khieman
12-08-2014, 05:28 PM
.
Số phận những người con
của Nam Phương hoàng hậu
Sinh ra đã được định phận sẽ làm vua, nhưng Bảo Long từng chán đời đến mức đăng lính lê dương để tìm cái chết trên chiến trường, và nhiều lần bán báu vật hoàng gia để sống.
http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-24/1395594129-thumbnail.jpg (http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-24/1395594129-thumbnail.jpg)
Nam Phương hoàng hậu
Bước vào năm 2014 là tròn đúng 100 năm Ngày sinh Nam Phương Hoàng hậu và cũng tròn 80 năm ngày bà được phong Hoàng hậu của vương triều phong kiến cuối cùng Việt Nam.
Trong lịch sử Việt Nam, Nam Phương là bà hoàng hậu đặc biệt không chỉ vì sau bà, vĩnh viễn không còn người phụ nữ nào được phong danh hiệu này nữa, mà còn vì trong suốt sự tồn tại của vương triều Nguyễn, bà là người phụ nữ duy nhất được phong hậu khi còn sống.
Dòng bài này có sử dụng tư liệu từ các nguồn: Hồi ký “Một nửa đời hư” (Vương Hồng Sển); Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn (Phạm Khắc Hòe); Hỏi chuyện đời bà “thứ phi” Mộng Điệp với Cựu hoàng Bảo Đại (Nguyễn Đắc Xuân); Chuyện nội cung cựu hoàng Bảo Đại (Nguyễn Đắc Xuân).
Khám phá xin gửi tới quý độc giả loạt bài về cuộc đời, thân thế.... của Nam Phương Hoàng hậu để phần nào giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về con người đặc biệt này.
Kỳ cuối: Số phận những người con của Nam Phương hoàng hậu
Nam Phương hoàng hậu sinh với vua Bảo Đại 5 người con: 2 hoàng tử là Bảo Long, Bảo Thắng, 3 công chúa là Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung. Sang Pháp định cư ngày từ những ngày thơ ấu nên cuộc đời họ hầu như đều diễn ra trên đất khách. Các hoàng tử, công chúa này hoặc có số phận đáng buồn, hoặc có cuộc sống hết sức bình thường.
Bảo Long – thái tử bất đắc chí
7 phát súng thần công đã được bắn khi Bảo Long chào đời vào năm 1936, cả hoàng tộc mừng rỡ đón người sẽ kế vị ngai vàng. 9 năm sau đó, vua cha thoái vị, chế độ phong kiến sụp đổ, nhưng với hy vọng khôi phục vương triều, Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu vẫn chú tâm đào tạo Bảo Long như một ông vua tương lai. Thế nhưng, cuộc đời của vị hoàng tử này lại là một chuỗi tháng năm bất đắc chí.
Khi sang Pháp sống, Bảo Long 11 tuổi. Thái tử được gửi vào trường College des Roches tại Maslacq, thành phố Paul – một trong những ngôi trường nổi tiếng nhất ở Pháp. Mang dòng máu hưởng thụ của cha, lại thêm gia đình có điều kiện, vị hoàng tử trẻ sớm thể hiện sở thích ăn chơi. Cậu học sinh này có thể đòi mẹ mua cho một chiếc xe hơi thể thao đời mới rất đắt tiền hiệu Jaguar XK 120 như đòi mua một cái áo. Có điều, chuyện đi lại sau đó của hoàng tử không được như ý khi cậu trở thành mục tiêu của một cuộc bắt cóc. Bảo Long thoát nạn do nhà chức trách ra tay kịp thời, nhưng sau đó hoàng tử 14 tuổi luôn phải ra đường với cả đoàn xe hộ tống của an ninh Pháp.
http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-23/1395593779-s.jpg (http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-23/1395593779-s.jpg)
Bức ảnh này được chụp vào năm 1949, khi đó bà 35 tuổi.
