khieman
12-09-2014, 12:42 AM
.
Xuất khẩu tiền sĩ Việt đi đâu ?
Văn Quang - Viết từ Sài Gòn
Chuyện hai cha con ông nông dân Trấn Quốc Hải sửa chữa và chế tạo xe bọc thép thành công tại Campuchia được biệt đãi như chế độ của đại tướng quân thật sự. Ở VN gọi cha con ông là “Đại tướng quân hai lúa”. Chính phủ Campuchia đã tặng cho gia đình ông một biệt thự, một xe hơi trong những ngày lưu lại nước bạn. Không chỉ vậy, ông sẽ được tặng luôn với vườn xoài rộng 18 ha nếu chấp nhận sang Campuchia làm khoa học. (Tôi tường thuật chuyện này trong đoạn sau).
Chính vì thế trong mấy tuần vừa qua, ngoài dư luận ồn ào vì chuyện ngài cựu Tổng Thanh Tra Chính Phủ Trần Văn Truyền có hàng loạt cơ ngơi đồ sộ đang bị điều tra (chuyện này bỗng trở thành kiểu “chuyện dài nhân dân tự vận” sẽ còn nhiều pha hồi hộp gay cấn trong trong những ngày tháng sắp tới), một vấn đề đang rộ lên trên các báo tuần qua là xuất khẩu giáo sư, tiến sĩ.
Xin bạn nhớ cho, Việt Nam chúng tôi có khoảng 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ, nhiều nhất Đông Nam Á đấy nhá. Dư thừa giáo sư, tiến sĩ nhiều, cho nên tìm cách xuất khẩu cho đỡ phí.
Đó là một ý kiến chính đáng nhưng có phần mỉa mai. Bởi có nhiều vị tiến sĩ đang thất nghiệp hoặc làm tạm việc gì đó không phải của tiến sĩ. Vả lại ngoài một số vị tiến sĩ có bằng cấp thật lại có hàng loạt các vị tiến sĩ giả được gọi là tiến sĩ giấy. Kể cả một anh thợ mộc cũng có thể được “biến hóa” thành tiến sĩ, tôi đã từng đưa tin Phó giáo sư Tiến sĩ Đàm Khải Hoàn dạy tại trường Đại học Thái Nguyên nhận “giúp đỡ” một người buôn gỗ lấy bằng tiến sĩ Y khoa với giá 200 triệu đồng. Vì thế ở VN lại có thêm từ “tiến sĩ gỗ”.
Dân gian chua chát lưu hành câu “thứ không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền”. Cũng có nhiều anh mua cái bằng chỉ để treo trong nhà cho nó “oách” hoặc làm mồi nhử một cô gái ngây thơ thích bằng cấp và thích có tí “danh gì với núi sông”… Tất nhiên có khá nhiều ông “làm việc nước” muốn thăng tiến cùng với “thăng tiền” mua cái bằng tiến sĩ hay thạc sĩ gì đó nộp vào hồ sơ. Mất 200 triệu chứ mất 2 tỉ hay hơn thế cũng còn lời chán. Nếu có bị đánh tham nhũng thì “hy sinh đời bố củng cố đời con” cũng vẫn còn lời – Tuy nhiên xin mở ngoặc là chuyện này khó xảy ra, xác suất là 1/1.000.000 như kiểu trúng số độc đắc vậy –. Nói sơ sơ thế để các bạn hiểu rằng ở VN chúng tôi dân trí cao lắm (xin đừng nhầm là “cáo lắm” đấy). Cho nên không xuất khẩu thì để trang trí làm cảnh à? Nếu thực sự chỉ dùng để trang trí thì quả thực đất nước VN có thể xếp vào loại xa xỉ nhất thế giới khi sử dụng một nguồn lực khổng lồ như vậy chỉ để mà chơi và trang hoàng cho đẹp mắt.
Các vị tiến sĩ thật đang làm gì?
Mất hàng tỉ tỉ đồng đào tạo ra các nhà tiến sĩ vậy VN có bao nhiêu vị có công trình nghiên cứu có giá trị?
Trung bình hàng năm Việt Nam có số lượng ấn phẩm khoa học được duyệt và đăng trên các tạp chí khoa học Quốc tế chỉ bằng 1/5 của Thái Lan và 1/10 của Singapore. Riêng trên tạp chí Nature, thì trong mười năm qua Việt Nam chỉ có 5 ấn phẩm khoa học trong nước được đăng trên tạp chí hàng đầu thế giới này. Đồng ý rằng, dân ta có nhiều người học TS chỉ để cho oai, vậy con số khoảng 9.000 GS, PGS với phân nửa số lượng TS đang là giảng viên đại học hay “nghiên cứu viên” tại VN đang làm gì và được dùng vào việc gì?
Theo ông Trần Đăng Tuấn trên VN Net: Ngân sách hàng năm dành cho nghiên cứu khoa học vốn đã rất khiêm tốn (chỉ chiếm 0,5% GDP) nhưng luôn bị cắt xén và thất thoát tại mỗi cấp. Nếu muốn được duyệt một đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước thì chi phí lobby đôi lúc lên đến vài chục phần trăm ngân sách đề tài. Công sức bỏ ra để hợp thức hóa số tiền bị cắt xén này hầu như chiếm gần hết thời gian của đơn vị nghiên cứu, khiến cho các sản phẩm đầu ra đều không đáng tin cậy hoặc ở dạng nửa vời.
Thật đáng buồn khi nhiều nhà nghiên cứu bỗng nhiên trở thành những nhà "chạy dự án" chuyên nghiệp. Việc xem các đề tại Nhà nước như là một chiếc bánh cho nhiều cá nhân và đơn vị để cải thiện thu nhập khiến cho đất nước ta luôn vắng bóng những công trình tầm cỡ. Sự thiếu hụt các cơ chế giám sát, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong nghiên cứu khoa học được xem như nguyên nhân chính khiến cho phần lớn các kết quả đề tài không có tính ứng dụng trong thực tiễn nhưng vẫn được phê duyệt và nằm yên, bám bụi trên các giá sách vốn đã rất bụi tại các cơ quan nhà nước. Dù có thế nào thì cũng không ai phải chịu trách nhiệm.
