duyanh
01-13-2015, 02:13 PM
Nước Pháp quật khởi chống khủng bố
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/marche%20charlie%201%20120115.jpg
Người tuần hành rước hình Marianne, biểu tượng của nước France, trong cuộc xuống đường hôm 11/01/2015 tại Paris.REUTERS/Gonzalo Fuentes
Cuộc tuần hành mà các báo đồng nhất gọi là "lịch sử", có lãnh đạo nhiều nước thế giới tham gia, hôm nay 12/01/2015 đã lấn át các chủ đề thời sự khác. Hầu như chỉ có một bức ảnh đập mắt trang nhất báo chí Pháp, ngoại trừ Le Monde : Ảnh quảng trường République, Paris, đông nghẹt người. Hơn 1 triệu người xuống đường -1,5 triệu, tại thủ đô Pháp tuần hành chống lại hành vi khủng bố, ám sát nhà báo Charlie Hebdo. Tính cả nước thì đến 3,7 triệu.
Le Figaro và La Croix chạy gần như một tựa : "Nước Pháp đứng thẳng" (La France debout ) tít của Le Figaro, trong lúc báo La Croix chỉ có một từ : Đứng thẳng (Debout). Libération ở góc dưới trang chạy tựa như chú thích : "Chúng ta là một dân tộc" (Nous sommes un peuple), tờ Les Echos nhìn thấy "Biển người chống lại sự dã man" (Marée humaine contre la barbarie), Le Monde nói đến "Tuần hành chống nỗi kinh hoàng" (Marcher contre la terreur).
Nguyên tờ Libération, 38 trang, hầu chỉ dành cho sự kiện. Năm trang đầu tờ báo chỉ là hình ảnh, trang tiếp theo cũng hình ảnh và trích lời người xuống đường và những phần phân tích. Le Figaro cũng dành phần báo chính 19 trang, Le Monde ra trước cuộc tuần hành, nhưng cũng đã dành 20 trang chính, thông báo sự kiện và trở lại các sự cố cuối tuần và tìm hiểu về lai lịch kẻ khủng bố.
Các bài xã luận hôm nay ca ngợi sự huy động của nước Pháp - như tít bài viết của Libération : "Một sức bật tuyệt vời". Bài viết mở đầu một cách xúc động : "Hy vọng với nỗi buồn đã đi đầu đoàn người". Tờ báo nói đến êkíp còn lại của Charlie Hebdo, xúc động mạnh mẽ trước sự đoàn kết rộng lớn như biển cả. Theo sau họ là hơn 1 triệu rưỡi người, trong có 40 lãnh đạo quốc gia trên thế giới. Cả nước Pháp đã đứng lên chống lại bạo hành, sự ngu muội, sự chia rẽ giữa các cộng đồng.
Đối với Libération, không phải chỉ có sự cảm thông, xót xa đối với nạn nhân đã khiến họ xuống đường, mà vì những kẻ sát nhân đã đụng vào những giá trị cơ bản : tự do ngôn luận, sự an toàn của cộng đồng thiểu số, sự chấp nhận các khác biệt. Mỗi một người đều cảm thấy sâu trong lòng mình là những gì bảo vệ họ, những gì họ tin tưởng đã bị những kẻ cuồng tín tấn công. Và họ đã xuống đường để nói "không".
Trong phần kết luận Libération, khẳng định một lần nữa là mỗi một người có quyền có tổ quốc của mình, tôn giáo của mình, có truyền thống của mình, gốc rễ của mình và không có ai có quyền áp đặt nó cho người khác.
Cuộc tuần hành vì tự do
Trong bài xã luận tựa đề "Sống trong tự do", báo La Croix cũng nêu bật quyền tự do này : "Can đảm bất chấp sợ hãi và hận thù, đám đông to lớn gồm đàn ông, phụ nữ, thanh niên, mọi xu hưởng, tư tưởng, tôn giáo, quốc tịch đã tuần hành bên cạnh nhau hôm qua ở Paris và khắp nước Pháp để đối đầu với hành vi dã man giết hại cộng tác viên của một tờ báo trào phúng, cảnh sát và khách hàng của một siêu thị cho người Do Thái (casher).
