giavui
12-19-2014, 03:12 AM
Ân Oán Của Người Ăn Mày
Tác Giả: Fernando Sorrentino
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1393470741_anoancuanguoianmay.jpg
Năm 1965, lúc đó tôi 23 tuổi đang là sinh viên sư phạm để ra làm một ông thầy dạy văn chương trung học. Sáng hôm đó là một buổi sáng sớm mùa Xuân, tôi đang ngồi học trong phòng mình trong căn hộ ở tầng 6 một tòa chung cư. Đây là tòa nhà chung cư duy nhất trong dãy phố.
Hơi lo ra, tôi ngồi học mà cứ thỉnh thoảng lơ đãng nhìn ra cửa sổ. Bên dưới nhà tôi là đường phố. Bên kia đường là căn nhà ngay góc đường của ông Sĩ-giang. Ông này khó tính nhưng nhà ông này có mảnh vườn tuyệt đẹp mà tôi cứ hay nhìn xuống. Kế bên nhà ông Sĩ-giang là căn nhà cũng rất đẹp của gia đình Bình-nam. Gia đình Bình-nam là gia đình hiền lành, thân thiện, luôn làm những chuyện tử tế . Gia đình này có 3 cô con gái, mà tôi thì si tình cô lớn nhất, là Diễm-an. Sáng sớm lắm nên tôi biết Diễm-an chưa có ra ngoài nhà nhưng mà thỉnh thoảng tôi cứ liếc sang đó. Có lẽ chỉ vì trái tim sai khiến.
Theo thói quen, ông Sĩ-giang sáng sớm là đã tưới nước và dọn dẹp cho căn vườn yêu quý của ông ta. Căn vườn này nằm ngay trước nhà, có hàng rào sắt phía trước, cách đường phố phía dưới là 3 bậc tam cấp bằng đá.
Đường xá đang còn vắng tanh. Tôi thấy có một người đàn ông đang đi từ xa tới bên phía lề đường của nhà Sĩ Giang và Bình Nam. Tôi bị lôi cuốn vì ông ta có vẻ là một người ăn xin hay là dân du cư, áo quần là những tấm giẻ cũ kỹ đủ màu như cầu vồng.
Ốm yếu, râu ria, trên đầu thì đội cái mũ rơm màu vàng. Dù trời nóng, ông ta cũng khoác cái áo choàng rách rưới, xam xám. Ông ta còn mang thêm cái một bị lớn, dơ dáy. Chắc là để đựng đồ ăn xin được và thức ăn thừa.
Tôi tiếp tục nhìn theo tay ăn mày. Ông ta ngừng trước nhà ông Sĩ Giang, leo lên bậc tam cấp, rồi hỏi hay xin cái gì đó với ông Sĩ Giang qua khe hở của cái hàng rào sắt. Tính ông Sĩ Giang là một người thô lỗ , khó chịu cho nên trông ông có vẻ không muốn nghe người ăn xin nói gì mà chỉ hất tay đuổi ông ta đi. Nhưng ông ta cứ đứng nguyên đó nói gì không rõ. Rồi tôi nghe ông Sĩ Giang to tiếng:
- Đi ! Đi ngay ! Đừng có làm phiền nữa !
Tuy nhiên, không hiểu sao ông ăn mày cứ đứng đó, tay vịn vào hàng rào, kèo nài, lẩm bẩm. Giận dữ và mất hết kiên nhẫn, ông Sĩ Giang dùng hết sức đẩy mạnh ông ăn mày ra khỏi hàng rào. Kẻ ăn mày tuột tay khỏi hàng rào , trật chân lên bậc tam cấp, ngã chỗng chân lên trời, đầu đập mạnh vào bậc đá xanh.
Ông Sĩ Giang hoảng hốt chạy ra, cuối người lên lão ăn mày, tay để lên tim ông ta lắng nghe nhịp đập. Chắc không nghe thấy gì nên ông Sĩ Giang sợ hãi chạy xuống chân ông ăn mày rồi nắm chân kéo ông ta sền sệt xuống lề đường. Bỏ ông ta nằm đấy như một người say rượu. Sau đó ông Sĩ Giang đi vào nhà, đóng khóa cửa vườn, cửa nhà lại, như là không biết gì xảy ra. Ông ta chắc cũng nghĩ rằng chẳng ai thấy cái tội ác vô tình ông gây ra cả.
