duyanh
12-13-2014, 01:44 PM
Giáo hoàng từ chối gặp Dalai Lama
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/12/13/141213000928_pope_francis_624x351_ap.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/12/13/141213000928_pope_francis_624x351_ap.jpg)
Vatican và Trung Quốc vẫn mâu thuẫn trong việc điều hành Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc
Đức Giáo hoàng Francis sẽ không gặp lãnh tụ lưu vong người Tây Tạng, Đức Dalai Lama do “tình huống nhạy cảm” với Trung Quốc, Tòa Thánh Vatican thông báo.
Đức Dalai Lama đang có chuyến thăm thành Rome, đã yêu cầu tổ chức cuộc gặp.
Một phát ngôn viên của Vatican nói rằng mặc dù Đức Giáo hoàng “rất coi trọng” ông, yêu cầu của vị lãnh tụ người Tây Tạng đã bị từ chối “vì những lý do hiển nhiên”.
Các phóng viên cho rằng Vatican không muốn gây nguy hiểm tới những nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Công giáo ở Trung Quốc
Số người theo Công giáo ở Trung Quốc đông hơn cả thành viên Đảng Cộng sản (khoảng 100 triệu người Công giáo so với 86.7 triệu đảng viên)
Các nhà phân tích cho rằng đến năm 2030 số người Công giáo ở Trung Quốc có thể sẽ trở thành lớn nhất thế giới
Cơ đốc giáo xuất hiện ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 7 – nhưng rất nhiều người đã bị buộc phải lén lút hành đạo, và các nhà thờ bị coi là bất hợp pháp
Có rất nhiều hạn chế áp dụng lên Giáo hội, chẳng hạn như mọi tòa nhà của Giáo hội hay nhà thờ đều phải được đăng ký với chính quyền, và không được công nhận thẩm quyền của Vatican.
Trung Quốc gọi Đức Dalai Lama là phần tử gây chia rẽ và phản ứng giận dữ khi những nhân vật cao cấp nước ngoài gặp gỡ ông.
Dalai Lama chạy trốn sang Ấn Độ từ năm 1959 sau khi quân đội Trung Quốc nghiền nát một âm mưu nổi dậy ở Tây Tạng.
Ông đang vận động để đạt tới giải pháp “trung dung” hơn với Trung Quốc, tìm kiếm khả năng tự trị thay vì độc lập cho Tây Tạng.
Ông được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1989.
“Giáo hoàng Francis rõ ràng là rất tôn trọng Đức Dalai Lama nhưng ông sẽ không gặp gỡ bất kỳ nhân vật đoạt giải Nobel nào,” một phát ngôn viên Tòa Vatican nói.
Người phát ngôn cũng cho biết thêm rằng Giáo hoàng sẽ gửi thông điệp qua video tới hội nghị.
Thất vọng
Phát ngôn viên của Đức Dalai Lama nói ông “thất vọng trước việc không thể gặp Đức Giáo Hoàng nhưng ông không muốn gây ra bất kỳ bất tiện nào”.
Các nhà phân tích cho rằng Vatican và Trung Quốc có mâu thuẫn trong việc kiểm soát Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/304/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/05/141105110659_dalai_lama_nobel_peace_25_year_304x17 1_afp_nocredit.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/304/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/05/141105110659_dalai_lama_nobel_peace_25_year_304x17 1_afp_nocredit.jpg)
Đức Dalai Lama được trao giải Nobel Hòa Bình cách đây 25 năm
Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát một cộng đồng chính thống mang tên gọi Hội những người Yêu nước có khoảng 12 triệu người.
Nhưng cũng có một hội khác tồn tại bí mật với số thành viên lớn hơn rất nhiều, chọn trung thành với Đức Giáo hoàng.
Khúc mắc nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican là bên nào có tiếng nói quyết định trong việc chỉ định các đức Giám mục.
Một quan chức Tòa Thánh nói quyết định của Giáo hoàng đối với Đức Dalai Lama “không phải vì sợ mà muốn tránh gây thêm khó khăn cho những người vốn đã phải chịu khổ sở”.
Lần cuối Dalai Lama tiếp xúc với Giáo hội là năm 2006 khi ông gặp Đức Giáo hoàng Benedict XVI.
Dalai Lama đang ở Rome, Ý trong một cuộc gặp với các nhân vật được trao giải Nobel Hòa Bình.
Sự kiện này lẽ ra được tổ chức ở Nam Phi nhưng sau đó chuyển về Rome do Nam Phi từ chối cấp thị thực cho Dalai Lama.
