duyanh
12-24-2014, 01:02 PM
Hóa ra họ “ăn” ghê thật!
Bấy lâu nay người ta nói “Nhà nước như con bò sữa, thằng nào vắt được thì cứ vắt” thật chẳng sai chút nào! Giá mà bây giờ làm cách nào đó để thay đổi tư duy làm cho tập thể cũng như làm cho mình thì thật là may mắn cho xã hội biết bao.
Anh là giám đốc một đơn vị không liên quan đến xây dựng. Nhưng vừa rồi đơn vị của anh được cấp kinh phí xây dựng lại một loạt trụ sở, trong đó có cả những tòa nhà cao tới cả chục tầng.
Sau hôm khánh thành một số tòa nhà tôi gặp anh. Khi nói về chuyện xây các tòa nhà đó, anh mới thở dài bảo: “Thế mới biết, các ông chủ đầu tư bất động sản “ăn” ghê thật!”. Ngừng một lát rồi anh nói tiếp: “Mà không phải là ghê mà quá dã man”. Tôi hỏi tại sao anh lại đánh giá như vậy thì anh bảo: “Anh có biết không! Chúng tôi xây nhà cho cán bộ, chiến sĩ ở, xây một loạt trụ sở cho các đơn vị, bây giờ hạch toán ra chúng tôi tiết kiệm được hơn 40%. Số tiền đó thoải mái mua các trang thiết bị cho đơn vị làm việc”.
Rất ngạc nhiên về con số này, tôi thắc mắc: “Nói tiết kiệm được 5-7% còn nghe được, chứ tiết kiệm được hơn 40% thì khó tin quá!”. Anh bảo: “Thế mới là “ăn” dã man”.
Rồi anh thong thả kể rằng, sau khi có thiết kế và đấu thầu xây dựng thì anh cùng Ban Giám đốc mời ông chủ thắng thầu đến rồi nói huỵch toẹt luôn: “Bây giờ tôi hỏi ông, toàn bộ công trình này ông cắt cho chúng tôi bao nhiêu?”. Hình như đã quen lệ với chuyện “lại quả” này cho nên tay chủ thầu nói thẳng thừng: “Em gửi các anh 15%”.
http://petrotimes.vn/stores/news_dataimages/chudiepquynh/122014/22/15/tr2.jpg
Sau một hồi “cò kè” cuối cùng tay chủ nâng lên 18%, rồi anh tuyên bố luôn: “Trừ luôn 18% vào giá đã bỏ thầu, còn các ông ở trong ban giám đốc, ai mà nhận của bên thầu một điếu thuốc tôi kỷ luật ngay”.
Thế là công trình bớt được chi phí 18%.
Chưa hết, anh yêu cầu thiết kế tất cả các trụ sở đều phải sử dụng một loại cửa sổ và cửa ra vào giống nhau và cho đặt với số lượng lớn. Riêng việc này cũng đã tiết kiệm được kinh phí lắp đặt cửa tới gần 30%, bởi số lượng lớn thì giá thành rẻ, đó là chuyện ai cũng biết.
Trước đây khi làm trụ sở, mỗi đơn vị làm một kiểu, mỗi ông chỉ huy đơn vị là một ông chủ dự án “con”… nhà cửa thì không theo mẫu thống nhất đã đành nhưng vì sản xuất lắp đặt theo số lượng ít nên cái gì cũng đắt.
Rồi chuyện dây cáp điện, tất cả các tòa nhà đều dùng một loại dây điện và anh cho người đến thẳng nhà máy đặt mua, thế là kinh phí cho dây điện, bóng điện cũng lại giảm được 30% so với dự toán.
Cầu thang máy cũng vậy, chỉ riêng bảng điều khiển ghi xuất xứ từ EU nhưng đều do Trung Quốc sản xuất cũng là cả một vấn đề.