Những người làm khoa học không chuyên thì sao? Sự cứng nhắc, rập khuôn và giáo điều của các cơ quan chức năng cộng với tính sính ngoại và tự coi thường khả năng, trí tuệ của chính người nhà mình đã khiến cho bao nhiêu nông dân và kể cả doanh nhân phải ngửa mặt kêu Trời.
Thời Hoàng Đế Lê Thánh Tông, nước Đại Việt của chúng ta có thể được xem là hùng cường bậc nhất trong lịch sử Phong kiến. Có lẽ ý thức được nguyên tắc "hiền tài là nguyên khí Quốc gia" nên nhà Vua đã tạo dựng được một triều đại huy hoàng đến vậy. Tuy đời sau ít nhiều thấm nhuần tư tưởng này nhưng chưa ai làm được những gì mà "Vị Hoàng Đế mở cõi" này đã làm. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng theo tôi cũng giống như ngày nay, cái quan trọng nhất không phải chúng ta không muốn sử dụng nhân tài mà là chúng ta không có khả năng sử dụng họ.
Bố ai dám nhập mấy ông này!
Người dân đã quá chán với những vị tiến sĩ “dỏm”. Nhiều câu chuyện dân gian kể trên các trang báo. Có những vị tiến sĩ cả đời chẳng đọc một cuốn sách, chẳng nghiên cứu gì, ngoại ngữ thì viết mấy chữ cám ơn, lời chào bằng tiếng Anh còn sai be bét, đi nước ngoài hỏi đường bằng cách ra hiệu, tay chân cứ “múa loạn xạ cả lên, như lên đồng". Khi chúng tôi ngồi tán chuyện, nói về nhân vật "Tào Tháo" trong "Tam quốc", thì có vị "tiến sỹ" nghe lỏm cũng gật gù: cái nền văn học Pháp hay thật. Cha mẹ ơi!, sao mà cười "ra nước mắt". Bố ai dám nhập mấy ông này!
Các bác sỹ của ta đi làm chuyên gia cũng nhiều, rồi đến y tá, nông dân cũng đi xuất khẩu được để hướng dẫn trồng cây...v.v. Nông dân sáng chế ra máy bóc lạc, máy đào đất... Còn mấy “ổng tiến sỹ” đó, nghe đâu thường làm ở các cơ quan, đoàn thể thì phải!.
Bây giờ lại nghĩ đến xưa, thật xót cho cụ Trần Tế Xương sống ở cái thời “sự học chán lắm rồi”, cho nên lận đận về con đường “khoa cử”. Bây giờ thì cụ đã đỗ “tiến sỹ” từ lâu, chẳng phải vất vả thế!. Cụ có biết không?, bây giờ họ "phù phép" biến người buôn gỗ thành tiến sỹ y khoa đấy! Đến "Tôn hành giả" cũng phải bó tay.
Nông dân còn xuất khẩu được, tiến sĩ chẳng lẽ không?
Nhưng vấn đề là ở chỗ, ai nhập giáo sư, tiến sĩ Việt Nam? Mỹ ư! Xin thưa, có. Nhưng muốn Mỹ nhập khẩu thì giáo sư phải cỡ như Ngô Bảo Châu và Đàm Thanh Sơn, Lê Tự Quốc Thắng. Mà giáo sư cỡ này thì Việt Nam đếm đầu ngón tay. Nói đúng hơn, không phải các giáo sư này do Việt Nam đào tạo, mà chính họ đào tạo rồi giữ lại dùng. Chúng ta cứ tự nói với thiên hạ rằng, Việt Nam xuất khẩu các giáo sư đó cho nó oai thôi.
Người giỏi thì tất sẽ có nhiều lời mời, nhiều kế hoạch, dự định, làm không hết việc. Việt Nam có nhiều doanh nghiệp, đơn vị cần người giỏi, trọng người tài, thậm chí có những doanh nghiệp phải bỏ nhiều tiền để thuê chuyên gia nước ngoài. Nếu có người Việt Nam tài giỏi thật, việc gì họ không mời. Đã giỏi thì không thể thất nghiệp. Tất nhiên, vẫn có những trường hợp tài thật nhưng không may mắn.
Cho nên, cứ nói xuất khẩu giáo sư, tiến sĩ cho vui. Người có thực lực đã tự tìm cho mình con đường mà chẳng cần ai phải kêu gọi, chẳng cần tham gia phong trào “xuất khẩu”. Còn người bất tài, trong nước còn không ai muốn nhận - trừ những cơ quan với những công việc không cần chất xám - thì có xuất cũng không ai dám thuê, hoặc nhỡ có ai đó lỡ thuê thì chính họ cũng không dám đi. Ở trong nước còn nói xạo được, ra nước ngoài lộ ngay.
Đấy là chuyện xuất khẩu tiến sĩ của VN hiện nay. Nhưng không “xuất” tiến sĩ được mà có ông nông dân lại được nước bạn long trọng mời sang làm với những ưu đãi hết sức đặc biệt. Đó là một trường hợp rất đặc biệt của cha con ông “hai lúa”.
Những điều đặc biệt về cha con ông nông dân Trần Quốc Hải
Mọi người VN đều hãnh diện vui mừng trước cái tin “nhà khoa học nông dân” dậy sóng trên khắp các cơ quan truyền thông từ trong nước đến nước ngoài. Chắc chắn nhiều bạn đọc đã biết tin này. Ở đây tôi nêu lên vài điều đặc biệt về hai cha con ông hai lúa này.
Ông Trần Quốc Hải ở tại xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Lý do ông sang Campuchia là nhà ông ở gần biên giới nên nhiều lần ông qua Campuchia để chuyển giao công nghệ cơ giới hóa cây mỳ tại đơn vị quân đội – Lữ đoàn 70 của Campuchia.