BBC
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/12/13/141213000928_pope_francis_624x351_ap.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/12/13/141213000928_pope_francis_624x351_ap.jpg)
Vatican và Trung Quốc vẫn mâu thuẫn trong việc điều hành Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc
Đức Giáo hoàng Francis sẽ không gặp lãnh tụ lưu vong người Tây Tạng, Đức Dalai Lama do “tình huống nhạy cảm” với Trung Quốc, Tòa Thánh Vatican thông báo.
Đức Dalai Lama đang có chuyến thăm thành Rome, đã yêu cầu tổ chức cuộc gặp.
Một phát ngôn viên của Vatican nói rằng mặc dù Đức Giáo hoàng “rất coi trọng” ông, yêu cầu của vị lãnh tụ người Tây Tạng đã bị từ chối “vì những lý do hiển nhiên”.
Các phóng viên cho rằng Vatican không muốn gây nguy hiểm tới những nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Công giáo ở Trung Quốc
Số người theo Công giáo ở Trung Quốc đông hơn cả thành viên Đảng Cộng sản (khoảng 100 triệu người Công giáo so với 86.7 triệu đảng viên)
Các nhà phân tích cho rằng đến năm 2030 số người Công giáo ở Trung Quốc có thể sẽ trở thành lớn nhất thế giới
Cơ đốc giáo xuất hiện ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 7 – nhưng rất nhiều người đã bị buộc phải lén lút hành đạo, và các nhà thờ bị coi là bất hợp pháp
Có rất nhiều hạn chế áp dụng lên Giáo hội, chẳng hạn như mọi tòa nhà của Giáo hội hay nhà thờ đều phải được đăng ký với chính quyền, và không được công nhận thẩm quyền của Vatican.
Trung Quốc gọi Đức Dalai Lama là phần tử gây chia rẽ và phản ứng giận dữ khi những nhân vật cao cấp nước ngoài gặp gỡ ông.
Dalai Lama chạy trốn sang Ấn Độ từ năm 1959 sau khi quân đội Trung Quốc nghiền nát một âm mưu nổi dậy ở Tây Tạng.
Ông đang vận động để đạt tới giải pháp “trung dung” hơn với Trung Quốc, tìm kiếm khả năng tự trị thay vì độc lập cho Tây Tạng.
Ông được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1989.
“Giáo hoàng Francis rõ ràng là rất tôn trọng Đức Dalai Lama nhưng ông sẽ không gặp gỡ bất kỳ nhân vật đoạt giải Nobel nào,” một phát ngôn viên Tòa Vatican nói.
Người phát ngôn cũng cho biết thêm rằng Giáo hoàng sẽ gửi thông điệp qua video tới hội nghị.
Thất vọng
Phát ngôn viên của Đức Dalai Lama nói ông “thất vọng trước việc không thể gặp Đức Giáo Hoàng nhưng ông không muốn gây ra bất kỳ bất tiện nào”.
Các nhà phân tích cho rằng Vatican và Trung Quốc có mâu thuẫn trong việc kiểm soát Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/304/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/05/141105110659_dalai_lama_nobel_peace_25_year_304x17 1_afp_nocredit.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/304/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/05/141105110659_dalai_lama_nobel_peace_25_year_304x17 1_afp_nocredit.jpg)
Đức Dalai Lama được trao giải Nobel Hòa Bình cách đây 25 năm
Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát một cộng đồng chính thống mang tên gọi Hội những người Yêu nước có khoảng 12 triệu người.
Nhưng cũng có một hội khác tồn tại bí mật với số thành viên lớn hơn rất nhiều, chọn trung thành với Đức Giáo hoàng.
Khúc mắc nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican là bên nào có tiếng nói quyết định trong việc chỉ định các đức Giám mục.
Một quan chức Tòa Thánh nói quyết định của Giáo hoàng đối với Đức Dalai Lama “không phải vì sợ mà muốn tránh gây thêm khó khăn cho những người vốn đã phải chịu khổ sở”.
Lần cuối Dalai Lama tiếp xúc với Giáo hội là năm 2006 khi ông gặp Đức Giáo hoàng Benedict XVI.
Dalai Lama đang ở Rome, Ý trong một cuộc gặp với các nhân vật được trao giải Nobel Hòa Bình.
Sự kiện này lẽ ra được tổ chức ở Nam Phi nhưng sau đó chuyển về Rome do Nam Phi từ chối cấp thị thực cho Dalai Lama.
BBC