duyanh
12-13-2014, 01:46 PM
VN phản đối dự luật Thượng viện Canada
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/12/13/141213070717_1_624x351_afp.jpg
Dự luật S-219 lấy ngày 30/4 hàng năm là ngày kỷ niệm làn sóng người tỵ nạn từ Việt Nam sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1975
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng phản bác một dự luật vừa được Thượng viện Canada thông qua, trong đó lấy ngày 30/4 là ngày kỷ niệm người tỵ nạn cộng sản Việt Nam.
Dự luật S-219, do Thượng nghị sỹ gốc Việt Ngô Thanh Hải khởi xướng, được thông qua ngày 8/12. Tuy nhiên, nó còn phải qua Hạ viện.
Theo dự luật, ngày 30/4 hàng năm được cho là ngày kỷ niệm làn sóng người tỵ nạn từ Việt Nam sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1975.
“Việt Nam phản đối việc Thượng viện Canada thông qua dự luật S-219 ngày 8/12/2014", người phát ngôn Lê Hải Bình được truyền thông trong nước dẫn lời nói hôm 12/12.
"Dự luật S-219 bao gồm những nội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân”.
"Việc Thượng viện Canada thông qua dự luật S-219 đã đi ngược lại tình cảm của nhân dân Việt Nam, cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Canada cũng như quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada".
Trước đó, hôm 9/12, báo chí Canada dẫn lời một trong các quan chức Đại sứ quán Việt Nam ở Ottawa, ông Vũ Việt Dũng, nói việc này "sẽ gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ song phương giữa Việt Nam và Canada, cũng như nỗ lực làm sâu rộng quan hệ trong cả các lĩnh vực thương mại và đầu tư".
Ông Dũng cho hay Đại sứ Việt Nam Tô Anh Dũng đã 'bày tỏ quan ngại' với Ngoại trưởng Canada John Baird về dự luật này, mà Việt Nam cho rằng sẽ 'gửi thông điệp không đúng' tới người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng từng gửi thư cho người đồng nhiệm Canada về việc này.
'Tự do không miễn phí'
Tự do không miễn phí và các thuyền nhân đã phải trả giá cho tự do bằng các chuyến đi nguy hiểm của mình
Thượng Nghị Sỹ Ngô Thanh Hải
Trong một thông cáo, Nghị sỹ Hải đã cho hay ông rất 'vinh dự' được giới thiệu dự luật này.
“Dự luật này đề cập tới Ngày Con đường tới tự do, hay còn gọi là Ngày tháng Tư đen khi hàng nghìn người Việt rời khỏi Việt Nam để tìm tự do...", ông nói.
“Trong 39 năm qua, người Việt tại Canada đã tụ họp vào ngày 30/4 để kỷ niệm một sự khởi đầu mới và cảm ơn Canada. Năm 2015, cộng đồng người Việt sẽ kỷ niệm 40 năm ngày thuyền nhân tới định cư tại đây."
“Tự do không miễn phí và các thuyền nhân đã phải trả giá cho tự do bằng các chuyến đi nguy hiểm của mình."
Trong bài viết gửi BBC từ Canada hôm 11/12, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng dự luật này là "cơ hội để hòa giải".
"Có ai có mất mát, đau thương trên chuyến "Hành trình đến Tự do" này mới cảm thông với Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải, mới thấu hiểu được vì sao một đạo luật như thế này là liều thuốc chữa lành cơn bệnh mà gần 40 năm qua hàng triệu người Việt phải mang nó trong lòng," ông Khanh viết.
"Đưa ra trước ánh sáng và nói lên sự thật không phải là để trả thù trả oán gì ai hay để tiếp tục gieo thù hận mà để giúp chữa lành vết thương cũ, tạo cơ hội làm hòa với nhau và cuối cùng để sự thật phải được tôn trọng.
"Đó cũng là di sản yêu thương, nhân bản, tình tự dân tộc mà chúng ta để lại cho thế hệ tương lai," luật sư Khanh nêu quan điểm.
