PDA

View Full Version : Phú Yên: Phải kiểm điểm vì 'bịt miệng' luật sư bất thành



duyanh
01-10-2015, 02:37 PM
PHÚ YÊN (NV) - Đại diện Tỉnh Ủy Phú Yên vừa loan báo, cơ quan này đã yêu cầu tòa án, Viện Kiểm Sát và công an thành phố Tuy Hòa phải “kiểm điểm, rút kinh nghiệm” vụ Luật Sư Võ An Đôn.


http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=725693&stc=1&d=1420881311 (http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=725693&stc=1&d=1420881311)
Những vết thương trong số 70 vết thương trên thi thể ông Ngô Thanh Kiều.
Luật sư đòi công lý cho ông Kiều suýt bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. (Hình: Internet)

Ông Võ An Đôn là người tình nguyện bảo vệ quyền lợi cho ông Ngô Thanh Kiều - một nạn nhân bị công an thành phố Tuy Hòa tra tấn đến chết để ép phải thừa nhận đã trộm cắp.

Hồi tháng 5 năm 2012, một nhóm công an thành phố Tuy Hòa bắt giữ ông Kiều vì cho rằng ông dính líu đến một vụ trộm cắp. Ngày hôm sau ông Kiều chết. Pháp y xác định trên người ông Kiều có 70 vết thương. Ngoài việc bị nứt sọ, chấn thương não, ông Kiều còn bị dập phổi gan, thận.

Sự kiện vừa kể khiến dân chúng thành phố Tuy Hòa nổi giận. Họ đòi công an phải truy cứu trách nhiệm những kẻ đã tra tấn ông Kiều đến chết. Đám đông chỉ giải tán sau khi giám đốc công an tỉnh Phú Yên hứa hẹn sẽ điều tra và xử lý những kẻ lạm quyền khi thi hành công vụ.

Một năm sau, Viện Kiểm Sát thành phố Tuy Hòa mới công bố quyết định truy tố bốn sĩ quan công an của thành phố Tuy Hòa và một sĩ quan công an của tỉnh Phú Yên, đã “dùng nhục hình” với ông Ngô Thanh Kiều.

Cáo trạng xác định, các điều tra viên đã còng ông Kiều vào ghế và thay nhau dùng dùi cui tra tấn, buộc ông nhận tội. Khi ông Kiều lả đi, họ mới đưa ông đến bệnh viện nhưng ông Kiều chết trên đường đi cấp cứu.

Phải mất thêm gần một năm nữa, vào cuối tháng 3-đầu tháng 4 năm nay, hệ thống tư pháp Việt Nam mới đưa năm sĩ quan tra tấn ông Kiều tới chết ra xử sơ thẩm. Tuy nhiên, chỉ có một sĩ quan cấp thấp nhất (thiếu úy) bị phạt 5 năm tù, một thiếu tá bị phạt 2 năm tù, một thượng úy bị phạt 18 tháng tù, còn một thiếu tá và một trung úy được hưởng án treo vì đã “dùng nhục hình.”

Bản án sơ thẩm vụ Ngô Thanh Kiều khiến công chúng Việt Nam nổi giận. Ngay cả thẩm phán của một số tòa án khác cũng cho rằng bản án không thỏa đáng. Theo họ, truy tố, xét xử năm sĩ quan này về tội “dùng nhục hình” là chưa chính xác, phải xem đó là “giết người.” Đó là chưa kể việc điều tra, truy tố, xét xử có dấu hiệu bao che, đổ hết tội cho viên sĩ quan có cấp bậc thấp nhất, bỏ qua trách nhiệm của ông Lê Đức Hoàn, thượng tá, phó công an thành phố Tuy Hòa, kẻ chỉ đạo bắt ông Kiều trái pháp luật.

Trước sự phẫn nộ của công chúng, nhiều viên chức, trong đó có chủ tịch nhà nước Việt Nam cũng đề nghị phải xem lại việc điều tra, xét xử vụ bắt giữ trái pháp luật, tra tấn - ép nhận tội khiến ông Kiều uổng tử.

Đến đầu tháng 7, tòa án tỉnh Phú Yên đưa vụ ông Ngô Thanh Kiều bị tra tấn đến chết ra xử phúc thẩm. Bản án sơ thẩm bị hủy và tòa yêu cầu điều tra lại từ đầu. Đến lúc này ông Lê Đức Hoàn, thượng tá, phó công an thành phố Tuy Hòa, mới bị khởi tố.

Ông Võ An Đôn được xem là người đã góp phần đáng kể trong việc hệ thống tư pháp Phú Yên phải hủy bản án mang tính bao che, lôi những sĩ quan công an cao cấp hơn ra trước vành móng ngựa.

Tuy nhiên ngay sau đó, tòa án, Viện Kiểm Sát và công an thành phố Tuy Hòa cùng ký vào một văn bản, gửi Sở Tư Pháp tỉnh Phú Yên và Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, yêu cầu thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Võ An Đôn.

Văn bản này khiến công chúng và báo giới Việt Nam tiếp tục nổi giận. Sau đó, Sở Tư Pháp Phú Yên và đoàn luật sư tỉnh Phú Yên chính thức đề nghị tòa án, Viện Kiểm Sát và công an thành phố Tuy Hòa cung cấp bằng chứng về cái gọi là “sự xúc phạm hệ thống tư pháp của ông Đôn.”

Mới đây, ông Trần Quang Nhất, phó chủ tịch kiêm ủy viên của Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy Phú Yên, bảo rằng, cách hành xử của tòa án, Viện Kiểm Sát và công an thành phố Tuy Hòa là không đúng.

Ông Nhất cho biết, những “bằng chứng” mà tòa án, Viện Kiểm Sát và công an thành phố Tuy Hòa cung cấp không đủ để chứng minh ông Đôn đã “lợi dụng việc hành nghề luật sư có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng trong vụ án và nhiều đồng chí lãnh đạo đương nhiệm khác trong các ngành nội chính. Sau khi phiên tòa kết thúc, luật sư Đôn tiếp tục có nhiều lời nói, bài viết, trả lời phỏng vấn bình luận đăng tải trên các mạng xã hội, các diễn đàn trong nước, quốc tế cung cấp nhiều thông tin, nội dung sai lệch không đúng sự thật khách quan của vụ án.” (G.Đ)