Hóa ra từ xưa đến nay, những người thiết kế trụ sở thường móc ngoặc với những nơi bán cầu thang máy và họ cho thiết kế cầu thang máy theo như hãng nào đó mà họ đã OK. Nhưng quan trọng nhất đó là bộ điều khiển. Cái vỏ cầu thang máy thì hàng Trung Quốc với hàng EU cũng gần ngang nhau, nhưng riêng cái bảng điều khiển thì nếu như xuất xứ của EU thì đắt gấp 3 lần Trung Quốc và đó là chuyện quan trọng nhất.
Những tay chủ thường “treo đầu dê bán thịt chó”, nghĩa là tráo bằng hàng Trung Quốc. Rồi một cách nữa để anh tiết kiệm, ấy là tiến độ thi công.
Anh biết từ xưa đến nay các tay chủ thầu có những trò rất tháu cáy là họ tìm cách dây dưa kéo dài thời gian rồi xin bổ sung kinh phí.
Anh không cho làm như vậy. Trong hợp đồng ghi rõ chậm ngày nào phạt tiền ngày ấy và phạt rất nặng. Thế là nhiều tay chủ thầu đã phải mang giường bạt đến ngủ tại công trường để đốc thúc thi công cho đúng tiến độ.
Vì thế xây một tòa nhà 100 phòng chỉ xây trong 8 tháng đã xong với chất lượng hoàn toàn đảm bảo. Đúng là không làm kiểu như anh không thể làm nổi.
Rồi cuối cùng anh kết luận: “Nếu như làm cho tập thể mà mình cứ coi như làm nhà cho mình thì nhanh lắm, tiết kiệm lắm”.
Nghe anh nói mới thấy ngộ ra một điều, bấy lâu nay các công trình của chúng ta cứ bị đội vốn, cứ bị chậm tiến độ cũng là một phần lớn do tư duy “chặt chém”, tư duy “lại quả”. Và những người lãnh đạo coi việc được thực hiện công trình đó là cơ hội để kiếm chác.
Chính vì vậy mà giá nhà cửa cứ đội lên vù vù. Thậm chí biểu giá thành xây dựng của Bộ Xây dựng đưa ra cho các công trình nếu tính một cách cẩn thận thì sẽ giảm được nhiều nữa.
Từ bài học chuyện xây nhà của đơn vị này mới thấy rằng, bấy lâu nay người ta nói “Nhà nước như con bò sữa, thằng nào vắt được thì cứ vắt” thật chẳng sai chút nào! Giá mà bây giờ làm cách nào đó để thay đổi tư duy làm cho tập thể cũng như làm cho mình thì thật là may mắn cho xã hội biết bao.
Trong làm ăn kinh tế, đúng là phải biết tiết kiệm từng đồng nhưng tiết kiệm khác với hà tiện. Bấy lâu nay chúng ta cứ hô hào phải tiết kiệm nhưng đúng là nhiều chỗ tiết kiệm không phải lối mà các công trình của chúng ta bị đội giá cái chính là do người ta không muốn nghĩ cách để tiết kiệm bởi giá càng cao thì họ càng có phần trăm mà “ăn”. Đơn giản vậy thôi!
Nhân chuyện xây dựng anh lại kể cho tôi nghe một sáng kiến của anh mà tiết kiệm cho các đơn vị hàng tỉ đồng, ấy là chuyện lĩnh lương. Anh bảo, trước đây mỗi tháng đến ngày lĩnh lương từ các đơn vị về để nhận sổ, nhận sách, nhận lương hết khoảng 70 chuyến ôtô. Mà có phải về là nhận được ngay đâu. Có khi đến rồi lại về không, rồi chờ đợi mất ngày, mất buổi rồi cả một hệ thống tài chính cực kỳ lằng nhằng, nhiều khi gây phiền hà, bức xúc cho đơn vị cơ sở. Rồi chưa kể chuyện cán bộ, công nhân, viên chức có khó khăn muốn vay vài triệu thì cũng phải làm hết đơn nọ đơn kia, rồi chỉ huy này chỉ huy khác xét duyệt. Người đi vay tiền nhận được đồng tiền thì phải cám ơn cám huệ đủ mọi chỗ.