Phía lữ đoàn nghe rất thích nhưng không tin rằng một người chuyên làm máy nông nghiệp lại có thể sửa chữa được khí tài quân sự vốn phức tạp hơn rất nhiều. Bởi trước đây cũng có nhiều chuyên gia từ Nga, Ukraina và Việt Nam sang sửa chữa rồi.
Ông Hải kể lại khởi đầu của hành trình trở thành nhà khoa học quân sự của nhà nước Campuhchia. Ông nói:
“Vấn đề Nga hay Ukaraina tui không quan tâm. Nhưng, họ phàn nàn chuyên viên Việt Nam sửa xong vừa quay lưng đi là xe lại hỏng là tui rất tự ái”.
Đó là lòng tự ái dân tộc.
Sau khi xem qua một số bộ phận của xe ông Hải khẳng định chắc như đinh đóng cột là mình sửa được. Thể hiện rõ quyết tâm trước sự ngờ vực về năng lực và khả năng thành công của "phi vụ" này từ phía bạn, ông Hải bỏ hẳn tiền túi 25.000USD để sửa chữa. Với ông đây còn hơn cả canh bạc. Thua bạc thì chỉ mất tiền thôi, còn ở đây là lòng tự ái dân tộc bị tổn thương”.
Thành công khiến toàn thể sĩ quan cao cấp sững sờ
Ông Hải cũng đề nghị muốn sử dụng tốt ở Campuchia thì phải có nhiều cải tiến như sử dụng động cơ diesel, thay đổi một số tính năng của xe. Được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng Campuchia, hai cha con ông Hải bắt tay vào sửa chữa.
Kết quả ngoài cả mong đợi của lữ đoàn 70, sau 15 ngày làm việc cật lực, ông Hải làm chiếc xe chạy ro ro chẳng khác gì hàng mới. Chiếc xe bọc thép BRDM – 2 (do Liên xô cũ sản xuất) chỉ tiêu tốn 25 lít dầu/100km thay vì 45 lít như trước đây. Xe tác xạ nhanh hơn, cơ động hơn, hỏa lực mạnh hơn, súng có thể bắn ở cự ly hơn 7m so với cự ly trên 150m trước đây, tháp pháo tự động.
Hết sức ngạc nhiên trước kỳ tích này của cha con ông Hải, lữ đoàn 70 đề nghị ông Hải tiếp tục sửa chữa toàn bộ xe bọc thép BRMD – 2 và BTR60PB. Sau khi nâng cấp, sửa chữa được 11 chiếc, phía Campuchia lại thách thức ông Hải chế tạo hẳn chiếc bọc thép mới phù hợp với đặc thù nước này.
Sau 4 tháng làm việc cùng một số cộng sự, chiếc xe bọc thép “made by ông Hải” ra đời với chi phí hơn 200.000 USD.
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2014/12/05-Dec-2014/05.jpg (http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2014/12/05-Dec-2014/05.jpg)
Xe bọc thép “Made by ông Hải” dẫn đầu đoàn xe bọc thép
trong lễ kỷ niệm 25 năm thành lập lữ đoàn 70 của Campuchia.
Ông Trần Quốc Hải được phong tặng bằng khen và công nhận là nhà khoa học quân sự. Con trai Trần Quốc Thanh được gọi là kỹ sư quân sự. Trong lễ kỷ niệm của lữ đoàn 70, hai cha con ông kỹ sư “hai lúa” được Quốc vương Campuchia tặng Huân chương Đại tướng quân. Như trên tôi đã kể chính phủ Campuchia còn tặng cho gia đình ông một biệt thự, một xe hơi trong những ngày lưu lại nước bạn. Không chỉ vậy, ông sẽ được tặng luôn với vườn xoài rộng 18 ha nếu chấp nhận sang Campuchia làm khoa học. Mọi việc ăn uống, sinh hoạt của gia đình đều có người phục vụ, đúng theo ''tiêu chuẩn cấp tướng” và cho phép ông nhập quốc tịch Campuchia bất cứ lúc nào.
“Kỹ sư hai lúa” còn chế tạo cả máy bay trực thăng
Ông Hải tâm sự với phóng viên Quốc Anh: Vùng quê Tây Ninh vốn rất nhiều mỳ. Ông muốn năng suất canh tác tăng lên mà bà con đỡ khổ, trong vòng 5 năm ông đã hoàn thành quy trình cho cây mỳ, từ máy trồng mỳ, làm cỏ, phun thuốc, nhổ mỳ… Ông so sánh:
“Việc sáng chế ra quy trình trồng mỳ còn khó hơn cả xe bọc thép. Đơn cử, tôi làm xe bọc thép mất 4 tháng trong khi đó quy trình cho cây mỳ hết 5 năm”.
Bên cạnh đó, rất nhiều máy móc khác như máy hút lá cao su, máy phun thuốc cao su,… được ứng dụng trong nước mà còn đi cả nước ngoài. Ông Hải cho biết:
“Tới đây phía Campuchia yêu cầu ông làm 2 chiếc xe nữa là xe bọc thép 6 bánh lội nước và xe 8 bánh có thể gắn hỏa tiễn bắn xa 45km. Người ta tin tưởng và yêu cầu thì mình mới có cơ hội cống hiến”.
Thật ra không phải bây giờ dư luận mới xôn xao về những sáng tạo của cha con ông Hải. Cách đây hơn 10 năm ông đã sáng chế ra chiếc trực thăng nặng 900kg. Sau đó, một bảo tàng của Mỹ đã mua chiếc trực thăng về trưng bày. Trong suốt những năm qua, ông vẫn miệt mài sáng tạo phục vụ cho việc cơ giới hóa ngành nông nghiệp đất nước.
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2014/12/05-Dec-2014/06.jpg (http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2014/12/05-Dec-2014/06.jpg)
Chiếc máy bay của ông Hải khi được thử nghiệm.