17 người chết, cũng như người xuống đường, họ có nguồn gốc, niềm tin, tôn giáo khác nhau. Và chính điều này đã tập hợp người xuống đường, muốn sống trong một xã hội cởi mở, mà người ta có thể nói lên một cách tự do quan điểm của mình và hành đạo mà không lo sợ".
La Croix nhận thấy trong thời điểm chưa từng thấy này, sự hiện diện của các lãnh đạo quốc gia trên thế giới và lãnh đạo Pháp vừa quan trọng nhưng cũng vừa thứ yếu. Biểu tượng dĩ nhiên tuyệt vời. Nhưng các lãnh đạo chính phủ, đảng phái này cũng sẽ không có quyền lực gì nếu sau lưng họ không có quần chúng đã xuống đường hôm qua.
Le Figaro dưới tựa đề "Sau nỗi xúc động là lòng can đảm", nhận thấy nước Pháp đã đứng lên, tôn nghiêm trong nỗi tức giận. Lãnh đạo thế giới đến tỏ sự đoàn kết. Nhưng nhất là đám đông, hàng trăm, hàng trăm ngàn người tập hợp ở Paris, ở khắp nước Pháp và trên hành tinh, bên cạnh nhau, tưởng niệm 17 người bị sát hại... Những người xuống đường muốn nói lên sự gắn bó từ sâu tận đáy lòng, với những "nguyên tắc dân chủ, bảo vệ nền văn minh và tự do của chúng ta".
Trong tình đoàn kết thể hiện hôm qua, các báo cũng chú ý đến những quan điểm khác nhau vấn đề tự do ngôn luận, về Charlie Hebdo.
Libération đã gặp một số người, ở Paris và ngoại ô, đứng ngoài cuộc tuần hành mà họ nhìn một cách nghi ngờ. Một người gốc Mali Yousouf giải thích : Người ta kêu gọi chúng tôi biểu tình. Được rồi, nhưng ngày mai thì sao ? Chúng tôi sẽ làm gì ? Điều rõ ràng đối với anh là người trong cộng đồng anh sẽ nhìn anh với con mắt không thân thiện. Đối với những người mà Libération tiếp xúc, họ lên án vụ giết người, nhưng Charlie Hebdo không nên xúc phạm đạo Hồi.
Le Monde đến gặp học sinh trung học ỏ Saint Denis, ngoại ô Paris, cũng nêu bật quan điểm trên, trích thành tựa nhận xét của một em ; "Không nên đùa giỡn với tôn giáo". Theo Le Monde, các em mà tờ báo tiếp xúc nói chuyện, đều lên án vụ giết người, nhung một số tương tự cũng lên án các tranh biếm họa của Charlie Hebdo, mà như một em, Marie Hélène, 17 tuổi, giải thích là "đã thóa mạ đạo Hồi cũng như các tôn giáo khác".
An ninh Pháp sơ suất ?
Một khía cạnh khác trong sự cố Charlie Hebdo mà các báo hôm nay nêu bật và chỉ trích đó là cảnh sát và tình báo Pháp (DGSI) đã "để lọt lưới" các kẻ khủng bố, hai anh em Kouachi và Amedy Coulibaly. Nhân vật thứ 3 này đã được trả tự do vào tháng 5 vừa qua, cảnh sát không hề theo dõi, giám sát. Điều này, theo báo giới, cho thấy sự thiếu thốn phương tiện của cơ quan DGSI, tập trung trên những người muốn sang tham gia thánh chiến ở Syria.
Libération mỉa mai trong hàng tựa : "Radar được điều chỉnh kém cỏi của tình báo Pháp. Tờ báo trích lời một sĩ quan chuyên ngành cho là họ "chưa bao giờ là mục tiêu của DGSI".
Le Monde cũng mỉa mai trong một hàng tít : "Sự cận thị nặng của tình báo Pháp". Tờ báo cho là từ năm 2011, việc theo dõi tập trung trên những người đi đến Syria. Nhưng rốt cuộc nguy hiểm đến từ những kẻ thánh chiến kỳ cựu, vốn đã có "vấn đề" với ngành tư pháp từ năm 2004. Phải chăng là vì tập trung vào những phần tử đi Syria, cho nên tình báo Pháp không còn thấy những trường hợp khác.