Tốt nghiệp trường Roches, thái tử được đưa vào chính ngôi trường đã dạy Bảo Đại “nghề làm vua”, trường Lycee Condoreet, nhưng chưa tốt nhiệp thì vào quân đội Pháp. Vào năm 1953, Bảo Đại phong cho con trai trưởng là Hoàng Thái tử để chuẩn bị cho tương lai, rồi cử con sang London dự lễ đăng quang của nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị.
18 tuổi, Bảo Long tuân lệnh cha, vào trường võ bị Saint Cyr ở Coetquidan (Pháp). Sau khi tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy, vì thích cưỡi ngựa, chàng thanh niên đăng ký học thêm ngành thiết kỵ của trường Saumur, và rồi xảy ra biến cố: ở quê nhà, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm lật đổ, phải lưu vong, và con trai cả của ông nghiễm nhiên cũng thành kẻ lưu vong, với thứ giấy tờ có giá trị duy nhất là hộ chiếu ngoại giao của công dân Liên hiệp Pháp. Lại thêm, vì trước đó đăng ký học quân sự ở Pháp với tư cách người của quân đội Việt (để không bị gửi ra mặt trận chiến đấu) nên giờ đây, Bảo Long không được công nhận là sỹ quan của quân đội Pháp.
Những chuyện này dập tắt hy vọng về sự nghiệp của hoàng thái tử. Bảo Long trở nên chán đời, u uất, thu hẹp giao tiếp, rồi . Khi tốt nghiệp, chàng trai nộp đơn tình nguyện vào binh đoàn lê dương của Pháp sang chiến trường Algerie, cho dù vì chuyện này mà bị người Việt và các thành viên hoàng tộc phê phán. Trong thời gian ở châu Phi, hoàng tử chỉ huy một đội trinh sát và xông pha với một thái độ không tiếc thân, nhờ thế mà được thưởng 2 huy chương, được phong Trung tá danh dự của Trung đoàn Ngự lâm quân và Đại tá danh dự của Vệ binh Hoàng gia. Cả đến khi bị thương nên được cho giải ngũ sau gần chục năm chinh chiến, Bảo Long vẫn tỏ ý muốn ở lại để ra trận, có chết cũng chẳng hối tiếc.
Từ giã binh nghiệp, Bảo Long làm việc cho một ngân hàng. Không chỉ bất đắc chí trong sự nghiệp, đường tình ái và hôn nhân của Bảo Long cũng tẻ nhạt, trái ngược với ông bố lừng lẫy tình trường. Thái tử cuối cùng của nhà Nguyễn lấy một quả phụ người Pháp có hai con riêng, làm nghề trang trí nội thất ở Paris. Họ không có đứa con chung nào.
Có lẽ vì tuyệt vọng nên càng về sau, Bảo Long càng ăn chơi, tiêu tán dần số tài sản lớn mà người mẹ giàu có để lại. Thậm chí ông còn nhiều lần bán đấu giá những báu vật hoàng gia được thừa kế từ hoàng hậu Nam Phương, trong đó có thẻ bài, vương miện, kim khánh, kiếm báu, các bức ảnh hiếm, các cổ vật… Và đến cuối đời thì món gì còn lại ông cũng đem bán hết để lấy tiền tiêu xài.
Cũng vì chuyện báu vật triều Nguyễn mà Bảo Long có mâu thuẫn với cha mình. Năm 1980, Bảo Đại xuất bản cuốn hồi ký “Con rồng An Nam”, hỏi mượn Bảo Long quốc ấn để đóng vào bìa sách (món này vốn do hoàng hậu Nam Phương cất giữ, khi hoàng hậu qua đời thì thái tử được thừa kế). Bảo Long kiên quyết không đồng ý. Từ hồi cựu hoàng lấy bà đầm Baudot, quan hệ giữa ông và con cái đã xấu đi vì các hoàng tử, công chúa sợ những vật báu gia truyền về tay người nước ngoài. Đến chuyện Bảo Đại mượn quốc ấn không được này, cha và con trai coi như chấm dứt quan hệ, Bảo Long từ đó rất hiếm khi gọi điện thăm hỏi cha.
http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-23/1395593791-s1.jpg (http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-23/1395593791-s1.jpg)
Nam Phương Hoàng hậu đưa các con đi chơi công viên.
