PDA

View Full Version : Người già kiếm cơm giữa Sài Gòn



duyanh
01-03-2015, 02:33 PM
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/the-old-to-make-a-living-in-sg-01022015134840.html/nguoi-gia-622.jpg/image

Một Cụ Bà bán bánh tráng tại Sài Gòn, ảnh minh họa. RFA PHOTO


Your browser does not support the audio element. Mùa Đông giá lạnh, đối với người già, người nghèo thiếu ăn thiếu mặc, cái lạnh là nô lệ trung thành của thần chết, nó có thể đến trói tay trói chân người già cho thần chết dễ bề vung lưỡi hái. Với người già lây lất kiếm sống giữa đất Sài Gòn, mùa Đông càng ghê gớm hơn nhiều bởi ngoài cái lạnh của thời tiết, cái lạnh trong tâm hồn vốn buồn tủi lâu năm của họ sẽ làm khổ họ gấp bội lần. Cái lạnh khiến cho họ thấy cô đơn, đôi khi tự đặt câu hỏi: Bao giờ mình chết? Và khi mình chết đi, lấy gì để chôn, ai chôn mình đây?
Ăn xin không nỡ, buôn bán cũng không xong

Bà Hạt, 75 tuổi, quê Mộ Đức, Quảng Ngãi, vào Sài Gòn bán vé số và bưng bê cho quán ăn gần hai mươi năm nay, tâm sự:
Bảy mươi mấy tuổi mà còn đi bán vé số. Ngày thì kiếm được khoảng mười, hai mươi ngàn bạc, đôi khi được tám ngàn. Ăn uống thì ăn quán ăn đường bữa đôi ba ngàn bạc, chứ không có khi mô ăn được năm ngàn, mười ngàn đâu.
-Bà Hạt
“Bảy mươi mấy tuổi mà còn đi bán vé số. Ngày thì kiếm được khoảng mười, hai mươi ngàn bạc, đôi khi được tám ngàn. Ăn uống thì ăn quán ăn đường bữa đôi ba ngàn bạc, chứ không có khi mô ăn được năm ngàn, mười ngàn đâu. Tùy bán vé số có lời không nữa, cứ đi liên miên rứa đó, ngày mô đau ốm thì ở nhà, huyết áp lên thì xỉu lên té xuống vậy đó.”
Bà Hạt cho biết thêm là hiện nay, ở thành phố có rất nhiều người già bằng tuổi của bà và có người lớn tuổi hơn phải đi bươn bả kiếm sống hằng này bằng nhiều công việc, từ bán vé số, bán trái cây, đậu phộng rang, đậu phộng luộc, lượm ve chai, lượm bao nilon, rửa chén bát thuê cho đến đi ăn xin… Họ sống lây lất qua ngày đoạn tháng, không biết đâu là nhà.
Phần đông trong số họ không có con cái ở quê nhà, lưu lạc xuôi dần về phương Nam và tìm cách để tồn tại bằng nhiều công việc. Cũng có người từng có nhà cửa đàng hoàng nhưng sau tháng Tư năm 1975, do nhiều thay đổi, nhà cửa của họ không còn nữa, con cái thì người đi vượt biên bỏ mạng giữa biển, người vào trại cải tạo không trở về, cuối cùng, không còn người thân, không còn nhà cửa, họ lăn lộn giữa cuộc đời mà tồn tại.
Như trường hợp một người bạn già của bà Hạt, ngay cả cái tên bà này cũng không thể nhớ rõ, nói câu trước câu sau quên, hơn 80 tuổi nhưng không có thẻ chứng minh nhân dân, không nhà cửa, tối ngủ gầm cầu, ngày đi ăn xin, được bữa nào nhờ bữa đó, có ngày đói rát ruột. Tuổi già của người bạn già nhiều khi làm cho bà Hạt rơi nước mắt. Nhưng cũng nghèo khổ giống nhau, bà chẳng giúp được gì ngoài gói mì tôm, ổ bánh mì nguội.

http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/the-old-to-make-a-living-in-sg-01022015134840.html/nguoi-gia-400.jpg/@@images/8850fde5-7f76-41c9-8fb8-6a405e620282.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/the-old-to-make-a-living-in-sg-01022015134840.html/nguoi-gia-400.jpg/@@images/8850fde5-7f76-41c9-8fb8-6a405e620282.jpeg)
Một Cụ Bà bán vé số tại Sài Gòn, ảnh minh họa. RFA PHOTO.