Le Monde nhắc lại là hai anh em Kouachi bị bộ phận chống khủng bố theo dõi đến năm 2013. Nhưng không khám phá gì nguy hiểm.
Le Figaro ghi nhận trong hàng tựa : "Tình báo : Thời nghi vấn" cũng nhắc lại là hai anh em Kouachi đã không còn bị theo dõi nghe lén điện thoại, một người từ cuối 2013 và một người từ tháng 6/2014.
Điều mà Le Figaro nêu bật cũng như các đồng nghiệp là 3 kẻ khủng bố không xa lạ gì đối với giới cảnh sát và tại sao họ có thể ung dung khủng bố ngay tại Paris. Nhất là trường hợp Coulibaly, có một quá trình tội phạm năng nề cướp bóc, bạo hành, buôn bán ma túy.
Bộ phận chống khủng bố theo Le Figaro đã nhìn thấy đây là một nhân vật cực đoan, nguy hiểm. Câu hỏi hiện nay vẫn tại sao không theo dõi Coulibaly. Tờ báo trích bộ Nội vụ Pháp, cho là để hiểu được do đâu sự cố đã có thể xẩy ra thì có lẽ phải mất nhiều tháng.
An ninh Pháp thiếu theo dõi nghi phạm khủng bố ?
Le Figaro cũng nêu nỗi băn khoăn của ngành Tư Pháp "hoang mang trong việc xử lý tù nhân hồi giáo".
Tờ báo trích lời một thẩm phán : Kẻ khủng bố toàn soạn Charlie Hebdo đều từng bị xét xử và ngồi tù, tìm thấy lại như thế những kẻ tiến hành khủng bố năm1995 và đường dây Irak. Những người này đã mãn hạn tù. Một số những người này còn rất trẻ. Vấn đề là khi ra tù thì họ còn kiên quyết hơn lúc mới vào. Họ trở thành "đàn anh", trong khi mà lúc bị bắt chỉ là "tép riu". Đây thật sự là một vấn đề.
Cho nên, theo tờ báo, bắt giam không phải là đáp án trong đe dọa khủng bố, và càng gai góc hơn là theo dõi hành tung của những thanh niên đã ra tù.
Báo chí phương Tây tranh cãi về biếm họa của Charlie Hebdo
Về vụ khủng bố tấn công tuần báo Charlie Hebdo, báo Le Monde hôm nay đã xem xét trở lại cuộc tranh cãi vẫn còn gay go : Nên hay không nên công bố các bức tranh biếm họa đã trở thành cái cớ để những kẻ khủng bố gây nên vụ thảm sát ?
Qua ngòi bút của Sylvie Kaufmann, trong bài "Là Charlie hay không là Charlie", nhật báo Pháp nêu bật câu hỏi đặt ra từ cách nay 9 năm nhưng hiện đang gây chia rẽ trong giới báo chí quốc tế : Có cần phải chứng tỏ rằng chúng ta có tự do bằng cách công bố các bức biếm họa mà các phần tử cực đoan đã sử dụng để biện minh cho vụ thảm sát ở tuần báo Charlie Hebdo hay không ?
Le Monde nhắc lại : Ngay hôm xẩy ra vụ tấn công, trong công luận, đặc biệt là trên các mạng xã hội, đã vang lên những tiếng nói yêu cầu báo chí trong thế giới tự do trả đũa bằng cách in lại các tranh biếm họa Mohammed mà tờ Charlie Hebdo đã công bố năm 2006. Đối với với những người chủ trương điều này, đó sẽ là một hình thức chống lại khủng bố, chống lại sự hù dọa. Còn trên đường phố ở Paris, Luân Đôn, Roma, Amsterdam hay New York, các công dân của thế giới tự do cũng đã trả đũa ngay lập tức, theo cách của họ, bằng sự có mặt đông đảo, long trọng để bày tỏ tình đoàn kết.
