duyanh
12-29-2014, 02:08 PM
OPEC có thể giảm giá dầu thế giới đến khi nào?
http://images.motthegioi.vn/Uploaded/anhtu/2014_12_29/giam-gia-dau_UVML.jpg?width=600&height=350&crop=auto&scale=both
Sự gay gắt cao độ của cuộc chiến giành thị phần trên thị trường dầu thế giới đã diễn ra được 1 tháng, sau khi OPEC tung ra lời thách thức vào ngày 27.11 rằng sẽ chấp nhận giảm giá dầu chứ không cắt giảm sản lượng khai thác, xuất khẩu. Điều đó buộc thế giới đặt câu hỏi: Đâu là giới hạn chịu đựng thực sự của OPEC?
Thực tế, sự sụt giảm giá dầu hiện nay đang gây khó khăn cho tất cả các nước xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới, nếu như Nga bị sụt giảm nghiêm trọng ngân sách còn Mỹ đang phải đối mặt với việc các hãng dầu phải giảm sản lượng hoặc đóng cửa, thì OPEC vẫn tỏ ra bình thản. Dù khá nhiều các nước thành viên của tổ chức này phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng do việc giá dầu giảm, nhưng sự hỗ trợ từ phía Ả Rập Saudi vốn có nguồn dự trữ ngoại tệ lên tới hơn 700 tỷ USD được xem là giải pháp giúp các nước này giải quyết khó khăn.
OPEC, dưới sự lãnh đạo của Ả Rập Saudi, tỏ ra là một đối thủ khó chơi nhất. Kể cả khi giá dầu chạm đáy ở mức trên 55 USD/thùng, chủ tịch của OPEC vẫn tuyên bố tổ chức này sẽ không can thiệp ít nhất là đến tháng 6.2015, thời điểm nhóm họp các nước thành viên.
Sáu tháng được xem là giới hạn mà tổ chức dầu lửa quyền lực nhất thế giới này đặt ra cho Nga và Mỹ trong cuộc đọ sức về mức độ chịu đựng giá dầu giảm. Một sự tự tin tuyệt đối từ phía OPEC là điều mà giới phân tích nhận định từ sự việc này. Nhưng vào những ngày cuối cùng của năm 2014, khi mà cuộc đọ sức mới diễn ra được hơn 1 tháng, đã có những dấu hiệu cho thấy điều ngược lại.
Khởi đầu cho chuỗi những dấu hiệu không lấy gì làm lạc quan cho OPEC là việc lực lượng quân sự đối lập ở Lybia tấn công cảng Guard, vốn là nơi xuất cảng chủ yếu lượng dầu của Lybia. Tai họa này giáng mạnh vào chính sách không cắt giảm sản lượng dầu của OPEC, đẩy giá dầu lên trên 60 USD/thùng do những lo ngại về nguồn cung từ Lybia bị ảnh hưởng bởi tình hình chiến sự. Không chỉ Lybia, cả Iraq cũng mấp mé nguy cơ phải giảm sản lượng dầu do những xung đột quân sự trong nước.
Nếu như tình hình chiến sự đang khiến kế hoạch giữ sản lượng của OPEC bị đe dọa thì những hậu quả của việc theo đuổi chiến lược do Ả Rập Saudi đề xuất cũng bắt đầu lộ ra ở các nước thành viên. Việc bắt buộc chấp nhận giữ nguyên sản lượng của Saudi khiến cho các nước thành viên OPEC ngày càng lâm vào tình trạng quẫn bách về tài chính, khi ngân sách từ xuất khẩu dầu mỏ bị giảm mạnh.
Dù Ả Rập Saudi được cho là vẫn đang mở hầu bao để trợ giúp các nước này nhưng có vẻ, như thế vẫn là chưa đủ. Venezuela trong một động thái gần nhất đã buộc phải vay Trung Quốc 4 tỷ USD để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước, nâng tổng số nợ của nước này với Trung Quốc lên 47 tỷ USD tính từ năm 2007.