Chiếc máy bay đầu tay có lẽ chưa phải là sự thỏa mãn như ý, hai năm sau, ông bắt tay ngay vào công việc của chính mình. Chỉ 6 tháng, chiếc máy bay trực thăng thứ hai đã được ông chế tạo hoàn chỉnh, chỉ nặng 680kg, dài 11m, rộng 2,3m, cao 3,5m, động cơ mới có mức tiêu hao nhiên liệu 60 lít/8 giờ, vận tốc đạt 150km/giờ. Giá thành của chiếc máy bay trực thăng này chỉ bằng một chiếc xe hơi du lịch lắp ráp. Ông Trần Quốc Hải cho biết: Ông còn tiếp tục chế tạo thêm chiếc máy bay trực thăng thứ ba của mình và đang chờ thời điểm tốt nhất để cất cánh.
"Điều tôi quan tâm nhất lúc này là sẽ ứng dụng thành công nhiều chiếc máy bay mới vào trong lĩnh vực nông nghiệp. Tôi hy vọng, đây sẽ là công trình tốt nhất để cho các bạn sinh viên có tâm huyết cao trong vấn đề nghiên cứu ứng dụng học tập".
Để kết luận cho bài này, mời bạn đọc một đoạn trong thư của một độc giả gửi ông “hai lúa” để hiểu rõ hơn tâm trạng của người dân Việt.
Thư của Blogger Dân trí gửi “tướng quân” Trần Quốc Hải!
“Ông Trần Quốc Hải kính mến!
Trước hết, tôi xin lỗi ông về sự đường đột này. Nói đường đột bởi tôi với ông ở hai đầu đất nước, vốn lại chẳng quen biết nên viết thư cho nhau là sự đường đột vậy.
Nhưng tôi quyết định viết bức thư này trước hết là để chúc mừng ông, một con người tài trí và đam mê công việc, song không được trọng dụng giờ đây đã tìm được miếng đất dụng võ cho mình. (bởi ở VN ông không được trọng dụng)
Mà kẻ sỹ xưa nay đều vậy cả. Hay thì ở, dở thì đi, nơi nào tin dùng thì đến. Cuộc đời vốn ngắn ngủi, chả ai lại cam tâm dài cổ đợi dù ông cũng đã “dài cổ” nhiều năm.
Nhưng suy cho cùng, ông không được trọng dụng là có cái lý của nó, là “phải đạo” thôi ông Hải ạ.
Phải vì ông chỉ là “anh hai lúa”, không bằng cấp chuyên môn, tức là xin lỗi ông, nói theo ngôn ngữ dân gian là “vô học”.
Mà một nông dân “vô học” lại đòi chế tạo máy bay thì khác gì “cái gai” trong mắt các nhà khoa học mũ cao, áo dài, các giáo sư tiến sĩ bằng cao, chức lớn?
Nó càng “cay đắng” hơn, ông làm “ngượng mặt” gần một vạn “nhà khoa học” với đủ mọi phẩm cấp nhưng hàng năm trời không có nổi một vài bài báo in trên các tạp chí khoa học lớn của thế giới?
Khi mà biết bao nhiêu những “đề tài khoa học” cấp Nhà nước với chi phí hàng tỉ đồng ngân sách làm xong chỉ có một việc duy nhất là… nhét vào ngăn kéo. Không, có lẽ số đó đến thời điểm này không còn là “ngăn kéo” mà có thể hàng kho.
Càng xót ruột hơn, khi những tờ giấy đang trắng bị đem “bôi mực” đó lại không thể bán cho đồng nát vì nó “mang danh” là công trình khoa học!
Ông không được trọng dụng cũng phải thôi vì ví dụ nếu ông làm ra cái máy đó chỉ mất 100 triệu đồng (giả sử thế) mà các nhà khoa học kỹ thuật dùng ngân sách nhà nước lại làm ra cỗ máy tương tự hết có… 1 tỉ đồng thì hỏi 900 triệu đồng kia nó đi đâu? Làm thế, khác gì ông làm lộ cái “bí mật” mang tên “xà xẻo” bởi ở ta, đã từng có không ít những dự án coi nguồn ngân sách cấp cho nghiên cứu là “chùm khế ngọt” luôn bị “trèo hai mỗi ngày”…
Có thể còn nhiều, rất nhiều lý do nữa nhưng không thể không kể đến một lý do, việc công nhận ông, tức là xếp ông, một lão hai lúa “vô học” được “cùng chiếu” với các vị mũ cao áo dài là sự xúc phạm không thể tha thứ ở ta hiện nay, khi bằng cấp là vật trang trí, thậm chí ngụy trang để làm điều khuất tất.
Dẫu biết rằng trong lịch sử khoa học kỹ thuật thế giới, Nhà sáng chế lừng danh Edison cũng là người… “vô học”. Nhưng đó là chuyện bên Mỹ, không phải chuyện ở Việt Nam… Một lần nữa, cầu mong cho ông tiếp tục thành công trên con đường khoa học kỹ thuật vốn chông gai này. Còn nếu như không được “phục vụ dân mình, đất nước mình” thì ông cũng có niềm an ủi là cống hiến cho nhân loại bởi khoa học không có biên giới, phải không ông?
Trân trọng!
Bùi Hoàng Tám”
Sự thật ở VN xuất cảng tiến sĩ thì vắng nhưng con gái nhà quê xuất cảng là nhiều nhất. Thí dụ như xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng ngày nay nhiều người dân vẫn gọi đây là "mảnh đất xuất khẩu cô dâu" bởi một xã vỏn vẹn 12 ngàn dân nhưng có tới 900 cô gái đi lấy chồng nước ngoài. Làn sóng xuất khẩu ồ ạt này dẫn đến hệ lụy trai làng rơi vào cảnh ế ẩm, kéo đến Ủy ban Nhân dân “bắt đền”. Nhìn cảnh các cô gái quê đứng cho đàn ông nước ngoài chọn vợ diễn ra liên tục thật đáng xấu hổ. Trong một kỳ khác tôi sẽ bàn đến vấn đề này.