Người nhân chứng duy nhất là tôi.
Không lâu sau đó có người đi ngang qua và thấy người ăn mày nằm chết bên đường. Cảnh sát đến và xe cứu thương được gọi đến. Xác người ăn mày được cho vào xe cứu thương va ` chở đi mất.
Mọi việc diễn ra như vậy. Ngoài người ăn mày thì đã chết, ông Sĩ Giang thì sống để bụng chết mang theo, chẳng ai còn nhắc đến cái chuyện người ăn mày chết đường chết chợ đó nữa.
Còn tôi, tôi rất cẩn thận không bao giờ hé ra một lời về chuyện này cho bất cứ ai. Có lẽ như vậy là không chính trực lắm nhưng tôi sẽ được gì khi tố cáo ông Sĩ Giang, người dù sao chẳng có làm gì xấu với tôi cả? Hơn nữa, cũng không phải ông Sĩ Giang cố tình muốn sát hại người ăn mày kia. Tất cả chỉ là chuyện vô tình , lầm lỡ. Tôi nghĩ để cho ông Sĩ Giang đã lớn tuổi phải gánh chịu những phiền phức, rắc rối với pháp luật, có thể còn phải đi tù về chuyện này thì thật có gì đó hơi bất nhẫn. Tốt hơn hết là để cho ông ta chịu sự phán xử của lương tâm ông ta.
Lâu dần tôi cũng quên đi cái bi kịch thương tâm đó. Nhưng mỗi khi gặp ông Sĩ Giang tôi lại thấy xao xuyến bàng hoàng chút gì đó trong người vì nghĩ rằng ông ta không thể ngờ tôi là người duy nhất đã chứng kiến toàn bộ cái bí mật có lẽ ghê gớm nhất của cuộc đời ông. Sau đó tôi tránh mặt ông và không bao giờ còn dám nói chuyện với ông nữa.
***
Ba năm sau, tôi đã 26 tuổi, tôi đã lấy bằng sư phạm về ngành ngôn ngữ và văn chương Tây ban nha. Diễm-an không lấy tôi làm chồng mà lấy 1 kẻ may mắn khác. Tôi cũng chẳng biết kẻ ấy yêu Diễm-an hơn tôi hay là xứng đáng với nàng hơn tôi hay không.
Thời gian đó, Diễm-an đang mang thai, sắp đến ngày sinh nở. Nàng vẫn sống trong căn nhà tuyệt đẹp đó và chính nàng vẫn đẹp hơn bao giờ hết.
Một buổi sáng tháng 12 tôi đang dạy kèm văn phạm ở nhà cho vài em học sinh trung học , cũng trong căn phòng ngày xưa chứng kiến vụ án mạng. Cũng như ngày nào, thỉnh thoảng tôi lại liếc nhìn xuống con đường phía trước dưới nhà.
Bỗng nhiên tim tôi nhảy lên loạn xạ. Tôi tưởng như mình bị ảo ảnh.
Trên con đường trước mặt, có một người đang đi về phía nhà gia đình Diễm-an, chính là người ăn mày ba năm trước bị ông Sĩ-giang giết chết. Không thể lẫn lộn vào đâu được . Bộ quần áo màu mè giẻ rách, chiếc áo choàng xám, cái mũ màu vàng, cái bị túi dơ bẩn.
Quên cả đám học sinh, tôi vội đi tới bên cửa sổ. Người ăn mày đang đi chậm lại , như là đang sắp đến nơi ông ta muốn đến.
"Ông ta trở về." Tôi nghĩ "Và trở về để báo thù ông Sĩ-giang đây."
Nhưng ông ta không ngừng lại trước nhà ông Sĩ-giang. Ông đi băng qua hàng rào vườn nhà ông Sĩ-giang. Ông ta đứng trước cửa nhà của Diễm-an, mở chốt cửa rồi đi vào nhà.
Tôi điên lên vì lo lắng. Tôi bảo đám học trò:
"Tôi sẽ trở lại ngay !"
Tôi chạy ra thang máy và đi ngay ra phố, băng qua đường, chạy vội tới nhà của Diễm-an ,
Mẹ cô ta, đang đứng trong nhà, ngay cửa chính. Bà nhìn tôi ngạc nhiên rồi nói:"Ủa? Chào cháu ! Cháu đó ư? Thật là một phép lạ !"