Nghĩ cảnh một cán bộ vay được chục triệu bạc của cơ quan, đơn vị thấy sao mà khổ quá.
Vậy là anh làm việc với một ngân hàng và họ chuyển toàn bộ tiền lương của mọi người qua ngân hàng bằng thẻ ATM. Đến ngày đến giờ là điện thoại nhắn tin đã có tiền, thế là xong. Rồi ngân hàng lại làm cho mỗi người một cái thẻ thấu chi, tiêu trước trả sau. Ai có khó khăn gì cần tiêu tiền thì dùng thẻ đó rồi ngân hàng sẽ tự động trừ thẳng vào tài khoản. Thế là khỏi năn nỉ, xin xỏ. Chỉ một việc này thôi nó đã làm cho đội ngũ nhân viên tài chính của đơn vị cơ sở nhẹ đầu đi không biết bao nhiêu lần, giảm đi được rất nhiều thứ sổ sách, đỡ mất rất nhiều thời gian và lại còn giảm được người.
Thế là một mũi tên trúng được nhiều đích.
Người nhận lương cũng vui; đến lúc cần tiêu tiền, cần sử dụng đồng tiền đột xuất cũng thoải mái; rồi lại giảm được chuyện lưu thông tiền mặt - một vấn đề mà Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng thực hiện, rồi lại cũng góp phần chống tham nhũng, bởi cán bộ chỉ huy ai có bao nhiêu tiền tra ở ngân hàng là biết hết, v.v… và v.v…
Chúng ta cứ nói cần phải cải tiến hợp lý hóa công tác sản xuất để tiết kiệm. Nói thì rất dễ nhưng làm được thì cực kỳ khó. Bởi lẽ không ít người lãnh đạo vẫn cứ muốn níu giữ cơ chế cũ và càng gây được phiền hà bao nhiêu càng tạo ra nhiều thủ tục “hành là chính” thì họ càng có cơ hội để kiếm chác.
Cho nên, cuối cùng vẫn là nếu như người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị mà không “tử tế” thì cũng chẳng lấy đâu ở nơi ấy có những người “tử tế”.
Theo Petro Times
Bấy lâu nay người ta nói “Nhà nước như con bò sữa, thằng nào vắt được thì cứ vắt” thật chẳng sai chút nào! Giá mà bây giờ làm cách nào đó để thay đổi tư duy làm cho tập thể cũng như làm cho mình thì thật là may mắn cho xã hội biết bao.
Anh là giám đốc một đơn vị không liên quan đến xây dựng. Nhưng vừa rồi đơn vị của anh được cấp kinh phí xây dựng lại một loạt trụ sở, trong đó có cả những tòa nhà cao tới cả chục tầng.
Sau hôm khánh thành một số tòa nhà tôi gặp anh. Khi nói về chuyện xây các tòa nhà đó, anh mới thở dài bảo: “Thế mới biết, các ông chủ đầu tư bất động sản “ăn” ghê thật!”. Ngừng một lát rồi anh nói tiếp: “Mà không phải là ghê mà quá dã man”. Tôi hỏi tại sao anh lại đánh giá như vậy thì anh bảo: “Anh có biết không! Chúng tôi xây nhà cho cán bộ, chiến sĩ ở, xây một loạt trụ sở cho các đơn vị, bây giờ hạch toán ra chúng tôi tiết kiệm được hơn 40%. Số tiền đó thoải mái mua các trang thiết bị cho đơn vị làm việc”.
Rất ngạc nhiên về con số này, tôi thắc mắc: “Nói tiết kiệm được 5-7% còn nghe được, chứ tiết kiệm được hơn 40% thì khó tin quá!”. Anh bảo: “Thế mới là “ăn” dã man”.
