PDA

View Full Version : Bệnh nhân nghèo chỉ được bác sĩ mới ra trường khám?



khieman
12-09-2014, 03:31 PM
.

Bệnh nhân nghèo
chỉ được bác sĩ mới ra trường khám?



TT - “Ai muốn tôi khám với giá 500.000 đồng thì đăng ký, không đồng ý thì đăng ký khám ở bác sĩ khác, không bắt buộc”, “Tôi khám giá cao là do chuyên môn của tôi cao”...

Chỉ mới một mẩu trả lời 155 chữ của bác sĩ Thái Thành Nam (Bệnh viện Mắt Sài Gòn) với thắc mắc của bệnh nhân trên Tuổi Trẻ 11-3 đã nhận được hơn 60 ý kiến phản đối của bạn đọc.


Tôi vốn yêu quý mẹ nhất trên đời nên không tiếc gì 500k. Mẹ tôi lại rất yếu, do vừa trải qua một cơn nhồi máu cơ tim tưởng không cứu vãn nổi. Tim ngừng đập 15 phút, phổi viêm nặng, tim bị tổn thương và bại nửa người. Lại tuổi cao sức yếu. Sau rất nhiều cố gắng thuốc thang và ý bác sĩ giỏi, sau cả những lòng thành cầu kinh niệm phật Dược sư, sự màu nhiệm đã đến mà y học nhiều khi không giải thích nổi. Mẹ tôi từ cõi chết trở về mà không hề bị di chứng gì nặng nề. Nhiều người nếu bị chứng đột quỵ có thể sẽ biến chứng như liệt bại, hoặc méo miệng, vv... Đó là do phúc của mẹ tôi rất lớn.

Nhưng sau cơn đột quỵ, sức khoẻ mẹ giảm sút, thị lực giảm hẳn và mi mắt sụp xuống. Tôi đọc báo thì biết đó là biến chứng của đột quỵ. Bệnh viện mắt ở Hà nội khám thì phán là mẹ bị mộng thịt và hẹn tháng 5 này đi mổ để cắt mộng. Nhưng do tôi đưa mẹ vào Sài Gòn nên nấn ná muốn tìm bác sĩ chuyên khoa giỏi để khám ra bệnh cho mẹ tôi và tư vấn một giải pháp chữa phù hợp. Chính vì thế tôi đặt hi vọng rất nhiều vào vị bác sĩ với cái tên: Thái Thành Nam với cái giá khám cắt cổ 500 nghìn đồng.

Sau gần 2 tiếng chờ đợi chúng tôi mới được gặp ông bác sĩ trong phòng khám. Câu đầu tiên ông tuôn ra nghe đã cộc lốc:
- Ngồi đi (ý là nói mẹ tôi ngồi lên cái ghế khám) .

Mẹ tôi 75 tuổi, ông này cũng tầm 55 tuổi thôi, tôi nghĩ ông thật vô văn hoá khi thiếu tôn trọng người già, người bệnh. Nhưng ở Việt Nam điều này có gì ngạc nhiên. Tôi còn thấy nhiều bác sĩ chửi bệnh nhân, quát tháo bệnh nhân lớn tuổi, những người bệnh đáng tuổi cha chú mà họ quát như con ghẻ. Rất mất dạy.

Tôi bỏ qua câu nói đó. Đỡ mẹ già lập cập ngồi lên cái ghế khám chuyên dụng về mắt. Ông Thái Thành Nam bắt đầu tiếp với lời nói cộc lốc:

- Đưa trán vào đây. (Ở đó có cái khung để đưa mặt vào thiết bị sọ mắt.)

Ông banh mắt ra chừng 5 giây, xem cả hai mắt. Với bộ mặt lạnh lẽo vô cảm, ông ngồi vắt vẻo nói tỉnh bơ:

- BÀ NÀY GiÀ QUÁ RỒI , MẮT KÉM ThÌ CHịU VẬY THÔI, CHỮA GÌ NỮA!?.

Tôi rất shock với câu nói này của ông Nam. Tôi không nghĩ trước mặt tôi là một bác sĩ, mà nhất là một người đứng đầu của một bệnh viện . Tôi không nghĩ người ta có thể lý giải tại làm việc căng thẳng hay nhiều bệnh nhân nên bác sĩ bị nói lỡ lời, không suy nghĩ hay vô cảm. Đặc biệt với cái giá 500k thì tôi dám cá không có nhiều người dân có thể khám ông và bằng chứng là sáng nay chỉ có tất thảy 4 người đăng ký ông Thái Thành Nam.

Mẹ tôi sau cơn đột quỵ người rất yếu và đau nhức. Mẹ cứ nói mẹ già rồi sao không để mẹ chết cho các con đỡ vất vả. Lúc nào cũng nói thế nên mẹ không chịu đi viện. Chúng tôi phải động viên tinh thần mãi, nào là nói mới có 75 không phải là già, mình không nghĩ mình già thì mình sẽ không già, con sẽ tìm bác sĩ giỏi cho mẹ và mắt lại sáng ra thôi, mẹ cứ yên tâm đi viện lần này nữa thôi. Vậy là mãi mới chịu đi, để rồi bao công sức động viên tinh thần cụ cũng không bằng một câu ngu xuẩn của vị bác sĩ này: "Bà này già rồi...còn chữa gì nữa... "...