Mẹ Diễm-an luôn luôn có cảm tình với tôi. Bà ôm hôn tôi. Nhưng tôi chưa hiểu gì cả. Tại sao bà lại nói phép lạ gì ở đây? Té ra là Diễm-an vừa mới lâm bồn. Và bà tưởng tôi đến thăm đúng lúc. Ai trong nhà cũng vui mừng. Tôi bèn đành bắt tay chúc mừng kẻ đã đánh bại tôi.
Tôi chưa biết phải hỏi thế nào và đang suy nghĩ không biết có nên giữ im lặng cho qua luôn không. Rồi sau đó tôi nghĩ ra một cách. Tôi bèn vờ hỏi một cách hơi lơ đãng:
"Thật ra thì tôi bước vào nhà mà không bấm chuông vì tôi thấy một ông ăn mày với một cái bị to mà dơ dáy lắm lẻn vào nhà này. Tôi sợ ông ta ăn cắp đồ trong nhà."
Mọi người trong nhà nhìn tôi ngạc nhiên: ăn mày? bị túi? ăn trộm? Hầu như cả nhà đang ở trong phòng khách này từ nãy giờ nên chẳng ai hiểu tôi nói gì.
Tôi bèn nói:
- Vậy chắc chắn là tôi nhìn lộn rồi.
Sau đó họ mời tôi vào phòng của Diễm-an và em bé mới sanh. Trong hoàn cảnh này tôi chẳng biết nói gì hơn là chúc mừng nàng, hôn tay nàng, suýt soa nhìn em bé, và hỏi vợ chồng nàng đã đặt tên cho em bé chưa. Họ nói rồi, và tên bé là Duy-thành.
Trở về nhà, tôi ngẫm nghĩ:
"Đó chính là người ăn mày bị giết bởi ông Sĩ-giang. Chắc chắn. Vậy ông ta không trở về để báo oán mà chỉ để đầu thai vào làm con của Diễm-an."
Tuy nhiên, 2 - 3 ngày sau, tôi thấy giả thuyết của tôi có vẻ kỳ quặc quá cho nên tôi cũng từ từ quên nó đi mất.
***
Có lẽ tôi cũng quên đi những chuyện không vui, hơi quái dị đó luôn nếu sau này vào năm 1979 không có một chuyện xảy ra làm tôi nhớ và liên hệ lại tất cả mọi việc xảy ra từ năm 1965 đến lúc đó.
Nhiều năm đã trôi qua. Tôi cũng đã qua tuổi thanh niên. Không còn nhiều ước vọng hăng hái như ngày xưa. Mỗi khi đọc sách cạnh cửa sổ tôi thường để tâm trí lãng đãng đây đó, mắt vãn thỉnh thoảng nhìn ra cửa sổ, bên kia đường.
Con của Diễm-an, Duy-thành, bây giờ đã 11 tuổi, đang chơi trên sân thượng của nhà nó. Trò chơi hơi có vẻ trẻ con so với số tuổi của nó. Có lẽ thằng bé không thông minh lắm. Tôi nghĩ nếu nó là con của tôi thì chắc nó sẽ nghĩ ra nhiều cách để giải trí thú vị hơn.
Nó đang đặt 1 đống lon không trên đầu bức tường ngăn cách 2 căn nhà và đứng cách xa khoảng 3 hay 4 mét, lấy đá cố chọi cho trúng vào mấy cái lon. Làm vậy, dĩ nhiên là các cục đá sẽ rớt hết qua vườn nhà bên cạnh của ông Sĩ-giang. Bây giờ thì ông ta chưa thấy nhưng tôi biết lát nữa đây ông ta sẽ nổi trận lôi đình khi thấy cả một khoảnh hoa trong vườn nhà ông ta bị đá rơi trúng làm bầm dập, gẫy nát.
Ngay lúc đó, tôi thấy ông Sĩ-giang mở cửa nhà và bưóc ra vườn. Lúc này ông già lắm rồi, bước từng bước chậm chạp, nghiêng nghiêng. Mỗi bước lại ngưng, mỗi buớc lại nhấc chân lên nặng nề. Nhưng ông ta không chú ý gì đến mảnh vườn mà lại đi thẳng tới cổng vườn, mở cổng rồi bước xuống bậc tam cấp bằng đá dẫn ra lề đường.
