PDA

View Full Version : Khoa học ngày càng gần với Phật Giáo



khieman
01-03-2015, 05:36 PM
.


Khoa học ngày càng gần với Phật Giáo
Trần Mạnh Hảo

Ngày nay, tin học, công nghệ Internet đã làm thay đổi thế giới đến từng chân tơ kẽ tóc…Nhưng ít có người biết chính Phật giáo đã có công đầu tạo tiền đề cho sự phát hiện ra tin học bằng việc tìm ra con số 0, cộng với quan niệm sắc sắc không không đã giúp các nhà khoa học thực nghiệm hôm nay tạo ra cuộc cách mạng tin học thần kỳ. Chỉ bằng sự vận động kỳ diệu của con số 0 (không) và con số 1 (sắc) nhấp nháy như pháp thuật, thay đấng tạo hóa sáng tạo lại thế giới là công nghệ Internet hôm nay…

Chính nhận thức luận sắc sắc không không của đạo Phật đã khẳng định trước cả Albert Einstein (1879-1955) hai nghìn rưởi năm rằng không có cái tuyệt đối, thế giới này là thế giới tương đối. Đức Phật vốn theo đạo Bà La Môn tôn thờ đấng tuyệt đối Phạm Thiên (Brahma,Visnu, Shiva). Sau khi khám phá ra rằng đấng tuyệt đối kia không có thật, Ngài đã bỏ đạo Bà La Môn, phủ nhận cái trường tồn, rằng tất cả đều nằm trong cái tương đối sắc không!

Phật giáo chính là khoa học trực giác dẫn đường cho khoa học thực nghiệm hôm nay.

Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật từng dạy :

“Thời gian dung thông không gian, không gian dung thông thời gian”.

Có lẽ thuyết tương đối của Einstein chính là thuyết tương đối của nhà Phật vậy ! Ngài đã đi trước Einstein ngót ba nghìn năm! Einstein ngưỡng mộ đạo Phật nên có lần ông nói đại ý, rằng đạo Phật là đạo của khoa học, đạo của tương lai.

Chính Đức Phật là người đầu tiên phát hiện ra vi khuẩn khi Ngài đã dạy:

“Các ông phải niệm chú trước khi uống nước ấy, vì trong nước đó có nhiều sinh vật rất nhỏ bé”; mãi đến thế kỷ thứ 17, nhà sinh vật học Aton Van Leeuwenhock (1632-1723) mới khám phá ra vi sinh vật .

Phật từng dạy :

“Âm thanh của ta, các ông, và của mọi người không mất, nó sẽ còn mãi mãi”.

Phật cũng nhiều lần nói rằng vật không tự sinh tự diệt, lúc nó là sắc, lúc nó là không…Chính quan niệm về vật không tự sinh không tự diệt mà nhà bác học Nga Lomoloxop khám phá ra thuyết “năng lượng không mất đi chỉ biến từ dạng này sang dạng khác”…Sau đó, các nhà khoa học khác dùng thuyết này để nói lên quy luật của vật chất không mất đi, chỉ biến từ dạng này qua dạng khác…

Các nhà bác học thực nghiệm phương Tây mới khám phá ra quy luật thế giới vĩ mô là vô cùng, thế giới vi mô cũng là vô cùng. Năm 2012, hai nhà bác học Peter Higgs và Francois Englert khám phá ra hạt vật chất bé hơn các hạt cơ bản trước gọi là “hạt của Chúa” ( Higgs) để năm 2014 họ cùng nhận được giải thưởng Nobel. Theo chúng tôi, giải Nobel này chính ra phải trao cho Đức Phật mới thỏa đáng, vì Ngài cho biết không bao giờ tìm được hạt bé nhất đâu. Sẽ còn những hạt của qủy, hạt của ma, hạt của trời, hạt của Phật nghìn muôn muôn nữa, xin đọc lời Phật dạy:

“Nếu lấy một vật chia chẻ mãi tới còn bằng đầu sợi tóc, gọi là mao trần. Lấy hạt bụi bằng mao trần này chia chẻ còn bằng hạt bụi bay trong hư không, gọi là khích du trần. Hạt bụi bay lại chia chẻ nữa thành vi trần nhỏ, rồi hạt vi trần nhỏ này lại chia ra nữa cho tới khi không còn chia được nữa, gọi là cực vi trần, lân hư trần”
(Kinh Lăng-Nghiêm của Hòa-Thượng Thích-Duy-Lực dịch, trang 103).

Ngài dạy tiếp:

“Không bao giờ tìm cầu được thực tại cuối cùng của vật, vì những vật mà ta thấy chỉ là tổng tướng ảnh tượng được kết hợp bởi vô vàn vô số những cực vi, nó xuất hiện trong biên giới giữa vật và tâm, nó hiện diện khắp nơi; hư không, không phải là không có gì, mà trong đó có đủ loại quang minh cùng các loại chúng-sanh cư ngụ”
(Đạo Phật và Khoa Học, trang 14, 20, 21).

Có thể nói Albert Einstein (1879-1955) chính là người phát ngôn của thuyết vô ngã, thuyết sắc không nhà Phật khi ông nói:

“Vũ trụ phân tích đến cùng chẳng còn gì là vật chất mà chỉ còn lại là những rung động hay những làn sóng mà thôi”.

Nhà thiên văn học Edwin Huble mới đây hình như cũng là người phát ngôn của Đức Phật khi ông dùng kính viễn vọng quan sát vũ trụ vô biên mà Phật đã thấy trước ngót ba nghìn năm rằng :

“Có hàng tỉ giải ngân hà và hàng tỉ tỉ tinh tú ngoài giải ngân hà của chúng ta”.

Xin trích lời Phật đã chỉ hướng cho khoa học thực nghiệm khám phá ra vũ trụ qua kính viễn vọng mới đây :

Kinh Lăng Nghiêm :

“Quang minh trong hư không xoay vần bởi Phong luân, Thủy luân, Kim luân theo hình chôn ốc và khi quay chậm lại thành sơn hà đại địa và chúng-sanh”.

Quán Thế-Âm Bồ-Tát cũng nói trong Kinh Lăng-Nghiêm, trang 389:

“Trong Tam Thiên đại Thiên thế giới này có trăm ức mặt trời mặt trăng”.

Trong Kinh Lăng-Nghiêm:

“Thế giới nhiều như bụi, đều nương sinh trong hư không, những phong luân khi xoay tròn tạo nên sơn hà đại địa”.

Phật cũng thường nói:

“Cõi Phật nhiều hơn cát sông Hằng, trong 10 phương thế giới nhiều như bụi không sao tính đếm được”.

Kinh Hoa-Nghiêm, trang 377, Ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát thấy :

“Đại Liên Hoa lúc nở ra, lúc héo đi”.

Đại Liên Hoa là vũ trụ mà khoa học đã xác nhận đúng như Đức Phật mô tả : Vũ trụ cũng hít thở như con ễnh ương, lúc phình ra, lúc thóp lại.

Nếu đọc kỹ kinh Phật, chúng ta sẽ còn biết nhiều chân lý khoa học khác được phát hiện bằng trực giác cách đây mấy nghìn năm, để thấy càng ngày khoa học thực nghiệm càng gặp gỡ Phật giáo vậy.,.


Sài Gòn ngày 03-01-2015
T.M.H.