Bảo Long qua đời lặng lẽ ở Pháp năm 2007, ở tuổi 71, sau cái chết của cha mình chẵn 10 năm.
Những người con khác của Nam Phương
Sau cái chết của Bảo Long, hoàng tử Bảo Thắng, con út của hoàng hậu Nam Phương, trở thành người thừa kế danh vị vốn đã không còn giá trị thực tế và những vật còn lại của hoàng tộc. Vị hoàng tử có vóc dáng mập mạp này sinh năm 1943, sang Pháp khi mới hơn 3 tuổi, từng học trường Couvent des Oiseaux ở Pháp (ngôi trường mà hoàng hậu Nam Phương từng học thời con gái).
Hoàng tử Bảo Thắng sống ở Paris, thích vẽ tranh, chơi nhạc và không lập gia đình. Vậy là, cũng như ông anh cả Bảo Long, hoàng tử út không con cái. Vậy là cả hai người con trai chính thức của Bảo Đại đều không sinh được kẻ nối dõi. Bảo Đại, hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, suýt nữa đã tuyệt tự, bởi hai hoàng nam mà “thứ phi” Mộng Điệp sinh ra cho ông đều chết sớm. May còn người con trai do “thứ phi” Phi Ánh sinh ra vào năm 1951 là Bảo Ân (hiện sống ở Mỹ) lại có con trai và cháu đích tôn.
Trong ba con gái của hoàng hậu Nam Phương, công chúa cả Phương Mai sinh năm 1937 là người liên tục gặp bất hạnh trong hôn nhân, lấy mấy đời chồng vẫn không hạnh phúc. Phương Mai từng cưới một người Pháp gốc Do Thái và sinh được một con trai là Benjamin Phương. Người chồng này sớm bỏ rơi bà, mà nguyên nhân được cho là ông ta thất vọng khi nhận ra vợ mình tuy con vua cháu chúa nhưng chẳng có của nả gì cho ông ta đào mỏ, ngay cả ông bố vợ hoàng đế cũng thường xuyên trong tình trạng không xu dính túi.
http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-23/1395593985-s2.jpg (http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-23/1395593985-s2.jpg)
Nam Phương hoàng hậu có tên đầy đủ làNguyễn Hữu Thị Lan.
Bà được biết đến làmột trong những bà hoàng có nhan sắc khuynh thành
và học thức cao.
Theo tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì công chúa Phương Mai từng kết hôn với một phi công, sau đó anh ta để lại một giọt máu rơi cho bà nuôi. Người chồng tiếp theo có gốc gác hoàng tộc Italy, cũng chết sớm và để lại cho bà mấy đứa con.
Tốt số nhất là công chúa Phương Liên, sinh năm 1938. Bà cưới một người đàn ông Pháp làm trong ngành ngân hàng tên là Bernard Soulain, hai vợ chồng làm việc ở Hong Kong. Do xa xôi, công chúa ít có dịp về Pháp thăm cha mẹ, nhưng vì thu nhập khá nên thỉnh thoảng Phương Liên có gửi ít tiền cho Bảo Đại tiêu xài.