Trong lúc đó thì thằng bé Duy-thành, không nhìn thấy ông già, cuối cùng đã chọi trúng một cái lon. Cái lon văng lên, rớt xuống bờ tường vài lần, rồi rớt xuống vườn nhà ông Sĩ-giang với một tiếng "beng" lớn , có lẽ do trúng một bờ gạch hoạc chậu kiểng. Ông già đang đi chập choạng trên bậc tam cấp, nghe tiếng động bỗng giật mình quay lại. Ông bị mất thăng bằng rồi ngã quay trên bậc thềm, đầu giộng mạnh vào thềm đá xanh.
Tôi thấy hết. Nhưng ông già và thằng bé chẳng ai thấy ai cả. Chẳng hiểu tại sao, thằng bé bỗng ngưng chơi. Nó chạy đi mất. Chỉ vài giây sau, nguời ta bu lại chỗ ông Sĩ-giang té nằm đó. Trong chốc lát người ta xác định là ông đã chết vỡ sọ, do bị té bất ngờ.
Sáng hôm sau, khi thức dậy, tôi đi ngay ra cửa sổ nhìn qua bên kia đường. Xác ông Sĩ-giang được quàng giữa nhà. Nhiều người đứng hút thuốc và tụ tập trên lề đường trước nhà ông.
Mọi người bỗng im lặng, đứng tránh ra có vẻ bối rối khi có một lão ăn mày từ nhà Diễm-an bước ra, vẫn với bộ quần áo màu mè, cai áo choàng xám, cái mũ rơm màu vàng, cái bị túi dơ bẫn kia. Lão đi ngang qua nhóm người, chậm chạp nhưng từ từ khuất dần theo hướng mà trước đây ông ta đã theo hướng đó mà đến.
Cũng hôm đó, một tin buồn đến nhưng không làm tôi ngạc nhiên, là thằng bé Duy-thành bỗng nhiên không ai thấy nó ở trong nhà nữa. Họ tìm kiếm mãi mà không bao giờ tìm ra dấu vết thằng bé. Tôi chỉ biết khuyên gia đình Diễm-an thường xuyên đặt hoa lên bậc thềm chỗ chỗ người đã tử nạn.
Một thời gian sau Duy-thành bỗng trở về nhưng không còn nói dược. Sau này nó phải học lại từ đầu và tuy chậm nhưng vẫn phát triễn bình thường.
Tác Giả: Fernando Sorrentino
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1393470741_anoancuanguoianmay.jpg
Năm 1965, lúc đó tôi 23 tuổi đang là sinh viên sư phạm để ra làm một ông thầy dạy văn chương trung học. Sáng hôm đó là một buổi sáng sớm mùa Xuân, tôi đang ngồi học trong phòng mình trong căn hộ ở tầng 6 một tòa chung cư. Đây là tòa nhà chung cư duy nhất trong dãy phố.
Hơi lo ra, tôi ngồi học mà cứ thỉnh thoảng lơ đãng nhìn ra cửa sổ. Bên dưới nhà tôi là đường phố. Bên kia đường là căn nhà ngay góc đường của ông Sĩ-giang. Ông này khó tính nhưng nhà ông này có mảnh vườn tuyệt đẹp mà tôi cứ hay nhìn xuống. Kế bên nhà ông Sĩ-giang là căn nhà cũng rất đẹp của gia đình Bình-nam. Gia đình Bình-nam là gia đình hiền lành, thân thiện, luôn làm những chuyện tử tế . Gia đình này có 3 cô con gái, mà tôi thì si tình cô lớn nhất, là Diễm-an. Sáng sớm lắm nên tôi biết Diễm-an chưa có ra ngoài nhà nhưng mà thỉnh thoảng tôi cứ liếc sang đó. Có lẽ chỉ vì trái tim sai khiến.
Theo thói quen, ông Sĩ-giang sáng sớm là đã tưới nước và dọn dẹp cho căn vườn yêu quý của ông ta. Căn vườn này nằm ngay trước nhà, có hàng rào sắt phía trước, cách đường phố phía dưới là 3 bậc tam cấp bằng đá.
Đường xá đang còn vắng tanh. Tôi thấy có một người đàn ông đang đi từ xa tới bên phía lề đường của nhà Sĩ Giang và Bình Nam. Tôi bị lôi cuốn vì ông ta có vẻ là một người ăn xin hay là dân du cư, áo quần là những tấm giẻ cũ kỹ đủ màu như cầu vồng.