Ông Thái Thành Nam, nếu ông đọc được dòng chữ này, ông nên lấy làm xấu hổ cho cái gọi là y đức của ông. Ông có tài (cứ giả sử thế chứ tôi chưa chắc) nhưng ông thiếu hẳn một cái tâm và nhất là một sự giáo dục về nghề nghiệp. Tôi cứ cho là mẹ tôi hết cách cứu chữa rồi, thì thay vì nói một câu vô cảm và thiếu giáo dục như ông, ông nên từ tốn mà nói với riêng tôi: mẹ cô lớn tuổi, bệnh này nếu còn trẻ thì phẫu thuật, nhưng tuổi cao sức yếu rồi, phẫu thuật không phù hợp, chúng tôi chỉ cho đơn thuốc chống viêm nhiễm thôi" . Nói như thế này tôi hẳn có buồn vì hết cách chữa cho mẹ tôi cũng không trách được ông. Nhưng ông đúng là cần học lại bài học cơ bản về đạo đức bác sĩ.

Tôi sẽ gửi bài viết này tới trực tiếp bệnh viện mắt SG, cụ thể là ông Nam, cho dù ông ta có thể vứt vào xọt rác. Đồng thời tôi cũng mong bạn đọc hãy đừng mất tiền oan vào những vị bác sĩ thiếu đạo đức nghề nghiệp, vô tâm này. Ngay cả việc ông Nam ra thông cáo: "Ai khám tôi thì 500 k tôi mới khám" đúng là chưa từng có trong tiền lệ ở bệnh viện. Như thế người nghèo không chạm tới dịch vụ của ông. Hay nói khác đi, ông chỉ làm bác sĩ cho người giàu.

Điều tệ hại nhất là sau khi nghe ông Nam tuôn những lời ngu xuẩn như vậy với mẹ tôi, bà về lại càng nghĩ mình như cỗ máy đã hỏng, muốn chết chứ không muốn sống bệnh tật để phiền con cháu. Tinh thần bà đi xuống, bệnh nặng thêm mà bà không chịu đi viện thêm một lần nào nữa. Ông Nam đã không hiểu rằng, chữa tâm bệnh còn khó hơn vạn lần chữa bệnh thông thường. Con người ta có thể tự khỏi bệnh nếu tâm lý lạc quan và thoải mái. Nhưng có thể suy sụp cho dù bác sĩ có giỏi cỡ nào đi nữa.

Chỉ chăm chăm kiếm tiền

Năm 2010, bà ngoại tôi chữa mắt tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn (đường Lê Thị Riêng, Q.1, TP.HCM). Theo tư vấn của bác sĩ, chúng tôi quyết định thực hiện điều trị bằng cách thay thủy tinh thể. Sau khi phẫu thuật và xuất viện, mắt bà tôi vẫn không tốt hơn, thậm chí còn phát sinh những triệu chứng khó chịu khác vốn không hề có trước khi phẫu thuật. Thế là chúng tôi đưa bà quay lại bệnh viện để kiểm tra. Dĩ nhiên là để “được” gặp bác sĩ Nam, chúng tôi chấp nhận tốn 500.000 đồng với hi vọng có được thông tin giá trị. Toàn bộ quá trình khám diễn ra một cách nhanh chóng và sơ sài đến bất ngờ.

Điều bất ngờ hơn nữa là bác sĩ chỉ phán gọn một câu:

“Mắt này yếu quá rồi, thay thủy tinh thể cũng không đảm bảo sẽ nhìn rõ được”.

Chúng tôi thật sự rất tức giận, vì trước khi quyết định phẫu thuật, chúng tôi toàn được nghe những lời “có cánh” từ phía bệnh viện, chứ họ không hề cảnh báo trước về tỉ lệ thành công của việc điều trị. Kể từ đó gia đình chúng tôi đã hứa sẽ không bao giờ quay lại bệnh viện này.

Bệnh nhân nghèo chỉ được bác sĩ mới ra trường khám?

Lẽ ra chuyên môn càng cao thì càng phải khám rẻ tiền để nhiều bệnh nhân được tiếp xúc với bác sĩ giỏi và chẩn đoán bệnh chính xác. Vì dịch vụ y tế là một dịch vụ đặc thù không giống những dịch vụ khác, được thực hiện trên cơ sở lương tâm người thầy thuốc. Nói như ông Nam, nếu nghèo thì chỉ được tiếp xúc với bác sĩ mới ra trường thôi sao?

Các bác sĩ không được tin tưởng

Bỏ qua các vấn đề khác về y đức, giá cả khám chữa bệnh... chỉ suy luận từ câu trả lời của bác sĩ Nam tôi thấy hai điều: Một là các bác sĩ khác không được sự tin tưởng hoặc đã đánh mất sự tin tưởng của bệnh nhân khiến họ phải chọn bác sĩ với giá khám cao gấp năm lần. Hai là chính bản thân bác sĩ Nam cũng không đáp ứng được yêu cầu và sự tin tưởng của bệnh nhân trong khám chữa bệnh.

Và câu trả lời có phần tự đề cao của bác sĩ cũng là một lời giải thích tại sao như vậy. Thực trạng là hầu hết bệnh nhân mỗi lần bị bệnh phải đi khám nhiều nơi vì không tin tưởng vào bác sĩ khám bệnh cho mình. Một phần lý do của hiện trạng trên là bác sĩ cố gắng khám cho nhanh để lấy tiền.



LÊ AN TÂN (leantan@..


-http://tuoitre.vn/