Rồi anh thong thả kể rằng, sau khi có thiết kế và đấu thầu xây dựng thì anh cùng Ban Giám đốc mời ông chủ thắng thầu đến rồi nói huỵch toẹt luôn: “Bây giờ tôi hỏi ông, toàn bộ công trình này ông cắt cho chúng tôi bao nhiêu?”. Hình như đã quen lệ với chuyện “lại quả” này cho nên tay chủ thầu nói thẳng thừng: “Em gửi các anh 15%”.
http://petrotimes.vn/stores/news_dataimages/chudiepquynh/122014/22/15/tr2.jpg
Sau một hồi “cò kè” cuối cùng tay chủ nâng lên 18%, rồi anh tuyên bố luôn: “Trừ luôn 18% vào giá đã bỏ thầu, còn các ông ở trong ban giám đốc, ai mà nhận của bên thầu một điếu thuốc tôi kỷ luật ngay”.
Thế là công trình bớt được chi phí 18%.
Chưa hết, anh yêu cầu thiết kế tất cả các trụ sở đều phải sử dụng một loại cửa sổ và cửa ra vào giống nhau và cho đặt với số lượng lớn. Riêng việc này cũng đã tiết kiệm được kinh phí lắp đặt cửa tới gần 30%, bởi số lượng lớn thì giá thành rẻ, đó là chuyện ai cũng biết.
Trước đây khi làm trụ sở, mỗi đơn vị làm một kiểu, mỗi ông chỉ huy đơn vị là một ông chủ dự án “con”… nhà cửa thì không theo mẫu thống nhất đã đành nhưng vì sản xuất lắp đặt theo số lượng ít nên cái gì cũng đắt.
Rồi chuyện dây cáp điện, tất cả các tòa nhà đều dùng một loại dây điện và anh cho người đến thẳng nhà máy đặt mua, thế là kinh phí cho dây điện, bóng điện cũng lại giảm được 30% so với dự toán.
Cầu thang máy cũng vậy, chỉ riêng bảng điều khiển ghi xuất xứ từ EU nhưng đều do Trung Quốc sản xuất cũng là cả một vấn đề.
Hóa ra từ xưa đến nay, những người thiết kế trụ sở thường móc ngoặc với những nơi bán cầu thang máy và họ cho thiết kế cầu thang máy theo như hãng nào đó mà họ đã OK. Nhưng quan trọng nhất đó là bộ điều khiển. Cái vỏ cầu thang máy thì hàng Trung Quốc với hàng EU cũng gần ngang nhau, nhưng riêng cái bảng điều khiển thì nếu như xuất xứ của EU thì đắt gấp 3 lần Trung Quốc và đó là chuyện quan trọng nhất.
Những tay chủ thường “treo đầu dê bán thịt chó”, nghĩa là tráo bằng hàng Trung Quốc. Rồi một cách nữa để anh tiết kiệm, ấy là tiến độ thi công.
Anh biết từ xưa đến nay các tay chủ thầu có những trò rất tháu cáy là họ tìm cách dây dưa kéo dài thời gian rồi xin bổ sung kinh phí.
Anh không cho làm như vậy. Trong hợp đồng ghi rõ chậm ngày nào phạt tiền ngày ấy và phạt rất nặng. Thế là nhiều tay chủ thầu đã phải mang giường bạt đến ngủ tại công trường để đốc thúc thi công cho đúng tiến độ.
Vì thế xây một tòa nhà 100 phòng chỉ xây trong 8 tháng đã xong với chất lượng hoàn toàn đảm bảo. Đúng là không làm kiểu như anh không thể làm nổi.
Rồi cuối cùng anh kết luận: “Nếu như làm cho tập thể mà mình cứ coi như làm nhà cho mình thì nhanh lắm, tiết kiệm lắm”.
Nghe anh nói mới thấy ngộ ra một điều, bấy lâu nay các công trình của chúng ta cứ bị đội vốn, cứ bị chậm tiến độ cũng là một phần lớn do tư duy “chặt chém”, tư duy “lại quả”. Và những người lãnh đạo coi việc được thực hiện công trình đó là cơ hội để kiếm chác.
Chính vì vậy mà giá nhà cửa cứ đội lên vù vù. Thậm chí biểu giá thành xây dựng của Bộ Xây dựng đưa ra cho các công trình nếu tính một cách cẩn thận thì sẽ giảm được nhiều nữa.