Văn Quang
Sài Gòn ngày 05- tháng 12- 2014
Xuất khẩu tiền sĩ Việt đi đâu ?
Văn Quang - Viết từ Sài Gòn
Chuyện hai cha con ông nông dân Trấn Quốc Hải sửa chữa và chế tạo xe bọc thép thành công tại Campuchia được biệt đãi như chế độ của đại tướng quân thật sự. Ở VN gọi cha con ông là “Đại tướng quân hai lúa”. Chính phủ Campuchia đã tặng cho gia đình ông một biệt thự, một xe hơi trong những ngày lưu lại nước bạn. Không chỉ vậy, ông sẽ được tặng luôn với vườn xoài rộng 18 ha nếu chấp nhận sang Campuchia làm khoa học. (Tôi tường thuật chuyện này trong đoạn sau).
Chính vì thế trong mấy tuần vừa qua, ngoài dư luận ồn ào vì chuyện ngài cựu Tổng Thanh Tra Chính Phủ Trần Văn Truyền có hàng loạt cơ ngơi đồ sộ đang bị điều tra (chuyện này bỗng trở thành kiểu “chuyện dài nhân dân tự vận” sẽ còn nhiều pha hồi hộp gay cấn trong trong những ngày tháng sắp tới), một vấn đề đang rộ lên trên các báo tuần qua là xuất khẩu giáo sư, tiến sĩ.
Xin bạn nhớ cho, Việt Nam chúng tôi có khoảng 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ, nhiều nhất Đông Nam Á đấy nhá. Dư thừa giáo sư, tiến sĩ nhiều, cho nên tìm cách xuất khẩu cho đỡ phí.
Đó là một ý kiến chính đáng nhưng có phần mỉa mai. Bởi có nhiều vị tiến sĩ đang thất nghiệp hoặc làm tạm việc gì đó không phải của tiến sĩ. Vả lại ngoài một số vị tiến sĩ có bằng cấp thật lại có hàng loạt các vị tiến sĩ giả được gọi là tiến sĩ giấy. Kể cả một anh thợ mộc cũng có thể được “biến hóa” thành tiến sĩ, tôi đã từng đưa tin Phó giáo sư Tiến sĩ Đàm Khải Hoàn dạy tại trường Đại học Thái Nguyên nhận “giúp đỡ” một người buôn gỗ lấy bằng tiến sĩ Y khoa với giá 200 triệu đồng. Vì thế ở VN lại có thêm từ “tiến sĩ gỗ”.
Dân gian chua chát lưu hành câu “thứ không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền”. Cũng có nhiều anh mua cái bằng chỉ để treo trong nhà cho nó “oách” hoặc làm mồi nhử một cô gái ngây thơ thích bằng cấp và thích có tí “danh gì với núi sông”… Tất nhiên có khá nhiều ông “làm việc nước” muốn thăng tiến cùng với “thăng tiền” mua cái bằng tiến sĩ hay thạc sĩ gì đó nộp vào hồ sơ. Mất 200 triệu chứ mất 2 tỉ hay hơn thế cũng còn lời chán. Nếu có bị đánh tham nhũng thì “hy sinh đời bố củng cố đời con” cũng vẫn còn lời – Tuy nhiên xin mở ngoặc là chuyện này khó xảy ra, xác suất là 1/1.000.000 như kiểu trúng số độc đắc vậy –. Nói sơ sơ thế để các bạn hiểu rằng ở VN chúng tôi dân trí cao lắm (xin đừng nhầm là “cáo lắm” đấy). Cho nên không xuất khẩu thì để trang trí làm cảnh à? Nếu thực sự chỉ dùng để trang trí thì quả thực đất nước VN có thể xếp vào loại xa xỉ nhất thế giới khi sử dụng một nguồn lực khổng lồ như vậy chỉ để mà chơi và trang hoàng cho đẹp mắt.
Các vị tiến sĩ thật đang làm gì?
Mất hàng tỉ tỉ đồng đào tạo ra các nhà tiến sĩ vậy VN có bao nhiêu vị có công trình nghiên cứu có giá trị?
Trung bình hàng năm Việt Nam có số lượng ấn phẩm khoa học được duyệt và đăng trên các tạp chí khoa học Quốc tế chỉ bằng 1/5 của Thái Lan và 1/10 của Singapore. Riêng trên tạp chí Nature, thì trong mười năm qua Việt Nam chỉ có 5 ấn phẩm khoa học trong nước được đăng trên tạp chí hàng đầu thế giới này. Đồng ý rằng, dân ta có nhiều người học TS chỉ để cho oai, vậy con số khoảng 9.000 GS, PGS với phân nửa số lượng TS đang là giảng viên đại học hay “nghiên cứu viên” tại VN đang làm gì và được dùng vào việc gì?
Theo ông Trần Đăng Tuấn trên VN Net: Ngân sách hàng năm dành cho nghiên cứu khoa học vốn đã rất khiêm tốn (chỉ chiếm 0,5% GDP) nhưng luôn bị cắt xén và thất thoát tại mỗi cấp. Nếu muốn được duyệt một đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước thì chi phí lobby đôi lúc lên đến vài chục phần trăm ngân sách đề tài. Công sức bỏ ra để hợp thức hóa số tiền bị cắt xén này hầu như chiếm gần hết thời gian của đơn vị nghiên cứu, khiến cho các sản phẩm đầu ra đều không đáng tin cậy hoặc ở dạng nửa vời.
Thật đáng buồn khi nhiều nhà nghiên cứu bỗng nhiên trở thành những nhà "chạy dự án" chuyên nghiệp. Việc xem các đề tại Nhà nước như là một chiếc bánh cho nhiều cá nhân và đơn vị để cải thiện thu nhập khiến cho đất nước ta luôn vắng bóng những công trình tầm cỡ. Sự thiếu hụt các cơ chế giám sát, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong nghiên cứu khoa học được xem như nguyên nhân chính khiến cho phần lớn các kết quả đề tài không có tính ứng dụng trong thực tiễn nhưng vẫn được phê duyệt và nằm yên, bám bụi trên các giá sách vốn đã rất bụi tại các cơ quan nhà nước. Dù có thế nào thì cũng không ai phải chịu trách nhiệm.