Thế nhưng, theo Le Monde, trong tòa soạn các tờ báo, dù một lòng một dạ với Charlie Hebdo, tình hình có phần phức tạp hơn.
Lằn ranh cũ-mới và Âu-Mỹ
Đối với báo chí Pháp, vốn quen thuộc với cách châm biếm bất kính, có khi thô lỗ nhưng vui vẻ tờ báo, vấn đề ít được đặt ra. Nhưng đối với các phương tiện truyền thông nước ngoài, ít tiếp xúc với nghệ thuật khiêu khích của Cabu và Wolinski, họ hiểu ngay mục tiêu của vụ tấn công, nhưng vẫn phân vân trước các yêu cầu đăng lại các bức tranh bị các thành phần cực đoan lên án. Ngay từ thứ Tư, 07/01, báo chí phương Tây đã bị chia rẽ trên vấn đề nên hay không nên thể hiện tinh thần đoàn kết bằng cách công bố lại các bản vẽ bị coi là xúc phạm Hồi giáo ?
Theo nhận xét của Le Monde, một lằn ranh đã xuất hiện giữa các phương tiện truyền thông cũ và mới, và giữa châu Âu và Hoa Kỳ.
Tại Mỹ, các báo mạng như Slate, BuzzFeed, The Huffington Post và The Daily Beast đã không ngần ngại công bố các bức biếm họa của Charlie Hebdo. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông truyền thống lớn như The New York Times, Wall Street Journal hay CNN, thì khi công bố các bức hình gây tranh cãi, đã xóa mờ các bức nhạy cảm nhất.
Tranh luận gay gắt trong tòa soạn New York Times
Ví dụ được Le Monde nêu bật là cuộc tranh luận công khai trong ban biên tập tờ New York Times. Dean Baquet, trưởng ban biên tập của tờ báo, vào hôm nổ ra vụ khủng bố ở Paris, đã phải mất rất nhiều thì giờ tham vấn các đồng nghiệp và hai lần thay đổi ý kiến trước khi quyết định không công bố các bức họa để tránh xúc phạm các độc giả của tờ báo. Theo ông : "Đối với nhiều độc giả, vẽ hình nhà tiên tri Mohammed là báng bổ Hồi giáo. Quy tắc của chúng tôi, đã có từ lâu đời và đã được chứng thực là phải biết phân biệt giữa châm biếm và phỉ báng vô tội vạ".
Margaret Sullivan, nhà báo phụ trách vấn đề hòa giải giữa tờ báo và độc giả của tờ New York Times thì không tỏ ra đồng ý một cách lịch sự : "Có lẽ các quy tắc đó cần phải được xem xét lại, căn cứ vào các diễn biến hiện nay". Theo Le Monde, ý kiến này có vẻ khó được tán đồng vì ngay trên tờ New York Times, nhà bình luận David Brooks đã thẳng thắn kêu gọi người Mỹ là nên thừa nhận như ông rằng "tôi không phải là Charlie". Lý do là "kiểu hài hước cố tình xúc phạm" của Charlie Hebdo quá xa lạ với người Mỹ.
Báo Anh The Guardian tặng tiền nhưng không đăng lại ảnh
Báo chí Anh cũng rất thận trọng. Một bài báo trên tờ Financial Times - bị chính các độc giả của tờ báo hết sức chỉ trích - thậm chí còn cáo buộc Charlie Hebdo là đã có hành động "ngu xuẩn". Ngược lại, nhà sử học người Anh Timothy Garton Ash thì kêu gọi báo chí châu Âu in lại các bức vẽ của Charlie Hebdo để Charlie hebdo thấy rằng "quyền phủ quyết của những kẻ sát nhân không thể thắng."
Đối với Le Monde, tình trạng tiến thoái lưỡng nan của báo chí có thể thấy trong bài xã luận của tờ báo Anh The Guardian, cũng là kết quả của một cuộc tranh luận nội bộ dài, giải thích lý do tại sao tờ báo đã quyết định tặng 100.000 bảng Anh (gần 1,3 triệu euro) cho tờ Charlie Hebdo nhưng không cảm thấy bị bắt buộc phải đăng lại các bức biếm họa...