Vì vậy, đã có những đề xuất về việc thành lập một khu vực thịnh vượng chung trong nội bộ OPEC, trong đó các thành viên chủ chốt nhất như Ả Rập Saudi có thể nâng mức đầu tư ở các quốc gia thành viên. Điều này được giới phân tích nhận định khó khăn kinh tế ở các nước thành viên OPEC đang đạt đến mức khó có thể duy trì lâu hơn. Việc thành lập một khối thịnh vượng chung trên thực tế là một cách để buộc Ả Rập Saudi phải hỗ trợ các nước thành viên nhiều hơn, với tần suất lớn hơn hiện tại mà thôi.
Thực tế là hầu hết các thành viên OPEC đều đang đối mặt với tình hình nghiêm trọng trong nước, một số nước là xung đột quân sự như Lybia hay Iraq, hay khủng hoảng kinh tế như Venezuela và những nước này không thể chịu đựng một cuộc sụt giảm giá dầu lâu hơn, như Ả Rập Saudi mong muốn.
Tuy nhiên, bộ trưởng tài chính Ả Rập Saudi, ông Ibrahim Alassaf, đã tuyên bố việc thành lập một khối thịnh vượng chung trong nội bộ OPEC là điều không cần thiết. Đó là một đòn mạnh giáng vào các nước thành viên.
Thực tế là ở thời điểm hiện tại dù có muốn thì Ả Rập Saudi cũng khó thực hiện được kế hoạch đó, khi chính nước này cũng đang phải đối mặt với khó khăn tài chính từ sự sụt giảm giá dầu. Dự báo, nước này sẽ có mức thâm hụt ngân sách khoảng 145 tỷ Riyal tương đương 39 tỷ USD trong năm 2015, hiện Saudi cũng bắt đầu cắt giảm lương công chức trong nước do khó khăn tài chính.
Tình hình vì thế đang đảo ngược hoàn toàn với những gì diễn ra 1 tháng qua. OPEC từ thế thượng phong giờ đây bắt đầu đối mặt với khó khăn. Từ tình hình hiện tại, có vẻ như mốc thời gian 6 tháng mà OPEC đưa ra nhiều khả năng sẽ không xảy ra, không dễ để giải quyết được những bất ổn nội bộ khi OPEC gồm nhiều thành viên có những vấn đề riêng, khác hẳn so với Mỹ hay Nga là những nước đơn lẻ.
Nhàn Đàm (theo Reuters)
http://images.motthegioi.vn/Uploaded/anhtu/2014_12_29/giam-gia-dau_UVML.jpg?width=600&height=350&crop=auto&scale=both
Sự gay gắt cao độ của cuộc chiến giành thị phần trên thị trường dầu thế giới đã diễn ra được 1 tháng, sau khi OPEC tung ra lời thách thức vào ngày 27.11 rằng sẽ chấp nhận giảm giá dầu chứ không cắt giảm sản lượng khai thác, xuất khẩu. Điều đó buộc thế giới đặt câu hỏi: Đâu là giới hạn chịu đựng thực sự của OPEC?
Thực tế, sự sụt giảm giá dầu hiện nay đang gây khó khăn cho tất cả các nước xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới, nếu như Nga bị sụt giảm nghiêm trọng ngân sách còn Mỹ đang phải đối mặt với việc các hãng dầu phải giảm sản lượng hoặc đóng cửa, thì OPEC vẫn tỏ ra bình thản. Dù khá nhiều các nước thành viên của tổ chức này phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng do việc giá dầu giảm, nhưng sự hỗ trợ từ phía Ả Rập Saudi vốn có nguồn dự trữ ngoại tệ lên tới hơn 700 tỷ USD được xem là giải pháp giúp các nước này giải quyết khó khăn.
OPEC, dưới sự lãnh đạo của Ả Rập Saudi, tỏ ra là một đối thủ khó chơi nhất. Kể cả khi giá dầu chạm đáy ở mức trên 55 USD/thùng, chủ tịch của OPEC vẫn tuyên bố tổ chức này sẽ không can thiệp ít nhất là đến tháng 6.2015, thời điểm nhóm họp các nước thành viên.
Sáu tháng được xem là giới hạn mà tổ chức dầu lửa quyền lực nhất thế giới này đặt ra cho Nga và Mỹ trong cuộc đọ sức về mức độ chịu đựng giá dầu giảm. Một sự tự tin tuyệt đối từ phía OPEC là điều mà giới phân tích nhận định từ sự việc này. Nhưng vào những ngày cuối cùng của năm 2014, khi mà cuộc đọ sức mới diễn ra được hơn 1 tháng, đã có những dấu hiệu cho thấy điều ngược lại.