Những người làm khoa học không chuyên thì sao? Sự cứng nhắc, rập khuôn và giáo điều của các cơ quan chức năng cộng với tính sính ngoại và tự coi thường khả năng, trí tuệ của chính người nhà mình đã khiến cho bao nhiêu nông dân và kể cả doanh nhân phải ngửa mặt kêu Trời.
Thời Hoàng Đế Lê Thánh Tông, nước Đại Việt của chúng ta có thể được xem là hùng cường bậc nhất trong lịch sử Phong kiến. Có lẽ ý thức được nguyên tắc "hiền tài là nguyên khí Quốc gia" nên nhà Vua đã tạo dựng được một triều đại huy hoàng đến vậy. Tuy đời sau ít nhiều thấm nhuần tư tưởng này nhưng chưa ai làm được những gì mà "Vị Hoàng Đế mở cõi" này đã làm. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng theo tôi cũng giống như ngày nay, cái quan trọng nhất không phải chúng ta không muốn sử dụng nhân tài mà là chúng ta không có khả năng sử dụng họ.
Bố ai dám nhập mấy ông này!
Người dân đã quá chán với những vị tiến sĩ “dỏm”. Nhiều câu chuyện dân gian kể trên các trang báo. Có những vị tiến sĩ cả đời chẳng đọc một cuốn sách, chẳng nghiên cứu gì, ngoại ngữ thì viết mấy chữ cám ơn, lời chào bằng tiếng Anh còn sai be bét, đi nước ngoài hỏi đường bằng cách ra hiệu, tay chân cứ “múa loạn xạ cả lên, như lên đồng". Khi chúng tôi ngồi tán chuyện, nói về nhân vật "Tào Tháo" trong "Tam quốc", thì có vị "tiến sỹ" nghe lỏm cũng gật gù: cái nền văn học Pháp hay thật. Cha mẹ ơi!, sao mà cười "ra nước mắt". Bố ai dám nhập mấy ông này!
Các bác sỹ của ta đi làm chuyên gia cũng nhiều, rồi đến y tá, nông dân cũng đi xuất khẩu được để hướng dẫn trồng cây...v.v. Nông dân sáng chế ra máy bóc lạc, máy đào đất... Còn mấy “ổng tiến sỹ” đó, nghe đâu thường làm ở các cơ quan, đoàn thể thì phải!.
Bây giờ lại nghĩ đến xưa, thật xót cho cụ Trần Tế Xương sống ở cái thời “sự học chán lắm rồi”, cho nên lận đận về con đường “khoa cử”. Bây giờ thì cụ đã đỗ “tiến sỹ” từ lâu, chẳng phải vất vả thế!. Cụ có biết không?, bây giờ họ "phù phép" biến người buôn gỗ thành tiến sỹ y khoa đấy! Đến "Tôn hành giả" cũng phải bó tay.
Nông dân còn xuất khẩu được, tiến sĩ chẳng lẽ không?
Nhưng vấn đề là ở chỗ, ai nhập giáo sư, tiến sĩ Việt Nam? Mỹ ư! Xin thưa, có. Nhưng muốn Mỹ nhập khẩu thì giáo sư phải cỡ như Ngô Bảo Châu và Đàm Thanh Sơn, Lê Tự Quốc Thắng. Mà giáo sư cỡ này thì Việt Nam đếm đầu ngón tay. Nói đúng hơn, không phải các giáo sư này do Việt Nam đào tạo, mà chính họ đào tạo rồi giữ lại dùng. Chúng ta cứ tự nói với thiên hạ rằng, Việt Nam xuất khẩu các giáo sư đó cho nó oai thôi.
Người giỏi thì tất sẽ có nhiều lời mời, nhiều kế hoạch, dự định, làm không hết việc. Việt Nam có nhiều doanh nghiệp, đơn vị cần người giỏi, trọng người tài, thậm chí có những doanh nghiệp phải bỏ nhiều tiền để thuê chuyên gia nước ngoài. Nếu có người Việt Nam tài giỏi thật, việc gì họ không mời. Đã giỏi thì không thể thất nghiệp. Tất nhiên, vẫn có những trường hợp tài thật nhưng không may mắn.
Cho nên, cứ nói xuất khẩu giáo sư, tiến sĩ cho vui. Người có thực lực đã tự tìm cho mình con đường mà chẳng cần ai phải kêu gọi, chẳng cần tham gia phong trào “xuất khẩu”. Còn người bất tài, trong nước còn không ai muốn nhận - trừ những cơ quan với những công việc không cần chất xám - thì có xuất cũng không ai dám thuê, hoặc nhỡ có ai đó lỡ thuê thì chính họ cũng không dám đi. Ở trong nước còn nói xạo được, ra nước ngoài lộ ngay.
Đấy là chuyện xuất khẩu tiến sĩ của VN hiện nay. Nhưng không “xuất” tiến sĩ được mà có ông nông dân lại được nước bạn long trọng mời sang làm với những ưu đãi hết sức đặc biệt. Đó là một trường hợp rất đặc biệt của cha con ông “hai lúa”.
Những điều đặc biệt về cha con ông nông dân Trần Quốc Hải
Mọi người VN đều hãnh diện vui mừng trước cái tin “nhà khoa học nông dân” dậy sóng trên khắp các cơ quan truyền thông từ trong nước đến nước ngoài. Chắc chắn nhiều bạn đọc đã biết tin này. Ở đây tôi nêu lên vài điều đặc biệt về hai cha con ông hai lúa này.
Ông Trần Quốc Hải ở tại xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Lý do ông sang Campuchia là nhà ông ở gần biên giới nên nhiều lần ông qua Campuchia để chuyển giao công nghệ cơ giới hóa cây mỳ tại đơn vị quân đội – Lữ đoàn 70 của Campuchia.