Từ bài học chuyện xây nhà của đơn vị này mới thấy rằng, bấy lâu nay người ta nói “Nhà nước như con bò sữa, thằng nào vắt được thì cứ vắt” thật chẳng sai chút nào! Giá mà bây giờ làm cách nào đó để thay đổi tư duy làm cho tập thể cũng như làm cho mình thì thật là may mắn cho xã hội biết bao.
Trong làm ăn kinh tế, đúng là phải biết tiết kiệm từng đồng nhưng tiết kiệm khác với hà tiện. Bấy lâu nay chúng ta cứ hô hào phải tiết kiệm nhưng đúng là nhiều chỗ tiết kiệm không phải lối mà các công trình của chúng ta bị đội giá cái chính là do người ta không muốn nghĩ cách để tiết kiệm bởi giá càng cao thì họ càng có phần trăm mà “ăn”. Đơn giản vậy thôi!
Nhân chuyện xây dựng anh lại kể cho tôi nghe một sáng kiến của anh mà tiết kiệm cho các đơn vị hàng tỉ đồng, ấy là chuyện lĩnh lương. Anh bảo, trước đây mỗi tháng đến ngày lĩnh lương từ các đơn vị về để nhận sổ, nhận sách, nhận lương hết khoảng 70 chuyến ôtô. Mà có phải về là nhận được ngay đâu. Có khi đến rồi lại về không, rồi chờ đợi mất ngày, mất buổi rồi cả một hệ thống tài chính cực kỳ lằng nhằng, nhiều khi gây phiền hà, bức xúc cho đơn vị cơ sở. Rồi chưa kể chuyện cán bộ, công nhân, viên chức có khó khăn muốn vay vài triệu thì cũng phải làm hết đơn nọ đơn kia, rồi chỉ huy này chỉ huy khác xét duyệt. Người đi vay tiền nhận được đồng tiền thì phải cám ơn cám huệ đủ mọi chỗ.
Nghĩ cảnh một cán bộ vay được chục triệu bạc của cơ quan, đơn vị thấy sao mà khổ quá.
Vậy là anh làm việc với một ngân hàng và họ chuyển toàn bộ tiền lương của mọi người qua ngân hàng bằng thẻ ATM. Đến ngày đến giờ là điện thoại nhắn tin đã có tiền, thế là xong. Rồi ngân hàng lại làm cho mỗi người một cái thẻ thấu chi, tiêu trước trả sau. Ai có khó khăn gì cần tiêu tiền thì dùng thẻ đó rồi ngân hàng sẽ tự động trừ thẳng vào tài khoản. Thế là khỏi năn nỉ, xin xỏ. Chỉ một việc này thôi nó đã làm cho đội ngũ nhân viên tài chính của đơn vị cơ sở nhẹ đầu đi không biết bao nhiêu lần, giảm đi được rất nhiều thứ sổ sách, đỡ mất rất nhiều thời gian và lại còn giảm được người.
Thế là một mũi tên trúng được nhiều đích.
Người nhận lương cũng vui; đến lúc cần tiêu tiền, cần sử dụng đồng tiền đột xuất cũng thoải mái; rồi lại giảm được chuyện lưu thông tiền mặt - một vấn đề mà Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng thực hiện, rồi lại cũng góp phần chống tham nhũng, bởi cán bộ chỉ huy ai có bao nhiêu tiền tra ở ngân hàng là biết hết, v.v… và v.v…
Chúng ta cứ nói cần phải cải tiến hợp lý hóa công tác sản xuất để tiết kiệm. Nói thì rất dễ nhưng làm được thì cực kỳ khó. Bởi lẽ không ít người lãnh đạo vẫn cứ muốn níu giữ cơ chế cũ và càng gây được phiền hà bao nhiêu càng tạo ra nhiều thủ tục “hành là chính” thì họ càng có cơ hội để kiếm chác.
Cho nên, cuối cùng vẫn là nếu như người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị mà không “tử tế” thì cũng chẳng lấy đâu ở nơi ấy có những người “tử tế”.
Theo Petro Times