duyanh
01-06-2015, 01:22 PM
Biểu tình chống 'Hồi giáo hóa' tại Đức
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/01/06/150106033715_1_624x351_ap_nocredit.jpg
Những người biểu tình ủng hộ Pegida bị áp đảo về số lượng tại thủ đô Berlin
Những người ủng hộ và phản đối một nhóm vận động chống 'Hồi giáo hóa' châu Âu đang tổ chức các cuộc biểu tình kình chống nhau tại Đức.
Nhóm 'Người châu Âu Yêu nước chống Hồi giáo Hóa phương Tây' (Pegida) đã tổ chức biểu tình hàng tuần kể từ tháng 10.
Cuộc biểu tình tại thành phố Dresden hôm 5/1 đã thu hút đến 18.000 người tham gia.
Tuy nhiên các cuộc biểu tình phản đối Pegida cũng đã nổ ra và nhóm này cũng nhận phải sự chỉ trích từ các chính trị gia cao cấp của Đức.
Hàng nghìn người đã xuống đường tại Berlin, Cologne, Dresden và Stuttgart.
Tại Berlin, cảnh sát nói khoảng 5.000 người biểu tình phản đối Pegida đã ngăn cản hàng trăm thành viên của nhóm này diễu hành theo lộ trình đã định.
Khoảng 22.000 người chống đối nhóm Pegida cũng đã biểu tình tại các thành phố Stuttgart, Muenster và Hamburg, theo hãng thông tấn DPS.
Tuy nhiên tại thành phố Dresden, cảnh sát nói 18.000 người đã tham gia một cuộc biểu tình chống người nhập cư, trong khi cuộc diễu hành đối lập thu hút khoảng 3.000 người.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2015/01/06/150106034739_1_624x351_getty_nocredit.jpg
Khoảng 18.000 người đã tham gia một cuộc biểu tình của Pegida tại thành phố Dresden
Tắt đèn
Tại Cologne, chính quyền thành phố đã tắt đèn nhà thờ để nói với những người biểu tình ủng hộ nhóm Pegida rằng họ đang hậu thuẫn 'những kẻ cực đoan'.
"Chúng tôi không xem đây là một hành động biểu tình, nhưng chúng tôi muốn những tín đồ Cơ Đốc giáo bảo thủ [đang ủng hộ Pegida] nghĩ về hành động của mình", linh mục nhà thờ Norbert Feldhoff nói với BBC.
Chỉ có khoảng 250 người ủng hộ Pegida tham gia diễu hành tại Cologne, so với hàng nghìn người biểu tình chống nhóm này.
Phần lớn trung tâm thành phố cũng chìm trong bóng tối sau khi đèn bị tắt ở nhiều tòa nhà và cây cầu lớn trên sông Rhine, theo hãng thông tấn DPA.
"Đây là một thông điệp dân chủ từ rất nhiều người ở thành phố Cologne muốn biểu đạt quan điểm của mình," thị trưởng Cologne Jergen Roters nói.
"Họ muốn nhấn mạnh rằng tại Cologne chúng tôi không muốn dính dáng đến những kẻ cực đoan và bài ngoại".
Tại thành phố Dresden, nhà sản xuất xe Volkswagen nói họ cũng đã tắt đèn để thể hiện sự ủng hộ của công ty đối với một xã hội "cở mở, tự do và dân chủ".
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2015/01/06/150106034909_1_624x351_reuters_nocredit.jpg
Một người đàn ông với khẩu hiệu "Nói không với sự Hồi giáo hóa châu Âu"
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chỉ trích nhóm Pegida trong bài phát biểu đầu năm và nói các thủ lĩnh của phong trào này mang theo "thành kiến, sự lạnh nhạt và thậm chí cả thù hận trong tim".
Đáp lại lời chỉ trích này, một trong các thủ lĩnh của Pegida, Kathrin Oertel, nói tại một cuộc biểu tình ở thành phố Dresden rằng nước Đức đang một lần nữa chứng kiến "sự đàn áp chính trị".
"Quý vị giải thích thế nào khi chúng ta bị xúc phạm và bị gọi là phân biệt chủng tộc hoặc phát xít một cách công khai bởi các đảng phái chính trị cũng như truyền thông chỉ vì sự chỉ trích chính đáng của chúng ta đối với chính sách tỵ nạn tại Đức cũng như sự thiếu vắng của chính sách nhập cư?".
Một khảo sát với sự tham gia của 1.000 người do tạp chí Stern của Đức thực hiện cho thấy chỉ 1 trong 8 người Đức nói họ sẽ gia nhập các cuộc diễu hành chống Hồi giáo của Pegida nếu chúng được tổ chức gần nhà mình.
Đức tiếp nhận nhiều người tỵ nạn hơn bất kỳ quốc gia EU nào. Nhiều người trong số này đến từ các vùng giao tranh ở Syria.