Còn công chúa út Phương Dung, sinh năm 1942, sinh sống khá chật vật với đồng lương của một cô giữ trẻ ở Paris. Chuyện chồng con của nàng công chúa kém may mắn này đến nay vẫn là điều bí ẩn.
http://www.baomoi.com/So-phan-nhung-nguoi-con-cua-Nam-Phuong-hoang-hau/119/13383098.epi
Số phận những người con
của Nam Phương hoàng hậu
Sinh ra đã được định phận sẽ làm vua, nhưng Bảo Long từng chán đời đến mức đăng lính lê dương để tìm cái chết trên chiến trường, và nhiều lần bán báu vật hoàng gia để sống.
http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-24/1395594129-thumbnail.jpg (http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-24/1395594129-thumbnail.jpg)
Nam Phương hoàng hậu
Bước vào năm 2014 là tròn đúng 100 năm Ngày sinh Nam Phương Hoàng hậu và cũng tròn 80 năm ngày bà được phong Hoàng hậu của vương triều phong kiến cuối cùng Việt Nam.
Trong lịch sử Việt Nam, Nam Phương là bà hoàng hậu đặc biệt không chỉ vì sau bà, vĩnh viễn không còn người phụ nữ nào được phong danh hiệu này nữa, mà còn vì trong suốt sự tồn tại của vương triều Nguyễn, bà là người phụ nữ duy nhất được phong hậu khi còn sống.
Dòng bài này có sử dụng tư liệu từ các nguồn: Hồi ký “Một nửa đời hư” (Vương Hồng Sển); Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn (Phạm Khắc Hòe); Hỏi chuyện đời bà “thứ phi” Mộng Điệp với Cựu hoàng Bảo Đại (Nguyễn Đắc Xuân); Chuyện nội cung cựu hoàng Bảo Đại (Nguyễn Đắc Xuân).
Khám phá xin gửi tới quý độc giả loạt bài về cuộc đời, thân thế.... của Nam Phương Hoàng hậu để phần nào giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về con người đặc biệt này.
Kỳ cuối: Số phận những người con của Nam Phương hoàng hậu
Nam Phương hoàng hậu sinh với vua Bảo Đại 5 người con: 2 hoàng tử là Bảo Long, Bảo Thắng, 3 công chúa là Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung. Sang Pháp định cư ngày từ những ngày thơ ấu nên cuộc đời họ hầu như đều diễn ra trên đất khách. Các hoàng tử, công chúa này hoặc có số phận đáng buồn, hoặc có cuộc sống hết sức bình thường.
Bảo Long – thái tử bất đắc chí
7 phát súng thần công đã được bắn khi Bảo Long chào đời vào năm 1936, cả hoàng tộc mừng rỡ đón người sẽ kế vị ngai vàng. 9 năm sau đó, vua cha thoái vị, chế độ phong kiến sụp đổ, nhưng với hy vọng khôi phục vương triều, Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu vẫn chú tâm đào tạo Bảo Long như một ông vua tương lai. Thế nhưng, cuộc đời của vị hoàng tử này lại là một chuỗi tháng năm bất đắc chí.
Khi sang Pháp sống, Bảo Long 11 tuổi. Thái tử được gửi vào trường College des Roches tại Maslacq, thành phố Paul – một trong những ngôi trường nổi tiếng nhất ở Pháp. Mang dòng máu hưởng thụ của cha, lại thêm gia đình có điều kiện, vị hoàng tử trẻ sớm thể hiện sở thích ăn chơi. Cậu học sinh này có thể đòi mẹ mua cho một chiếc xe hơi thể thao đời mới rất đắt tiền hiệu Jaguar XK 120 như đòi mua một cái áo. Có điều, chuyện đi lại sau đó của hoàng tử không được như ý khi cậu trở thành mục tiêu của một cuộc bắt cóc. Bảo Long thoát nạn do nhà chức trách ra tay kịp thời, nhưng sau đó hoàng tử 14 tuổi luôn phải ra đường với cả đoàn xe hộ tống của an ninh Pháp.
http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-23/1395593779-s.jpg (http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-23/1395593779-s.jpg)
Bức ảnh này được chụp vào năm 1949, khi đó bà 35 tuổi.