RFI
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/marche%20charlie%201%20120115.jpg
Người tuần hành rước hình Marianne, biểu tượng của nước France, trong cuộc xuống đường hôm 11/01/2015 tại Paris.REUTERS/Gonzalo Fuentes
Cuộc tuần hành mà các báo đồng nhất gọi là "lịch sử", có lãnh đạo nhiều nước thế giới tham gia, hôm nay 12/01/2015 đã lấn át các chủ đề thời sự khác. Hầu như chỉ có một bức ảnh đập mắt trang nhất báo chí Pháp, ngoại trừ Le Monde : Ảnh quảng trường République, Paris, đông nghẹt người. Hơn 1 triệu người xuống đường -1,5 triệu, tại thủ đô Pháp tuần hành chống lại hành vi khủng bố, ám sát nhà báo Charlie Hebdo. Tính cả nước thì đến 3,7 triệu.
Le Figaro và La Croix chạy gần như một tựa : "Nước Pháp đứng thẳng" (La France debout ) tít của Le Figaro, trong lúc báo La Croix chỉ có một từ : Đứng thẳng (Debout). Libération ở góc dưới trang chạy tựa như chú thích : "Chúng ta là một dân tộc" (Nous sommes un peuple), tờ Les Echos nhìn thấy "Biển người chống lại sự dã man" (Marée humaine contre la barbarie), Le Monde nói đến "Tuần hành chống nỗi kinh hoàng" (Marcher contre la terreur).
Nguyên tờ Libération, 38 trang, hầu chỉ dành cho sự kiện. Năm trang đầu tờ báo chỉ là hình ảnh, trang tiếp theo cũng hình ảnh và trích lời người xuống đường và những phần phân tích. Le Figaro cũng dành phần báo chính 19 trang, Le Monde ra trước cuộc tuần hành, nhưng cũng đã dành 20 trang chính, thông báo sự kiện và trở lại các sự cố cuối tuần và tìm hiểu về lai lịch kẻ khủng bố.
Các bài xã luận hôm nay ca ngợi sự huy động của nước Pháp - như tít bài viết của Libération : "Một sức bật tuyệt vời". Bài viết mở đầu một cách xúc động : "Hy vọng với nỗi buồn đã đi đầu đoàn người". Tờ báo nói đến êkíp còn lại của Charlie Hebdo, xúc động mạnh mẽ trước sự đoàn kết rộng lớn như biển cả. Theo sau họ là hơn 1 triệu rưỡi người, trong có 40 lãnh đạo quốc gia trên thế giới. Cả nước Pháp đã đứng lên chống lại bạo hành, sự ngu muội, sự chia rẽ giữa các cộng đồng.
Đối với Libération, không phải chỉ có sự cảm thông, xót xa đối với nạn nhân đã khiến họ xuống đường, mà vì những kẻ sát nhân đã đụng vào những giá trị cơ bản : tự do ngôn luận, sự an toàn của cộng đồng thiểu số, sự chấp nhận các khác biệt. Mỗi một người đều cảm thấy sâu trong lòng mình là những gì bảo vệ họ, những gì họ tin tưởng đã bị những kẻ cuồng tín tấn công. Và họ đã xuống đường để nói "không".
Trong phần kết luận Libération, khẳng định một lần nữa là mỗi một người có quyền có tổ quốc của mình, tôn giáo của mình, có truyền thống của mình, gốc rễ của mình và không có ai có quyền áp đặt nó cho người khác.
Cuộc tuần hành vì tự do
Trong bài xã luận tựa đề "Sống trong tự do", báo La Croix cũng nêu bật quyền tự do này : "Can đảm bất chấp sợ hãi và hận thù, đám đông to lớn gồm đàn ông, phụ nữ, thanh niên, mọi xu hưởng, tư tưởng, tôn giáo, quốc tịch đã tuần hành bên cạnh nhau hôm qua ở Paris và khắp nước Pháp để đối đầu với hành vi dã man giết hại cộng tác viên của một tờ báo trào phúng, cảnh sát và khách hàng của một siêu thị cho người Do Thái (casher).