Bà Hạt nghẹn ngào nói rằng sống ở thành phố Sài Gòn, có khi ăn xin dễ thở hơn là buôn bán, nhưng với tính cách của mình, bà không thể ăn xin. Ví dụ như khi bà mời vé số, có nhiều người lắc đầu từ chối mua vé số nhưng lại sẵn lòng rút tiền ra cho bà hai ngàn đồng hoặc năm ngàn đồng. Đương nhiên là bà từ chối, không lấy. Người cho tiền xin lỗi bà và giải thích rằng họ rất thương những người nghèo, muốn giúp một chút đỉnh dù là nhỏ nhoi nhưng không thể giúp theo kiểu cho người nghèo hai ngàn đồng khi phải nộp cho nhà nước tám ngàn đồng. Bởi họ thừa biết trong mỗi tấm vé số có giá 10 ngàn đồng, người bán vé số chỉ kiếm được hai ngàn đồng tiền hoa hồng.
Chính vì không muốn cầu may để rồi nộp tiền cho một hệ thống tham nhũng mập mạp nên nhiều người không chấp nhận mua vé số nhưng lại sẵn sàng bỏ ra số tiền ngang với một tấm vé để tặng cho người bán già yếu, nghèo khổ, đó là phong cách của người Sài Gòn. Nhưng rất tiếc, bà Hạt không quen nhận tiền theo cách đó nên đời bà vẫn thiếu đói. Nếu làm ăn xin, bà lại e rằng mình lấy mất một phần của bố thí của nhiều người già ăn xin khác có sức khỏe kém hơn bà rất nhiều. Hơn nữa, sống ở Sài Gòn hiện tại, muốn ăn xin cũng rất khó.
Người ăn xin không có đất sống


Một em bé người gốc Quảng Nam, cha mẹ mất sớm, cách đây hơn 10 năm, bà nội phải bế em chạy trốn lực lượng săn bắt ăn xin ở Đà Nẵng để vào Sài Gòn tiếp tục lây lất kiếm ăn, cho biết:
“Chạy bữa trưa mất bữa tối, áo quần rách hết không có mà mang. Cha mẹ mất hết không biết nhờ ai. Họ cho bữa, lâu lâu mỗi người cho vài lon gạo về nấu ăn, để dành nấu ăn. Với nấu ít thôi vì nấu ra không có chi ăn, ăn không hết.”

Chạy bữa trưa mất bữa tối, áo quần rách hết không có mà mang. Cha mẹ mất hết không biết nhờ ai. Họ cho bữa, lâu lâu mỗi người cho vài lon gạo về nấu ăn, để dành nấu ăn. Với nấu ít thôi vì nấu ra không có chi ăn, ăn không hết.
-Một em bé người gốc Quảng Nam
Theo em bé này, thời gian gần đây, việc ăn xin hết sức khó khăn bởi lượng người giả tàn tật để xin ăn tăng vọt, làm cho người ta mất hết thiện cảm với người ăn xin. Mà những kẻ giả khổ đi ăn xin lại có chương trình, bài bản để làm người khác động lòng thương, khi hành nghề xong, họ có nhà cửa để trở về, khỏi bị dân phòng, công an hỏi thăm.
Trong khi đó, những người nghèo xin ăn chân chính như bà cháu cậu lại bị người ta hất hủi, dân phòng rượt, công an có thể bắt nhốt bất kì giờ nào. Hơn nữa, sắp tới đây, thành phố có luật mới, sẽ bắt tất cả những người lang thang ăn xin như bà cháu của cậu đưa vào trại giáo dưỡng hoặc trại tế bần và trung tâm bảo trợ xã hội để ở đó suốt ngày, đi làm, đến giờ lại được đánh kẻng về ăn cơm.
Với cậu bé này, không có gì đáng sợ hơn chuyện này. Điều này làm cậu nghĩ đến những người bắt chó trộm, họ sẽ có đất sống tại Sài Gòn trong đợt này. Cũng giống như tại thành phố Đà Nẵng trước đây, những người bắt trộm chó vốn dễ gặp nguy hiểm, dễ bị đánh chuyển hẳn sang nghề săn bắt người ăn xin để nhận thưởng. Chỉ trong vòng hai tuần, thu nhập của họ đạt đến con số vài chục triệu đồng nhờ vào săn bắt người ăn xin.
Lúc đó, mức thưởng của thành phố Đ0à nẵng cho việc phát hiện và tố giác một người ăn xin bằng một cú điện thoại đến lực lượng thanh niên xung kích hoặc công an sẽ là 250 ngàn đồng. Có người mỗi ngày săn được hàng chục, thậm chí vài chục người ăn xin, ngoài ra, họ còn tổ chức đường dây dụ người ăn xin vào thành phố Đà Nẵng để săn hoặc cho tiền, gài thế những người mù bán chổi để săn.
Sắp tới đây, Sài Gòn có lệnh bắt người ăn xin đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội, cậu bé này lại linh cảm thấy rằng sắp tới đây, sẽ có một đội ngũ bắt chó trộm đổi nghề, chuyển sang săn bắt người ăn xin ở Sài Gòn để nhận thưởng. Rồi đây cuộc đời cậu chẳng biết sẽ trôi dạt về đâu.
Mùa Đông, bao giờ cũng là mùa lạnh, đặc biệt, nó rất lạnh khi tâm hồn con người trở nên lãnh cảm với nỗi đau đồng loại.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.







https://www.youtube.com/watch?v=QsbNemCQZVk

RFA