Khởi đầu cho chuỗi những dấu hiệu không lấy gì làm lạc quan cho OPEC là việc lực lượng quân sự đối lập ở Lybia tấn công cảng Guard, vốn là nơi xuất cảng chủ yếu lượng dầu của Lybia. Tai họa này giáng mạnh vào chính sách không cắt giảm sản lượng dầu của OPEC, đẩy giá dầu lên trên 60 USD/thùng do những lo ngại về nguồn cung từ Lybia bị ảnh hưởng bởi tình hình chiến sự. Không chỉ Lybia, cả Iraq cũng mấp mé nguy cơ phải giảm sản lượng dầu do những xung đột quân sự trong nước.
Nếu như tình hình chiến sự đang khiến kế hoạch giữ sản lượng của OPEC bị đe dọa thì những hậu quả của việc theo đuổi chiến lược do Ả Rập Saudi đề xuất cũng bắt đầu lộ ra ở các nước thành viên. Việc bắt buộc chấp nhận giữ nguyên sản lượng của Saudi khiến cho các nước thành viên OPEC ngày càng lâm vào tình trạng quẫn bách về tài chính, khi ngân sách từ xuất khẩu dầu mỏ bị giảm mạnh.
Dù Ả Rập Saudi được cho là vẫn đang mở hầu bao để trợ giúp các nước này nhưng có vẻ, như thế vẫn là chưa đủ. Venezuela trong một động thái gần nhất đã buộc phải vay Trung Quốc 4 tỷ USD để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước, nâng tổng số nợ của nước này với Trung Quốc lên 47 tỷ USD tính từ năm 2007.
Vì vậy, đã có những đề xuất về việc thành lập một khu vực thịnh vượng chung trong nội bộ OPEC, trong đó các thành viên chủ chốt nhất như Ả Rập Saudi có thể nâng mức đầu tư ở các quốc gia thành viên. Điều này được giới phân tích nhận định khó khăn kinh tế ở các nước thành viên OPEC đang đạt đến mức khó có thể duy trì lâu hơn. Việc thành lập một khối thịnh vượng chung trên thực tế là một cách để buộc Ả Rập Saudi phải hỗ trợ các nước thành viên nhiều hơn, với tần suất lớn hơn hiện tại mà thôi.
Thực tế là hầu hết các thành viên OPEC đều đang đối mặt với tình hình nghiêm trọng trong nước, một số nước là xung đột quân sự như Lybia hay Iraq, hay khủng hoảng kinh tế như Venezuela và những nước này không thể chịu đựng một cuộc sụt giảm giá dầu lâu hơn, như Ả Rập Saudi mong muốn.
Tuy nhiên, bộ trưởng tài chính Ả Rập Saudi, ông Ibrahim Alassaf, đã tuyên bố việc thành lập một khối thịnh vượng chung trong nội bộ OPEC là điều không cần thiết. Đó là một đòn mạnh giáng vào các nước thành viên.
Thực tế là ở thời điểm hiện tại dù có muốn thì Ả Rập Saudi cũng khó thực hiện được kế hoạch đó, khi chính nước này cũng đang phải đối mặt với khó khăn tài chính từ sự sụt giảm giá dầu. Dự báo, nước này sẽ có mức thâm hụt ngân sách khoảng 145 tỷ Riyal tương đương 39 tỷ USD trong năm 2015, hiện Saudi cũng bắt đầu cắt giảm lương công chức trong nước do khó khăn tài chính.
Tình hình vì thế đang đảo ngược hoàn toàn với những gì diễn ra 1 tháng qua. OPEC từ thế thượng phong giờ đây bắt đầu đối mặt với khó khăn. Từ tình hình hiện tại, có vẻ như mốc thời gian 6 tháng mà OPEC đưa ra nhiều khả năng sẽ không xảy ra, không dễ để giải quyết được những bất ổn nội bộ khi OPEC gồm nhiều thành viên có những vấn đề riêng, khác hẳn so với Mỹ hay Nga là những nước đơn lẻ.
Nhàn Đàm (theo Reuters)