Phía lữ đoàn nghe rất thích nhưng không tin rằng một người chuyên làm máy nông nghiệp lại có thể sửa chữa được khí tài quân sự vốn phức tạp hơn rất nhiều. Bởi trước đây cũng có nhiều chuyên gia từ Nga, Ukraina và Việt Nam sang sửa chữa rồi.
Ông Hải kể lại khởi đầu của hành trình trở thành nhà khoa học quân sự của nhà nước Campuhchia. Ông nói:
“Vấn đề Nga hay Ukaraina tui không quan tâm. Nhưng, họ phàn nàn chuyên viên Việt Nam sửa xong vừa quay lưng đi là xe lại hỏng là tui rất tự ái”.
Đó là lòng tự ái dân tộc.
Sau khi xem qua một số bộ phận của xe ông Hải khẳng định chắc như đinh đóng cột là mình sửa được. Thể hiện rõ quyết tâm trước sự ngờ vực về năng lực và khả năng thành công của "phi vụ" này từ phía bạn, ông Hải bỏ hẳn tiền túi 25.000USD để sửa chữa. Với ông đây còn hơn cả canh bạc. Thua bạc thì chỉ mất tiền thôi, còn ở đây là lòng tự ái dân tộc bị tổn thương”.
Thành công khiến toàn thể sĩ quan cao cấp sững sờ
Ông Hải cũng đề nghị muốn sử dụng tốt ở Campuchia thì phải có nhiều cải tiến như sử dụng động cơ diesel, thay đổi một số tính năng của xe. Được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng Campuchia, hai cha con ông Hải bắt tay vào sửa chữa.
Kết quả ngoài cả mong đợi của lữ đoàn 70, sau 15 ngày làm việc cật lực, ông Hải làm chiếc xe chạy ro ro chẳng khác gì hàng mới. Chiếc xe bọc thép BRDM – 2 (do Liên xô cũ sản xuất) chỉ tiêu tốn 25 lít dầu/100km thay vì 45 lít như trước đây. Xe tác xạ nhanh hơn, cơ động hơn, hỏa lực mạnh hơn, súng có thể bắn ở cự ly hơn 7m so với cự ly trên 150m trước đây, tháp pháo tự động.
Hết sức ngạc nhiên trước kỳ tích này của cha con ông Hải, lữ đoàn 70 đề nghị ông Hải tiếp tục sửa chữa toàn bộ xe bọc thép BRMD – 2 và BTR60PB. Sau khi nâng cấp, sửa chữa được 11 chiếc, phía Campuchia lại thách thức ông Hải chế tạo hẳn chiếc bọc thép mới phù hợp với đặc thù nước này.
Sau 4 tháng làm việc cùng một số cộng sự, chiếc xe bọc thép “made by ông Hải” ra đời với chi phí hơn 200.000 USD.
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2014/12/05-Dec-2014/05.jpg (http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2014/12/05-Dec-2014/05.jpg)
Xe bọc thép “Made by ông Hải” dẫn đầu đoàn xe bọc thép
trong lễ kỷ niệm 25 năm thành lập lữ đoàn 70 của Campuchia.
Ông Trần Quốc Hải được phong tặng bằng khen và công nhận là nhà khoa học quân sự. Con trai Trần Quốc Thanh được gọi là kỹ sư quân sự. Trong lễ kỷ niệm của lữ đoàn 70, hai cha con ông kỹ sư “hai lúa” được Quốc vương Campuchia tặng Huân chương Đại tướng quân. Như trên tôi đã kể chính phủ Campuchia còn tặng cho gia đình ông một biệt thự, một xe hơi trong những ngày lưu lại nước bạn. Không chỉ vậy, ông sẽ được tặng luôn với vườn xoài rộng 18 ha nếu chấp nhận sang Campuchia làm khoa học. Mọi việc ăn uống, sinh hoạt của gia đình đều có người phục vụ, đúng theo ''tiêu chuẩn cấp tướng” và cho phép ông nhập quốc tịch Campuchia bất cứ lúc nào.
“Kỹ sư hai lúa” còn chế tạo cả máy bay trực thăng
Ông Hải tâm sự với phóng viên Quốc Anh: Vùng quê Tây Ninh vốn rất nhiều mỳ. Ông muốn năng suất canh tác tăng lên mà bà con đỡ khổ, trong vòng 5 năm ông đã hoàn thành quy trình cho cây mỳ, từ máy trồng mỳ, làm cỏ, phun thuốc, nhổ mỳ… Ông so sánh:
“Việc sáng chế ra quy trình trồng mỳ còn khó hơn cả xe bọc thép. Đơn cử, tôi làm xe bọc thép mất 4 tháng trong khi đó quy trình cho cây mỳ hết 5 năm”.
Bên cạnh đó, rất nhiều máy móc khác như máy hút lá cao su, máy phun thuốc cao su,… được ứng dụng trong nước mà còn đi cả nước ngoài. Ông Hải cho biết:
“Tới đây phía Campuchia yêu cầu ông làm 2 chiếc xe nữa là xe bọc thép 6 bánh lội nước và xe 8 bánh có thể gắn hỏa tiễn bắn xa 45km. Người ta tin tưởng và yêu cầu thì mình mới có cơ hội cống hiến”.
Thật ra không phải bây giờ dư luận mới xôn xao về những sáng tạo của cha con ông Hải. Cách đây hơn 10 năm ông đã sáng chế ra chiếc trực thăng nặng 900kg. Sau đó, một bảo tàng của Mỹ đã mua chiếc trực thăng về trưng bày. Trong suốt những năm qua, ông vẫn miệt mài sáng tạo phục vụ cho việc cơ giới hóa ngành nông nghiệp đất nước.
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2014/12/05-Dec-2014/06.jpg (http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2014/12/05-Dec-2014/06.jpg)
Chiếc máy bay của ông Hải khi được thử nghiệm.
