ăn rồi bắn chết 4 người dân TQ.
Ngay sau khi gây án, nghi can chạy ngược lên sông Tumen, đến nửa đêm 27.12 thì bị công an và quân nhân TQ bắn tại một thung lũng. Hiện nghi can hôn mê trong một bệnh viên ở TQ.
Theo một cán bộ địa phương, khoảng 20 dân làng Nanping đã bị lính Triều Tiên giết trong vài năm gần đây.
Một số dân cư phải bỏ làng vốn nằm trong tầm của một căn cứ quân sự Triều Tiên, theo vị cán bộ giấu tên.
Ông nói: vào những tháng mùa đông, sông Tumen ở gần làng Nanping đóng băng, giúp lính Triều Tiên thoải mái băng qua, vào làng xin thức ăn.
Ông kể hồi tháng 9.2014, 3 người trong cùng gia đình trên cũng bị 1 người dân Triều Tiên giết.
Yong Weiliang, 34 tuổi, có em rể là một nạn nhân, nói với Bloomberg: người Triều Tiên ấy giết người để trấn lột 500 Nhân dân tệ (98 USD), một túi xách và hai điện thoại di động.
Yong kể chính quyền xã sau đó cho biết lính TQ bắt được kẻ giết người ở biên giới, và chính quyền đền cho anh 300 NDT.
Yong nói người Triều Tiên “qua thường xuyên, đòi tiền và thức ăn. Khi họ vào làng, họ đòi ngay. Họ có vũ khí nên không ai dám không đưa thứ họ muốn”.
Bắc Kinh "quá dễ dãi" với Bình Nhưỡng
Vụ lính Triều Tiên giết 4 người dân thường Trung Quốc hồi tháng 12.2014, đã khiến TQ phàn nàn với Triều Tiên, tinh thần bài Triều Tiên ở TQ nổi lên.
Trong một bài viết hiếm có chỉ trích chính phủ TQ, Hoàn cầu thời báo (báo lá cải của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản TQ) phàn nàn việc dân thường phải xem báo Hàn Quốc mới biết công dân TQ bị giết.
Trong bài xã luận ngày 6.1, báo này đặt câu hỏi tại sao phải có thêm một tầng “nhạy cảm chính trị” đối với Triều Tiên, nói chính phủ TQ “chớ nên quá dễ dãi”.
Báo viết: “Tình hình Triều Tiên thật sự bất thường, nhưng chúng ta tin quan hệ Trung-Triều không mỏng manh như thế”.
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ giải thích tại cuộc họp báo ngày 5.1, rằng công an TQ đang điều tra vụ việc.
Các nhà quan sát dự báo: mối quan hệ Triều-Trung đang xuống thấp nhất từ khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ ba hồi tháng 2.2013, có lẽ sẽ còn xuống thấp nữa.
Còn phải kể thêm chuyện ông Kim Jong-un xử tử người chú dượng Jang Song-thaek, người cổ động quan hệ thương mại với TQ.
Bắc Kinh là đồng minh kinh tế-ngoại giao quan trọng lâu nay của Bình Nhưỡng, có nhiều ý kiến khác nhau về đánh giá của lãnh đạo Bắc Kinh đối với chính phủ Triều Tiên.
Một số quan chức Mỹ cho rằng TQ đã mệt vì hành xử hung hăng của Bình Nhưỡng. Ví dụ tướng về hưu Wang Hongguang của TQ viết báo hồi tháng 12.2014, nêu “TQ nên ngưng dọn dẹp hộ đống hỗn độn của Triều Tiên” và số phận của Bình Nhưỡng là sẽ sụp đổ.
Nhưng một số nhà phân tích về Triều Tiên, nói Bắc Kinhvẫn là một ủng hộ viên mạnh của Bình Nhưỡng, và Mỹ chớ nên mong TQ sẽ quay lưng với láng giềng.
Chợ tiểu ngạch Trung-Triều có xóa được nạn đói?
Sau vụ trên, quân đội Triều Tiên tái triển khai các đơn vị giáp biên giới TQ, nên có nhiều khả năng các tuyến đường mà người Triều Tiên vượt biên sẽ bị siết chặt.
Biên giới Trung-Triều trải dài từ sông Yaku ở phía tây đến núi Paektu và dọc sông Tumen (dài 521 km) ở phía đông bắc, nơi có làng Nanping, là một tuyến dễ vượt biên. Nhưng vài năm qua, số người vượt biên giảm hẳn, có lẽ do Kim Jong-un ra lệnh tăng cường an ninh biên phòng.
Dandong là thành phố biên giới lớn nhất bên TQ, là một điểm giao thương song phương vốn gồm đường dẫn đến cầu Hữu nghị Trung - Triều.