Ốm yếu, râu ria, trên đầu thì đội cái mũ rơm màu vàng. Dù trời nóng, ông ta cũng khoác cái áo choàng rách rưới, xam xám. Ông ta còn mang thêm cái một bị lớn, dơ dáy. Chắc là để đựng đồ ăn xin được và thức ăn thừa.
Tôi tiếp tục nhìn theo tay ăn mày. Ông ta ngừng trước nhà ông Sĩ Giang, leo lên bậc tam cấp, rồi hỏi hay xin cái gì đó với ông Sĩ Giang qua khe hở của cái hàng rào sắt. Tính ông Sĩ Giang là một người thô lỗ , khó chịu cho nên trông ông có vẻ không muốn nghe người ăn xin nói gì mà chỉ hất tay đuổi ông ta đi. Nhưng ông ta cứ đứng nguyên đó nói gì không rõ. Rồi tôi nghe ông Sĩ Giang to tiếng:
- Đi ! Đi ngay ! Đừng có làm phiền nữa !
Tuy nhiên, không hiểu sao ông ăn mày cứ đứng đó, tay vịn vào hàng rào, kèo nài, lẩm bẩm. Giận dữ và mất hết kiên nhẫn, ông Sĩ Giang dùng hết sức đẩy mạnh ông ăn mày ra khỏi hàng rào. Kẻ ăn mày tuột tay khỏi hàng rào , trật chân lên bậc tam cấp, ngã chỗng chân lên trời, đầu đập mạnh vào bậc đá xanh.
Ông Sĩ Giang hoảng hốt chạy ra, cuối người lên lão ăn mày, tay để lên tim ông ta lắng nghe nhịp đập. Chắc không nghe thấy gì nên ông Sĩ Giang sợ hãi chạy xuống chân ông ăn mày rồi nắm chân kéo ông ta sền sệt xuống lề đường. Bỏ ông ta nằm đấy như một người say rượu. Sau đó ông Sĩ Giang đi vào nhà, đóng khóa cửa vườn, cửa nhà lại, như là không biết gì xảy ra. Ông ta chắc cũng nghĩ rằng chẳng ai thấy cái tội ác vô tình ông gây ra cả.
Người nhân chứng duy nhất là tôi.
Không lâu sau đó có người đi ngang qua và thấy người ăn mày nằm chết bên đường. Cảnh sát đến và xe cứu thương được gọi đến. Xác người ăn mày được cho vào xe cứu thương va ` chở đi mất.
Mọi việc diễn ra như vậy. Ngoài người ăn mày thì đã chết, ông Sĩ Giang thì sống để bụng chết mang theo, chẳng ai còn nhắc đến cái chuyện người ăn mày chết đường chết chợ đó nữa.
Còn tôi, tôi rất cẩn thận không bao giờ hé ra một lời về chuyện này cho bất cứ ai. Có lẽ như vậy là không chính trực lắm nhưng tôi sẽ được gì khi tố cáo ông Sĩ Giang, người dù sao chẳng có làm gì xấu với tôi cả? Hơn nữa, cũng không phải ông Sĩ Giang cố tình muốn sát hại người ăn mày kia. Tất cả chỉ là chuyện vô tình , lầm lỡ. Tôi nghĩ để cho ông Sĩ Giang đã lớn tuổi phải gánh chịu những phiền phức, rắc rối với pháp luật, có thể còn phải đi tù về chuyện này thì thật có gì đó hơi bất nhẫn. Tốt hơn hết là để cho ông ta chịu sự phán xử của lương tâm ông ta.
Lâu dần tôi cũng quên đi cái bi kịch thương tâm đó. Nhưng mỗi khi gặp ông Sĩ Giang tôi lại thấy xao xuyến bàng hoàng chút gì đó trong người vì nghĩ rằng ông ta không thể ngờ tôi là người duy nhất đã chứng kiến toàn bộ cái bí mật có lẽ ghê gớm nhất của cuộc đời ông. Sau đó tôi tránh mặt ông và không bao giờ còn dám nói chuyện với ông nữa.
***
Ba năm sau, tôi đã 26 tuổi, tôi đã lấy bằng sư phạm về ngành ngôn ngữ và văn chương Tây ban nha. Diễm-an không lấy tôi làm chồng mà lấy 1 kẻ may mắn khác. Tôi cũng chẳng biết kẻ ấy yêu Diễm-an hơn tôi hay là xứng đáng với nàng hơn tôi hay không.