Tốt nghiệp trường Roches, thái tử được đưa vào chính ngôi trường đã dạy Bảo Đại “nghề làm vua”, trường Lycee Condoreet, nhưng chưa tốt nhiệp thì vào quân đội Pháp. Vào năm 1953, Bảo Đại phong cho con trai trưởng là Hoàng Thái tử để chuẩn bị cho tương lai, rồi cử con sang London dự lễ đăng quang của nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị.
18 tuổi, Bảo Long tuân lệnh cha, vào trường võ bị Saint Cyr ở Coetquidan (Pháp). Sau khi tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy, vì thích cưỡi ngựa, chàng thanh niên đăng ký học thêm ngành thiết kỵ của trường Saumur, và rồi xảy ra biến cố: ở quê nhà, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm lật đổ, phải lưu vong, và con trai cả của ông nghiễm nhiên cũng thành kẻ lưu vong, với thứ giấy tờ có giá trị duy nhất là hộ chiếu ngoại giao của công dân Liên hiệp Pháp. Lại thêm, vì trước đó đăng ký học quân sự ở Pháp với tư cách người của quân đội Việt (để không bị gửi ra mặt trận chiến đấu) nên giờ đây, Bảo Long không được công nhận là sỹ quan của quân đội Pháp.
Những chuyện này dập tắt hy vọng về sự nghiệp của hoàng thái tử. Bảo Long trở nên chán đời, u uất, thu hẹp giao tiếp, rồi . Khi tốt nghiệp, chàng trai nộp đơn tình nguyện vào binh đoàn lê dương của Pháp sang chiến trường Algerie, cho dù vì chuyện này mà bị người Việt và các thành viên hoàng tộc phê phán. Trong thời gian ở châu Phi, hoàng tử chỉ huy một đội trinh sát và xông pha với một thái độ không tiếc thân, nhờ thế mà được thưởng 2 huy chương, được phong Trung tá danh dự của Trung đoàn Ngự lâm quân và Đại tá danh dự của Vệ binh Hoàng gia. Cả đến khi bị thương nên được cho giải ngũ sau gần chục năm chinh chiến, Bảo Long vẫn tỏ ý muốn ở lại để ra trận, có chết cũng chẳng hối tiếc.
Từ giã binh nghiệp, Bảo Long làm việc cho một ngân hàng. Không chỉ bất đắc chí trong sự nghiệp, đường tình ái và hôn nhân của Bảo Long cũng tẻ nhạt, trái ngược với ông bố lừng lẫy tình trường. Thái tử cuối cùng của nhà Nguyễn lấy một quả phụ người Pháp có hai con riêng, làm nghề trang trí nội thất ở Paris. Họ không có đứa con chung nào.
Có lẽ vì tuyệt vọng nên càng về sau, Bảo Long càng ăn chơi, tiêu tán dần số tài sản lớn mà người mẹ giàu có để lại. Thậm chí ông còn nhiều lần bán đấu giá những báu vật hoàng gia được thừa kế từ hoàng hậu Nam Phương, trong đó có thẻ bài, vương miện, kim khánh, kiếm báu, các bức ảnh hiếm, các cổ vật… Và đến cuối đời thì món gì còn lại ông cũng đem bán hết để lấy tiền tiêu xài.
Cũng vì chuyện báu vật triều Nguyễn mà Bảo Long có mâu thuẫn với cha mình. Năm 1980, Bảo Đại xuất bản cuốn hồi ký “Con rồng An Nam”, hỏi mượn Bảo Long quốc ấn để đóng vào bìa sách (món này vốn do hoàng hậu Nam Phương cất giữ, khi hoàng hậu qua đời thì thái tử được thừa kế). Bảo Long kiên quyết không đồng ý. Từ hồi cựu hoàng lấy bà đầm Baudot, quan hệ giữa ông và con cái đã xấu đi vì các hoàng tử, công chúa sợ những vật báu gia truyền về tay người nước ngoài. Đến chuyện Bảo Đại mượn quốc ấn không được này, cha và con trai coi như chấm dứt quan hệ, Bảo Long từ đó rất hiếm khi gọi điện thăm hỏi cha.
http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-23/1395593791-s1.jpg (http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-23/1395593791-s1.jpg)
Nam Phương Hoàng hậu đưa các con đi chơi công viên.