Giáo sư Kang Dong-wan của khoa quan hệ đối ngoại ở đại học Dong-A (Busan, Hàn Quốc) nói:
“Ăn hối lộ là nguồn thu nhập chính để lính biên phòng Triều Tiên sống, nhưng khi Kim Jong-un nắm quyền lực và siết khâu kiểm soát, họ khó tìm được tiền hối lộ nên gây tội ác”.
Tiến sĩ Kang nói thêm: “Hàng rào kẽm gai ngăn cách Triều-Trung nay hầu như không có, ở vài đoạn sông rất cạn, nên chỉ cần chịu ướt đến đầu gối là qua được sông.
Yếu tố địa lý trải dài của vùng biên cũng khiến khó mà canh gác đầy đủ”.
Triều Tiên phải chịu nạn thiếu lương thực trầm trọng, khoảng 1,1 triệu người chết đói trong nạn đói những năm 1990, theo ước tính của Hàn Quốc.
Trong khi giới lãnh đạo và quân đội Triều Tiên được cung cấp lương thực đầy đủ, công tác phân phối lương thực đến vùng hẻo lánh lại bị buông lỏng, theo ông Kwon Tae-jin, chuyên gia nghiên cứu tình hình lương thực Triều Tiên ở Viện GS&J tại Seoul.
Ông nói các đơn vị quân Triều Tiên ở vùng sâu vùng xa hoặc không có tầm ảnh hưởng cũng bị bỏ đói: “Tình hình này sẽ tệ hơn. Ước tính khoảng 2 triệu người Triều Tiên vẫn chưa thể đủ ăn, dù đã không còn thời họ bị chết đói, nhờ đã có chợ tư nhân mua bán tiểu ngạch Trung-Triều trong vài năm gần đây, giúp hạ cơn đói nơi dân Triều Tiên".
tm
Biên giới Trung-Triều được bảo vệ chặt chẽ, nhưng binh lính Triều Tiên vẫn đào ngũ qua ngả đường này - Ảnh: AFP
Hãng tin Bloomberg ngày 13.1 nêu lính Triều Tiên đói ăn, thường qua biên giới (Trung Quốc) giết dân thường nếu không được cho ăn, tiền. Hoạt động bạo lực này khiến dân địa phương phải bỏ nhà cửa.Việc lính Triều Tiên đói ăn, thường qua biên giới Trung Quốc giết dân thường còn phản ánh sự tuyệt vọng của lính Triều Tiên, kể cả lính biên phòng, từ khi lãnh đạo Kim Jong-un thay cha là cố chủ tịch Kim Jong-il nắm chính quyền ở Bình Nhưỡng hồi 3 năm trước.
Dân mất 500 Nhân dân tệ, chính quyền xã đền bù 300
Bloomberg đưa tin: lính Triều Tiên vượt biên giới vào TQ để tìm thức ăn vì đói, và cũng trộm cắp tiền.
http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=728340&d=1421224419
Thanh niên lành lặn Triều Tiên phải đi nghĩa vụ quân sự 10 năm. Nhiều căn cứ thiếu lương thực nên lính đói, thường vượt biên qua TQ tìm thức ăn.
Vụ lính Triều Tiên gây ác ở TQ gần đây xảy ra hồi cuối năm 2014, tại làng Nanping thuộc tỉnh Cát Lâm (đông bắc TQ, gần biên giới Triều Tiên): một lính Triều Tiên 26 tuổi đào ngũ, đem theo một súng ngắn, lẻn vào làng tìm thức ăn rồi bắn chết 4 người dân TQ.
Ngay sau khi gây án, nghi can chạy ngược lên sông Tumen, đến nửa đêm 27.12 thì bị công an và quân nhân TQ bắn tại một thung lũng. Hiện nghi can hôn mê trong một bệnh viên ở TQ.
Theo một cán bộ địa phương, khoảng 20 dân làng Nanping đã bị lính Triều Tiên giết trong vài năm gần đây.
Một số dân cư phải bỏ làng vốn nằm trong tầm của một căn cứ quân sự Triều Tiên, theo vị cán bộ giấu tên.
Ông nói: vào những tháng mùa đông, sông Tumen ở gần làng Nanping đóng băng, giúp lính Triều Tiên thoải mái băng qua, vào làng xin thức ăn.
Ông kể hồi tháng 9.2014, 3 người trong cùng gia đình trên cũng bị 1 người dân Triều Tiên giết.
Yong Weiliang, 34 tuổi, có em rể là một nạn nhân, nói với Bloomberg: người Triều Tiên ấy giết người để trấn lột 500 Nhân dân tệ (98 USD), một túi xách và hai điện thoại di động.
Yong kể chính quyền xã sau đó cho biết lính TQ bắt được kẻ giết người ở biên giới, và chính quyền đền cho anh 300 NDT.
Yong nói người Triều Tiên “qua thường xuyên, đòi tiền và thức ăn. Khi họ vào làng, họ đòi ngay. Họ có vũ khí nên không ai dám không đưa thứ họ muốn”.
