duyanh
12-25-2014, 02:25 PM
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/12/24/141224111138_berkeley_st_louis_640x360_ap_nocredit .jpg
Cảnh sát đã xô xát với người biểu tình tại hiện trường vụ án
Cảnh sát Mỹ đã xung đột với người biểu tình ở tiểu bang Missouri sau khi một cảnh sát bắn chết một thanh niên da đen.
Vụ việc xảy ra ở gần nơi mà Michael Brown, một thanh niên da đen khác, bị bắn chết hồi tháng Tám làm bùng phát các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ.
‘Đáp trả tương xứng’
Đám đông khoảng 100 người đã tụ tập ở hiện trường ở thành phố St Louis vào sáng thứ Tư ngày 24/12 sau các cuộc xô xát vào đêm trước.
Cảnh sát cho biết người thanh niên bị bắn có tên là Antonio Martin, 18 tuổi, đã chĩa súng vào một viên cảnh sát.
Trong nhiều tuần qua đã có biểu tình lan rộng trên nước Mỹ xung quanh các vụ việc bị cáo buộc là sự tàn bạo của cảnh sát.
Vụ việc xảy ra ở Berkeley, nằm cách thị trấn Ferguson ngoại ô St Louis khoảng 3km.
Ông Jon Belmar, cảnh sát trưởng St Louis, cho biết một viên cảnh sát đã nhận được tin báo về một vụ trộm và đến hiện trường thì bắt gặp Martin và một người đàn ông khác ở một trạm xăng trên đường North Hanley.
Anh ta lẽ ra nên quy phục cảnh sát. Lẽ ra anh ta nên bỏ chạy hoặc nên bỏ súng xuống thì mọi việc đâu có trở thành là anh ta tiến đến cảnh sát với khẩu súng lục trên tay.
Đại tá Jon Belmar, cảnh sát trưởng St Louis
Ông nói thêm là Martin đã chĩa súng vào người cảnh sát này và người cảnh sát đã đáp trả bằng ba phát súng. Một trong những phát đạn này đã bắn trúng Martin.
Cảnh sát trưởng Belmar cho biết viên cảnh sát ‘đã đáp trả một cách mà ông cho là tương xứng vào lúc đó’. Ông nói thêm rằng ‘ai cũng sẽ cảm thấy cận kề sự nguy hiểm đên tính mạng vào lúc đó’.
Ông nói đây là ‘thảm họa đối với tất cả mọi người’ và cho biết một công tố viên đã được điều đến hiện trường để điều tra.
‘Nạn nhân sai lầm’
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/12/24/141224143606_st_louis__640x360_ap.jpg
Cảnh sát đang khám nghiệm hiện trường
“Trái tim chúng tôi hướng về gia đình nạn nhân nhưng anh ta đã có hành động sai lầm,” ông nói.
“Anh ta lẽ ra nên quy phục cảnh sát. Lẽ ra anh ta nên bỏ chạy hoặc nên bỏ súng xuống thì mọi việc đâu có trở thành là anh ta tiến đến cảnh sát với khẩu súng lục trên tay.”
Thị trưởng Berkeley, ông Theodore Hoskins nói rằng Berkeley và St Louis sẽ mở các cuộc điều tra độc lập.
Vụ việc này không thể so với vụ bắn Michael Brown ở Ferguson, ông Hoskins nói và cho biết ‘băng hình ghi lại cho thấy nạn nhân chĩa súng vào cảnh sát’.
Khoảng từ 200 cho đến 300 người tụ tập ở hiện trường sau vụ việc, Đại tá Belmar nói và cho biết họ ném gạch vào cảnh sát và ba thiết bị nổ được kích hoạt.
Tôi hiểu là cảnh sát phải thực thi nhiệm vụ... nhưng anh có cần phải trong trường hợp nào cũng dùng vũ lực gây chết người?”
Orlando Brown, một người biểu tình, nói với AP
Bốn người đã bị bắt vì tội tấn công cảnh sát, ông nói.
Cảnh sát đang công bố đoạn băng ghi lại diễn tiến vụ việc và hình ảnh người đi cùng nạn nhân vốn đã bỏ chạy khỏi hiện trường.
Khẩu súng được cho là của Martin đã được cảnh sát thu giữ.
Một người biểu tình có tên là Orlando Brown nói với hãng tin AP: “Tôi hiểu là cảnh sát phải thực thi nhiệm vụ... nhưng anh có cần phải trong trường hợp nào cũng dùng vũ lực gây chết người?”
“Đây không phải là vấn đề sắc tộc, da trắng hay da màu, mà đây là chuyện đúng hay sai,” ông nói.
Quan hệ giữa cảnh sát và các cộng đồng địa phương ở Mỹ đã trở nên căng thẳng trong những tháng vừa qua.