BBC
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/12/13/141213070717_1_624x351_afp.jpg
Dự luật S-219 lấy ngày 30/4 hàng năm là ngày kỷ niệm làn sóng người tỵ nạn từ Việt Nam sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1975
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng phản bác một dự luật vừa được Thượng viện Canada thông qua, trong đó lấy ngày 30/4 là ngày kỷ niệm người tỵ nạn cộng sản Việt Nam.
Dự luật S-219, do Thượng nghị sỹ gốc Việt Ngô Thanh Hải khởi xướng, được thông qua ngày 8/12. Tuy nhiên, nó còn phải qua Hạ viện.
Theo dự luật, ngày 30/4 hàng năm được cho là ngày kỷ niệm làn sóng người tỵ nạn từ Việt Nam sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1975.
“Việt Nam phản đối việc Thượng viện Canada thông qua dự luật S-219 ngày 8/12/2014", người phát ngôn Lê Hải Bình được truyền thông trong nước dẫn lời nói hôm 12/12.
"Dự luật S-219 bao gồm những nội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân”.
"Việc Thượng viện Canada thông qua dự luật S-219 đã đi ngược lại tình cảm của nhân dân Việt Nam, cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Canada cũng như quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada".
Trước đó, hôm 9/12, báo chí Canada dẫn lời một trong các quan chức Đại sứ quán Việt Nam ở Ottawa, ông Vũ Việt Dũng, nói việc này "sẽ gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ song phương giữa Việt Nam và Canada, cũng như nỗ lực làm sâu rộng quan hệ trong cả các lĩnh vực thương mại và đầu tư".
Ông Dũng cho hay Đại sứ Việt Nam Tô Anh Dũng đã 'bày tỏ quan ngại' với Ngoại trưởng Canada John Baird về dự luật này, mà Việt Nam cho rằng sẽ 'gửi thông điệp không đúng' tới người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng từng gửi thư cho người đồng nhiệm Canada về việc này.
'Tự do không miễn phí'
Tự do không miễn phí và các thuyền nhân đã phải trả giá cho tự do bằng các chuyến đi nguy hiểm của mình
Thượng Nghị Sỹ Ngô Thanh Hải
Trong một thông cáo, Nghị sỹ Hải đã cho hay ông rất 'vinh dự' được giới thiệu dự luật này.
“Dự luật này đề cập tới Ngày Con đường tới tự do, hay còn gọi là Ngày tháng Tư đen khi hàng nghìn người Việt rời khỏi Việt Nam để tìm tự do...", ông nói.
“Trong 39 năm qua, người Việt tại Canada đã tụ họp vào ngày 30/4 để kỷ niệm một sự khởi đầu mới và cảm ơn Canada. Năm 2015, cộng đồng người Việt sẽ kỷ niệm 40 năm ngày thuyền nhân tới định cư tại đây."
“Tự do không miễn phí và các thuyền nhân đã phải trả giá cho tự do bằng các chuyến đi nguy hiểm của mình."
Trong bài viết gửi BBC từ Canada hôm 11/12, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng dự luật này là "cơ hội để hòa giải".
"Có ai có mất mát, đau thương trên chuyến "Hành trình đến Tự do" này mới cảm thông với Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải, mới thấu hiểu được vì sao một đạo luật như thế này là liều thuốc chữa lành cơn bệnh mà gần 40 năm qua hàng triệu người Việt phải mang nó trong lòng," ông Khanh viết.
"Đưa ra trước ánh sáng và nói lên sự thật không phải là để trả thù trả oán gì ai hay để tiếp tục gieo thù hận mà để giúp chữa lành vết thương cũ, tạo cơ hội làm hòa với nhau và cuối cùng để sự thật phải được tôn trọng.
"Đó cũng là di sản yêu thương, nhân bản, tình tự dân tộc mà chúng ta để lại cho thế hệ tương lai," luật sư Khanh nêu quan điểm.
BBC