Thời gian đó, Diễm-an đang mang thai, sắp đến ngày sinh nở. Nàng vẫn sống trong căn nhà tuyệt đẹp đó và chính nàng vẫn đẹp hơn bao giờ hết.
Một buổi sáng tháng 12 tôi đang dạy kèm văn phạm ở nhà cho vài em học sinh trung học , cũng trong căn phòng ngày xưa chứng kiến vụ án mạng. Cũng như ngày nào, thỉnh thoảng tôi lại liếc nhìn xuống con đường phía trước dưới nhà.
Bỗng nhiên tim tôi nhảy lên loạn xạ. Tôi tưởng như mình bị ảo ảnh.
Trên con đường trước mặt, có một người đang đi về phía nhà gia đình Diễm-an, chính là người ăn mày ba năm trước bị ông Sĩ-giang giết chết. Không thể lẫn lộn vào đâu được . Bộ quần áo màu mè giẻ rách, chiếc áo choàng xám, cái mũ màu vàng, cái bị túi dơ bẩn.
Quên cả đám học sinh, tôi vội đi tới bên cửa sổ. Người ăn mày đang đi chậm lại , như là đang sắp đến nơi ông ta muốn đến.
"Ông ta trở về." Tôi nghĩ "Và trở về để báo thù ông Sĩ-giang đây."
Nhưng ông ta không ngừng lại trước nhà ông Sĩ-giang. Ông đi băng qua hàng rào vườn nhà ông Sĩ-giang. Ông ta đứng trước cửa nhà của Diễm-an, mở chốt cửa rồi đi vào nhà.
Tôi điên lên vì lo lắng. Tôi bảo đám học trò:
"Tôi sẽ trở lại ngay !"
Tôi chạy ra thang máy và đi ngay ra phố, băng qua đường, chạy vội tới nhà của Diễm-an ,
Mẹ cô ta, đang đứng trong nhà, ngay cửa chính. Bà nhìn tôi ngạc nhiên rồi nói:"Ủa? Chào cháu ! Cháu đó ư? Thật là một phép lạ !"
Mẹ Diễm-an luôn luôn có cảm tình với tôi. Bà ôm hôn tôi. Nhưng tôi chưa hiểu gì cả. Tại sao bà lại nói phép lạ gì ở đây? Té ra là Diễm-an vừa mới lâm bồn. Và bà tưởng tôi đến thăm đúng lúc. Ai trong nhà cũng vui mừng. Tôi bèn đành bắt tay chúc mừng kẻ đã đánh bại tôi.
Tôi chưa biết phải hỏi thế nào và đang suy nghĩ không biết có nên giữ im lặng cho qua luôn không. Rồi sau đó tôi nghĩ ra một cách. Tôi bèn vờ hỏi một cách hơi lơ đãng:
"Thật ra thì tôi bước vào nhà mà không bấm chuông vì tôi thấy một ông ăn mày với một cái bị to mà dơ dáy lắm lẻn vào nhà này. Tôi sợ ông ta ăn cắp đồ trong nhà."
Mọi người trong nhà nhìn tôi ngạc nhiên: ăn mày? bị túi? ăn trộm? Hầu như cả nhà đang ở trong phòng khách này từ nãy giờ nên chẳng ai hiểu tôi nói gì.
Tôi bèn nói:
- Vậy chắc chắn là tôi nhìn lộn rồi.
Sau đó họ mời tôi vào phòng của Diễm-an và em bé mới sanh. Trong hoàn cảnh này tôi chẳng biết nói gì hơn là chúc mừng nàng, hôn tay nàng, suýt soa nhìn em bé, và hỏi vợ chồng nàng đã đặt tên cho em bé chưa. Họ nói rồi, và tên bé là Duy-thành.
Trở về nhà, tôi ngẫm nghĩ:
"Đó chính là người ăn mày bị giết bởi ông Sĩ-giang. Chắc chắn. Vậy ông ta không trở về để báo oán mà chỉ để đầu thai vào làm con của Diễm-an."
Tuy nhiên, 2 - 3 ngày sau, tôi thấy giả thuyết của tôi có vẻ kỳ quặc quá cho nên tôi cũng từ từ quên nó đi mất.
***
Có lẽ tôi cũng quên đi những chuyện không vui, hơi quái dị đó luôn nếu sau này vào năm 1979 không có một chuyện xảy ra làm tôi nhớ và liên hệ lại tất cả mọi việc xảy ra từ năm 1965 đến lúc đó.