Bảo Long qua đời lặng lẽ ở Pháp năm 2007, ở tuổi 71, sau cái chết của cha mình chẵn 10 năm.
Những người con khác của Nam Phương
Sau cái chết của Bảo Long, hoàng tử Bảo Thắng, con út của hoàng hậu Nam Phương, trở thành người thừa kế danh vị vốn đã không còn giá trị thực tế và những vật còn lại của hoàng tộc. Vị hoàng tử có vóc dáng mập mạp này sinh năm 1943, sang Pháp khi mới hơn 3 tuổi, từng học trường Couvent des Oiseaux ở Pháp (ngôi trường mà hoàng hậu Nam Phương từng học thời con gái).
Hoàng tử Bảo Thắng sống ở Paris, thích vẽ tranh, chơi nhạc và không lập gia đình. Vậy là, cũng như ông anh cả Bảo Long, hoàng tử út không con cái. Vậy là cả hai người con trai chính thức của Bảo Đại đều không sinh được kẻ nối dõi. Bảo Đại, hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, suýt nữa đã tuyệt tự, bởi hai hoàng nam mà “thứ phi” Mộng Điệp sinh ra cho ông đều chết sớm. May còn người con trai do “thứ phi” Phi Ánh sinh ra vào năm 1951 là Bảo Ân (hiện sống ở Mỹ) lại có con trai và cháu đích tôn.
Trong ba con gái của hoàng hậu Nam Phương, công chúa cả Phương Mai sinh năm 1937 là người liên tục gặp bất hạnh trong hôn nhân, lấy mấy đời chồng vẫn không hạnh phúc. Phương Mai từng cưới một người Pháp gốc Do Thái và sinh được một con trai là Benjamin Phương. Người chồng này sớm bỏ rơi bà, mà nguyên nhân được cho là ông ta thất vọng khi nhận ra vợ mình tuy con vua cháu chúa nhưng chẳng có của nả gì cho ông ta đào mỏ, ngay cả ông bố vợ hoàng đế cũng thường xuyên trong tình trạng không xu dính túi.
http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-23/1395593985-s2.jpg (http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-23/1395593985-s2.jpg)
Nam Phương hoàng hậu có tên đầy đủ làNguyễn Hữu Thị Lan.
Bà được biết đến làmột trong những bà hoàng có nhan sắc khuynh thành
và học thức cao.
Theo tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì công chúa Phương Mai từng kết hôn với một phi công, sau đó anh ta để lại một giọt máu rơi cho bà nuôi. Người chồng tiếp theo có gốc gác hoàng tộc Italy, cũng chết sớm và để lại cho bà mấy đứa con.
Tốt số nhất là công chúa Phương Liên, sinh năm 1938. Bà cưới một người đàn ông Pháp làm trong ngành ngân hàng tên là Bernard Soulain, hai vợ chồng làm việc ở Hong Kong. Do xa xôi, công chúa ít có dịp về Pháp thăm cha mẹ, nhưng vì thu nhập khá nên thỉnh thoảng Phương Liên có gửi ít tiền cho Bảo Đại tiêu xài.
Còn công chúa út Phương Dung, sinh năm 1942, sinh sống khá chật vật với đồng lương của một cô giữ trẻ ở Paris. Chuyện chồng con của nàng công chúa kém may mắn này đến nay vẫn là điều bí ẩn.
http://www.baomoi.com/So-phan-nhung-nguoi-con-cua-Nam-Phuong-hoang-hau/119/13383098.epi