17 người chết, cũng như người xuống đường, họ có nguồn gốc, niềm tin, tôn giáo khác nhau. Và chính điều này đã tập hợp người xuống đường, muốn sống trong một xã hội cởi mở, mà người ta có thể nói lên một cách tự do quan điểm của mình và hành đạo mà không lo sợ".
La Croix nhận thấy trong thời điểm chưa từng thấy này, sự hiện diện của các lãnh đạo quốc gia trên thế giới và lãnh đạo Pháp vừa quan trọng nhưng cũng vừa thứ yếu. Biểu tượng dĩ nhiên tuyệt vời. Nhưng các lãnh đạo chính phủ, đảng phái này cũng sẽ không có quyền lực gì nếu sau lưng họ không có quần chúng đã xuống đường hôm qua.
Le Figaro dưới tựa đề "Sau nỗi xúc động là lòng can đảm", nhận thấy nước Pháp đã đứng lên, tôn nghiêm trong nỗi tức giận. Lãnh đạo thế giới đến tỏ sự đoàn kết. Nhưng nhất là đám đông, hàng trăm, hàng trăm ngàn người tập hợp ở Paris, ở khắp nước Pháp và trên hành tinh, bên cạnh nhau, tưởng niệm 17 người bị sát hại... Những người xuống đường muốn nói lên sự gắn bó từ sâu tận đáy lòng, với những "nguyên tắc dân chủ, bảo vệ nền văn minh và tự do của chúng ta".
Trong tình đoàn kết thể hiện hôm qua, các báo cũng chú ý đến những quan điểm khác nhau vấn đề tự do ngôn luận, về Charlie Hebdo.
Libération đã gặp một số người, ở Paris và ngoại ô, đứng ngoài cuộc tuần hành mà họ nhìn một cách nghi ngờ. Một người gốc Mali Yousouf giải thích : Người ta kêu gọi chúng tôi biểu tình. Được rồi, nhưng ngày mai thì sao ? Chúng tôi sẽ làm gì ? Điều rõ ràng đối với anh là người trong cộng đồng anh sẽ nhìn anh với con mắt không thân thiện. Đối với những người mà Libération tiếp xúc, họ lên án vụ giết người, nhưng Charlie Hebdo không nên xúc phạm đạo Hồi.
Le Monde đến gặp học sinh trung học ỏ Saint Denis, ngoại ô Paris, cũng nêu bật quan điểm trên, trích thành tựa nhận xét của một em ; "Không nên đùa giỡn với tôn giáo". Theo Le Monde, các em mà tờ báo tiếp xúc nói chuyện, đều lên án vụ giết người, nhung một số tương tự cũng lên án các tranh biếm họa của Charlie Hebdo, mà như một em, Marie Hélène, 17 tuổi, giải thích là "đã thóa mạ đạo Hồi cũng như các tôn giáo khác".
An ninh Pháp sơ suất ?
Một khía cạnh khác trong sự cố Charlie Hebdo mà các báo hôm nay nêu bật và chỉ trích đó là cảnh sát và tình báo Pháp (DGSI) đã "để lọt lưới" các kẻ khủng bố, hai anh em Kouachi và Amedy Coulibaly. Nhân vật thứ 3 này đã được trả tự do vào tháng 5 vừa qua, cảnh sát không hề theo dõi, giám sát. Điều này, theo báo giới, cho thấy sự thiếu thốn phương tiện của cơ quan DGSI, tập trung trên những người muốn sang tham gia thánh chiến ở Syria.
Libération mỉa mai trong hàng tựa : "Radar được điều chỉnh kém cỏi của tình báo Pháp. Tờ báo trích lời một sĩ quan chuyên ngành cho là họ "chưa bao giờ là mục tiêu của DGSI".
Le Monde cũng mỉa mai trong một hàng tít : "Sự cận thị nặng của tình báo Pháp". Tờ báo cho là từ năm 2011, việc theo dõi tập trung trên những người đi đến Syria. Nhưng rốt cuộc nguy hiểm đến từ những kẻ thánh chiến kỳ cựu, vốn đã có "vấn đề" với ngành tư pháp từ năm 2004. Phải chăng là vì tập trung vào những phần tử đi Syria, cho nên tình báo Pháp không còn thấy những trường hợp khác.