BBC
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/01/06/150106033715_1_624x351_ap_nocredit.jpg
Những người biểu tình ủng hộ Pegida bị áp đảo về số lượng tại thủ đô Berlin
Những người ủng hộ và phản đối một nhóm vận động chống 'Hồi giáo hóa' châu Âu đang tổ chức các cuộc biểu tình kình chống nhau tại Đức.
Nhóm 'Người châu Âu Yêu nước chống Hồi giáo Hóa phương Tây' (Pegida) đã tổ chức biểu tình hàng tuần kể từ tháng 10.
Cuộc biểu tình tại thành phố Dresden hôm 5/1 đã thu hút đến 18.000 người tham gia.
Tuy nhiên các cuộc biểu tình phản đối Pegida cũng đã nổ ra và nhóm này cũng nhận phải sự chỉ trích từ các chính trị gia cao cấp của Đức.
Hàng nghìn người đã xuống đường tại Berlin, Cologne, Dresden và Stuttgart.
Tại Berlin, cảnh sát nói khoảng 5.000 người biểu tình phản đối Pegida đã ngăn cản hàng trăm thành viên của nhóm này diễu hành theo lộ trình đã định.
Khoảng 22.000 người chống đối nhóm Pegida cũng đã biểu tình tại các thành phố Stuttgart, Muenster và Hamburg, theo hãng thông tấn DPS.
Tuy nhiên tại thành phố Dresden, cảnh sát nói 18.000 người đã tham gia một cuộc biểu tình chống người nhập cư, trong khi cuộc diễu hành đối lập thu hút khoảng 3.000 người.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2015/01/06/150106034739_1_624x351_getty_nocredit.jpg
Khoảng 18.000 người đã tham gia một cuộc biểu tình của Pegida tại thành phố Dresden
Tắt đèn
Tại Cologne, chính quyền thành phố đã tắt đèn nhà thờ để nói với những người biểu tình ủng hộ nhóm Pegida rằng họ đang hậu thuẫn 'những kẻ cực đoan'.
"Chúng tôi không xem đây là một hành động biểu tình, nhưng chúng tôi muốn những tín đồ Cơ Đốc giáo bảo thủ [đang ủng hộ Pegida] nghĩ về hành động của mình", linh mục nhà thờ Norbert Feldhoff nói với BBC.
Chỉ có khoảng 250 người ủng hộ Pegida tham gia diễu hành tại Cologne, so với hàng nghìn người biểu tình chống nhóm này.
Phần lớn trung tâm thành phố cũng chìm trong bóng tối sau khi đèn bị tắt ở nhiều tòa nhà và cây cầu lớn trên sông Rhine, theo hãng thông tấn DPA.
"Đây là một thông điệp dân chủ từ rất nhiều người ở thành phố Cologne muốn biểu đạt quan điểm của mình," thị trưởng Cologne Jergen Roters nói.
"Họ muốn nhấn mạnh rằng tại Cologne chúng tôi không muốn dính dáng đến những kẻ cực đoan và bài ngoại".
Tại thành phố Dresden, nhà sản xuất xe Volkswagen nói họ cũng đã tắt đèn để thể hiện sự ủng hộ của công ty đối với một xã hội "cở mở, tự do và dân chủ".
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2015/01/06/150106034909_1_624x351_reuters_nocredit.jpg
Một người đàn ông với khẩu hiệu "Nói không với sự Hồi giáo hóa châu Âu"
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chỉ trích nhóm Pegida trong bài phát biểu đầu năm và nói các thủ lĩnh của phong trào này mang theo "thành kiến, sự lạnh nhạt và thậm chí cả thù hận trong tim".
Đáp lại lời chỉ trích này, một trong các thủ lĩnh của Pegida, Kathrin Oertel, nói tại một cuộc biểu tình ở thành phố Dresden rằng nước Đức đang một lần nữa chứng kiến "sự đàn áp chính trị".
"Quý vị giải thích thế nào khi chúng ta bị xúc phạm và bị gọi là phân biệt chủng tộc hoặc phát xít một cách công khai bởi các đảng phái chính trị cũng như truyền thông chỉ vì sự chỉ trích chính đáng của chúng ta đối với chính sách tỵ nạn tại Đức cũng như sự thiếu vắng của chính sách nhập cư?".
Một khảo sát với sự tham gia của 1.000 người do tạp chí Stern của Đức thực hiện cho thấy chỉ 1 trong 8 người Đức nói họ sẽ gia nhập các cuộc diễu hành chống Hồi giáo của Pegida nếu chúng được tổ chức gần nhà mình.
Đức tiếp nhận nhiều người tỵ nạn hơn bất kỳ quốc gia EU nào. Nhiều người trong số này đến từ các vùng giao tranh ở Syria.
BBC