BBC
Cảnh sát đã xô xát với người biểu tình tại hiện trường vụ án
Cảnh sát Mỹ đã xung đột với người biểu tình ở tiểu bang Missouri sau khi một cảnh sát bắn chết một thanh niên da đen.
Vụ việc xảy ra ở gần nơi mà Michael Brown, một thanh niên da đen khác, bị bắn chết hồi tháng Tám làm bùng phát các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ.
‘Đáp trả tương xứng’
Đám đông khoảng 100 người đã tụ tập ở hiện trường ở thành phố St Louis vào sáng thứ Tư ngày 24/12 sau các cuộc xô xát vào đêm trước.
Cảnh sát cho biết người thanh niên bị bắn có tên là Antonio Martin, 18 tuổi, đã chĩa súng vào một viên cảnh sát.
Trong nhiều tuần qua đã có biểu tình lan rộng trên nước Mỹ xung quanh các vụ việc bị cáo buộc là sự tàn bạo của cảnh sát.
Vụ việc xảy ra ở Berkeley, nằm cách thị trấn Ferguson ngoại ô St Louis khoảng 3km.
Ông Jon Belmar, cảnh sát trưởng St Louis, cho biết một viên cảnh sát đã nhận được tin báo về một vụ trộm và đến hiện trường thì bắt gặp Martin và một người đàn ông khác ở một trạm xăng trên đường North Hanley.
Anh ta lẽ ra nên quy phục cảnh sát. Lẽ ra anh ta nên bỏ chạy hoặc nên bỏ súng xuống thì mọi việc đâu có trở thành là anh ta tiến đến cảnh sát với khẩu súng lục trên tay.
Đại tá Jon Belmar, cảnh sát trưởng St Louis
Ông nói thêm là Martin đã chĩa súng vào người cảnh sát này và người cảnh sát đã đáp trả bằng ba phát súng. Một trong những phát đạn này đã bắn trúng Martin.
Cảnh sát trưởng Belmar cho biết viên cảnh sát ‘đã đáp trả một cách mà ông cho là tương xứng vào lúc đó’. Ông nói thêm rằng ‘ai cũng sẽ cảm thấy cận kề sự nguy hiểm đên tính mạng vào lúc đó’.
Ông nói đây là ‘thảm họa đối với tất cả mọi người’ và cho biết một công tố viên đã được điều đến hiện trường để điều tra.
‘Nạn nhân sai lầm’
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/12/24/141224143606_st_louis__640x360_ap.jpg
Cảnh sát đang khám nghiệm hiện trường
“Trái tim chúng tôi hướng về gia đình nạn nhân nhưng anh ta đã có hành động sai lầm,” ông nói.
“Anh ta lẽ ra nên quy phục cảnh sát. Lẽ ra anh ta nên bỏ chạy hoặc nên bỏ súng xuống thì mọi việc đâu có trở thành là anh ta tiến đến cảnh sát với khẩu súng lục trên tay.”
Thị trưởng Berkeley, ông Theodore Hoskins nói rằng Berkeley và St Louis sẽ mở các cuộc điều tra độc lập.
Vụ việc này không thể so với vụ bắn Michael Brown ở Ferguson, ông Hoskins nói và cho biết ‘băng hình ghi lại cho thấy nạn nhân chĩa súng vào cảnh sát’.
Khoảng từ 200 cho đến 300 người tụ tập ở hiện trường sau vụ việc, Đại tá Belmar nói và cho biết họ ném gạch vào cảnh sát và ba thiết bị nổ được kích hoạt.
Tôi hiểu là cảnh sát phải thực thi nhiệm vụ... nhưng anh có cần phải trong trường hợp nào cũng dùng vũ lực gây chết người?”
Orlando Brown, một người biểu tình, nói với AP
Bốn người đã bị bắt vì tội tấn công cảnh sát, ông nói.
Cảnh sát đang công bố đoạn băng ghi lại diễn tiến vụ việc và hình ảnh người đi cùng nạn nhân vốn đã bỏ chạy khỏi hiện trường.
Khẩu súng được cho là của Martin đã được cảnh sát thu giữ.
Một người biểu tình có tên là Orlando Brown nói với hãng tin AP: “Tôi hiểu là cảnh sát phải thực thi nhiệm vụ... nhưng anh có cần phải trong trường hợp nào cũng dùng vũ lực gây chết người?”
“Đây không phải là vấn đề sắc tộc, da trắng hay da màu, mà đây là chuyện đúng hay sai,” ông nói.
Quan hệ giữa cảnh sát và các cộng đồng địa phương ở Mỹ đã trở nên căng thẳng trong những tháng vừa qua.
BBC