Le Monde nhắc lại là hai anh em Kouachi bị bộ phận chống khủng bố theo dõi đến năm 2013. Nhưng không khám phá gì nguy hiểm.
Le Figaro ghi nhận trong hàng tựa : "Tình báo : Thời nghi vấn" cũng nhắc lại là hai anh em Kouachi đã không còn bị theo dõi nghe lén điện thoại, một người từ cuối 2013 và một người từ tháng 6/2014.
Điều mà Le Figaro nêu bật cũng như các đồng nghiệp là 3 kẻ khủng bố không xa lạ gì đối với giới cảnh sát và tại sao họ có thể ung dung khủng bố ngay tại Paris. Nhất là trường hợp Coulibaly, có một quá trình tội phạm năng nề cướp bóc, bạo hành, buôn bán ma túy.
Bộ phận chống khủng bố theo Le Figaro đã nhìn thấy đây là một nhân vật cực đoan, nguy hiểm. Câu hỏi hiện nay vẫn tại sao không theo dõi Coulibaly. Tờ báo trích bộ Nội vụ Pháp, cho là để hiểu được do đâu sự cố đã có thể xẩy ra thì có lẽ phải mất nhiều tháng.
An ninh Pháp thiếu theo dõi nghi phạm khủng bố ?
Le Figaro cũng nêu nỗi băn khoăn của ngành Tư Pháp "hoang mang trong việc xử lý tù nhân hồi giáo".
Tờ báo trích lời một thẩm phán : Kẻ khủng bố toàn soạn Charlie Hebdo đều từng bị xét xử và ngồi tù, tìm thấy lại như thế những kẻ tiến hành khủng bố năm1995 và đường dây Irak. Những người này đã mãn hạn tù. Một số những người này còn rất trẻ. Vấn đề là khi ra tù thì họ còn kiên quyết hơn lúc mới vào. Họ trở thành "đàn anh", trong khi mà lúc bị bắt chỉ là "tép riu". Đây thật sự là một vấn đề.
Cho nên, theo tờ báo, bắt giam không phải là đáp án trong đe dọa khủng bố, và càng gai góc hơn là theo dõi hành tung của những thanh niên đã ra tù.
Báo chí phương Tây tranh cãi về biếm họa của Charlie Hebdo
Về vụ khủng bố tấn công tuần báo Charlie Hebdo, báo Le Monde hôm nay đã xem xét trở lại cuộc tranh cãi vẫn còn gay go : Nên hay không nên công bố các bức tranh biếm họa đã trở thành cái cớ để những kẻ khủng bố gây nên vụ thảm sát ?
Qua ngòi bút của Sylvie Kaufmann, trong bài "Là Charlie hay không là Charlie", nhật báo Pháp nêu bật câu hỏi đặt ra từ cách nay 9 năm nhưng hiện đang gây chia rẽ trong giới báo chí quốc tế : Có cần phải chứng tỏ rằng chúng ta có tự do bằng cách công bố các bức biếm họa mà các phần tử cực đoan đã sử dụng để biện minh cho vụ thảm sát ở tuần báo Charlie Hebdo hay không ?
Le Monde nhắc lại : Ngay hôm xẩy ra vụ tấn công, trong công luận, đặc biệt là trên các mạng xã hội, đã vang lên những tiếng nói yêu cầu báo chí trong thế giới tự do trả đũa bằng cách in lại các tranh biếm họa Mohammed mà tờ Charlie Hebdo đã công bố năm 2006. Đối với với những người chủ trương điều này, đó sẽ là một hình thức chống lại khủng bố, chống lại sự hù dọa. Còn trên đường phố ở Paris, Luân Đôn, Roma, Amsterdam hay New York, các công dân của thế giới tự do cũng đã trả đũa ngay lập tức, theo cách của họ, bằng sự có mặt đông đảo, long trọng để bày tỏ tình đoàn kết.