Nhiều năm đã trôi qua. Tôi cũng đã qua tuổi thanh niên. Không còn nhiều ước vọng hăng hái như ngày xưa. Mỗi khi đọc sách cạnh cửa sổ tôi thường để tâm trí lãng đãng đây đó, mắt vãn thỉnh thoảng nhìn ra cửa sổ, bên kia đường.
Con của Diễm-an, Duy-thành, bây giờ đã 11 tuổi, đang chơi trên sân thượng của nhà nó. Trò chơi hơi có vẻ trẻ con so với số tuổi của nó. Có lẽ thằng bé không thông minh lắm. Tôi nghĩ nếu nó là con của tôi thì chắc nó sẽ nghĩ ra nhiều cách để giải trí thú vị hơn.
Nó đang đặt 1 đống lon không trên đầu bức tường ngăn cách 2 căn nhà và đứng cách xa khoảng 3 hay 4 mét, lấy đá cố chọi cho trúng vào mấy cái lon. Làm vậy, dĩ nhiên là các cục đá sẽ rớt hết qua vườn nhà bên cạnh của ông Sĩ-giang. Bây giờ thì ông ta chưa thấy nhưng tôi biết lát nữa đây ông ta sẽ nổi trận lôi đình khi thấy cả một khoảnh hoa trong vườn nhà ông ta bị đá rơi trúng làm bầm dập, gẫy nát.
Ngay lúc đó, tôi thấy ông Sĩ-giang mở cửa nhà và bưóc ra vườn. Lúc này ông già lắm rồi, bước từng bước chậm chạp, nghiêng nghiêng. Mỗi bước lại ngưng, mỗi buớc lại nhấc chân lên nặng nề. Nhưng ông ta không chú ý gì đến mảnh vườn mà lại đi thẳng tới cổng vườn, mở cổng rồi bước xuống bậc tam cấp bằng đá dẫn ra lề đường.
Trong lúc đó thì thằng bé Duy-thành, không nhìn thấy ông già, cuối cùng đã chọi trúng một cái lon. Cái lon văng lên, rớt xuống bờ tường vài lần, rồi rớt xuống vườn nhà ông Sĩ-giang với một tiếng "beng" lớn , có lẽ do trúng một bờ gạch hoạc chậu kiểng. Ông già đang đi chập choạng trên bậc tam cấp, nghe tiếng động bỗng giật mình quay lại. Ông bị mất thăng bằng rồi ngã quay trên bậc thềm, đầu giộng mạnh vào thềm đá xanh.
Tôi thấy hết. Nhưng ông già và thằng bé chẳng ai thấy ai cả. Chẳng hiểu tại sao, thằng bé bỗng ngưng chơi. Nó chạy đi mất. Chỉ vài giây sau, nguời ta bu lại chỗ ông Sĩ-giang té nằm đó. Trong chốc lát người ta xác định là ông đã chết vỡ sọ, do bị té bất ngờ.
Sáng hôm sau, khi thức dậy, tôi đi ngay ra cửa sổ nhìn qua bên kia đường. Xác ông Sĩ-giang được quàng giữa nhà. Nhiều người đứng hút thuốc và tụ tập trên lề đường trước nhà ông.
Mọi người bỗng im lặng, đứng tránh ra có vẻ bối rối khi có một lão ăn mày từ nhà Diễm-an bước ra, vẫn với bộ quần áo màu mè, cai áo choàng xám, cái mũ rơm màu vàng, cái bị túi dơ bẫn kia. Lão đi ngang qua nhóm người, chậm chạp nhưng từ từ khuất dần theo hướng mà trước đây ông ta đã theo hướng đó mà đến.
Cũng hôm đó, một tin buồn đến nhưng không làm tôi ngạc nhiên, là thằng bé Duy-thành bỗng nhiên không ai thấy nó ở trong nhà nữa. Họ tìm kiếm mãi mà không bao giờ tìm ra dấu vết thằng bé. Tôi chỉ biết khuyên gia đình Diễm-an thường xuyên đặt hoa lên bậc thềm chỗ chỗ người đã tử nạn.
Một thời gian sau Duy-thành bỗng trở về nhưng không còn nói dược. Sau này nó phải học lại từ đầu và tuy chậm nhưng vẫn phát triễn bình thường.