Chiếc máy bay đầu tay có lẽ chưa phải là sự thỏa mãn như ý, hai năm sau, ông bắt tay ngay vào công việc của chính mình. Chỉ 6 tháng, chiếc máy bay trực thăng thứ hai đã được ông chế tạo hoàn chỉnh, chỉ nặng 680kg, dài 11m, rộng 2,3m, cao 3,5m, động cơ mới có mức tiêu hao nhiên liệu 60 lít/8 giờ, vận tốc đạt 150km/giờ. Giá thành của chiếc máy bay trực thăng này chỉ bằng một chiếc xe hơi du lịch lắp ráp. Ông Trần Quốc Hải cho biết: Ông còn tiếp tục chế tạo thêm chiếc máy bay trực thăng thứ ba của mình và đang chờ thời điểm tốt nhất để cất cánh.
"Điều tôi quan tâm nhất lúc này là sẽ ứng dụng thành công nhiều chiếc máy bay mới vào trong lĩnh vực nông nghiệp. Tôi hy vọng, đây sẽ là công trình tốt nhất để cho các bạn sinh viên có tâm huyết cao trong vấn đề nghiên cứu ứng dụng học tập".
Để kết luận cho bài này, mời bạn đọc một đoạn trong thư của một độc giả gửi ông “hai lúa” để hiểu rõ hơn tâm trạng của người dân Việt.
Thư của Blogger Dân trí gửi “tướng quân” Trần Quốc Hải!
“Ông Trần Quốc Hải kính mến!
Trước hết, tôi xin lỗi ông về sự đường đột này. Nói đường đột bởi tôi với ông ở hai đầu đất nước, vốn lại chẳng quen biết nên viết thư cho nhau là sự đường đột vậy.
Nhưng tôi quyết định viết bức thư này trước hết là để chúc mừng ông, một con người tài trí và đam mê công việc, song không được trọng dụng giờ đây đã tìm được miếng đất dụng võ cho mình. (bởi ở VN ông không được trọng dụng)
Mà kẻ sỹ xưa nay đều vậy cả. Hay thì ở, dở thì đi, nơi nào tin dùng thì đến. Cuộc đời vốn ngắn ngủi, chả ai lại cam tâm dài cổ đợi dù ông cũng đã “dài cổ” nhiều năm.
Nhưng suy cho cùng, ông không được trọng dụng là có cái lý của nó, là “phải đạo” thôi ông Hải ạ.
Phải vì ông chỉ là “anh hai lúa”, không bằng cấp chuyên môn, tức là xin lỗi ông, nói theo ngôn ngữ dân gian là “vô học”.
Mà một nông dân “vô học” lại đòi chế tạo máy bay thì khác gì “cái gai” trong mắt các nhà khoa học mũ cao, áo dài, các giáo sư tiến sĩ bằng cao, chức lớn?
Nó càng “cay đắng” hơn, ông làm “ngượng mặt” gần một vạn “nhà khoa học” với đủ mọi phẩm cấp nhưng hàng năm trời không có nổi một vài bài báo in trên các tạp chí khoa học lớn của thế giới?
Khi mà biết bao nhiêu những “đề tài khoa học” cấp Nhà nước với chi phí hàng tỉ đồng ngân sách làm xong chỉ có một việc duy nhất là… nhét vào ngăn kéo. Không, có lẽ số đó đến thời điểm này không còn là “ngăn kéo” mà có thể hàng kho.
Càng xót ruột hơn, khi những tờ giấy đang trắng bị đem “bôi mực” đó lại không thể bán cho đồng nát vì nó “mang danh” là công trình khoa học!
Ông không được trọng dụng cũng phải thôi vì ví dụ nếu ông làm ra cái máy đó chỉ mất 100 triệu đồng (giả sử thế) mà các nhà khoa học kỹ thuật dùng ngân sách nhà nước lại làm ra cỗ máy tương tự hết có… 1 tỉ đồng thì hỏi 900 triệu đồng kia nó đi đâu? Làm thế, khác gì ông làm lộ cái “bí mật” mang tên “xà xẻo” bởi ở ta, đã từng có không ít những dự án coi nguồn ngân sách cấp cho nghiên cứu là “chùm khế ngọt” luôn bị “trèo hai mỗi ngày”…
Có thể còn nhiều, rất nhiều lý do nữa nhưng không thể không kể đến một lý do, việc công nhận ông, tức là xếp ông, một lão hai lúa “vô học” được “cùng chiếu” với các vị mũ cao áo dài là sự xúc phạm không thể tha thứ ở ta hiện nay, khi bằng cấp là vật trang trí, thậm chí ngụy trang để làm điều khuất tất.
Dẫu biết rằng trong lịch sử khoa học kỹ thuật thế giới, Nhà sáng chế lừng danh Edison cũng là người… “vô học”. Nhưng đó là chuyện bên Mỹ, không phải chuyện ở Việt Nam… Một lần nữa, cầu mong cho ông tiếp tục thành công trên con đường khoa học kỹ thuật vốn chông gai này. Còn nếu như không được “phục vụ dân mình, đất nước mình” thì ông cũng có niềm an ủi là cống hiến cho nhân loại bởi khoa học không có biên giới, phải không ông?
Trân trọng!
Bùi Hoàng Tám”
Sự thật ở VN xuất cảng tiến sĩ thì vắng nhưng con gái nhà quê xuất cảng là nhiều nhất. Thí dụ như xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng ngày nay nhiều người dân vẫn gọi đây là "mảnh đất xuất khẩu cô dâu" bởi một xã vỏn vẹn 12 ngàn dân nhưng có tới 900 cô gái đi lấy chồng nước ngoài. Làn sóng xuất khẩu ồ ạt này dẫn đến hệ lụy trai làng rơi vào cảnh ế ẩm, kéo đến Ủy ban Nhân dân “bắt đền”. Nhìn cảnh các cô gái quê đứng cho đàn ông nước ngoài chọn vợ diễn ra liên tục thật đáng xấu hổ. Trong một kỳ khác tôi sẽ bàn đến vấn đề này.
Văn Quang
Sài Gòn ngày 05- tháng 12- 2014