Thế nhưng, theo Le Monde, trong tòa soạn các tờ báo, dù một lòng một dạ với Charlie Hebdo, tình hình có phần phức tạp hơn.
Lằn ranh cũ-mới và Âu-Mỹ
Đối với báo chí Pháp, vốn quen thuộc với cách châm biếm bất kính, có khi thô lỗ nhưng vui vẻ tờ báo, vấn đề ít được đặt ra. Nhưng đối với các phương tiện truyền thông nước ngoài, ít tiếp xúc với nghệ thuật khiêu khích của Cabu và Wolinski, họ hiểu ngay mục tiêu của vụ tấn công, nhưng vẫn phân vân trước các yêu cầu đăng lại các bức tranh bị các thành phần cực đoan lên án. Ngay từ thứ Tư, 07/01, báo chí phương Tây đã bị chia rẽ trên vấn đề nên hay không nên thể hiện tinh thần đoàn kết bằng cách công bố lại các bản vẽ bị coi là xúc phạm Hồi giáo ?
Theo nhận xét của Le Monde, một lằn ranh đã xuất hiện giữa các phương tiện truyền thông cũ và mới, và giữa châu Âu và Hoa Kỳ.
Tại Mỹ, các báo mạng như Slate, BuzzFeed, The Huffington Post và The Daily Beast đã không ngần ngại công bố các bức biếm họa của Charlie Hebdo. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông truyền thống lớn như The New York Times, Wall Street Journal hay CNN, thì khi công bố các bức hình gây tranh cãi, đã xóa mờ các bức nhạy cảm nhất.
Tranh luận gay gắt trong tòa soạn New York Times
Ví dụ được Le Monde nêu bật là cuộc tranh luận công khai trong ban biên tập tờ New York Times. Dean Baquet, trưởng ban biên tập của tờ báo, vào hôm nổ ra vụ khủng bố ở Paris, đã phải mất rất nhiều thì giờ tham vấn các đồng nghiệp và hai lần thay đổi ý kiến trước khi quyết định không công bố các bức họa để tránh xúc phạm các độc giả của tờ báo. Theo ông : "Đối với nhiều độc giả, vẽ hình nhà tiên tri Mohammed là báng bổ Hồi giáo. Quy tắc của chúng tôi, đã có từ lâu đời và đã được chứng thực là phải biết phân biệt giữa châm biếm và phỉ báng vô tội vạ".
Margaret Sullivan, nhà báo phụ trách vấn đề hòa giải giữa tờ báo và độc giả của tờ New York Times thì không tỏ ra đồng ý một cách lịch sự : "Có lẽ các quy tắc đó cần phải được xem xét lại, căn cứ vào các diễn biến hiện nay". Theo Le Monde, ý kiến này có vẻ khó được tán đồng vì ngay trên tờ New York Times, nhà bình luận David Brooks đã thẳng thắn kêu gọi người Mỹ là nên thừa nhận như ông rằng "tôi không phải là Charlie". Lý do là "kiểu hài hước cố tình xúc phạm" của Charlie Hebdo quá xa lạ với người Mỹ.
Báo Anh The Guardian tặng tiền nhưng không đăng lại ảnh
Báo chí Anh cũng rất thận trọng. Một bài báo trên tờ Financial Times - bị chính các độc giả của tờ báo hết sức chỉ trích - thậm chí còn cáo buộc Charlie Hebdo là đã có hành động "ngu xuẩn". Ngược lại, nhà sử học người Anh Timothy Garton Ash thì kêu gọi báo chí châu Âu in lại các bức vẽ của Charlie Hebdo để Charlie hebdo thấy rằng "quyền phủ quyết của những kẻ sát nhân không thể thắng."
Đối với Le Monde, tình trạng tiến thoái lưỡng nan của báo chí có thể thấy trong bài xã luận của tờ báo Anh The Guardian, cũng là kết quả của một cuộc tranh luận nội bộ dài, giải thích lý do tại sao tờ báo đã quyết định tặng 100.000 bảng Anh (gần 1,3 triệu euro) cho tờ Charlie Hebdo nhưng không cảm thấy bị bắt buộc phải đăng lại các bức biếm họa...
RFI