Bắc Kinh "quá dễ dãi" với Bình Nhưỡng
Vụ lính Triều Tiên giết 4 người dân thường Trung Quốc hồi tháng 12.2014, đã khiến TQ phàn nàn với Triều Tiên, tinh thần bài Triều Tiên ở TQ nổi lên.
Trong một bài viết hiếm có chỉ trích chính phủ TQ, Hoàn cầu thời báo (báo lá cải của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản TQ) phàn nàn việc dân thường phải xem báo Hàn Quốc mới biết công dân TQ bị giết.
Trong bài xã luận ngày 6.1, báo này đặt câu hỏi tại sao phải có thêm một tầng “nhạy cảm chính trị” đối với Triều Tiên, nói chính phủ TQ “chớ nên quá dễ dãi”.
Báo viết: “Tình hình Triều Tiên thật sự bất thường, nhưng chúng ta tin quan hệ Trung-Triều không mỏng manh như thế”.
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ giải thích tại cuộc họp báo ngày 5.1, rằng công an TQ đang điều tra vụ việc.
Các nhà quan sát dự báo: mối quan hệ Triều-Trung đang xuống thấp nhất từ khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ ba hồi tháng 2.2013, có lẽ sẽ còn xuống thấp nữa.
Còn phải kể thêm chuyện ông Kim Jong-un xử tử người chú dượng Jang Song-thaek, người cổ động quan hệ thương mại với TQ.
Bắc Kinh là đồng minh kinh tế-ngoại giao quan trọng lâu nay của Bình Nhưỡng, có nhiều ý kiến khác nhau về đánh giá của lãnh đạo Bắc Kinh đối với chính phủ Triều Tiên.
Một số quan chức Mỹ cho rằng TQ đã mệt vì hành xử hung hăng của Bình Nhưỡng. Ví dụ tướng về hưu Wang Hongguang của TQ viết báo hồi tháng 12.2014, nêu “TQ nên ngưng dọn dẹp hộ đống hỗn độn của Triều Tiên” và số phận của Bình Nhưỡng là sẽ sụp đổ.
Nhưng một số nhà phân tích về Triều Tiên, nói Bắc Kinhvẫn là một ủng hộ viên mạnh của Bình Nhưỡng, và Mỹ chớ nên mong TQ sẽ quay lưng với láng giềng.
Chợ tiểu ngạch Trung-Triều có xóa được nạn đói?
Sau vụ trên, quân đội Triều Tiên tái triển khai các đơn vị giáp biên giới TQ, nên có nhiều khả năng các tuyến đường mà người Triều Tiên vượt biên sẽ bị siết chặt.
Biên giới Trung-Triều trải dài từ sông Yaku ở phía tây đến núi Paektu và dọc sông Tumen (dài 521 km) ở phía đông bắc, nơi có làng Nanping, là một tuyến dễ vượt biên. Nhưng vài năm qua, số người vượt biên giảm hẳn, có lẽ do Kim Jong-un ra lệnh tăng cường an ninh biên phòng.
Dandong là thành phố biên giới lớn nhất bên TQ, là một điểm giao thương song phương vốn gồm đường dẫn đến cầu Hữu nghị Trung - Triều.
Giáo sư Kang Dong-wan của khoa quan hệ đối ngoại ở đại học Dong-A (Busan, Hàn Quốc) nói:
“Ăn hối lộ là nguồn thu nhập chính để lính biên phòng Triều Tiên sống, nhưng khi Kim Jong-un nắm quyền lực và siết khâu kiểm soát, họ khó tìm được tiền hối lộ nên gây tội ác”.
Tiến sĩ Kang nói thêm: “Hàng rào kẽm gai ngăn cách Triều-Trung nay hầu như không có, ở vài đoạn sông rất cạn, nên chỉ cần chịu ướt đến đầu gối là qua được sông.
Yếu tố địa lý trải dài của vùng biên cũng khiến khó mà canh gác đầy đủ”.
Triều Tiên phải chịu nạn thiếu lương thực trầm trọng, khoảng 1,1 triệu người chết đói trong nạn đói những năm 1990, theo ước tính của Hàn Quốc.
Trong khi giới lãnh đạo và quân đội Triều Tiên được cung cấp lương thực đầy đủ, công tác phân phối lương thực đến vùng hẻo lánh lại bị buông lỏng, theo ông Kwon Tae-jin, chuyên gia nghiên cứu tình hình lương thực Triều Tiên ở Viện GS&J tại Seoul.
Ông nói các đơn vị quân Triều Tiên ở vùng sâu vùng xa hoặc không có tầm ảnh hưởng cũng bị bỏ đói: “Tình hình này sẽ tệ hơn. Ước tính khoảng 2 triệu người Triều Tiên vẫn chưa thể đủ ăn, dù đã không còn thời họ bị chết đói, nhờ đã có chợ tư nhân mua bán tiểu ngạch Trung-Triều trong vài năm gần đây, giúp hạ cơn đói nơi dân Triều Tiên".
tm