duyanh
12-23-2014, 01:41 PM
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/myanmar_13_03_1.jpg
Dân làng biểu tình chống dự án mỏ đồng của Trung Quốc tại Sarlingyi nhân chuyến viếng thăm của bà Aung San Suu Kyi ngày 13/03/2013.
REUTERS/Soe Zeya Tun
Một phụ nữ đã thiệt mạng tại miền Đông Bắc Miến Điện trong một cuộc biểu tình phản đối một mỏ đồng của Trung Quốc hôm qua, 22/12/2014. Một phát ngôn viên chính phủ Miến Điện hôm nay thông báo sẽ mở một cuộc điều tra về vụ này.
Trả lời hãng tin AFP, bộ trưởng Thông tin Miến Điện Ye Htut cho biết ông chưa xác định được là nạn nhân đã trúng đạn từ đâu, nhưng ông xác nhận là cảnh sát đã nổ súng khi người dân địa phương tìm cách ngăn cản công nhân Trung Quốc dựng các hàng rào gần mỏ đồng nằm tại thành phố Monywa, miền Tây Bắc Miến Điện.
Theo vị bộ trưởng nói trên, một số ngưòi biểu tình dường như đã dùng ná để bắn vào công nhân Trung Quốc và dường như họ cũng đã bắt giữ trong một thời gian ngắn 10 công nhân của mỏ đồng.
Theo báo chí Nhà nước Miến Điện, trong các vụ xô xát giữa cảnh sát, người biểu tình, công nhân và bảo vệ công trường, ngoài một người chết, còn có 20 người bị thương, gồm 9 người biểu tình và 11 cảnh sát.
Từ lâu dân làng vẫn chống lại mỏ than do một công ty Trung Quốc xây trên đất của họ và họ cũng tố cáo những nguy cơ về mặt môi trường của dự án này.
Vào tháng 11/2014, cảnh sát Miến Điện cũng đã dùng đạn lân tinh bắn vào người biểu tình phản đối một dự án mỏ, khiến hàng chục người, trong đó có các nhà sư, bị bỏng nặng.
Tại Miến Điện, nhiều dự án khai thác mỏ vẫn gây xung đột với dân làng, vì theo họ các dự án của Trung Quốc chẳng mang lại lợi lộc gì cho người dân địa phương. Để làm dịu dư luận, vào tháng 7 năm ngoái, chính quyền Miến Điện đã thương lượng lại hợp đồng khai thác mỏ đồng nói trên với công ty Trung Quốc, với một phần lợi nhuận được chia Nhà nước Miến Điện.
Bắc Kinh là đồng minh lâu năm của Miến Điện và trong suốt nhiều thập niên vẫn yểm trợ chế độ quân phiệt ở nước này. Mặc dù chính quyền dân sự hiện nay đã tiến hành nhiều cải cách dân chủ nhưng, tranh chấp đất đai vẫn còn là một vấn đề nóng bỏng ở Miến Điện.
RFI
Dân làng biểu tình chống dự án mỏ đồng của Trung Quốc tại Sarlingyi nhân chuyến viếng thăm của bà Aung San Suu Kyi ngày 13/03/2013.
REUTERS/Soe Zeya Tun
Một phụ nữ đã thiệt mạng tại miền Đông Bắc Miến Điện trong một cuộc biểu tình phản đối một mỏ đồng của Trung Quốc hôm qua, 22/12/2014. Một phát ngôn viên chính phủ Miến Điện hôm nay thông báo sẽ mở một cuộc điều tra về vụ này.
Trả lời hãng tin AFP, bộ trưởng Thông tin Miến Điện Ye Htut cho biết ông chưa xác định được là nạn nhân đã trúng đạn từ đâu, nhưng ông xác nhận là cảnh sát đã nổ súng khi người dân địa phương tìm cách ngăn cản công nhân Trung Quốc dựng các hàng rào gần mỏ đồng nằm tại thành phố Monywa, miền Tây Bắc Miến Điện.
Theo vị bộ trưởng nói trên, một số ngưòi biểu tình dường như đã dùng ná để bắn vào công nhân Trung Quốc và dường như họ cũng đã bắt giữ trong một thời gian ngắn 10 công nhân của mỏ đồng.
Theo báo chí Nhà nước Miến Điện, trong các vụ xô xát giữa cảnh sát, người biểu tình, công nhân và bảo vệ công trường, ngoài một người chết, còn có 20 người bị thương, gồm 9 người biểu tình và 11 cảnh sát.
Từ lâu dân làng vẫn chống lại mỏ than do một công ty Trung Quốc xây trên đất của họ và họ cũng tố cáo những nguy cơ về mặt môi trường của dự án này.
Vào tháng 11/2014, cảnh sát Miến Điện cũng đã dùng đạn lân tinh bắn vào người biểu tình phản đối một dự án mỏ, khiến hàng chục người, trong đó có các nhà sư, bị bỏng nặng.
Tại Miến Điện, nhiều dự án khai thác mỏ vẫn gây xung đột với dân làng, vì theo họ các dự án của Trung Quốc chẳng mang lại lợi lộc gì cho người dân địa phương. Để làm dịu dư luận, vào tháng 7 năm ngoái, chính quyền Miến Điện đã thương lượng lại hợp đồng khai thác mỏ đồng nói trên với công ty Trung Quốc, với một phần lợi nhuận được chia Nhà nước Miến Điện.
Bắc Kinh là đồng minh lâu năm của Miến Điện và trong suốt nhiều thập niên vẫn yểm trợ chế độ quân phiệt ở nước này. Mặc dù chính quyền dân sự hiện nay đã tiến hành nhiều cải cách dân chủ nhưng, tranh chấp đất đai vẫn còn là một vấn đề nóng bỏng ở Miến Điện.
RFI